Tiểu luận Doanh nghiệp Việt Nam và chính sách động viên

MỤC LỤC

Phần Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

1. GIỚI THIỆU 2

1.1 Đặt vấn đề 3

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3 Phạm vi giới hạn 4

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Sơ lược về các học thuyết động viên 5

2.2 Các lý thuyết động viên 5

2.2.1 Lý thuyết của Maslow 5

2.2.2 Lý thuyết của Herberg 5

2.2.3 Lý thuyết của Wroom 5

2.2.4 Lý thuyết của Adams 6

2.2.5 Lý thuyết của Skinner 6

2.3 Các khía cạnh của động viên 6

2.3.1 Điều kiện cơ sở vật chất làm việc tốt 6

2.3.2 Lương/thu nhập cao 6

2.3.3 Các phúc lợi xã hội 7

2.3.4 Sự thích thú trong việc 7

2.3.5 Sự tham gia đóng góp trong các hoạt động của DN 7

2.3.6 Sự thông cảm, chia sẻ của đồng nghiệp và cấp trên 8

2.3.7 An toàn trong công việc 8

2.3.8 Mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên 8

2.3.9 Được đánh giá cao và công nhận thành quả đóng góp 8

2.3.10 Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp 8

3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm 9

3.2 Đối tượng khảo sát 9

3.3 Nội dung nghiên cứu 9

3.4 Phương pháp nghiên cứu 10

3.4.1 Thiết kế thu thập dữ liệu 10

3.4.2 Mức độ đánh giá 10

3.4.3 Chọn mẫu 10

3.5 Xử lý và phân tích số liệu 11

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tổng quan đối tượng nghiên cứu 12

4.1.1 Độ tuổi và số năm làm việc 12

4.1.2 Giới tính và chức vụ 13

4.1.3 Trình độ học vấn 13

4.2 Thang đo và mức độ ảnh hưởng 13

4.2.1 Môi trường làm việc 13

4.2.2 Công nhận trao thưởng và củng cố các hành vi thích hợp 14

4.2.3 Lôi kéo và gắn bó 15

4.2.4 Sự tin yêu, tôn trọng và thăng tiến trong nghề nghiệp 16

4.3 So sánh sự ảnh hưỡng giữa cấp bậc và tuổi tác đến sự động viên

4.3.1 Sự ảnh hưỡng của cấp bậc đến sự động viên 16

4.3.2 Sự ảnh hưởng của độ tuổi đến sự động viên 18

4.4 Đánh giá mức độ hài lòng và không hài lòng về các tiêu chí thăm dò trong các doanh nghiệp 19

4.4.1 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 21

4.4.2 Doanh nghiệp quốc doanh 23

4.4.3 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 24

4.5 Giải pháp 25

4.5.1 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và ngoài quốc doanh 25

