Tiểu luận Độc quyền cung cấp điện tại Việt Nam

Năm 2007, tại khu công nghiệp Trà Nóc – Tỉnh Cần Thơ nơi có 122 doanh nghiệp đang hoạt động thuộc loại lớn nhất đồng bằng Sông Cửu Long, bị cúp điện từ 18h – 23h mỗi ngày kéo dài trong vài tháng liền. Trong đó, Công Ty Cổ Phần Dược Hậu Giang đã rơi vào trường hợp là trước đó có thông báo cúp điện nguyên ngày vì thế công ty phải cho công nhân nghỉ nhưng thực chất ngày hôm đó không cúp điện, công ty đành phải lãng phí một này vì không thể gọi hơn 800 công nhân đến làm việc ngay. Mà công nhân thì làm hưởng lương theo sản phẩm, cúp điện nghỉ hoài làm cho thu nhập của công nhân cũng giảm đi rất nhiều.

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2629 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Độc quyền cung cấp điện tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM KHOA KINH TẾ LỚP KI06Q1 CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ MÔN: ĐỀ TÀI: ĐỘC QUYỀN CUNG CẤP ĐIỆN TẠI VIỆT NAM GVHD: ThS. TRẦN THU VÂN NHÓM SV THỰC HIỆN: 4B Thành viên nhóm: MSSV: TP.HCM, ngày 04 tháng 06 năm 2009 LỜI MỞ ĐẦU Khi thực hiện kinh tế thị trường có rất nhiều điều đáng mừng nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều nỗi lo. Cái lo nhất của Nhà nước, của xã hội và người dân là sự “độc quyền không lành mạnh”. Không thể tồn tại độc quyền không lành mạnh, mà chỉ có một số ngành, nghề do nhà nước nắm quyền chi phối, độc quyền với mục đích là nhằm đảm bảo cho hoạt động của đất nước được ổn định, thống nhất. Mà thường gọi là độc quyền nhà nước như ở một số ngành như điện, xăng dầu, ngân hàng, cấp nước... Vì vậy, Chính Phủ cần có biện pháp đúng đắn và công cụ điều tiết hợp lý để giữ vị trí độc quyền lành mạnh, đạt hiệu quả tối đa phúc lợi xã hội. Đề tài này làm trong thời gian ngắn nên còn rất nhiều thiếu sót, dẫn chứng cập nhật chưa đầy đủ, có thể phân tích chưa đạt yêu cầu của giảng viên. Kính mong Cô thông cảm và chỉ dẫn thêm để bài báo cáo được hoàn thiện. Tập thể nhóm 4B! Thế nào là độc quyền? Khái niệm: Trong kinh tế, độc quyền được hiểu chỉ có một người bán loại sản phẩm tự sản xuất, hay là người mua duy nhất. Bản chất: Không có sự cạnh tranh. Độc quyền định mức giá. Phân loại: 3.1 Độc quyền thường Nguyên nhân: Do Chính Phủ nhượng quyền khai thác một thị trường nào đó. Ví dụ: Khu đô thị Phú Mỹ Hưng không phải Công Ty Điện Lực TP.HCM độc quyền cung cấp điện mà nhượng quyền lại cho Công Ty Điện Lực Hiệp Phước quản lý (100% vốn nước ngoài). Do quá trình cạnh tranh khốc liệt cho nên các công ty sáp nhập, liên kết thành tập đoàn. Chính Phủ đặt ra luật bảo vệ độc quyền cho phát minh, sáng chế hay sở hữu trí tuệ. Điều này tạo cho người giữ bản quyền sẽ có vị trí độc quyền trong một thời gian dài. 3.2 Độc quyền tự nhiên Nguyên nhân: Do đặc điểm công nghệ sản xuất mà một số sản phẩm và dịch vụ không thể khai thác ở vô số các đơn vị kinh tế với qui mô nhỏ. Chỉ có thể tập trung vào một vài đơn vị kinh tế có qui mô lớn hay chiếm tỷ trọng cao trong ngành. Do sở hữu được một nguồn lực rất khan hiếm. Tầm quan trọng của việc cung ứng điện: Việc cung ứng điện ảnh hưởng đến tiêu thụ trong sinh hoạt: Giao thông hỗn loạn vì mất điện Đối với người dân, việc cúp điện đột xuất làm cho tinh thần không thoải mái, nóng nực rất khó chịu, kéo theo tình trạng xảy ra là giao thông ùn tắt, không có nước để nấu ăn, tắm rửa ( đối với những hộ gia đình dùng máy bơm nước giếng), thức ăn trong tủ lạnh sẽ hư thối…hoặc giả sử bạn đang giặt đồ bằng máy giặt mà cúp điện đột xuất thì tất nhiên bạn phải lấy ra giặt lại, vừa tốn thời gian vừa tốn chi phí, hoặc có thể bạn đang đánh máy vi tính bản báo cáo hay đề tài tốt nghiệp rồi cúp điện suốt ngày và thế là bạn sẽ phí thời gian mà công việc vẫn chưa xong. Cách đây khoảng nửa thế kỷ, nếu không có điện thì việc sinh hoạt vẫn không bị ảnh hưởng nhiều nhưng trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển hiện