Mỗi sự vật đều có mặt chất và mặt lượng gắn bó hữu cơ với nhau.
Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉtình quy định khách quan vốn có của sự vật hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó và phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác.
Lượng là một phạm trù triết học dùng để tính quy định khách quan vốn có của sự vật về mặt quy mô, tốc độ, số lượng, các yếu tố kết cấu, trình độ
Mỗi sự vật, hiện tượng đều có nhiều thuộc tính, thuộc tính của sự vật, hiện tượng bộc lộ ra khi nó tác động qua lại với các sự vật ,hiện tượng khác .Trong số những thuộc tính của sự vật có những thuộc tính cơ bản đặc trưng cho chất của sự vật đó .Tổng hợp các thuộc tính của sự vật tạo thành chất của sự vật đó .
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5591 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Dùng cặp phạm trù nội dung – hình thức và quy luật chất – lượng để phân tích tình trạng dạy thêm và học thêm ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài tiểu luận: Dùng cặp phạm trù nội dung – hình thức và quy luật chất – lượng để phân tích tình trạng dạy thêm và học thêm ở nước ta hiện nay
A. phần mở đầu
Một đất nước có phát triển được hay không, không thể không coivấn đề giáo dụclàm nòng cốt. Con người sống ngoài sự sinh tồn dù là nguyên thuỷ cho tới khi mọi thứ dần phát triển thì nhu cầu hiểu biết và tiến lên là điều tất yếu. Muốn thế con người cần phải học hỏi, phải được tiếp nhận kiến thức. Nhưng một vấn đề đặt ra ở đây không chỉ đơn giảnô lệà một nền giáo dục với dúng nghĩa mà qua đây tác giả muốn đề cập tới một mặt của giáo dục đó là việc day và học thêm ở Việt Nam .Khi cầu cao thì ắt hẳn cung cung cũng phải thích nghi - đó là quy luật cung – cầu mà mọi người trong chúng ta ai cũng rõ, song thực tế cho thấy quy luật đó đã được thực hiện một cách “đúng đắn” ?
Chưa lúc nào vấn đề bằng cấp lại được xem trọng như hiện nay, từ vấn đề đó đã kéo theo nhiều hiện tượng tiêu cực. chẳng hạn, để có thể được làm một công việc gì đó trong một công ty, nhà máy thì bất kỳ người nào đó nhất thiết phải trình duyệt ít nhất một văn bằng. Cả khi người đó dù làm tốt công việc mà họ đang đảm nhiệm, muốn thăng chức, tăng lương thì bằng cấp vẫn là yếu tố cần và đủ để cân nhắc. Đó có thể cũng là một nguyên nhân sâu xa của việc phải làm thế nào để đáp ứng nhu cầu đó của xã hội. Và rồi họ đã học, cố gắng học, học ở trường chưa đủ, học ở nhà thôi cũng chưa đủ, họ phải học thêm ở nhà thầy, ở các trung tâm dạy thêm và cho rằng học càng nhiều như thế sẽ đảm bảo một tương lai cho mình. Nhưng thực tế không như chúng ta đã nghĩ, không phải cứ đi học thêm thì mới biết nhiêu kiến thức mà điều đó tuỳ thuộc vào ý thức và tính cần cù chăm chỉ của mỗi người. Từ nhu cầu cần đi học thêm nên mới đẻ ra nhiều trung tâm dạy thêm để đáp ứng nhu cầu đó, và từ đó cũng nảy sinh ra rất nhiều vấn đề khác .
B. phần nội dung
I. Cặp phạm trù nội dung – hình thức.
Lý thuyết
Nội dung là toàn bộ các mặt, yếu tố, quá trình, các tính chất, đặc điểm tạo nên sự vật.
Hình thức là phương thức tồn tại, là tổ chức kết cấu của nội dung, bao gồm cả vẻ bên ngoài sự vật.