4.5.2 Doanh nghiệp quốc doanh 27

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết luận 31

5.2 Đề nghị 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

PHỤ LỤC 34

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3358 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Doanh nghiệp Việt Nam và chính sách động viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a sẻ của đồng nghiệp và cấp trên; - An toàn trong công việc; - Mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên; - Được đánh giá cao và công nhận thành quả đã đóng góp; - Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp; 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Thiết kế thu thập dữ liệu - Thảo luận với các thành viên tham gia nhóm triển khai mục đích của tiểu luận để đặt câu hỏi phỏng vấn, phỏng vấn thử, điều chỉnh bảng câu hỏi và tiến hành phỏng vấn. - Trong bảng câu hỏi chính thức, sử dụng các câu hỏi định tính để tìm hiểu mức độ động viên của các doanh nghiệp đối với lãnh đạo và nhân viên. Bên cạnh đó, bảng câu hỏi còn quan tâm đến các hỗ trợ mà các nhân viên được nhận từ các doanh nghiệp; chăm sóc phúc lợi. 3.4.2 Mức độ đánh giá - Mức độ rất hài lòng và không hài lòng: đây là mức độ thể hiện sự bất bình của nhân viên đối với Doanh nghiệp, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến động cơ và hành động của nhân viên trong quá trình làm việc. - Mức độ bình thường: ở mức độ này các chính sách hay hình thức động viên của Doanh nghiệp đối với họ là bình thường, không tốt cũng không xấu, ở mức độ này không kích thích hay động viên nhân viên làm việc cao hơn nữa mà nó chỉ nằm ở mức duy trì. - Mức độ khá hài lòng và rất hài lòng: ở mức độ này thì các nhân viên cảm thấy khá hài lòng với những chính sách và hình thức động viên mà Doanh nghiệp đã đưa ra, nó kích thích hay động viên được tinh thần làm việc của nhân viên. 3.4.3 Chọn mẫu Chọn các lãnh đạo và nhân viên đang làm việc trong các loại hình Doanh nghiệp Quốc doanh, Ngoài Quốc Doanh và 100 % vốn nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để đánh giá sự khác biệt giữa các loại hình Doanh nghiệp nhằm có những so sánh, đánh giá sự động viên và đề xuất các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp động viên lãnh đạo và nhân viên. Do đối tượng tham gia đều là lãnh đạo và nhân viên của các doanh nghiệp, cách phỏng vấn là phát phiếu thăm dò. Trên phiếu thăm dò có ghi mục đích, hướng dẫn cách điền thông tin, cho điểm trả lời. Số mẫu đạt yêu cầu là trên 30 phiếu đối với mọi loại hình doanh nghiệp. - Doanh nghiệp Quốc doanh: + Công ty PECC- PC2 + Công ty Công Viên Cây Xanh Tp. HCM + Công ty VinaControl + Chi cục Bảo vệ Thực vật Tp.HCM + Công ty TNHH Gas Petrolimex + Công ty Vissan + Trung Tâm CL, ATVS & TYTS vùng 4 (NAFIQAVED-4) - Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh: + Công ty TNHH Dược phẩm – Dược Liệu OPODIS + Công ty Nam Thịnh + Công ty Giấy Lệ Hoa + Công ty Cổ phần Tư Vấn Công Nghệ Nhà Bè + Công ty Kinh đô - Doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài + Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P VN (Chi nhánh Sản xuất Kinh doanh thức ăn Thủy Sản) + Công ty P&G Viet Nam. 3.5 Xử lý và phân tích số liệu Các số liệu trong đề tài được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Nhằm tăng hiệu quả công việc cũng như cải thiện các mối quan hệ, nhà quản trị cần thiết phải khích lệ, động viên nhân viên để họ phát huy hết khả năng, ý chí và sự tích cực thái độ và hành vi. Đây là tiền đề góp phần vào sự thành công hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. 