Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, Phật giáo giữ một vai trò quan trọng không chỉ bởi xuất hiện sớm trong nhiều thế kỷ được coi là quốc giáo, mà còn được khẳng định ở sự gắn bó với quá trình xây dựng, phát triển của quốc gia, phổ cập tới khắp mọi vùng, miền trong cả nước và đã trở thành một bộ phận cơ hữu trong đời sống văn hoá dân tộc.
Tư tưởng triết lý và tín ngưỡng tôn giáo là hai thành quả lớn mà Thiền Trúc Lâm mang lại cho Phật giáo Việt Nam hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, vì chính Trúc Lâm đã sáng tạo ra một lối học và hành đạo đặc sắc trên phương diện triết lý. Nói là gián tiếp vì tín ngưỡng tôn giáo là tinh thần cố hữu mà Trúc Lâm thừa hưởng và chỉ đóng góp phần nào cho sự tiến bộ của nó về sau. Các đặc điểm này bao gồm trong hai gia trị lớn: lý tưởng và thực tế.
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4473 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đóng góp của Thiền Trúc Lâm Yên Tử đối với lịch sử triết học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m Yờn Tử sẽ mang lại ý nghĩa cần thiết hơn bao giờ hết. Vì thế em đã quyết định chọn đề tài: “Đóng góp của Thiền Trúc Lâm Yên Tử đối với lịch sử triết học Việt Nam” để tỡm hiểu, nghiờn cứu về một gúc cạnh trong thành tố “tớn ngưỡng” - nột đặc sắc của văn húa dõn gian cho bài tiểu luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trinh bày nội dug hoạt động của Thiền phỏi Trỳc Lõm Yờn Tử. Vạch ra những điểm độc đáo, đặc trưng của dong thiền này cũng như của hệ thống Phật giáo thời Trần,
Tìm hiểu vị trí, ý nghĩa của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử trong đời sống Phật giáo noi chung, trong lịch sử tư tưởng triết học nói riêng.
Đặc biệt nhận thức đỳng vai trũ của nú đối với đời sống văn húa xưa và nay.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tra cứu tài liệu.
- Phương phỏp thống kờ, so sỏnh.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
4 . Bố cục tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 2 chương lớn
Chương 1: Một số vấn đề chủ đạo của phỏi Thiền Trỳc Lõm Yờn Tử
1.1 Vài nét về dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử.
1.2 Ba vị sư tổ của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Chương 2: Những đóng góp chinh của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử.
2.1 Đóng góp của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử đối với Phật giáo Việt Nam
2.2 Đóng góp của phái thiền Trúc Lâm Yên Tử đối với lịch sử triết học Việt Nam.
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHỦ ĐẠO CỦA PHÁI
THIỀN TRÚC LÂM YấN TỬ
1.1 Vài nét về dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử
Trúc Lâm Yên Tử là một dòng Thiền Việt Nam đời nhà Trần, do Trần Nhân Tông sáng lập. Trúc Lâm cũng là hiệu của Trần Nhân Tông đồng thời cũng là hiệu của Thiền sư Đạo Viên- tiền bối của Trần Nhân Tông, tổ sư thứ hai của dòng Thiền Yên Tử. Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư chủ yếu kiệt xuất nhất là Trần Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp Loa và Huyền Quang. Thiền phái này được xem là tiếp nối của dòng Yên Tử, dòng Yên Tử lại là sự hợp nhất của ba dòng Thiền Việt Nam thế kỷ XII- đó là dòng Thảo Đường, Vô Ngôn Thông và Tì- ni- đa- lưu- chi.
Thiền phái Trúc Lâm do một vị vua nhà Trần sáng lập được xem là dạng Phật giáo chính thức của Đại Việt thời đó nên có liên quan mật thiết đến triều đại nhà Trần nhưng đó bị mai một dần sau khi triều đại này suy tàn. Vì vậy, sau ba vị tổ nói trên, hệ thống truyền thừa của phái này không còn rõ ràng song có lẽ không bị gián đoạn bởi vì đến thời kỳ Trịnh- Nguyễn phân tranh (1600- 1700), người ta lại thấy xuất hiện những vị Thiền sư của Trúc Lâm Yên Tử như Viên Cảnh Lục Hồ, Viên Khoan Đại Thâm và nổi bật nhất là Thiền sư Minh Châu Hương Hải (Nguyễn Hiền Đức).
