MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Mục đích nghiên cứu 5
3. Mục tiêu nghiên cứu 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 5
II. NỘI DUNG 6
Chương I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ FDI 6
1.1. Khái niệm 6
1.2. Các hình thức của đầu tư trực tiếp 6
1.2.1. Xét theo động cơ đầu tư 6
1.2.2. Xét theo hình thức đầu tư 7
1.3. Đặc điểm của hình thức đầu tư trực tiếp 7
1.4. Ưu và nhược điểm của hình thức đầu tư trực tiếp 8
1.4.1. Ưu điểm 8
1.4.1.1. Về phía chủ đầu tư nước ngoài 8
1.4.1.2. Về phía nước tiếp nhận đầu tư trực tiếp: 8
1.4.2. Hạn chế 9
1.5. Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với hoạt động FDI 9
1.5.1. Tác động thuận lợi đến hoạt động FDI 9
1.5.2. Tác động không thuận lợi của quá trình hội nhập đối với hoạt động FDI 10
1.6. Các hình thức FDI cơ bản ở Việt Nam. 11
1.6.1. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh 11
1.6.1.1. Khái niệm 11
1.6.1.2. Nội dung 11
1.6.1.3. Vấn đề điều hành hoạt động, hợp tác kinh doanh 12
1.6.2. Hình thức doanh nghiệp liên doanh 13
1.6.2.1. Khái niệm 13
1.6.2.2. Các cách thức hình thành doanh nghiệp liên doanh 13
1.6.2.3. Hình thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp liên doanh 13
1.6.2.4. Vấn đề góp vốn của liên doanh 13
1.6.2.5. Vấn đề quản trị doanh nghiệp liên doanh 14
1.6.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: 15
1.6.3.1. Khái niệm: 15
1.6.3.2. Hình thức tổ chức hoạt động 15
1.6.3.3. Vốn pháp định của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. 15
1.6.3.4. Bộ máy quản lý 15
Chương II: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NUỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 1986 – 2010 16
2.1. Vốn đầu tư trực tiếp FDI 16
2.1.1. Quy mô thu hút vốn 16
2.1.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI 22
2.2. Vai trò của FDI đối với Việt Nam 27
2.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 27
2.2.2. Tiến bộ xã hội 29
2.2.3. Môi trường 29
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 31
III. KẾT LUẬN 35
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
V. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 37
37 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3372 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận FDI trong công nghiệp Việt Nam từ 1986 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nghiệp liên doanh
- Doanh nghiệp việt nam và doanh nghiệp hoặc cá nhân nước ngoài (có thể nhiều bên).
- Doanh nghiệp liên doanh đã được thành lập ở Việt Nam với:
Nhà đầu tư nước ngoài.
Doanh nghiệp Việt Nam.
Cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học đáp ứng các điều kiện do chính phủ quy định.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
- Doanh nghiệp liên doanh được thành lập trên cơ sở hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước khác.
Hình thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp liên doanh
Công ty trách nhiệm hữu hạn pháp nhân việt nam.
- Công ty cổ phần pháp nhân Việt Nam.
Vấn đề góp vốn của liên doanh
Vốn pháp định:
Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp nhận.
- Tỷ lệ góp vốn của bên hoặc các bên liên doanh nước ngoài do các bên liên doanh thỏa thuận, nhưng không được thấp hơn 30% vốn pháp định của doanh nghiệp. căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, công nghệ, thị trường, hiệu quả kinh doanh và các lợi ích kinh tế - xã hội khác của dự án, cơ quan cấp giấy phép đầu tư có thể xem xét cho phép bên liên doanh nước ngoài có tỷ lệ góp vốn thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn pháp định.
Trường hợp thành lập doanh nghiệp liên doanh mới, tỷ lệ góp vốn pháp định của các nhà đầu tư nước ngoài phải bảo đảm điều kiện nêu trên .
- Đối với những dự án quan trọng theo quy định của chính phủ, khi ký kết hợp đồng kinh doanh, các bên liên doanh thỏa thuận việc tăng tỷ lệ góp vốn của bên việt nam trong vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh
Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất:
Việc góp vốn pháp định bằng giá trị quyền sử dụng đất của bên việt nam do các bên liên doanh thỏa thuận trên cở mức giá tiền thuê đất được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trong khung giá do Bộ Tài chính ban hành.