4.1 Tổng quan đối tượng nghiên cứu Tổng số phiếu thu thập được là 237 phiếu trong đó các phiếu khảo sát đối với Doanh nghiệp Quốc doanh: 144 phiếu; Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh: 47 phiếu và Doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài: 46 phiếu. Bảng 4.1 Thông tin đối tượng nghiên cứu ở các doanh nghiệp tại Việt Nam ĐVT: % Chỉ tiêu Quốc doanh Ngoài quốc doanh Vốn nước ngoài Độ tuổi + 18 – 25 9,0 31,9 30,4 + 26 – 35 64,6 55,3 69,6 + 36 – 45 26,4 12,8 Giới tính + Nam 52,1 51,1 52,2 + Nữ 47,9 48,9 47,8 Trình độ học vấn + Phổ thông 2,1 34,0 + TH, CĐ, ĐH 90,3 63,9 100 + Trên ĐH 7,6 2,1 Chức vụ + Lãnh đạo 13,2 12,8 13,0 + Nhân viên (CV) 86,8 87,2 87,0 4.1.1 Độ tuổi và số năm làm việc Qua Bảng 4.1 nhận thấy, độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 26 – 35 tuổi. Độ tuổi từ 18 – 25 tuổi là độ tuổi vừa tốt nghiệp PTTH và các trường Cao Đẳng, Đại học và THCN là lứa tuổi muốn thử sức ở tất cả các ngành nghề và số năm công tác từ 2 – 3 năm trong nghề, còn thiếu kinh nghiệm do đó muốn có việc làm, lương tương đối ổn định để tích lũy kinh nghiệm. Độ tuổi trên 35 là những người tương đối ổn định về địa vị, thu nhập cao và có kinh nghiệm khá vững về lĩnh vực phụ trách tại đơn vị. Phần lớn độ tuổi này thích làm việc có tính ổn định và thể hiện mình trong công việc và xã hội. 4.1.2 Giới tính và chức vụ Nam chiếm với tỷ lệ người được khảo sát cao hơn nữ trong tổng số phiếu điều tra. Đa số chức vụ lãnh đạo (BGĐ, Trưởng phó phòng) ở các loại hình doanh nghiệp đều là nam với tỷ lệ 60,8 % so với nữ là 39,2 %. 4.1.3 Trình độ học vấn Tất cả người tham gia đợt khảo sát có trình độ PTTH trở lên, riêng khối Doanh nghiệp Quốc doanh và ngoài Quốc doanh có trình độ trên Đại học với tỷ lệ là 7,6 % và 2,1 %. Do đó phiếu thăm dò có tính chính xác và độ tin cậy cao. 4.2. Thang đo và mức độ ảnh hưởng 4.2.1 Môi trường làm việc Theo Jim “Các tài sản của chúng tôi rời công việc vào 5 h chiều hay muộn hơn hàng ngày. Công việc của tôi là đưa họ trở lại văn phòng mỗi ngày”, với việc tạo một điều kiện làm việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị văn phòng và một môi trường làm việc có thể đưa được nhân viên khi hết việc, quay về với gia đình và trở lại công ty vào sáng ngày hôm sau đó là một công việc không dễ đối với các nhà quản lý. Kết quả thăm dò nhận thấy ở doanh nghiệp quốc doanh (59,0 %) điều kiện và công cụ làm việc có sự hài lòng cao hơn so với hai doanh nghiệp ngoài quốc doanh (53,2%) và nước ngoài (37,0 %). Trong môi trường làm việc của doanh nghiệp nước ngoài, tuy được trang bị đầy đủ các trang thiết bị nhưng người lao đông đòi hỏi phải có một sự tập trung, một sản phẩm rõ ràng trong công việc. Bên cạnh đó, sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa cũng là một vấn đề ảnh hưởng đến điều kiện làm việc. Tuy nhiên, ở doanh nghiệp nước ngoài, sự thích thú trong công việc chiếm tỷ lệ cao hơn (82,6 %) so với doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh. DNNN đòi hỏi các nhân viên có sự độc lập và sự phối hợp trong công việc tốt, công việc luôn thay đổi và đòi hỏi phải nâng cao và cải tiến. Các DNNQD là phần lớn là những doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp này chưa tạo được nhiều sự thích thú trong công việc so với DNQD và DNNN vì công việc và lĩnh vực kinh doanh ổn định, không đòi hỏi đầu tư cho công việc cao (Bảng 4.2). Bảng 4.2 So sánh môi trường làm việc của các doanh nghiệp ở mức độ hài lòng ĐVT: % STT Chỉ tiêu Quốc doanh Ngoài quốc doanh Vốn nước ngoài 1 Điều kiện làm việc 59,0 53,2 37,0 2 Sự thích thú công việc 63,9 51,1 82,6 3 An toàn công việc 45,8 36,2 56,5 Ở Bảng 4.2 có thể nhận thấy nhận thấy rằng yếu tố an toàn trong công việc (hợp đồng lâu dài, ít mâu thuẫn, lương ổn định…) ở DNQD đạt 84.0 % cao hơn so với DNNQD (82,3%) và DNNN (79,9%). Các cá nhân trả lời phiếu thăm dò ở cả ba loại hình doanh nghiệp đều cảm thấy an toàn khi tham gia làm việc ở các doanh nghiệp. Qua đó, có thể nhận thấy hoạt động của các doanh nghiệp đã tạo ra việc làm, giúp cho người lao động cảm thấy an tâm trong công việc và cùng với doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội kinh doanh, tạo ra lợi nhuận. 