Sau thời gian ẩn dật, dòng Thiền này xuất hiện một vị Thiền sư xuất sắc là Hương Hải- người đã phục hưng tông phong Trúc Lâm. Trong thế kỷ XVII - XVIII phái này được hoà nhập vào tông Lâm Tế và vị Thiền sư xuất sắc cuối cùng là Chân Nguyên Huệ Đăng.
Sau đây là hệ thống truyền thừa trong Đại nam thiền uyển truyền đăng lục, được Thiền sư Phúc Điền đính bản:
Trần Nhân Tông
Pháp Loa
Huyền Quang
An Tâm
Phù Vân Tĩnh Lự
Vô Trước
Quốc Nhất
Viên Minh
Đạo Huệ
- Viên Ngộ
- Tổng Trì
- Khuê Sâm
- Sơn Đăng
- Hương Sơn
15 - Trí Dung
- Huệ Quang
- Chân Trụ
17- Vô Phiền
1.2 Ba vị sư tổ của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử
1.2.1 Tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông (1258 – 1308)
Khi nhắc đến ông tổ của dòng Thiền Trúc Lâm người ta nghĩ ngay tới Trần Nhõn Tụng. Trần Nhân Tông – người kế thừa từ Trần Thái Tông và Tuệ Trung là một tấm gương sỏng về kiếp tu hành, ụng cho rằng: “Phật tính có ở trong mỗi con người, không ở đâu khác mà phải đi tìm. Nhưng để đạt đến Phật tính thì tâm ta phải trong sáng, phải trở về hư không, diệt được vô minh vọng niệm. Con đường để diệt trừ được vô minh, theo Tam học nhà Phật Giới - Định – Tuệ, trong đó coi trọng Kiến tính tại tâm .
“Bụt ở trong nhà chẳng phải tìm xa
Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn hỏi Tây hương
Di đà là ánh sáng soi, mưa phai nhọc tìm về nơi Cực lạc”
Giống như Tuệ Trung, Nhân Tông cũng có quan niệm không nhất thiết phải Thiền mới là ngộ đạo, tâm không vọng niệm đã là giải thoát rồi.
“Cõi trần vui đạo hãy tùy duyên
Đói cứ ăn no mệt ngủ liền
Báu sẵn trong nhà thôi khỏi kiếm
Vô tâm trước cảnh hỏi chi thiền”?
Trần Nhân Tông khi còn là một ông vua có tinh thần thương dân, chăm lo việc chính sự, nên tư tưởng nhập thế ở ông đã làm cho Phật giáo thời Trần có tinh thần nhập thế tích cực. Do vậy cái Tâm giác ngộ là phụng sự quốc gia dân tộc.
“Chí trai quyết trả nợ chí tang bồng
Ngựa pha sương tuyết quay đầu lại
Mắt ngắm giang sơn ngẩng mặt trông”
Khái niệm “Tâm” được Trần Nhân Tông làm sáng tỏ hơn, dễ hiểu hơn quan niệm Tâm của Phật giáo, theo ông “Tâm” trong quan niệm của Phật giáo có nhiều nghĩa:
Tâm là trái tim bằng da bằng thịt thì Phật không quan tâm đến.
Tâm là thức, là ý thức thông thường của con người.
Tâm là toàn bộ thế giới nội tâm bên trong con người, là tâm hồn, tình cảm, tình ý.
Tâm là tiềm thức của con người.
Tâm là bản thể vũ trụ, là chân tâm “Vạn vật nhất thiết duy tâm tạo”(đây được coi là ý nghĩa chính xác nhất).
Theo đó, Trần Nhân Tông cho rằng: nếu Tâm được hiểu là ý thức con người, nếu Tâm đó không yên, bị phân tán, thì con người ta chẳng làm được việc gì lớn cả. Do vậy, Thiền là phương pháp duy nhất để con người tập trung được Tâm, mới giác ngộ được đạo.
“Đừng tam nghiệp mới lặng thân tâm,
Đạt một lòng thì thông tổ giáo,
(Phật chủ trương phải thoát tục chứ không thể tu giữa đời thường. Muốn tĩnh tâm được thì phải dừng tam nghiệp. Phải một lòng nghiên cứu thì mới thông suốt được Phật).