Nội dung và hình thức bao giờ cũng là một thể thống nhất gắn bó với nhau, không có nội dung và hình thức tồn tại tách biệt nhau. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức có tính chất phong phú, nhiều vẻ. Một nội dung trong những điều kiện khác nhau có thể được thể hiện trong nhiều hình thức và ngược lại trong cùng một hình thức có thể có thể hiện những nội dung khác nhau. Ví dụ như nhìn vẻ bề ngoài của một con người không thể nói nên nhân cách của họ tốt hay xấu.
Trong quan hệ giữa nội dung và hình thức thì nội dung có vai trò quyết định, còn hình thức thúc đẩy nội dung phát triển khi nó phù hợp, nhưng cũng có thể hình thức kìm hãm sự phát triểncủa nội khi không còn phù hợp. Trong mối quan hệ giữa nội du ng và hình thức , nội dung thường biến đổi nhanh còn hình thức tương đối ổn định hơn. trong nhận thức phải chú ý sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, không được tách rời, tuyệt đối hoá một mặt, đặc biệt là đề phòng rơi vào chủ nghĩa hình thức. Nội dung quyết định hình thức, nên phải coi trọng nội dung trước đồng thời quan tâm đúng mức đến hình thức. Chẳng hạn, một giáo viên không chỉ có một giáo viên có tiếng là dạy giỏi thôi mà không truyền đạt hết kiến thức cho học sinh hiểu. Khi hình thức đã lạc hậu, mâu thuẫn với nôịi dung thì kiên quyết thay đổi hình thức đẻ tạo cho nội dung phát triển nhanh chóng, thuận lợi và ngược lại.
Vận dụng cặp phạm trù nội dung và hình thức để phân tích tình trạng dạy và học thêm ở nước ta.
Đất nước ta hiện nay đang trên đà phát triển, cuộc sống của người dân đã được nâng cao lên rất nhiều, khoa học kĩ thuật ngày càng cải tiến và hiện đại lên rất nhiều. Vì thế mà con người không ngừng học hỏi thêm để tiếp thu những khoa học kĩ thuật mới mà còn phát huy những cái cũ. Nền giáo dục đào tạo của nước ta bây giờ không chỉ dừng lại ở việc xoá mù chữ nữa mà làm sao phải cho thế hệ tương lai học cao hiểu rộng, hiọc một biết mười để mỏ mang kiến thức và đảm bảo cho tương lai sau này. Từ những mong muốn đó mà các bậc phụ huynh học sinhđã cố gắng hết mình để tạo diều kiện tốt nhất cho con em mình được đến trường tiếp thu những kiến thức quý báu, nhưng đối với một số phụ huynh và học sinh thì tiếp thu những kiến thức ở trường là vẫn chưa đủ, họ đòi hỏi phải có những kiến thức cao hơn cả ở trường để con em mình giỏi giang hơn. Chính vì thế mà nảy ra nhu cầu học thêm, mà đã có cung ắt phải có cầu nên họ đua nhau mở những trung tâm dạy thêm để đáp ứng nhu cầu của “thượng đế”.
Một vấn đề bao giờ cũng có hai mặt: mặt tốt và mặt xấu. Có những thầy cô xuất phát từ mong muốn cho học sinh của mình nắm được kiến thức vững vàng hơn đã mở lớp dạy thêm để giúp các em trong quá trình học tập. Nhưng có không ít người, lợi dụng vào đó mà mở những lớp, những trung tâm dạy thêm để kiếm tiền đó là hình thức tốt nhưng nội dung thì không tốt. Có những lớp thầy cô dậy những kiến thức quá cao siêu mà học sinh không thể hiểu nổi, cái cơ bản còn chưa nắm vững được nói chi đến cái cao siêu. Có những học sinh mặc dù học không hiểu nhưng vẫn lao vào học, học để lấy cái hình thức, lấy cái danh là chăm chỉ, cũng có khi đi học thêm để yên tâm hơn.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay không ít người tỏ ra quan tâm đến hình thức mà quên nội dung, ở thời đại nào thì nội dung cũng quyết định hình thức. Học sinh đua nhau đi học thêm, họ học trước trương trình, học nâng nên những cái mới mà không để ý rằng kiến thức mặt bằng của mình chưa hiểu kĩ thì làm sao có thể hiểu nổi những cái mới cao siêu hơn, và còn rất nhiều lí do nữa để họ đi học thêm. Theo như báo Tuổi Trẻ số ra ngày 15/5/2004 thống kê: ở thành phố Hồ Chí Minh có trên 80% học sinh các lớp 8,9,10,11,12 đi học thêm, nhất là ở các lớp cuối cấp là lớp 9 và lớp 12.
Ngày nay có những người chỉ quan tâm đến tiền mở ra những lò luyện chỉ là hình thức, lấy tên những thầy cô giáo nổi tiếng ở trường nọ, trường kia đến dậy để thu học phí của học sinh nhưng đến khi học sinh đi học mới thấy rõ nội dung của những lớp luyện ấy. học sinh đi luyện thi phải ngồi vào một lớp có mấy trăm học sinh, lớp học rất đông đúc và ngột ngạt, mỗi bàn có từ 7 đến 8 học sinh ngồi chen chúc nhau, mỗi người ngồi chỉ để đủ một quyển vở trên bàn. Trong tình trạng học hành như thế thì thử hỏi làm sao học sinh có thể tiếp thu nổi kiến thức. Càng gần đến mùa thi thì các lớp luyện thi lại mọc lên nhan nhản và học sinh cũng đổ xô đi học. Các thế hệ đi trước chúng ta sinh ra vào thời đất nước còn nghèo nàn không có điều kiện đi học thêm mà họ vẫn học giỏi, không có học sinh nào là dốt mà chỉ có học sinh lười suy nghĩ, không đào sâu suy nghĩ.
Đã có rất nhiều thầy cô giáo ưu tú nhận được huân huy chương lao động của nhà nước vì những gì mà họ đã cống hiến cho đất nước, tận tình vì những học sinh thân yêu của mình mong mỏi thế hệ trẻ ngày nay phải hơn hẳn thế hệ đi trước làm cho đất nước ta ngày càng lớn mạnh.
Quy luật chất – lượng.
Lý thuyết
Mỗi sự vật đều có mặt chất và mặt lượng gắn bó hữu cơ với nhau.
Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉtình quy định khách quan vốn có của sự vật hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó và phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác.
Lượng là một phạm trù triết học dùng để tính quy định khách quan vốn có của sự vật về mặt quy mô, tốc độ, số lượng, các yếu tố kết cấu, trình độ…
Mỗi sự vật, hiện tượng đều có nhiều thuộc tính, thuộc tính của sự vật, hiện tượng bộc lộ ra khi nó tác động qua lại với các sự vật ,hiện tượng khác .Trong số những thuộc tính của sự vật có những thuộc tính cơ bản đặc trưng cho chất của sự vật đó .Tổng hợp các thuộc tính của sự vật tạo thành chất của sự vật đó .
Chất có tính khách quan gắn với một sự vật ,hiện tượng xác định (tính quy định ).Chất không tồn tại thuần tuý ,chỉ có sự vâtj có chát mới tồn tại .Ví dụ người ta phân biệt được nước khác rượu ,khác dầu ,…vì chúng khác nhau về chất .
Lượng của sự vật cũng có tính khách quan .
sự khác nhau giữa lượng với chất không hoàn toàn làm rõ được sự khác nhau giữa sự vật này với sự vật khác .Ví dụ ,biết hai cá nhân có cùng chiều cao ,cùng cân nặng ,cũng không xác định được nhân cách của hai cá nhân đó có giống nhau hay không ?Tuy nhiên sự phân biệt giữa chất và lượng cũng chỉ có ý nghĩa tương đối .
Các thuộc tính về lượng có hai loại:
-Một loại có thể xác định được bằng định lượng ,cân đo đong đếm được .
-Một loại không thể xác định được bằng định lượng mà phải xác định bằng định tính .Ví dụ ,không đo trực tiếp giá trị của hàng hoá ,không đo được lòng tốt …
Vận dụng quy luật chất – lượng để phân tích tình trạng dạy và học thêm hiện nay.