4.2.2 Công nhận, trao thưởng và củng cố các hành vi thích hợp Thu nhập và lợi ích có thể thu hút mọi người tới cánh cửa trước, nhưng còn một vài thứ khác sẽ giữ chân không cho họ rời bỏ từ cửa sau. Mọi người có một nhu cầu hết sức cơ bản về cảm giác được trân trọng và sự tự hào về công việc. Các chương trình công nhận và sự khích lệ sẽ thỏa mãn người lao động. Tuy nhiên, mức lương ở các doanh nghiệp cũng còn chưa tương xứng với công sức và năng lực của người lao động bỏ ra. Ở DNQD trả công lao động theo hệ số và mức lương tối thiểu của Nhà nước làm nền tảng, số năm công tác và lợi nhuận của công ty để tính mức lương. DNNQD và DNNN cũng căn cứ vào mức lương tối thiểu của Chính phủ và lợi nhuận chưa phân phối của công ty để chi trả. Qua khảo sát về thu nhập và phúc lợi xã hội (BHXH, BHYT, …) mức độ hài lòng ở DNNN là thấp nhất (26,1 %), trong đó DNQD (47,9 %) là cao nhất. Bảng 4.3 So sánh sự thu nhập và phúc lợi xã hội của các doanh nghiệp ở mức độ hài lòng ĐVT: % STT Chỉ tiêu Quốc doanh Ngoài quốc doanh Vốn nước ngoài 1 Thu nhập 39,6 42,6 26,1 2 Phúc lợi xã hội 47,9 42,6 37,0 4.2.3 Lôi kéo và gắn bó Mọi người có thể nỗ lực làm việc, nhưng họ có gắn bó và hiệu suất tốt? Mọi người sẽ gắn bó và nhiệt huyết nhiều hơn khi họ có thể đóng góp các ý tưởng và đề xuất. Điều này đem lại cảm giác làm chủ công việc, tạo ra một môi trường tuyệt vời cho các sáng kiến, góp ý và gắn bó của tất cả những ai tham gia vào. Bảng 4.4 So sánh sự tham gia và công nhận đóng góp của người lao động trong các doanh nghiệp ở mức độ hài lòng ĐVT: % STT Chỉ tiêu Quốc doanh Ngoài quốc doanh Vốn nước ngoài 1 Sự tham gia đóng góp 46,5 48,9 45,7 2 Công nhận đóng góp 61,8 40,4 58,7 Qua Bảng 4.4 nhận thấy, khi đã tham gia trong các loại hình doanh nghiệp, người lao động đều mong muốn có sự tham gia đóng góp công sức của mình vào sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự công nhận đóng góp của các doanh nghiệp đối với người lao động có sự khác nhau, trong đó DNNQD mức độ hài lòng về sự công nhận là thấp nhất (40,4 %), đối với DNQD và DNNN khi một cá nhân có sáng kiến để cải tiến trong sản xuất, kinh doanh, qui trình kỹ thuật đều có sự công nhận và khen thưởng cho sáng kiến của mình. Đó cũng là một trong những phương pháp để khích lệ người lao động khi tham gia vào sự đóng góp trong đơn vị và thể hiện năng lực của bản thân. 4.2.4 Sự tin yêu, tôn trọng và thăng tiến trong nghề nghiệp Bảng 4.5 So sánh các mối quan hệ và thăng tiến của người lao động trong doanh nghiệp ở mức độ hài lòng ĐVT: % STT Chỉ tiêu Quốc doanh Ngoài quốc doanh Vốn nước ngoài 1 Sự cảm thông 43,1 38,3 69,6 2 Mối quan hệ 47,2 42,6 50,0 3 Thăng tiến và phát triển nghề nghiệp 39,6 36,2 39,1 Sự cảm thông, mối quan hệ của lãnh đạo đối với nhân viên và giữa nhân viên với nhau là một vấn đề không kém phần quan trọng, giúp cho hoạt động của đơn vị, môi trường làm việc ngày càng thân thiện và từ đây xây dựng văn hóa của doanh nghiệp. Từ kết quả thăm dò đối với các loại hình doanh nghiệp DNNN (69,6 %) có sự cảm thông và mối quan hệ cao hơn so với hai loại hình DNQD và DNNQD, Từ sự cảm thông và mối quan hệ giữa các đồng nghiệp trong đơn vị tạo nên văn hóa đặc trưng của từng doanh nghiệp. Cùng với sự cảm thông và mối quan hệ, việc thăng tiến và phát triển nghề nghiệp đều nhận được sự hài lòng của các đối tượng thăm dò ở các doanh nghiệp. Sau