Giống như Tuệ Trung, Trần Nhân Tông chủ trương cuộc sống an nhiệm tự tại không màng công danh,phú quý, rũ hết trần duyên, tranh nhân chấp ngã, thị phi thì tức là Nhất tâm bất loan (đã ngộ được đạo).Nên cuối cùng ông đã từ bỏ ngôi vua, lên núi Yên Tử đi tu (năm 1304)
“Sống yên dưới cảnh lặng lòng không,
Gió mát hiu hiu lọt bóng thông,
Dưới gốc giường thiền kinh một quyển,
Thanh nhàn hai chữ đáng muôn đồng”.
1.2.2 Pháp Loa (1284-1330) - Nhị tổ của phái Thiền Trúc Lâm
Pháp Loa tên thật là Đồng Kiên. Tục truyền bà mẹ của Đồng Kiên đêm ngủ nằm mê có một người khách lạ trao cho thanh kiếm thần, bà giữ lấy rồi sau đó đã có mang và sinh ra Đồng Kiên. Lớn lên, ông thông minh khác thường rồi đến năm 1304 ông xuất gia theo Trần Nhân Tông đi tu. Năm 1308, ông chính thức được trao pháp y: giữ cương vị sư tổ thứ 2 của Trúc Lâm, lúc ấy ông mới chỉ có 24 tuổi.
Trong thời Pháp Loa, Phật giáo phát triển lên một bước mới tương đối có hệ thống và số người tham gia rất đông nhất là Hoàng thân quốc thích. Có thể nói Pháp Loa là người có công lớn góp phần phát triển dòng Thiền Trúc Lâm. Ông đó đứng ra xây dựng tổ chức Phật giáo trong cả nước, số lượng các tăng sư phát triển đều được sổ sách ghi lại. Năm 1329 số tăng ni lên khoảng 1,5 vạn người, xây dựng được nhiều chùa tháp (Báo Ân, Thanh Mai, Côn Sơn, Tiêu Long). “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” cũng ra đời từ đó.
Cũng do được sự ủng hộ của nhà vua nên cơ sở kinh tế của nhà chùa là rất lớn, vua Anh Tông đã cấp cho nhà chùa 735 mẫu ruộn , hoàng thái hậu cúng 300 mẫu. Vì thế Phật giáo bắt đầu suy giảm tính bác học, xuất hiện nhiều yếu tố mê tín dị đoan trong dân gian dẫn đến làm mất lòng tin của người dân vào nhà chùa. (các sư sãi thì hư hỏng, nhiều nam thanh nữ tú đã tự nguyện xin vào nhà chùa mục đích để trốn việc). Kinh sách thời kỳ này của nhà Phật đã bắt đầu được biên soạn và in ấn.
Tư tưởng triết học của Pháp Loa chú trọng trước hết là Kiến tính thành Phật. (do kế thừa quan niệm của Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông ). “Kiến” không chỉ có nghĩa là thấy thông thường, không phải chỉ là tri giác. “ Kiến” là kiến cái không thể kiến thì chân tính mới hiện ra (tri giác cả những cái không thể tri giác được ). Đồng thời “kiến” trong tầm tư duy triết học là con đường trở về với bản thể chân chinh, trở về với cái Không ban đầu. Như vậy chân tính hay bản thể là cái không thể suy nghĩ, bàn tính được, không thể nhìn thấy, tri giác thấy theo lối thông thường nên ong mới gọi là “Kiến tính”.
Theo ông, trong khoảng thời gian12 tiếng ngủ, bên ngoài cảnh vật tắt lặng mà bên trong tâm không động thì cảnh hiện đến cũng như không.
“Tâm vô suyến động cảnh đáo như nhàn,
Nhãn bất vi thực sở duyên xuất,
Thức bất vị cảnh sở duyên nhập,
Xuất nhập bất giao,cố danh chế chỉ”.
Co nghĩa là “lục căn” (nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý) không vì thức mà hướng ra ngoài. Thức không bị cảnh níu keó mà lại hướng vào trong. Và ra vào tự tại mà không vướng bận như thế gọi là “Chế ngự”.
Con đường tu luyện theo Pháp Loa là: Kiến Tính – Tịnh Giới – Thiền Định – Tuệ Giác.
Theo Pháp Loa, “Thiền định” phải đi từ chỗ định được cái Tâm của mình. Có được như vậy mới nhập được Thiền và khi nhập được Thiền rồi thì mọi thứ đều đầy đủ nơi mình.