nay thì việc “có điện” là rất cần thiết. Việc cung ứng điện ảnh hưởng đến kinh doanh và sản xuất: Năm 2007, tại khu công nghiệp Trà Nóc – Tỉnh Cần Thơ nơi có 122 doanh nghiệp đang hoạt động thuộc loại lớn nhất đồng bằng Sông Cửu Long, bị cúp điện từ 18h – 23h mỗi ngày kéo dài trong vài tháng liền. Trong đó, Công Ty Cổ Phần Dược Hậu Giang đã rơi vào trường hợp là trước đó có thông báo cúp điện nguyên ngày vì thế công ty phải cho công nhân nghỉ nhưng thực chất ngày hôm đó không cúp điện, công ty đành phải lãng phí một này vì không thể gọi hơn 800 công nhân đến làm việc ngay. Mà công nhân thì làm hưởng lương theo sản phẩm, cúp điện nghỉ hoài làm cho thu nhập của công nhân cũng giảm đi rất nhiều. Và nhiều doanh nghiệp phản ánh việc thường xuyên cắt điện, nhất là cúp điện đột xuất vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Nhiều doanh nghiệp tính toán: nếu mỗi ngày cắt điện 1 giờ (dù có thông báo trước), doanh nghiệp bị thiệt hại 5% doanh thu, trường hợp cúp điện đột xuất trong giờ hành chính mức thiệt hại lên đến 10% - 15%. Riêng đối với các ngành chế biến bánh, kẹo, bia, thực phẩm…mà bị mất điện trong lúc đang sản xuất thì chất lượng sản phẩm giảm đi. Theo ông Huỳnh Văn Hải, Tổng Giám đốc Công ty Sản xuất Thực phẩm công nghệ Bảo Long, nếu cắt điện, công ty càng lớn thiệt hại càng nhiều. Ông đơn cử: “Chỉ tính riêng chi phí chạy máy phát điện cho bộ phận văn phòng, trả lương nhân công, chi phí nhà xưởng, chi phí điện tiêu hao khi khởi động lại máy móc... mất ít nhất 5 triệu – 30 triệu đồng/ngày, tùy quy mô nhà xưởng”. Không cần nói đâu xa, mỗi lần Cơ sở Mai Thị Lựu – Trường ĐH Mở bị cúp điện là không thể giảng dạy được, sinh viên đành ra về và tốn phí gửi xe vì không có thông báo trước. Bị cúp điện thường xuyên nên DN Đại Việt phải trang bị máy phát điện Từ những minh chứng trên ta thấy rõ thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp khi tình trạng cúp điện đột xuất xảy ra và kéo dài. Việc cung ứng điện không đáp ứng đủ cho sinh hoạt cũng phát sinh chi phí thiệt hại đáng kể huống chi thêm không đủ điện cho doanh nghiệp sản xuất sinh ra con số tổn thất không thể ước tính nổi cho một nền kinh tế. EVN cung cấp điện dẫn đến phúc lợi xã hội: Mặt tích cực: Nhà nước không quy định độc quyền về giá mua, giá bán và sẽ bù lỗ cho ngành điện để giá thành bán cho người dân không cao. Theo khoản 2 điều 4 của luật Điện lực VN, nhà nước độc quyền trong hoạt động chuyển tải, điều động hệ thống điện lưới quốc gia. Vì vậy Chính Phủ dễ dàng chăm lo đời sống nhân dân, nhất là những vùng dân cư chưa có điện. Theo lộ trình điều chỉnh giá điện đã được Chính Phủ phê duyệt từ năm 2006 và đợt tăng giá trong năm 2009 là bước đệm để tiến tới thị trường điện cạnh tranh. Lúc đó, người dân sẽ không phải mua giá cao với chất lượng thấp. Giúp mọi người làm tốt công việc, sinh hoạt dễ dàng, sản xuất đạt hiệu quả. Góp phần tăng thu nhập cho từng cá nhân, nâng cao dân trí. Ví dụ: tất cả đường phố trên địa bàn Hồ Chí Minh đều có đèn đường tỏa sáng, đa số tại ngã đường đều có tín hiệu đèn giao thông giúp cho người dân lưu thông dễ dàng, hạn chế xảy ra tai nạn. Ví dụ: Khi có điện thì giảng đường phục vụ cho việc dạy và học sẽ chất lượng và tốt hơn: Giảng viên nói bằng micro giúp sinh viên nghe rõ hơn, đèn sáng dễ nhìn thấy chữ trên bảng, quạt quay sẽ mát mẻ và thông thoáng, sử dụng được máy chiếu để phục vụ bài giảng tốt hơn…. Mặt tiêu cực: Việc mua bán điện năng là một loại hoạt động dân sự thỏa thuận tự nguyện, tại sao người tiêu dùng chậm nộp tiền điện thì bị phạt, bị cúp điện. Trong khi đó, muốn cúp điện lúc nào là do ngành điện tùy ý không thông báo trước để nhân dân chuẩn bị đối phó và nhất là không thấy bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng. Giá bán điện thì áp dụng nhiều mức khác nhau, qua nhiều tầng lớp trung gian, nhất là ở khu vực nông thôn. Trụ điện trước nhà số 120 Nhật Tảo q10. Nguồn