quá trình tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp qua thời gian, các cá nhân đều tích lũy được kinh nghiệm bản thân, giúp cho việc thăng tiến trong đơn vị và chuyển đổi công ty khi điều kiện môi trường không thuận lợi. 4.3 So sánh sự ảnh hưởng giữa cấp bậc và tuổi tác đến sự động viên 4.3.1 Sự ảnh hưởng của cấp bậc đến sự động viên Đối tượng thăm dò ở vị trí lãnh đạo là Trưởng, phó phòng và một ít là Ban giám đốc của các doanh nghiệp, kết quả nhận thấy đa số đều hài lòng đến rất hài lòng trong các tiêu chí được thăm dò. Trong DNQD và DNNQD thu nhập là vấn đề cấp lãnh đạo cảm thấy không hài lòng nhiều nhất so với DNNN. Đối với khía cạnh tham gia đóng góp và công nhận đóng góp đều được các doanh nghiệp ghi nhận và đề cao. Tuy nhiên nhân viên (chuyên viên) là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất trong việc tham gia đóng góp và công nhận đóng góp. Bên cạnh đó cũng ảnh hưởng đến các yếu tố khác như thu nhập, các chế độ phúc lợi và sự an toàn trong công việc. Từ những vấn đề trên, câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp là cần phải có chính sách như thế nào đối với đội ngũ nhân viên (chuyên viên) đang làm việc trong các doanh nghiệp của họ. Bảng 4.6 Sự ảnh hưởng của cấp bậc đến sự động viên ở mức độ hài lòng ĐVT: % STT Chỉ tiêu Lãnh đạo Nhân viên (Chuyên viên) QD NQD DNNN QD NQD DNNN 1 Điều kiện, công cụ làm việc 57,9 16,7 50,0 59,2 58,5 35,0 2 Thu nhập 15,8 33,3 66,7 43,2 43,9 20,0 3 Phúc lợi xã hội 47,4 16,7 50,0 48,0 46,3 35,0 4 Sự thích thú công việc 42,1 50,0 83,3 67,2 51,2 82,5 5 Sự tham gia đóng góp 26,3 50,0 50,0 49,6 48,8 45,0 6 Sự cảm thông 31,6 0,0 83,3 44,8 43,9 67,5 7 An toàn công việc 26,3 50,0 83,3 48,8 34,1 52,5 8 Mối quan hệ 36,8 33,3 50,0 48,8 43,9 50,0 9 Công nhận đóng góp 57,9 16,7 50,0 62,4 43,9 60,0 10 Thăng tiến và phát triển nghề nghiệp 42,1 33,3 50,0 39,2 36,6 35,0 Ghi chú: QD: Doanh nghiệp Quốc doanh; NQD: Doanh nghiệp Ngoài Quốc Doanh DNNN: Doanh nghiệp 100 % Vốn nước ngoài 4.3.2 Sự ảnh hưởng của độ tuổi đến sự động viên Nhìn chung đối tượng thăm dò lứa tuổi 18 – 25 và 26 – 35 là lứa tuổi có lòng nhiệt huyết cao, muốn cống hiến trong công việc và thể hiện mình. Lứa tuổi dám nghĩ, dám làm. Tuy nhiên, họ đều cảm thấy không hài lòng về điều kiện làm việc và mức lương, ngoài ra sự an toàn trong công việc cũng là vấn đề không hài lòng với lứa tuổi này. Bên cạnh đó, sự thích thú trong công việc cũng là một tiêu chí mà lứa tuổi 18 – 35 đều cảm thấy hài lòng. Bảng 4.7 Sự ảnh hưởng của độ tuổi đến sự động viên ở mức độ hài lòng ĐVT: % STT Chỉ tiêu 18 – 25 26 – 35 QD NQD DNNN QD NQD DNNN 1 Điều kiện, công cụ làm việc 61,5 60,0 28,6 58,1 57,7 40,6 2 Thu nhập 46,2 40,0 7,1 45,2 42,3 34,4 3 Phúc lợi xã hội 38,5 53,3 57,1 53,8 42,3 28,1 4 Sự thích thú công việc 61,5 40,0 71,4 69,9 57,7 87,5 5 Sự tham gia đóng góp 69,2 40,0 50,0 46,2 53,8 43,8 6 Sự cảm thông 53,8 46,7 50,0 46,2 38,5 78,1 7 An toàn công việc 53,8 40,0 42,9 47,3 30,8 62,5 8 Mối quan hệ 61,5 46,7 28,6 45,2 46,2 59,4 9 Công nhận đóng góp 61,5 26,7 50,0 65,6 53,8 62,5 10 Thăng tiến và phát triển nghề nghiệp 30,8 26,7 28,6 37,6 42,3 43,8 Ghi chú: QD: Doanh nghiệp Quốc doanh; NQD: Doanh nghiệp Ngoài Quốc Doanh DNNN: Doanh nghiệp 100 % Vốn nước ngoài 4.4 Đánh giá giữa mức độ hài lòng và không hài lòng về các tiêu chí thăm dò trong các doanh nghiệp Biểu đồ 4.1 So sánh độ tương quan ở mức độ hài lòng trong các doanh nghiệp. Biểu đồ 4.2 So sánh độ tương quan ở mức độ không hài lòng trong các doanh nghiệp. Biểu đồ 4.3 So sánh độ tương quan ở mức độ hài lòng và không hài lòng trong doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài. Biểu đồ 4.4 So sánh độ tương quan ở mức độ hài lòng và không