Pháp Loa không chỉ là nhà Thiền học mà còn là người đứng đầu giáo hội, phải truyền dạy cho các tăng sư bằng cách tạo ra những bài giảng đơn giản, dễ hiểu cho học trò về Thiền học và phương pháp của Thiền. Phương pháp gồm bốn loại:
+ Chọn bạn: không thể gần gũi với những loại người sau: Tham lam (Tham); độc ác (ác); Càn rỡ ( Hi vọng ); không có lòng tin (bất tín tâm); không chính định (tà); ngoại đạo; ghen tỵ; nhỏ nhen (tiểu tâm ).
+ Nghe đạo: nhờ gần gũi thầy, bạn, được giác ngộ chính tông, hàng ngày giữ vững cái tâm bên trong, như thế là kiến đạo.
+ Giữ đạo: sau khi đã giác ngộ chính đạothì chọn cảnh mà tu trì, cảnh ác sơn, ác thuỷ không nên ở, cảnh phải đủ bốn duyên: thuỷ ,Hoả, Lương (lương thực), Thái (rau quả). Cảnh không cận, lìa nhân sinh, vì cận thì huyên náo khó tịnh tâm, xa thì không người hộ trì.
+ Chứng đạo:tin tưởng vào đạo,thực hành đạo. Đã là nhà sư thì đi đứng nằm ngồi cũng phải toát lên tinh thần giải thoát.
Đến Pháp Loa, Đạo đã không còn gắn liền với đời như Trần Nhân Tông và Tuệ Trung. Pháp Loa đã chủ trương thoát tục.
Pháp Loa ít đề cập đến những vấn đề trừu tượng, thiền học uyên thâm, ông chủ yếu nêu lên những vấn đề thiết thực cụ thể của việc tu đạo.
1.2.3 Huyền Quang (1254-1334) –vị tổ thứ 3 của dòng Thiền Trúc Lâm.
Huyền Quang tên thật là Lý Tải Đạo. Cũng có sách nói ông tên là Lý Đạo Tái, người Bắc Ninh. Ông đỗ Trạng nguyên năm hai mươi tuổi.
Năm 1305 Huyền Quang xuất gia, khi ấy ông năm mốt tuổi. (nếu so sánh với Pháp Loa thì Huyền Quang đi tu sau một năm).
Năm 1330: Pháp Loa mất và đã truyền cho Huyền Quang làm ong tổ thứ ba (Huyền Quang lúc ấy đã bảy sỏu tuổi và có thể nói ông là vị tổ già nhất của Thiền Trúc Lâm).
Huyền Quang vốn có cái nhìn bi quan về cuộc đời và con người. Những cõu núi của ụng cũn lưu truyền cho đến ngày nay thể hiện thỏi độ đú: “ Khó khăn thì chẳng ai nhìn, đến khi đỗ trạng trăm nghìn anh em”. Hay “ Giàu sang đến chậm như mây nổi, năm tháng trôi vèo tựa nước sa”.
Với cỏi nhỡn bi quan trước cuộc sống càng nung nấu quyết tâm đi tu trong con người ụng, khi đã trở thành vị tổ sư thứ ba của dòng Thiền, ông vẫn chủ trương sống ẩn dật.
“Rừng suối chi bằng về ẩn quách
Gió thông một sập chén đầy trà
Đức mỏng thẹn thùng đến tổ nối
Chi bằng theo bạn về non cao
Núi dựng non che vận vạn tầng”.
Huyền Quang là ông tổ thứ ba của dòng Thiền Trúc Lâm khi đã 76 tuổi. Già yếu lại có tư tưỏng ẩn dật nên ông không có chủ trương truyền bá rộng rãi Phật Giáo, ông ít quan tâm đến sự phát triển của giáo hội. Vì thế đến đời Huyền Quang, phái Thiền Trúc Lâm đã bắt đầu lụi tàn nhưng nếu xột nguyờn nhõn sõu xa hơn thỡ ta thấy điều đú cũng bởi vỡ Thiền Trúc Lâm đã đạt đến đỉnh cao lý luận với tên tuổi của Trần Thái Tông, Tuệ Trung, Trần Nhân Tông. Về mặt tổ chức giáo hội cũng đã hoàn thành xong dưới thời Pháp Loa. Và Huyền Quang không phải là bậc quân vương, vấn đề đạo nhập đời không còn nhất thiết nữa nen ông mới chủ trương sống thoát tục, ẩn dật.
Đến cuối thời Trần, phái Trúc Lâm ít có chỗ dựa về mặt chính trị, kinh tế. Các đời vua sau Trần Nhân Tông như Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiển Tông đều không quan tâm mấy đến Phật giáo. Cung với đú là tệ nạn xã hội thời kỳ này tăng dần lên, nhiều nhà sư trốn việc quân dịch đi ở chùa. Con nữa, Phật giáo thời nhà Trần chủ trương nhập thế, việc này đã làm cho Phật giáo ngày một xa rời Giáo pháp, lối sống thế tục hoá của các tăng sư làm giảm uy tín nhà Phật đi khỏ nhiều.