Trong thế giới của sự phát triển ngày càng cao ,thì nhu cầu về trình độ là không ngừng phát triển .Khoa học công nghệ càng phát triển đồng nghĩa với khả năng tiếp nhận càng phải tiến lên .Xuất phát từ thực tế đó ,mà mỗi cá nhân trong xã hội ngày nay phải cố tìm cho mình một cách tiếp nhận tri thức sao cho đầy đủ nhất .Đại đa số người dân cho rằng những buổi học trên lớp là không thể đáp ứng khối lượng kiến thức cần thiết ,do đó cá nhân học sinh hay các bậc phụ huynh đã tìm cho mình một giải pháp đó là phải học thêm .Những gia đình có thuận lợi một chút về kinh tế thì thuê gia sư để dạy tại nhà ,số còn lại theo học tại những trung tâm hoặc của tư nhân mở hoặc của một số tổ chức nào đó .Tuy nhiên ,trong số đó không phải ai cũng xuất phát từ mong muốn học thêm để có thêm kiến thức mà đó chẳng qua là một cách đua đòi của một số kẻ lắm tiền nhưng chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc học .Có cung ắt sẽ có cầu ,đó là điều hiển nhiên .Học sinh đổ xô đi học thêm ,phụ huynh ra sức hưởng ứng nếu không muốn nói đó còn là mong muốn của họ .Một điều tất nhiên ,học nhiều thì sẽ hiểu biết nhiều nhưng đó là khi một ai đó học một cách nghiêm túc,chứ việc học thật nhiều không mang nghĩa là sẽ giỏi.Vậy trong tình trạng học thêm và dạy thêm ở nước ta hiện nay có được xem là tối cần thiết ?Em nghĩ là có,song không phải như mọi người vẫn làm như hiện nay .Ai đó đã nói rằng ,càng học ta càng thấy như chưa biết gì ,đó chẳng qua chỉ sự rộng lớn của kiến thức mà nhân loại dù có cố đến mấy cũng khó đi đến tận cùng .Cho nên bản thân của việc dạy thêm cho những người muốn học thêm là không sai. Nhưng hình thức dậy và học thêm như thế nào để đạt được chất và lượng tốt nhất, trong nhận thức muốn có sự thay đổi căn bản về chất tất nhiên phải kiên trì tích luỹ về lượng. Ông cha ta đã từng nói: “năng nhặt chặt bị” và “có công mài sắt có ngày nên kim” ở trong học tập cũng vậy, nhưng cứ chăm chỉ mà không để ý rằng mình để hổng kiến thức thì có “nhặt” nữa cũng chỉ thế thôi một khi cái “bị” đã bị thủng. Vì thế cần phải thay đổi về chất và cũng phải biến đổi về lượng của việc dạy và học.
C. Phần kết thúc
Dù là thời nào thì việc dạy và học vẫn luôn là hai việc không thể tách rời ,ví như người nói phải có kẻ nghe và trong phạm vi một bài tiểu luận em chỉ có thể có một vài suy nghĩ về vấn đề dạy và học thêm ở nước ta hiện nay.Ngoài những lợi ích việc đó mang lại không thể phủ nhận rằng sâu xa trong đó là những tiềm ẩn của sự tiêu cực ,và với tất cả những điều em đã nêu trên hy vọng một phần nào đó nói lên được thực trạng đang khá phổ biến trong ngành giáo dục của ta hiện nay .Nếu tình trạng đó vẫn tiếp diễn sẽ là phản tác dụng cho những nhu cầu tiến lên hội nhập bằng con đường tri thức .Do đó em cho rằng ,mỗi chúng ta nên nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề học thêm và dạy thêm để vừa không bị xem là tụt hậu mà cũng không quá lãng phí thời gian và tiền của khi việc làm đó là không thật sự cần thiết .
Các tài liệu tham khảo
Báo giáo dục và thời đại
Báo Hoa Học Trò số 497 ra ngày 17 - 6 – 2004
Báo Thanh Niên ra ngày 15 – 5 – 2004
Giáo trình triết học Mác – Lênin
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 60014.DOC