hài lòng trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Biểu đồ 4.5 So sánh độ tương quan ở mức độ hài lòng và không hài lòng trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 4.4.1 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Sự khác biệt khá lớn trong các tiêu chí về thu nhập, phúc lợi xã hội, sự thăng tiến, sự cảm thông, độ an toàn trong công việc và mối quan hệ trong khối các doanh nghiệp nước ngoài. Một điều đáng quan tâm là mức độ hài lòng về thu nhập ở các doanh nghiệp này khá thấp, đây cũng là điều dễ hiểu khi thu nhập tưởng như rất cao nhưng đổi lại là sự làm việc quá sức, có thể nói họ không cho là mức lương cao đấy đã xứng đáng với công sức họ đã bỏ ra. Theo kết quả điều tra của nhóm chúng tôi, Phúc lợi xã hội cũng là một phần khá nhạy cảm trong các đơn vị nước ngoài, với đồng lương tưởng là cao thì mặc nhiên phúc lợi xã hội đã bao gồm trong đấy. Điều này dẫn đến tình trạng các cá nhân chưa cảm nhận được mức độ được quan tâm từ nhà quản lý, hay đúng hơn là không ai có đủ thời gian để quan tâm cái mà mọi người mặc nhiên công nhận là đã có rồi, họ phải đầu tư nhiều hơn vào việc duy trì cái thu nhập cao kia. Về cơ hội thăng tiến trong các doanh nghiệp nước ngoài cũng có sự không hài lòng cao, nhưng so với thực tế Việt Nam thì cũng có thể giải thích được khi mà sự thăng tiến trong các doanh nghiệp nước ngoài không thể tách rời khả năng ngoại ngữ tốt, từ đó, các nhân viên có tâm lý không hài lòng nhưng cũng đành chấp nhận với công việc với mức thù lao tạm chấp nhận được. Do đó, các doanh nghiệp nước ngoài hiện nay đang tiến hành phổ cập hóa trình độ ngoại ngữ cho các nhân viên có năng lực để họ có cơ hội thăng tiến từ đó tạo động lực để họ đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp. Về sự thông cảm, độ an toàn trong công việc và mối quan hệ lại là một điểm nổi trội trong tương quan so sánh trên. Họ hài lòng nhiều hơn điều này có thể thấy được môi trường làm việc ở các doanh nghiệp nước ngoài khiến cho nhân viên cảm thấy thoải mái và tăng hiệu suất làm việc Một chi tiết cũng không kém phần quan trọng là ở doanh nghiệp nước ngoài các kết quả về tiêu chí sự tham gia đóng góp và hệ quả của nó là sự công nhận được đóng góp được đánh giá là chiếm tỷ lệ xấp xỉ nhau. Điều này cho thấy vẫn có một bộ phận người chưa thực sự đóng góp và chưa được thừa nhận có đóng góp cho doanh nghiệp, hay có thể là do ảnh hưởng của một thói quen cần được thay đổi trong tất cả các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung, ngay cả doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam. Sự thích thú trong công việc trong doanh nghiệp nước ngoài qua số liệu thống kê cũng không nằm ngoài xu hướng hiện nay của đại đa số người tìm việc, họ đánh giá là công việc trong các doanh nghiệp nước ngoài sẽ mang lại hứng thú hơn cho họ, có thể là do môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn, nhiều thử thách hơn và được cơ hội tiếp xúc với nhiều thứ mới mẻ hơn. Các doanh nghiệp nước ngoài được biết đến với cách thức làm việc của chủ nghĩa Tư Bản, nên họ sẽ lấy lại " thật xứng đáng" từ chi phí họ đã bỏ ra cho người lao động, điều này đã được phản ánh qua số liệu thống kê trên. Bên cạnh đó các doanh nghiệp nước ngoài cần quan tâm hơn đến phúc lợi xã hội cho người lao động Việt Nam cũng như họ đã làm với người lao động xứ họ để tạo nên một chế độ làm việc thuần nhất cho tất cả các lao động tham gia đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp mình. Nhà quản trị trong các doanh nghiệp nước ngoài nên làm việc công bằng hơn để khuyến khích hơn nữa sự đóng góp ý kiến trong doanh nghiệp. 