Về phớa Phật giáo cũng nảy sinh một số tiờu cực như tiếp nhận nhiều yếu tố mê tín trong dan gian làm giảm đi tính bác học. Và xột đến cựng, Thiền Trúc Lâm Yên Tử thoái trào cũng là tuân theo quy luật “Vật cùng tắc biến” (nghĩa là đến một đỉnh cao rồi sẽ lụi tàn).
Noi tom lại, tư tưởng triết học ở thế kỷ XI - XIV chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo mà cụ thể là phái Thiền Tông. Thiền Trúc Lâm là một trào lưu tư tưởng Phật giáo Việt Nam có những tư tưởng độc lập khác với Thiền Phật giáo Trung Hoa và An Độ.
Đến đâù thế kỷ XV, Phật giáo tỏ ra kém hiệu lực trong việc giải quyết những vấn đề chính trị-xã hội và đã bắt đầu nhường chỗ cho Nho giáo.
CHƯƠNG 2. NHỮNG ĐểNG GểP CỦA PHÁI THIỀN TRÚC LÂM YấN TỬ
2.1 Đóng góp của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử đối với Phật giáo Việt Nam
Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, Phật giáo giữ một vai trò quan trọng không chỉ bởi xuất hiện sớm trong nhiều thế kỷ được coi là quốc giáo, mà còn được khẳng định ở sự gắn bó với quá trình xây dựng, phát triển của quốc gia, phổ cập tới khắp mọi vùng, miền trong cả nước và đã trở thành một bộ phận cơ hữu trong đời sống văn hoá dân tộc.
Tư tưởng triết lý và tín ngưỡng tôn giáo là hai thành quả lớn mà Thiền Trúc Lâm mang lại cho Phật giáo Việt Nam hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, vì chính Trúc Lâm đã sáng tạo ra một lối học và hành đạo đặc sắc trên phương diện triết lý. Nói là gián tiếp vì tín ngưỡng tôn giáo là tinh thần cố hữu mà Trúc Lâm thừa hưởng và chỉ đóng góp phần nào cho sự tiến bộ của nó về sau. Các đặc điểm này bao gồm trong hai gia trị lớn: lý tưởng và thực tế.
Về phương diện lý tưởng, Trúc Lâm quả thật đã kết hợp khéo léo giữa lý tưởng Quốc gia và Phật đạo. Sáo ngữ ngày nay thường nói: “ Phật giáo và dân tộc”. Đây không phải chỉ cách nói tuyên truyền nhất thời với một hậu ý chính trị nào đó mà lý tưởng Quốc gia và Phật đạo đã có mặt trước cả đời nhà Trần, như chúng ta chứng kiến trong các cuộc vận động cho quyền tự chủ và ý thức dân tộc của các thiền sư trước thời Lý. Cho đến đời nhà Trần, lý tưởng này đã được minh chứng sắc nột nhất rất nhiều lần do chính miệng những nguời sáng lập triều đại nhà Trần đó trinh bày quan điểm của mỡnh.
Nếu xét kỹ, chúng ta thấy rằng lý tưởng Quốc gia và Phật đạo vốn là khía cạnh của lý tưởng tôn giáo đại đồng. Đó là một nền tín ngưỡng lấy niềm tin nơi con người làm đối tượng cứu cánh, không giới hạn vào biên giới Quốc gia. Tư tưởng Tam Giáo đồng quy thực sự nhờ đõy cũng được hỗ trợ bởi một lý tưởng tôn giáo như thế.
Về mặt thực tế, điều phải kể trước nhất là các nhà khai sáng Trúc Lâm đã tạo cho Phật giáo Việt Nam kể từ đây mang nhiều sắc thái thế tục hơn. Một phần vì những nhà lãnh đạo tinh thần thời đó là cư sĩ vừa có thẩm quyền về đạo cũng như về đời nên đó ảnh hưởng đến thái độ thể hiện giáo lý của Phật không phải là nhỏ. Phật giáo thế tục tức Phật giáo bận tâm nhiều đến các công tác thế tục hơn, ví dụ: chăm sóc đến đời sống của dân chúng không những về mặt tinh thần mà còn đặc biệt ở các phương diện vật chất.