1.6.2.5. Vấn đề quản trị doanh nghiệp liên doanh
Hội đồng quản trị:
- Số thành viên do các bên tham gia quyết định.
- Nhiệm kỳ hội đồng quản trị không quá 5 năm.
- Trong trường hợp thành lập doanh nghiệp liên doanh mới, bên doanh nghiệp liên doanh đang hoạt động có ít nhất 2 thành viên trong hội đồng quản trị và trong đó có ít nhất 1 thành viên là công dân Việt Nam đại diện cho bên liên doanh Việt Nam.
Tổng giám đốc doanh nghiệp liên doanh:
Tổng giám đốc hay phó tổng giám đốc thứ nhất là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài:
Khái niệm:
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản
và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại việt nam được hợp tác với nhau và/ hoặc với nhà đầu tư nước ngoài để thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài mới tại Việt Nam.
Hình thức tổ chức hoạt động
- Công ty trách nhiệm hữu hạn pháp nhân Việt Nam.
- Công ty cổ phần pháp nhân Việt Nam.
Vốn pháp định của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Vốn pháp định của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận.
Bộ máy quản lý
Việc thành lập bộ máy quản lý và cử nhân sự của doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài quyết định.
Chương II: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NUỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 1986 – 2010
Vốn đầu tư trực tiếp FDI
Quy mô thu hút vốn
Tính từ năm 1988 - 2007 cả nước có hơn 9.500 dự án đầu tư nước ngoài(ĐTNN)được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm). Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện có 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 83,1 tỷ USD. Thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” ĐTNN tại Việt Nam (có thể coi như là “làn sóng ĐTNN” đầu tiên vào Việt Nam) với 1.781 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷ USD. Tuy nhiên trong 3 năm 1997-1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ USD; nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước (năm 1998 chỉ bằng 81,8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998), chủ yếu là các dự án có quy mô vốn vừa và nhỏ, nguyên nhân chính là do các nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 2000 đến 2008 có thể thấy quy mô thu hút vốn FDI của VN ngày càng nhiều được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Nguồn: tổng hợp từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư năm2008
Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,01 tỷ USD, tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 1.51 tỷ USD), giảm 6% so với năm 2002. Và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước; năm 2005 tăng 50,8%; năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với năm 1996, năm cao nhất của thời kỳ trước khủng hoảng.
Trong tháng 12/2008, cả nước có 112 dự án ĐTNN được cấp phép mới với tổng số vốn dăng ký 1254 triệu USD, nâng tổng số dự án cấp phép từ đầu năm đến 19/12/2008 lên 1171 dự án với tổng số vốn đăng ký 60,01 tỷ USD, giảm 24,2% về số dự án nhưng gấp 3,2 lần về vốn đăng ký so với năm 2007. Nếu tính cả 3,7 tỷ USD vốn đăng ký tăng thêm của 331 dự án được cấp phép từ các năm trước thì năm 2008 cả nước đã thu hút được 64 tỷ USD vốn đăng ký, gấp 3 lần năm 2007, đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Trong 10 tháng đầu năm 2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 18,926 tỷ USD, bằng 27,1% so với cùng kỳ 2008.
Có thể nhận thấy thời kỳ 1998 - 2007, các dự án đầu tư vào các ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn cả về số dự án lẫn vốn đầu tư 35,8%, tiếp đó là các lĩnh vực khách sạn, khu đô thị, văn phòng chiếm tỷ trọng 22,3%; các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm và nông nghiệp chiếm 26, 2%. Có thể thấy 10 tháng đầu năm 2008, ngành công nghiệp nặng và dầu khí lại thu hút nhiều FDI, tiếp theo là khách sạn, văn phòng và căn hộ; cuối cùng công nghiệp nhẹ và nông nghiệp là ngành có quy mô thu hút vốn thấp nhất.
Trong giai đoạn năm 2008, mặc dù, vốn FDI chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản, song trên thực tế kết quả thu hút vốn FDI trong 11 tháng đầu năm 2008 cho thấy, vốn đăng ký cấp mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, với 512 dự án với tổng vốn đăng ký 32,5 tỷ USD, chiếm 53,7% về số dự án và 55,7% về vốn đầu tư đăng ký, lĩnh vực dịch vụ có 400 dự án với tổng vốn đăng ký 25,5 tỷ USD, chiếm 42% về số dự án và 43,9% về vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông - lâm - ngư. Bên cạnh đó, cơ cấu đầu tư đã chuyển dịch dần sang lĩnh vực dịch vụ với sự xuất hiện của một số dự án quy mô lớn trong lĩnh vực bất động sản, cảng biển. Hiện nay, FDI chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các ngành công nghiệp chủ đạo của Việt Nam, cụ thể là 42% công nghiệp giầy da, 25% trong may mặc và 84% trong điện tử, máy tính và các linh kiện. FDI chiếm 100% về khai thác dầu, sản xuất ô tô, máy giặt, tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ, thiết bị văn phòng, …FDI cũng chiếm 60% sản lượng thép tấm, 28% xi măng, 33% sản phẩm điện/điện tử, 76% thiết bị y tế.
Thế nhưng, lượng vốn FDI đã sụt giảm ngay trong tháng đầu tiên của năm 2009. Cả quý I/2009 tổng vốn FDI cam kết mới chỉ 6 tỷ USD và sau 2 quý mới chỉ đạt 8,7 tỷ USD cam kết và 4 tỷ USD giải ngân.
Nguồn:
Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch & Đầu tư năm 2008
Tuy nhiên, với những nỗ lực vận động xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính của các ngành các cấp, đến cuối năm 2009, tổng vốn FDI thu hút mới đã vươn lên con số 21,482 tỷ USD (bao gồm cả cấp mơi và tăng thêm vốn) với sự tham gia của 43 nhà đầu tư các nước, vùng lãnh thổ mà đứng đầu là Hoa Kỳ.
Mặc dù vốn đăng ký giảm mạnh nhưng vốn thực hiện trong năm 2009 vẫn
duy trì ở mức khá. Tốc độ giải ngân 10 tỷ USD đã khiến cho khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện được giảm bớt. Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, tuy FDI năm 2009 đạt thấp nhưng vẫn là con số cao trong bối cảnh khủng hoảng, suy giảm nguồn FDI thế giới và cạnh tranh gay gắt. Đáng lưu ý, kết quả này còn vượt hơn cả chỉ tiêu dự kiến của năm 2009 với con số hàng tỷ USD (Chỉ tiêu dự kiến là 20 tỷ USD cam kết, 8 tỷ USD giải ngân).
Hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực FDI cũng đã nhanh chóng phục hồi, góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam vượt qua đáy suy giảm, duy trì tăng trưởng dương với tốc tộ tăng 5,32% so với năm trước. Đặc biệt trong khi cả nước nhập siêu 12 tỷ USD thì khu vực FDI xuất siêu 5,03 tỷ USD.Bộ KHĐT cho biết xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu khí) năm 2009 đạt 29,9 tỷ USD, bằng 86,6 % so với năm 2008 và chiếm 52,7 % tổng xuất khẩu cả nước.Nếu không tính dầu thô, khu vực FDI xuất khẩu 23,6 tỷ USD, chiếm 41,7 % tổng xuất khẩu và bằng 98% so với năm 2008.Nhập khẩu của khu vực FDI năm 2009 đạt 24,8 tỷ USD, bằng 89,2% so với năm 2008 và chiếm 36,1% tổng nhập khẩu cả nước.
Tuy nhiên, xu hướng sau khủng hoảng của các nhà đầu tư nước ngoài là cơ cấu lại và điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Điều này sẽ ảnh hưởng tới các dự án đang được triển khai thực hiện và cả các dự án đang trong quá trình đàm phán.
Cơ cấu FDI vào Việt nam trong năm 2009 đã cho thấy một sự chuyển dịch rõ nét khi mà lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống trở thành lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với 8,8 tỷ USD cam kết.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vốn là lĩnh vực có có quy mô vốn FDI đăng ký lớn nhưng lại đứng thứ ba trong năm 2009 với 2,97 tỷ USD.
Các chuyên gia cảnh báo cần theo sát các động thái phát triển để có các phản ứng chính sách nhanh nhạy và phù hợp nhằm tận dụng các thời cơ mới xuất hiện; đồng thời có giải pháp khắc phục các khó khăn mới nảy sinh để thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.
Theo các nhận định gần đây, đà phục hồi của nền kinh tế thế giới trong năm 2010 sẽ mạnh hơn so với năm 2009.Luồng vốn FDI sẽ phục hồi trong ngắn hạn khi mà các nhà đầu tư ngày một lạc quan hơn về khả năng phục hồi và phát triển của nền kinh tế trong trung và dài hạn; các doanh nghiệp cũng tin tưởng hơn về khả năng vượt qua khủng hoảng và tận dụng đà tăng trưởng của mình. Tiến sĩ Lê Đình Ân, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội Quốc gia cho rằng mức độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, hiệu quả của các chính sách cứu trợ của các quốc gia trước sự khủng hoảng, sự phục hồi và ổn định hệ thống tài chính, năng lực của các công ty xuyên quốc gia, đặc biệt tại các nền kinh tế mới nổi... sẽ quyết định mức độ phục hồi dòng vốn FDI trong thời gian tới.
Với xu thế phục hồi này, Việt Nam được đánh giá là có nhiều triển vọng để nâng cao nguồn FDI. Kết quả nghiên cứu mới nhất của tổ chức UNCTAD cho thấy, Việt Nam nằm trong 15 nước được đánh giá cao về môi trường đầu tư và là điểm hấp dẫn cho FDI trong năm 2010.
Các chính sách của Chính phủ Việt Nam về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi hoạt động các tổng công ty, tập đoàn đặc biệt là thông qua việc bán một số doanh nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài... cũng sẽ tạo dòng cho vốn FDI chảy mạnh vào Việt Nam.
Mặc dù khủng hoảng kinh tế vừa qua là nguyên nhân chính dẫn đến FDI vào Việt Nam giảm mạnh, nhưng theo các chuyên gia kinh tế, còn có nguyên nhân từ những tồn tại yếu kém của nền kinh tế Việt Nam như sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật; chính sách về đầu tư, thủ tục vẫn còn rườm rà; hạ tầng cơ sở yếu; chi phí đầu vào còn ở mức cao; thiếu hụt nguồn nhân lực có đào tạo; công tác xúc tiến đầu thiếu tính chuyên nghiệp...
Các chuyên gia cho rằng những yếu kém trong nội tại vẫn là những rào cản làm hạn chế luồng vốn FDI. Đây chính là các vấn đề cần tập trung giải pháp xử lý trong thời gian tới.
Như vậy, trong những năm gần đây tình hình đầu tư nước ngoài ngày càng gia tăng cả về số lượng dự án lẫn qui mô vốn đầu tư cho dự án. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng ngày càng thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, số dự án đầu tư và số vốn đầu tư FDI gia tăng theo từng năm.
Tính đến năm 2008 có 80 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào VN, trong đó
các nước châu Á chiếm 68% số dự án, các nước EU chiếm 16,2 và các nước châu Mỹ chiếm 11%. Năm 2007 là năm thứ 2 liên tiếp, Hàn Quốc giữ vị trí nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam với 1.837 dự án, tổng vốn đăng ký trên 13,5 tỷ USD; tiếp đến lần lượt là Singgapo, Đài Loan và Nhật Bản. Những quốc gia này đồng thời cũng là những quốc gia có số vốn thực hiện lớn nhất, chiếm tới 91% tổng số vốn thực hiện của cả nước.