4.4.2 Doanh nghiệp Quốc doanh Sự đóng góp và công nhận đóng góp này một lần nữa cũng được thể hiện qua các kết quả thống kê đối với các doanh nghiệp Quốc Doanh, nhưng ở đây có phần thiên về không hài lòng là chủ yếu. Các doanh nghiệp Quốc Doanh cũng cần thiết đặt nặng vấn đề này như là một hướng để phát triển trong các doang nghiệp mang tính chủ chốt của đất nước. Đáng mừng là các yếu tố môi trường làm việc như sự thông cảm, sự an toàn trong công việc, mối quan hệ lại được đánh giá ở mức độ hài lòng trong các doanh nghiệp nhà nước. Về phúc lợi xã hội cũng như sự thích thú trong công việc cũng là ưu điểm của các doanh nghiệp nhà nước. Đây là một điểm cần quan tâm nếu như phúc lợi xã hội là một trong những thế mạnh của các doanh nghiệp quốc doanh thì sự thích thú trong công việc lại là vấn đề đáng bàn bạc trong các cơ quan này. Ta có thể thấy sự thích thú đa phần là do tâm lý muốn được cống hiến bên cạnh những mặt lợi ích ẩn chứa trong các đơn vị quốc doanh. Các tổ chức này nên động viên hơn nữa tinh thần làm việc cống hiến hơn là các lợi ích khác không chính đáng. Để có thể làm được điều này cần quan tâm đến một khía cạnh khác không kém phần chủ chốt: thu nhập. Thu nhập được đánh giá là ở mức độ hài lòng không cao trong các doanh nghiệp quốc doanh, điều này tưởng chừng tương phản với sự thích thú trong công việc nếu như chúng ta không phân tích như đã làm bên trên. Cơ hội thăng tiến trong các doanh nghiệp nhà nước là một vấn đề muôn thuở đối với các cá nhân trong các tổ chức này. Do tính linh hoạt chưa cao trong việc chuyển đổi các ý thức hệ nên việc thăng tiến trong các cơ quan nhà nước hầu như tạo ra rất ít cơ hội cho các cá nhân có năng lực. Thêm vào đó, trong các doanh nghiệp nhà nước, khái niệm "sống lâu lên lão làng" là khá nổi bật. Điều này vi phạm nghiêm trọng đến việc thể hiện tác dụng của các sự động viên khác và ít nhiều ảnh hưởng đến tinh thần hăng say trong công việc chung của các cá nhân trong tổ chức. Đáng chú ý hơn hết là kết quả của loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong loại hình doanh nghiệp này, tỷ lệ không hài lòng là khá cao về hầu hết mọi mặt. Các doanh nghiệp này cần kết hợp các ưu điểm của hai loại hình doanh nghiệp Nước Ngoài và Quốc Doanh để cải thiện hơn nữa sự động viên của doanh nghiệp mình đối với nhân viên. 4.4.3 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Qua điều tra mức độ thỏa mãn của nhân viên đối với các chính sách động viên ở khối công ty tư nhân thấy rằng tỷ lệ nhân viên có tâm lý hài lòng chiếm đa số, tuy nhiên tỷ lệ rất hài lòng hay khá hài lòng lại chiếm tỷ lệ khá thấp. Điều đó chứng tỏ nhân viên mới chỉ bằng lòng chứ chưa cảm thấy vui vẻ, đa số ở tâm trạng đủ xài, sợ bị coi là đòi hỏi, yêu sách và tỷ lệ không hài lòng cũng chiếm khá cao. ở mục “ an toàn trong công việc, phúc lợi xã hội, và cơ hội thăng tiến” tỷ lệ nhân viên cảm thấy hài lòng không được cao. Có một thực tế là hầu hết ở công ty tư nhân rất hiếm có trường hợp đóng đầy đủ tiền bảo hiểm xã hội cho nhân viên cũng như rất hiếm thấy việc tặng thưởng cho nhân viên một số tiền kha khá vào các dịp lễ tết mà hầu hết thu nhập của nhân viên đều gói gọn trong lương tháng. Dường như các ông chủ không tách rời tài sản gia đình với tài sản công ty, vì thế mỗi một phần thưởng công ty tặng thưởng cho nhân viên đều được cho là ông chủ đã bỏ tiền túi ra cho nhân viên khoản tiền đó chứ không phải là chi phí của công ty để mua lại sự nhiệt tình và hiệu quả công việc, mà cho người khác tiền của mình thì thật không dễ. Còn về mức thu nhập thì tỷ lệ hài lòng khá cao bởi giữa công ty và người lao động luôn có thỏa thuận trước khi bắt đầu công việc, tuy nhiên tỷ lệ rất hài lòng lại rất ít, điều này chứng tỏ doanh nghiệp tư nhân mới chỉ tả đủ chứ để động viên thì chưa có, chính điều đó đã làm giảm phần nào sự nhiệt tình làm việc ở nhân viên, nhân viên chỉ làm trọn trách nhiệm chứ không làm hết sức và xem việc của công ty là việc của bản thân. Đó là lý do các ông chủ luôn thắc mắc tại sao các nhân viên không thể làm việc bằng một phần của mình. Hầu hết các công ty tư nhân được hình thành dưới dạng công ty gia đình hay đó là sự tập hợp những người bạn cùng chung mục đíc thành lập nên và công ty chỉ tồn tại chỉ dưới sự điều hành của ông chủ và các thành viên sáng lập còn đối với nhân viên thì thường không có sự tin tưởng hoàn toàn, luôn nghi ngờ về mức độ trung thành và luôn đặt câu hỏi là nhân viên có đang làm việc xấu sau lưng mình hay không, nhân viên chỉ được giao việc chứ không giao quyền và điều đó đối với những người có năng lực và tâm huyết thì việc gắn bó lâu dài với công ty là rất hiếm, nếu có công việc trả mức lương tốt hơn có thể họ sẽ ra đi. Các ông chủ ở công ty tư nhân thường tìm mọi cách tận dụng sức lực của nhân viên với mức chi trả thấp nhất, tâm lý mình là người cho việc cho tiền nhân viên và chỉ có nhân viên là người cần việc và vì thế luôn tìm cách để giảm chi trả cho nhân viên mà trong đó có một phần rất quan trọng là động viên nhân viên. Nói tóm lại các công ty tư nhân ở Việt Nam chưa chú trọng đúng mực tới chính sách động viên nhân viên, họ mới chỉ thực hiện với mức độ đúng pháp luật và tối thiểu hóa chi phí nhất là đối với những người lao động không đủ kiến thức về luật lao động lại càng bị o ép. 4.5 Giải pháp 4.5.1 Doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài và ngoài quốc doanh a) Tiền lương, thu nhập: * Biện pháp trước mắt: - Các công ty nên có một cuộc khảo sát về tiền lương hiện tại trên thị trường của các công ty trong cùng ngành. Từ đó cân nhắc và điều chỉnh lại lương cho nhân viên sao cho hòa hợp giữa ngân sách, tính cạnh tranh và sự công bằng của mức lương. - Giả sử điều kiện tài chính thực tế của công ty không cho phép để điều chỉnh lương cho nhân viên, khi đó ban lãnh đạo công ty phải có tầm nhìn về chiến lược, truyền đạt tầm nhìn đó cho nhân viên một cách thuyết phục, và tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi cho nhân viên thì nhân viên sẽ có niềm tin và lòng trung thành để ở lại với doanh nghiệp. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể giữ chân và sử dụng một cách tối ưu nguồn nhân lực của mình. * Biện pháp lâu dài: công ty có thể xem xét một số giải pháp sau để có thể áp dụng - Tạo cơ hội tham gia vào việc sở hữu doanh nghiệp bằng cách cho nhân viên mua cổ phiếu. Điều này làm cho nhân viên hiểu rằng, kiếm tiền cho công ty là kiếm cho mình, xem doanh nghiệp là doanh nghiệp của mình. - Thưởng cho nhân viên những cổ phiếu ưu đãi: Cứ mỗi sau sáu tháng hay một năm làm việc, công ty thưởng cho nhân viên giỏi những cổ phiếu ưu đãi tuỳ theo công trạng, sự đóng góp, thời gian làm việc của mỗi người. - Trao phần thưởng quí giá theo định kỳ: Ngoài việc thưởng lương tháng 13, 14, có thể có các phần quà có giá trị cho những người gắn bó lâu năm với công ty như tặng nhẫn vàng có khắc tên nhân viên/ tên công ty cho những người gắn bó với công ty trên 5 năm. - Phần thưởng bất ngờ: công ty trao phần thưởng đặc biệt để khuyến khích những người giỏi về làm việc cho mình. Trong quá trình làm việc, có những ý tưởng sáng tạo thì được thưởng, giá trị ý tưởng càng lớn thì thưởng càng cao. Hoặc công ty có thể thưởng một số tiền lớn, hay thưởng một tỉ lệ lợi nhuận (5 – 15% ) sinh ra từ ý tưởng… - Chia lãi của công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai+tieuluan+hoanchinh.doc
  • pptbai+thuyettrinh+dongvien+nhanvien+hoanchinh.ppt
  • docmucluc+hoanchinh.doc
  • xlsphieu_tham_do.xls
  • docTrang+bia+bai+tieu+luan.doc
Tài liệu liên quan