Trên đây là những nột chớnh trong sự nghiệp tinh thần của Trúc Lâm Yên Tử đối với Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra, còn có những sự nghiệp khác như đối với sự tiến bộ của văn học, nghệ thuật và đặc biệt là với lịch sử triết học Việt Nam.s
2.2 Đóng góp của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử đối với lịch sử triết học Việt Nam
2.2.1 Tư tưởng triết lý
Bản Ngữ lục của Tuệ trung Thượng Sỹ và Khoá hư lục của Trần Thái Tông là 2 tác phẩm trọng yếu đã mở đầu cho phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử mà chúng ta nên ghi nhớ để tổng kết và mở ra 1 tầm nhìn có thể có đối với sự nghiệp tư tưởng của phái Thiền này. Hai tác phẩm này vừa có thể khảo sát trên khía cạnh lý thuyết vừa có thể được chiêm nghiệm trên phương diện thực hành, đó là những bản tổng kết của 1 thời gian dài phát triển tư tưởng của Phật giáo Việt Nam.
Thượng Sỹ Ngữ lục quả thật là sự kết tinh của Thiền học và tất cả các tông phái Đại thừa khá tại Việt Nam dù cho nó có thể không mấy có tính chất sáng tạo về mặt tư tưởng Thiền. Nhờ vào hệ thống công án, Thượng Sỹ Ngữ lục đã có thể phát biểu những ý kiến của mình về tất cả các chủ điểm ách yếu trong các khuynh hướng dị biệt của Phật học. Sau Thượng Sỹ Ngữ lục, công án vẫn còn được tiếp tục với tinh thần tương tự như chúng ta thấy trong Tam tổ đã tạo ra cho công án 1 vóc dáng lớn, bao hàm cả tư tưởng Tam giáo, không riêng gì Thiền hay Phật giáo.
Còn tác phẩm Khoá hư lục của Trần Thái Tông là một tập bài giảng về lẽ hư không như đúng với cái tên gọi của nó. Mục đích của tác phẩm này là chủ yếu làm sáng tỏ cái bản thể chân như, cái tự tính siêu việt và một trạng thái tinh thần yên tĩnh không hề chấp chước để có thể thực hiện được sự kiến tính. Một quan điểm mới mà Trần Thái Tông đã bổ sung cho Phật giáo là: trong mỗi con người đều có Phật tính, để tu được thành Phật thì phải ngộ được đạo, phải có tâm trong sáng, không bị vô minh. Con đường thực hiện Kiến tính phải tuân theo trình tự của Tam học tức là: Giới- Định- Tuệ.
Từ các công trình đã được thực hiện, chúng ta thấy hình như còn có những vấn đề chưa được khai thác cặn kẽ. Nếu lịch sử đã để dành cho Thiền Trúc Lâm có các cơ hội thuận thiên hơn, có lẽ chúng ta đã có một trường phái Phật học rất xứng danh.
2.2.2 Tư tưởng triết học Nhất Tâm
Thoạt nhìn, chưa ai thấy đây là vấn đề mới mẻ và đặc sắc của Trúc Lâm. Trong các lời nói của những người khai sáng nhà Trần hay khai sáng Thiền Trúc Lâm, “tâm” thường được nhắc đến theo nghĩa rất bình thường. Cho đến khi Đại chân Viên Giác Thanh xuất hiện thì chân tâm đó tự nhiên được gắn liền với chân tâm của kinh Lăng nghiêm. Đây chỉ là sự nương tựa cần phải có nghĩa là cần có 1 hậu thuẫn từ kinh văn của Phật giáo Đại thừa. Điểm đáng lưu ý hơn là cái chân tâm đã được đồng hoá với Thiên địa chi tâm. Thiên địa chi tâm cũng biểu hiện dưới những tác dụng tương giao của âm và dương. Đến đây thì biểu hiện cụ thể nhất của tương giao tác dụng đó phải nói là thời tiết. Như vậy thì thời tiết là nguyên lý hữu hiệu để làm căn bản cho pháp môn tu tập được mô tả trong Khoá hư lục. Đây là sự phản ánh quá rõ sự phối hợp niềm tin siêu hình bắt nguồn từ ấn Độ với một xã hội liên tục chiến đấu với thiên nhiên đẻ tồn tại. Nói một cách khác thì Chân tâm là bản thể và thời tiết là tác dụng, nhất định chúng ta sẽ tưởng tượng ra được chiều hướng phát triển của Trúc Lâm.