Cơ cấu vốn đầu tư cho vùng lãnh thổ cũng đã từng bước phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế. Những năm đầu các nguồn vốn đầu tư tập trung nhiều vào các tỉnh phí nam như: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu,... thì hiện nay nguồn FDI có sự phân bố tương đối đồng đều giữa các vùng tập trung chủ yếu vào các khu vực kinh tế trọng điểm như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Các tỉnh phía Nam thu hút được khoảng 73% số dự án được cấp phép và 60% tổng vốn đăng ký, trong khi đó các tỉnh phía Bắc chiếm 19,4 % trên số dự án được cấp phép và 26,4% vốn đăng ký. Hiện nay, ĐTNN đã có mặt ở 63 tỉnh thành phố trong cả nước, trong đó thành phố Hồ Chí Minh vẫn là nơi tu hút nhiều nhà ĐTNN nhất với trên 3.000 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký 26,9 tỷ USD, chiếm 29% tổng số dự án và 16,4% tổng vốn đăng ký của cả nước. Bà Rịa - Vũng tàu đang vươn lên rất sát với thành phố HCM với quy mô vốn đăng ký 23,3 tỷ USD, chiếm 14,2% tổng vốn đăng ký của các nước. Tiếp theo lần lượt là Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Ninh Thuận, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Phú Yên và Hải Phòng. 10 tỉnh, thành phố thu hút ĐTNN lớn nhất này đã chiếm tới 79% tổng vốn đăng ký của cả nước. 53 tỉnh thành còn lại chỉ chiếm 21% tổng vốn đăng ký.
Sau 3 năm gia nhập WTO, có thể khẳng định FDI là một trong những điểm sáng nhất của bức tranh kinh tế Việt Nam.Trong quá trình gia nhập WTO , Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc đòi hỏi của tổ chức này như minh bạch hóa chính sách, hoàn thiện và cải cách hành chính…từ đó đã tạo lập được môi trường kinh doanh có sức hấp dân đối với các nhà đầu tư quốc tế.
Như vậy, giai đoạn 2000 - 2009 có thể xem là " bùng nổ " đầu tư nước ngoài tại VN, đặc biệt là năm 2008, với số vốn đăng ký kỷ lục sẽ tạo làn sóng ĐTNN lần thứ hai vào VN.
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI
Kể từ sau khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, xu hướng dòng vốn FDI vào VN tiếp tục phục hồi và tăng trưởng. Các vùng trọng điểm kinh tế vẫn là đầu tàu trong việc thu hút vốn ĐTNN, làm động lực phát triển kinh tế của nước ta, tạo sức lan tỏa của ĐTNN sang những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
*Về quy mô dự án:
Qua các thời kỳ, quy mô dự án ĐTNN có sự biến động thể hiện khả năng tài chính cũng như sự quan tâm của các nhà ĐTNN đối với môi trường đầu tư Việt Nam. Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án ĐTNN tăng dần qua các giai đoạn, tuy có “trầm lắng” trong vài năm sau khủng hoảng tài chính khu vực 1997. Thời kỳ 1988-1990 quy mô vốn đầu tư đăng ký bình quân đạt 7,5 triệu USD/dự án/năm. Từ mức quy mô vốn đăng ký bình quân của một dự án đạt 11,6 triệu USD trong giai đoạn 1991-1995 đã tăng lên 12,3 triệu USD/dự án trong 5 năm 1996-2000. Trong 2 năm 2006 và 2007, quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án đều ở mức 14,4 triệu USD, cho thấy số dự án có quy mô lớn đã tăng lên so với thời kỳ trước, thể hiện qua sự quan tâm của một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào một số dự án lớn (Intel, Panasonic, Honhai, Compal, Piaggio....).
Nếu trong giai đoạn 20 năm trước đó (1988 - 2007), vốn FDI thực hiện đạt 42% tỷ USD, tức là tính trung bình chỉ giải ngân được 2,15 tỷ USD/năm, thì giải ngân trong năm 2008 đã bằng 26,7% tổng số vốn giải ngân 20 năm trước đó. Từ đây có thể nhận thấy, tỷ lệ vốn FDI thực hiện được so với cam kết cao hơn những năm qua và có thể đạt được mục tiêu đề ra trong năm 2009.
Qua các thời kỳ, định hướng thu hút ĐTNN lĩnh vực công nghiệp- xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử... Đây cũng chính là các dự án có khả năng tạo giá trị gia tăng cao và Việt Nam có lợi thế so sánh khi thu hút ĐTNN. Nhờ vậy, cho đến nay các dự án ĐTNN thuộc các lĩnh vực nêu trên (thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm điện và điện tử, sản xuất sắt thép, sản xuất hàng dệt may...) vẫn giữ vai trò quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và tạo nhiều việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động trực tiếp. Cơ cấu đầu tư có chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, lọc dầu và công nghệ thông tin (IT). Và hầu hết các dự án ĐTNN này sử dụng thiết bị hiện đại xấp xỉ 100% và tự động hoá đạt 100% cho sản lượng, năng suất, chất lượng cao, do đó có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu giá trị của toàn ngành.