ảnh: báo tuổi trẻ Ngành điện luôn nói không đủ vốn, đề nghị Nhà nước bù lỗ, vậy vốn ở đâu mà ngành điện có thể đầu tư vào viễn thông, chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, khách sạn…Trong khi đó, công nghệ truyền tải điện kém hiệu quả, thường xuyên cúp điện. Một câu hỏi đặt ra tại sao ngành điện không sử dụng vốn đó tu sửa và bảo trì mạng lưới truyền tải điện, để chất lượng tryền tải được tốt? Cho đến nay vẫn chưa thấy khả quan. Thêm câu hỏi đặt ra là ngành điện đã đặt lợi ích ngành lên trên lợi ích xã hội chưa? mà cụ thể là ở địa bàn nông thôn. Trong khi ngành điện luôn lấy lý do vì không có vốn, kinh doanh bán điện cho khu vực nông thôn lỗ nặng nên đã không đầu tư thỏa đáng, chưa có sự ưu tiên cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu điện trầm trọng, ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của khu vực nông thôn. Ảnh hưởng này làm cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn của chính phủ khó đạt được. Hệ thống đường dây tải điện đến vùng nông thôn chưa đáp ứng hết, có một vài hộ gia đình tự câu đường dây tải sử dụng chung với hộ đã mắc điện nhà nước và phải trả với giá cao gấp 2 – 3 lần giá nhà nước. Hoặc hộ gia đình tự mua máy phát điện để phục vụ nhu cầu riêng với chi phí phải trả rất cao. Các nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn, Na Lương thuộc tập đoàn Than – Khoáng Sản Việt Nam (TKV) và tập đoàn Petro Vietnam luôn phàn nàn việc EVN mua không hết công suất điện, thậm chí bán rẻ cho EVN, nhưng vẫn dư thừa chẳng biết bán cho ai. Trong khi đó tình trạng cúp điện liên tục xảy ra nhiều tỉnh, nhiều thành phố gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt người dân đảo lộn và hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngắt quãng. Biện pháp can thiệp của Chính Phủ: Theo quyết định số 26-2006 của Thủ tướng Chính Phủ và lộ trình phát triển về cấp độ điện lực mang tính cạnh tranh thì ở cấp độ 1, năm 2005-2014 mới có thị trường phát điện cạnh tranh, cấp độ 2 là 2015-2022 mới có thị trường bán điện cạnh tranh. Sau 2022 mới có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Từ năm 2005 Chính Phủ khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước khác tham gia đầu tư xây dựng nhà máy điện. Chính Phủ đã thông thoáng cho EVN được bỏ qua các thủ tục rườm rà khi thầu một loạt dự án điện. Chính Phủ đã hỗ trợ giá điện bằng cách bù lỗ cho ngành điện lực. Giải pháp đề nghị: Theo lộ trình hình thành thị trường điện, giai đoạn 2009 - 2014 là thời gian thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh. Các nhà máy điện thuộc EVN phải tách ra thành các đơn vị phát điện độc lập, không có chung lợi ích kinh tế với người mua duy nhất - hiện vẫn là EVN, đơn vị truyền tải và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện. Ngoài ra, công suất lắp đặt của từng đơn vị phát điện này cũng không được vượt quá 25% công suất lắp đặt của toàn hệ thống. Hiện tại, công suất lắp đặt của toàn hệ thống vào khoảng 15.000 MW và phần các nhà máy do EVN nắm giữ 100% vốn hay có cổ phần chi phối, hiện chiếm tỷ trọng hơn 60%. Chính Phủ cần xem xét là phá bỏ thế độc quyền của EVN trong khâu phân phối. Chính phủ cũng nên xây dựng lộ trình áp dụng giá điện theo thị trường. Vì sẽ chẳng doanh nghiệp nào dám đầu tư vào một ngành để rồi phải bán sản phẩm theo giá thấp hơn giá thành. Trước hết có thể áp dụng sớm cơ chế thị trường đối với một số trung tâm đô thị lớn, nơi có người dân thu nhập và mức sống cao hơn các vùng khác. Chính Phủ nên mở rộng mạng lưới điện rộng khắp toàn quốc, điện phải đến những vùng nông thôn để giúp nông dân cải thiện đời sống. Tóm lại, chừng nào thị trường còn độc quyền, thì việc đầu tư phát triển nguồn điện sẽ còn khó khăn và điện còn thiếu dài dài. - HẾT - NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận- độc quyền cung cấp điện tại Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan