MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 1
Trang 1
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
Chương 1. KHÁI QUÁT SỰ RA ĐỜI CỦA CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC 3
1. Sự ra đời của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh và chuyên ngành Hồ Chí Minh học: 3
2. Quan niệm về đối tượng nghiên cứu Hồ Chí Minh học: 8
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU HỒ CHÍ MINH HỌC 10
1. Hồ Chí Minh học nghiên cứu tiểu sử và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh: 10
2. Hồ Chí Minh học nghiên cứu tư tưởng, phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh 13
2.1. Hồ Chí Minh học nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh: 13
2.2. Hồ Chí Minh học nghiên cứu phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh: 18
3. Hồ Chí Minh học nghiên cứu việc Đảng và Nhà nước ta quán triệt vận dụng tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh; nghiên cứu tác phẩm của các đối tượng khác nhau viết về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh: 21
KẾT LUẬN 25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3315 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đối tượng nghiên cứu của Hồ Chí Minh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công tác nghiên cứu, học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong những năm qua. Thành tựu lớn nhất là chẳng những chúng ta đã định hình được môn khoa học Tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn xây dựng được ngành khoa học nghiên cứu về Hồ Chí Minh mang tên Hồ Chí Minh học. Việc ra đời khoa học Hồ Chí Minh học đã làm phong phú thêm các khoa học khác như văn hóa học, lịch sử, dân tộc học…trở nên sống động, phong phú hơn. Bởi vì tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức, nhân cách, lối sống của Người, sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người là sự kết tinh và phát huy cao độ tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại. Nghiên cứu, học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh chính là dịp để mỗi người Việt Nam tự nhìn nhận lại chính mình, theo tinh thần Bác Hồ đã dặn: Học để hành, để làm người, để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, phụng sự giai cấp và nhân loại.
2. Quan niệm về đối tượng nghiên cứu Hồ Chí Minh học:
Để tìm hiểu đối tượng nghiên cứu của Hồ Chí Minh học, trước hết cần hiểu đối tượng nghiên cứu của khoa học nói chung. Hiểu theo nghĩa thông thường đối tượng nghiên cứu là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét, làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu. Trong nghiên cứu khoa học, việc xác định đúng đối tượng nghiên cứu có ý nghĩa vô cùng lớn bởi bối tượng nghiên cứu chính là cơ sở để phân biệt khoa học này với khoa học khác. Việc xác định đối tượng nghiên cứu là cơ sở để xác định nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu. Do đó, nhiệm vụ đầu tiên của Hồ Chí Minh học là xác định đối tượng nghiên cứu của Hồ Chí Minh học. Đối tượng nghiên cứu của Hồ Chí Minh học ở đây chính là Hồ Chí Minh và đối tượng nghiên cứu này được xem xét trên nhiều góc độ, nhiều mối quan hệ. Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về đối tượng nghiên cứu của Hồ Chí Minh học.
Theo PGS. TS Nguyễn Khánh Bật, “Hồ Chí Minh học là khoa học nghiên cứu về Hồ Chí Minh với tư cách là một chuyên ngành của khoa học chính trị - khoa học nghiên cứu những vấn đề về điều hành bộ máy nhà nước, những hoạt động của giai cấp, chính đảng nhằm giành chính quyền và duy trì quyền điều hành bộ máy nhà nước”. Và Hồ Chí Minh học theo PGS.TS. Nguyễn Khánh Bật tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu tiểu sử Hồ Chí Minh, nghiên cứu phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, nghiên cứu việc Đảng, Nhà nước quán triệt vận dụng tư tưởng, đạo đức, phương pháp, phong cách và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Theo PGS. TS Bùi Đình Phong, Hồ Chí Minh học là khoa học nghiên cứu về Hồ Chí Minh, cụ thể là nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng, tiểu sử, hệ thống quan điểm tư tưởng, đạo đức và phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh, trong đó nội dung lớn nhất, quan trong nhất là tư tưởng Hồ Chí Minh. Như vậy, trước hết Hồ Chí Minh học cần tập trung làm rõ tiểu sử và sự nghiệp cách mạng của Người; nghiên cứu tư tưởng, phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh; đồng thời Hồ Chí Minh học cần phân tích và chứng minh sự hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh(1920-1969); phân tích sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta và làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghệp đổi mới.
Còn theo GS. Song Thành, Hồ Chí Minh học có ba bộ phận: Các bộ môn tiểu sử Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người vào cuộc sống. Đây đều là đối tượng nghiên cứu của Hồ Chí Minh học, trong đó cần tập trung đi vào làm rõ các khía cạnh sau: con người Hồ Chí Minh, cuộc đời Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức – lối sống, phương pháp – phong cách Hồ Chí Minh…
Như vậy, có thể dù cách diễn đạt khác nhau nhưng các quan điểm đều có những điểm thống nhất về đối tượng nghiên cứu của Hồ Chí Minh học. Khái quát lại, Hồ Chí Minh học là khoa học nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Là một khoa học độc lập, Hồ Chí Minh có đối tượng nghiên cứu của nó riêng, đó là:
- Nghiên cứu tiểu sử và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu tư tưởng, phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu việc Đảng và Nhà nước ta quán triệt vận dụng tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; nghiên cứu tác phẩm của các đối tượng khác nhau viết về cuộc đời, sự ghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU HỒ CHÍ MINH HỌC
1. Hồ Chí Minh học nghiên cứu tiểu sử và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh:
Nghiên cứu bất kỳ một vĩ nhân nào thì đầu tiên cần nghiên cứu tiểu sử và sự nghiệp của vĩ nhân đó. Là khoa học nghiên cứu Hồ Chí Minh – nghiên cứu một vĩ nhân, Hồ Chí Minh học phải nghiên cứu tiểu sử và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh. Thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam, với sự nghiệp đấu vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân toàn thế giới. Là người học trò kiệt xuất của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin, chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể Việt Nam, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam – giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đưa dân tộc ta vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
Tác phẩm quan trọng nghiên cứu về tiểu sử và sự nghiệp Hồ Chí Minh được là cuốn “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Tiểu sự và sự nghiệp cách mạng” Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng
. Tác phẩm đã khái quát về tiểu sử và sự nghiệp cách mạng của Người qua 9 thời kỳ gắn với những cống hiến nổi bật của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Cụ thể như sau:
- Thời kỳ từ năm 1890 đến 1911, chủ tịch Hồ Chí Minh sớm có ý chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.
- Thời kỳ từ 1911 đến 1920, hòa mình vào phong trào công nhân quốc tế, chủ tịch Hồ Chí Minh tìm thấy con đường cách mạng đúng đắn cho nhân dân Việt Nam.
- Thời kỳ từ 1921 đến 1924, Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh để thực hiện đường lối Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
- Thời kỳ từ 1924 đến 1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh xúc tiến việc chuẩn bị thành lập Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam và góp phần quan trọng vao phong trào cách mạng thế giới.
- Thời kỳ từ 1930 đến 1940, từ nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước.
- Thời kỳ từ 1940 đến 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cuộc vận động giải phóng dân tộc và cách mạng Tháng Tám 1945.
- Thời kỳ từ 1945 đến 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc chiến tranh của nhân dân ta giữ vững chính quyền cách mạng, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ.
- Thời kỳ từ 1954 đến 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Và cuối cùng là, Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới.
Song thực tiễn nghiên cứu đã đặt ra vấn đề đi sâu nghiên cứu lý giải thân thế, sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Cần phải phân biệt rõ ràng giữa nghiên cứu tiểu sử Hồ Chí Minh và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh. Tiểu sử của Hồ Chí Minh bắt đầu từ ngày 19 tháng 5 năm 1890 và kết thúc ngày 2 tháng 9 năm 1969. Còn sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh thì nghiên cứu từ khi Hồ Chí Minh tham gia cách mạng (sự kiện Hồ Chí Minh tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nhân dân Trung kỳ tháng 5 năm 1908). Nghiên cứu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh phải làm rõ các giai đoạn có tính chất bước ngoặt với những cống hiến nổi bật trong sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh.
Xưa nay tiểu sử vĩ nhân có thể được trình bày dưới nhiều dạng. Sản phẩm nghiên cứu tiểu sử được công bố ở ba cấp độ:
Biên niên sự kiện
Biên niên tiểu sử
Tiểu sử
Thực tiễn cho thấy, nhu cầu tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh là rất lớn. Đã từ lâu nhân dân ta, bạn bè, đồng chí, đồng bào trong và ngoài nước vẫn mong muốn có một bộ sách lớn, công bố đầy đủ những tư liệu chính xác, đã qua xác minh khoa học về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh. Năm 1992, nhân dịp kỷ niệm 102 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh thuộc Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh sau nhiều năm nghiên cứu, chuẩn bị và biên soạn đã cho ra mắt công trình nhiều tập “Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử” và được tái bản nhiều lần (năm 2000, 2006,…). Đây là một công trình lịch sử trình bày dưới hình thức biên niên. Nhưng khác với biên niên sự kiện (trong đó chỉ liệt kê tóm tắt năm, tháng xảy ra các sự kiện chính, đánh dấu bước chuyển biến trong cuộc đời và tư tưởng của vĩ nhân mà không lược thuật nội dung các sự kiện), biên niên tiểu sử là một cuốn sử với đầy đủ các yếu tố niên đại, nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh… được ghi chép lại theo trình tự thời gian diễn ra các sự kiện, lời nói, bài viết, hành động, sinh hoạt, giao tiếp… của vĩ nhân đối với thời đại, đất nước, dân tộc, giai cấp, gia đình, dòng họ….; từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, cả đời sống chung lẫn đời sống riêng, vừa một vĩ nhân, một lãnh tụ, vừa một con người bình thường.
Đáp ứng yêu cầu tìm hiểu đầy đủ về tiểu sử Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 1 năm 2006, Ban Bí thư đã ra quyết định số 156-QĐ/TW thành lập Hội đồng thẩm định và xuất bản tác phẩm “Hồ Chí Minh – tiểu sử” GS Song Thành (Chủ biên), NXB Lý luận chính trị, Hà Nội 2006
Đây là sản phẩm của đề tài KX.02.11 thuộc Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX.02 giai đoạn 1991 – 1995. Sản phẩm là một công trình khoa học, nghiên cứu công phu nghiêm túc… vừa cung cấp cho độc giả các hiểu biết chính xác về một vĩ nhân, gắn với một thời kỳ lịch sử huy hoàng của dân tộc và những biến cố lớn lao của thời đại, vừa giúp cho bạn đọc hiểu tư tưởng – đạo đức – phong cách của một lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của dân tộc Việt Nam… Công trình tiểu sử này không chỉ là kết quả nghiên cứu học tập tích lũy và lao động cần cù qua hàng chục năm của tác giả mà cũng là phản ảnh thành tựu nghiên cứu về Hồ Chí Minh ở nước ta trong nhiều năm qua. Là cuốn tiểu sử xét dưới góc độ khoa học Hồ Chí Minh học, công trình đã cụ thể hóa và chi tiết hóa từng giai đoạn hoạt động của Hồ Chí Minh, cũng như những cống hiến vĩ đại của Người trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng.
Tóm lại, nghiên cứu Hồ Chí Minh cần nghiên cứu tiểu sử, sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh bởi nghiên cứu tiểu sử, sự nghiệp cách mạng của Người giúp chúng ta thêm hiểu và tự hào về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh – “một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ”.
2. Hồ Chí Minh học nghiên cứu tư tưởng, phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh
Tư tưởng, phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể gắn bó chặt chẽ liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, tư tưởng được bộc lộ ghi dấu ấn và đạt kết quả phương pháp và phong cách góp phần hoàn thiện và nâng cao tư tưởng. Không có một quan điểm nào của Hồ Chí Minh mà không thể hiện qua phương pháp và phong cách của người, và không có một phương pháp nào của Hồ Chí Minh lại không bộc lộ một quan điểm.
2.1. Hồ Chí Minh học nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh:
Như đã trình bày ở trên, về mặt lịch sử môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời trước Hồ Chí Minh học nhưng về mặt nội dung Hồ Chí Minh học rộng hơn, phong phú hơn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Song có thể khẳng định Tư tưởng Hồ Chí Minh là nội dung lý luận, chủ yếu nhất của Hồ Chí Minh học và Tư tưởng Hồ Chí Minh là đối tượng quan trọng nhất của Hồ Chí Minh học. Nhìn theo quan điểm hệ thống và chỉnh thể thì thấy hai lĩnh vực này có mối quan hệ mật thiết. Nếu Hồ Chí Minh học là khoa học nghiên cứu về Hồ Chí Minh thì Tư tưởng Hồ Chí Minh là bộ phận cốt lõi nhất, chủ yếu nhất. Chỉ có nghiên cứu thấu đáo Tư tưởng Hồ Chí Minh thì khoa học về Hồ Chí Minh mới thực sự sâu sắc, mới thực sự là khoa học. Nhưng tính đúng đắn, chân thực, sâu sắc của nghiên cứu tư tưởng, lý luận chỉ có thể đạt được nếu đặt trong toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Người, mà sự nghiệp cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh lại không tách rời lịch sử của dân tộc, bối cảnh thời đại.
Tư tưởng Hồ Chí Minh có một quá trình hình thành và phát triển từ trước năm 1911 đến khi Hồ Chí Minh vĩnh biệt chúng ta. Đảng ta có một quá trình phát triển nhận thức về tư tưởng Hồ Chí Minh. Tại Đại hội VI (12-1986), Đảng ta nhấn mạnh: “Muốn đổi mới tư duy, Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh...” Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb ST, H, 1987, tr.125
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6-1991) có điểm mới là “nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh” và khẳng định “Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta, và trong thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của dân tộc ta”. Cương lĩnh 1991 khẳng định “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động” Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb ST, H, 1991, tr.127
.
Sau 10 năm, với những thành tựu to lớn nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh ở trong và ngoài nước, tại Đại hội IX (4-2001), Đảng ta có bước phát triển trong nhận thức và tư duy lý luận khi khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại... Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta” Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H, 2001, tr.83-84
.
Hai năm sau, Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trên cơ sở định hướng cơ bản của Đại hội IX, đã bước đầu định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh như sau: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người”.
Từ Đại hội IX đến nay, Đảng ta, các nhà khoa học trong và ngoài nước tiếp tục khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là giá trị to lớn của tư tưởng đó đối với dân tộc và nhân loại. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI một lần nữa khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi” Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H, 2011, tr.88
.
Trước hết phải hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm” nghĩa là nhiều tư tưởng Hồ Chí Minh gồm quan điểm liên hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện rõ tính liên tục, nhất quán. “Toàn diện” là bao quát nhiều lĩnh vực. Đó là tư tưởng về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quân sự, ngoại giao... Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng…
Như vậy, nói “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam”, nghĩa là không phải tất cả mọi vấn đề đều gắn với tư tưởng Hồ Chí Minh. Cần hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh như là những tư tưởng chính trị theo nghĩa rộng, gồm tư tưởng về mục tiêu cách mạng: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; về mục đích cách mạng: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về lực lượng cách mạng; về nền tảng lý luận của Đảng; về tổ chức cách mạng; về phương pháp cách mạng...
Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh nói rõ tư tưởng Hồ Chí Minh là “kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta”. Điều này cho ta biết Hồ Chí Minh nắm chắc chủ nghĩa Mác-Lênin và hiểu rõ điều kiện nước ta. Điểm mấu chốt ở đây là Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với “điều kiện cụ thể của nước ta”. Điều kiện nước ta không giống các nước khác, đó là thực tiễn một nước thuộc địa nửa phong kiến, nơi có bề dày truyền thống văn hóa, nơi có tinh thần đấu tranh anh dũng bất khuất… Nhận thức như vậy để thấy rằng Hồ Chí Minh không viết lại, nói lại các bậc thầy và những gì trong truyền thống dân tộc; ngược lại, xuất phát từ thực tiễn đặc điểm riêng của dân tộc Người đã khắc phục những hạn chế của truyền thống dân tộc và bổ sung, làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác-Lênin.
Tư tưởng Hồ Chí Minh còn là kết quả của sự “kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”. Điều này cần được hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh không phải xuất hiện từ một mảnh đất trống không, mà trên nền dân tộc. Điều cần nhấn mạnh là dưới ánh sáng cách mạng, khoa học và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã nâng cao các giá trị truyền thống lên một chất mới, trình độ mới, tạo nên sức mạnh mới trong thời đại mới. Hồ Chí Minh cũng tiếp thu có chọn lọc văn hóa nhân loại. Người đã làm giàu trí tuệ của mình và trí tuệ dân tộc bằng những giá trị văn hóa phương Đông như đạo đức, chủ nghĩa tập thể, lòng từ bi hỷ xả... và những giá trị văn hóa phương Tây như đề cao vai trò cá nhân, truyền thống và phong cách dân chủ, những vấn đề về nhân quyền, dân quyền... Hồ Chí Minh không phủ nhận các giá trị Đông, Tây, kim, cổ. Ngược lại, Người là số ít trong các nhân vật đã trở nên huyền thoại ngay khi còn sống, vì trong khi chống thực dân Pháp, Người vẫn quý trọng, đề cao văn hóa Pháp; chống xâm lược Mỹ, vẫn đề cao truyền thống và ý chí đấu tranh giành độc lập của người Mỹ. Người trả lời các nhà báo: “Khổng Tử, Giêxu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải đã có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy” Võ Nguyên Giáp: Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb CTQG, H, 1997, tr.43.
.
Tư tưởng Hồ Chí Minh “là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”. Do đó một vấn đề đặt ra là trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh cần chú ý nghiên cứu sự hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 2 năm 1930); thắng lợi của cách mạng tháng Tám (1945); thắng lợi của kháng chiến chống Pháp, Mỹ; những thành tựu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.. đã chứng minh giá trị khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh, đó chính là sự hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn cách mạng. Những thắng lợi của công cuộc đổi mới trong hơn 20 năm qua ghi đậm dấu ấn của tư tưởng Hồ Chí Minh, do đó, Hồ Chí Minh cần nghiên cứu, lý giải sự hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nghiên cứu tư tưởng của một vĩ nhân, một nhà tư tưởng, nhất là khi họ đã qua đời thì đầu tiên cần chú trọng nghiên cứu các công trình, tác phẩm, bài nói, viết của họ. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải quán triệt quan điểm logic – lịch sử, quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn, quan điểm kế thừa và phát triển... Có như vậy mới có thể hiểu rõ giá trị khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là nghiên cứu Hồ Chí Minh trên phương diện lý luận, hoạt động lý luận, thế giới quan, hệ tư tưởng. Song là nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp, nghiên cứu Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở nghiên cứu tư tưởng thông qua các tác phẩm, công trình… mà phải nghiên cứu tư tưởng của Người thông qua thực tiễn hoạt động cách mạng và chỉ đạo sự nghiệp cách mạng của Người trong đấu tranh giành độc lập dân tộc và tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Chính trong quá trình hoạt động thực tiễn và thực tiễn chỉ đạo cách mạng, phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển.
2.2. Hồ Chí Minh học nghiên cứu phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh:
Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá mà Người để lại cho dân tộc và nhân loại. Nghiên cứu phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa vô cùng quan trọng để thấy rõ hơn tầm vóc vĩ đại của Hồ Chí Minh, để có thể hiểu rõ vì sao nhân cách Hồ Chí Minh có sức mạnh vô địch chinh phục trái tim, khối óc của triệu triệu con người.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2 năm 1951) khẳng định: “Đường lối chính trị, nề nếp làm việc và đạo đức cách mạng của Đảng ta hiện nay là đường lối, tác phong và đạo đức của Hồ Chủ tịch… Toàn Đảng hãy ra sức học tập đường lối chính trị, tác phong và đạo đức cách mạng của Hồ Chủ tịch…” Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng TW xuất bản, 1965, tr.15.
. Từ đây trở đi, công tác nghiên cứu về Hồ Chí Minh ngày càng được mở rộng. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh đã viết: “Nhân dịp này, chúng ta hãy ôn lại tiểu sử và sự nghiệp của Hồ Chủ tịch, tìm hiểu và học tập tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người để phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân tốt hơn” Trường Chinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam, Nxb Thông tin lý luận, H.1991, tr.20.
. Sau khi Hồ Chí Minh qua đời, đến đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã xác định rõ: “Đảng phải đặc biệt coi trọng việc tổ chức học tập một cách có hệ thống tư tưởng, đạo đức tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn Đảng” Nxb Sự thật, H.1982, tr.61
.
Thực hiện Cương lĩnh, Nghị quyết của Đảng, việc nghiên cứu về Hồ Chí Minh trở thành yêu cầu bức thiết, đặc biệt là vấn đề nghiên cứu, học tập đạo đức, tác phong của Hồ Chí Minh. Tuy vậy, phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh là vấn đề trước kia ít được đi sâu nghiên cứu. Vấn đề phương pháp Hồ Chí Minh mới chỉ được đề cập trong khi bàn về chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam trong từng giai đoạn, từng bước ngoặt lịch sử khi Hồ Chí Minh cùng Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bàn đến vấn đề này chủ yếu là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt. Còn phong cách Hồ Chí Minh thì được đặt ra khi nghiên cứu về con người, về đạo đức Hồ Chí Minh.
Xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn và tầm quan trọng của phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh học hướng vào làm rõ những nội dung chủ yếu của phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh với tính chất phương pháp của cách mạng Việt Nam; phong cách Hồ Chí Minh với tính chất phong cách của những người cộng sản, của những người cách mạng để phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Bên cạnh đó làm rõ sự cần thiết phải vận dụng sáng tạo phương pháp cách mạng và phong cách Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh để lãnh đạo nhân dân đi tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Thực tiễn cho thấy, phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh hình thành từ những ngày đầu khi chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành bôn ba tìm đường cứu nước và phát triển trong cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hệ thống phương pháp Hồ Chí Minh đã trở thành phương pháp cách mạng Việt Nam; phong cách của Người là chuẩn mực cho việc xây dựng phong cách cán bộ cách mạng, bồi dưỡng, rèn luyện các thế hệ cách mạng.
Trong cuốn “Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh” Gs. Đặng Xuân Kỳ, Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1997
, GS. Đặng Xuân Kỳ đã khái quát lại một số phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh như sau:
Một là, lấy thực tế Việt Nam làm điểm xuất phát, lấy cải tạo, biến đổi hiện thực Việt Nam làm mục tiêu cho hoạt động cách mạng.
Hai là, tập hợp, huy động lực lượng toàn dân tham gia vào sự nghiệp cách mạng.
Ba là, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
Bốn là, nắm vững thời cơ, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa thời, thế và lực.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận.doc