2.2.3 Tín ngưỡng tôn giáo
Trải qua thời gian dài của lịch sử, qua nhiều cuộc cai trị với những chính sách văn hoá của người Trung Hoa, sắc thái thần bí và tín ngưỡng tôn giáo của giống dân Giao chỉ cũng phải chịu nhiều thay đổi. Cuối cùng, người ta chứng kiến tại đây đã có mặt của một nền tôn giáo thế tục. Nghĩa là một nền tôn giáo mà thần linh cũng có các quan hệ, bổn phận với gia đình và xã hội, ngoài khả năng siêu nhiên của mình. Tín ngưỡng nổi bật nhất là tín ngưỡng Quan Thế Âm.
Về mặt sinh hoạt thực tế, chúng ta khó mà biết nền tín ngưỡng này liên hệ với phái Thiền Trúc Lâm như thế nào. Nhưng về mặt tư tưởng thì quả tình Đại chân Viên Giác Thanh đã nỗ lực xây dựng một nền triết học đồng quy cho Tam giáo trên căn bản tín ngưỡng này.
Trước thời Lê và có lẽ cả thời Trần, tín ngưỡng tôn giáo có thế lực rất lớn trong xã hội Việt Nam. Những phong trào chính trị lớn của lịch sử đã có liên hệ với các hoạt động lấy tín ngưỡng tôn giáo làm phương tiện. Nhưng từ nhà Lê về sau, 2 tín ngưỡng Quan Thế Âm xuất hiện như là điểm cao nhất trong quá trình phát triển ý thức tôn giáo của Việt Nam, chúng ta thấy gần như không còn có phong trào chính trị nào đích thực có tính chất vận động tôn giáo như trước kia. Tín ngưỡng Quan Thế Âm chỉ giới hạn trong các tương quan xã hội, với một đạo đức không chỉ nói tới quan hệ bổn phận giữa các người sống, mà còn quan hệ với tất cả người sống cũng như người chết, và mức quan hệ còn rộng rãi hơn nữa. Đây là sự kết hợp của tín ngưỡng tôn giáo Đại thừa với trật tự luân lý của Khổng giáo. Cho nên tín ngưỡng Quan Thế Âm đích thực đã tạo cho tín ngưỡng bình dân Việt Nam hoàn toàn là một nền tín ngưỡng thế tục.
Đây cũng có thể nói là chiều hướng phát triển của Phật giáo trong lòng quần chúng. Tức là vẫn nỗ lực hướng tới lý tưởng cao cả mà kinh điển đề ra, nhưng đồng thời cũng không quên các bổn phận rất thông tục theo truyền thống cố hữu của mình.
Cú thể núi, thụng qua tỡm hiểu, nghiờn cứu Thiền phỏi Trúc Lâm Yên Tử về biểu hiện trờn mọi phương diện của nú, ta thấy rằng đú là một dòng thiền đã có nhiều đóng góp đối với lịch sử triết học và đặc biệt là sự nghiệp Phật giáo ở Việt Nam.
Trên phương diện lịch sử: Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó là Trần Thái Tông- người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt, nhất là về đường sáng tạo của tư tưởng và về cái tinh thần Thiền học đặc biệt của nó. Một người vừa là Thiền sư, vừa là một bậc đế vương nắm giữ vận mệnh của đất nước, đó là 1 sự kiện hiện hữu trong lịch sử Thiền học mà chúng ta phải thấy bằng tất cả sự nghiêm cẩn.
Trên phương diện tư tưởng và hành trì: Trúc Lâm Yên Tử đã là phái Thiền quy kết, thống hợp được mọi trào lưu tư tưởng lưu lộ từ trước và đương thời, làm nổi bật được cái tính chất toàn thể và nhất quán trong truyền thống tư tưởng Việt Nam; dung hoà 1 cách vô cùng tốt đẹp giữa lý tưởng quốc gia và lý tưởng tôn giáo; giữa đời và đạo; giữa cá nhân và tập thể, hay nói cách khác giữa khát vọng của tâm linh mình với khát vọng chung của tập thể mà đời sống của Trần Thái Tông, người mở đường cũng như của Tam tổ đã là những thể hiện viên mãn. Từ đó, Thiền Trúc Lâm thực sự đã mở ra một con đường thích hợp cho hậu thế thấy đâu là cái ý nghĩa sống còn của cá nhân trong sự sống còn của tập thể. Đồng thời, Thiền Trúc Lâm với phương pháp Thiền Bái sám trong khi vẫn không chối bỏ Thiền Công án là một sắc thái đặc biệt khác, rất xứng đáng để được nhắc đến như một nội dung quan trọng của dũng Thiền này.
Mặt khác trên phương diện tín ngưỡng dân gian và trong lĩnh vực văn học, Thiền Trúc Lâm đã có những đóng góp khá lớn lao để xây dựng một nếp tín ngưỡng dân tộc, một phong thái bút pháp văn học đặc biệt, thích hợp với cái cảm quan đa diện và đời sống vốn khốn khó mọi bề của con người Việt Nam xưa.
Trên đây là những nội dung chủ đạo của Thiền Trúc Lâm và đó cũng là những đặc trưng của đạo Phật, của tinh thần dân tộc Việt Nam. Thế hệ trẻ ngày hụm nay muốn phỏt triển toàn diện thỡ cần phải bổ sung cho mỡnh những vốn liếng, những hiểu biết đầy đủ về cội nguồn dõn tộc thụng qua những vấn đề tớn ngưỡng như thế này.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Thời đại ngày nay, guồng quay chúng mặt của cơ chế thị trường đó luụn cuốn con người hối hả đi theo nhịp sống bon chen cơm ỏo. Nhưng khi về với quỏ khứ, về với lịch sự dõn tộc để tỡm hiểu những giỏ trị nhõn bản từ xa xưa ụng cha để lại thỡ sự hiện diện của ba vị sư tổ Trần Nhân Tông- Pháp Loa - Huyền Quang và khoảng hơn ba mươi năm hưng thịnh của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã trở thành một biểu tượng cao quý sang ngời lờn giá trị đạo đức, giỏ trị tinh thần cao đẹp của người Việt.
Trong đời sống văn húa: thứ nhất xột một chỳt về khớa cạnh văn húa vật thể, Thiền Trỳc Lõm Yờn Tử để lại dấu tích những ngôi chùa, tháp, am, đường, tùng, trúc, suối Giải Oan, vườn Ngự Dược, tượng đá An Kỳ Sinh, chùa Đồng trên đỉnh núi hợp thành một quần thể sống động giữa nơi non cao rừng thẳm. Chỉ nói riêng cái tên Trúc Lâm Yên Tử cũng đã khơi gợi được vẻ cổ kính và chiều sâu thế giới tâm linh trong lòng mỗi người dân đất Việt, là nơi tu hành giảng đạo của người xưa và là điểm du lịch- tham quan danh thắng của người hiện đại.
Một điều nữa về nguồn văn húa phi vật thể thỡ chính tác phẩm của ba vị sư tổ đó trở thành những giá trị tinh thần dân tộc, vừa là di sản tư tưởng nhân văn của ông cha vừa là những áng thơ vượt thời gian. Nhiều chuyên ngành khoa học xã hội như lịch sử tư tưởng, triết học, văn học, tôn giáo, ngôn ngữ…đều có thể tìm đến khai thác các văn bản này. Điều quan trọng hơn, sự ra đời Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã góp phần cổ vũ tinh thần nhõn dõn ta về khả năng phát triển những giá trị văn hoá bản địa, nội sinh trong lòng dân tộc. Đây cũng chính là sự đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh, tín ngưỡng của mỗi cộng đồng người ở từng thời đại, từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Có thể nói sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã tạo nên trường lực hấp dẫn mạnh mẽ, tạo đà thúc đẩy sự ra đời hàng trăm ngôi chùa lớn, nhiều tầng lớp tăng chúng cùng quy hướng theo một dòng tu hành in đậm sắc thái Phật giáo dân tộc. Bản thân hình tượng ba vị sư tổ cũng được tôn thờ nghệ thuật hoá thành tranh, tượng và nhân vật trong văn học viết cũng như truyền thuyết dân gian. Nhiều bài thuyết pháp, giảng đạo của các ông đồng thời cũng là những bài học đạo đức khuyên răn con người hướng thiện được lưu danh hậu thế đến với muôn dân, được khắc in và truyền dạy tư tưởng cho muụn đời noi theo.
Mặc dù đến hết triều Trần, Phật giáo không còn giữ được địa vị như giai đoạn trước song tinh thần Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã kịp chuyển hoá, thấm sâu trong đời số
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tu tuong.doc
- Tamp205N NG4317904NG TH7900 Camp218NG T7892 TIamp202N 7902 VI7878T NAM.doc