Tính đến hết năm 2007, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất với 5.745 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 50 tỷ USD, chiếm 66,8% về số dự án, 61% tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện.
STT
Chuyên ngành
Số dự án
Vốn đầu tư (USD)
Vốn thực hiện (USD)
1
CN dầu khí
38
3,861,511,815
5,148,473,303
2
CN nhẹ
2,542
13,268,720,908
3,639,419,314
3
CN nặng
2,404
23,976,819,332
7,049,365,865
4
CN thực phẩm
310
3,621,835,550
2,058,406,260
5
Xây dựng
451
5,301,060,927
2,146,923,027
Tổng số
5,745
50,029,948,532
20,042,587,769
Nguồn: tổng hợp từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính
Trong năm 2007 tuy vốn đầu tư đăng ký tiếp tục tập trung vào lĩnh vực công nghiệp (50,6%), nhưng đã có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước, tăng 16,5% so với năm 2006 (31,19%) với nhiều dự án xây dựng cảng biển, kinh doanh bất động sản, xây dựng khu vui chơi, giải trí…
Năm 2008, tổng doanh thu của khối các doanh nghiệp FDI trong năm 2008 lên đến 50,55 tỷ USD, tăng 24,4% so với năm 2007. Trong đó, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI năm 2008 đạt 24,465 tỷ USD, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Cũng trong năm nay, khối doanh nghiệp này đã tạo ra trên 200 nghìn việc làm mới trong tổng số 1,615 triệu việc làm mới tạo được của cả nước, nâng tổng số lao động làm việc trong các dự án FDI lên 1,467 triệu người, góp phần giải quyết vấn đề công ăn việc làm vốn đang rất nóng bỏng của Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp vào ngân sách nhà nước 1,982 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm 2007. Trong 5 tháng đầu năm 2009, cả nước đã thu hút thêm hơn 2,412 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký mới, bao gồm cả vốn bổ sung của những dự án cũ. Trong đó, riêng phần mới cấp phép có 281 dự án, với tổng vốn đăng ký trên 2 tỷ USD, tăng 8,5% về số dự án và tăng 19,5% về vốn so với cùng kỳ năm trước. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 74,3% số dự án và 66,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; lĩnh vực dịch vụ chiếm tương ứng là 21,1% và 33,4%; phần còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-thuỷ sản. Đáng chú ý là, trong số dự án mới cấp phép không chỉ có một số dự án có quy mô vốn đầu tư lớn, mà còn gắn liền với việc sẽ chuyển giao công nghệ cao, như Tập đoàn Intel 605 triệu USD, Công ty Tây Hồ Tây 314 triệu USD, Winvest Investment 300 triệu USD, Công ty Panasonic Communication 76,36 triệu USD, Công ty Kho xăng dầu Vân Phong 60 triệu USD…
Từ sản xuất cao su, nhựa, linh kiện và thiết bị điện tử, linh kiện ô tô, xi- măng đến các ngành giày dép, đồ chơi trẻ em, nến thơm…đều có sự tăng trưởng đáng kể. Trong đó, riêng các doanh nghiệp FDI trong các KCN có doanh thu tăng 54% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu xuất khẩu tăng tới 85%. Ông Mai Xuân Hòa, Phó trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cho biết, ngay từ đầu năm, các doanh nghiệp FDI trong các KCN đã tăng tuyển dụng lao động đón đầu sự phục hồi kinh tế. Đến nay, nhiều doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn tăng trưởng rất cao như Yazaki, Pioneer, Toyota Gosei…Ngay cả một số doanh nghiệp nhỏ như Hilex, J.K.C, Syntec, Sougou…cũng có sự phục hồi mạnh, tuyển dụng thêm nhiều lao động.
Ngành giày dép sau nhiều năm “liêu xiêu” vì vụ áp thuế chống bán phá giá giày mũ da của EU lại tiếp đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có lúc đứng trước nguy cơ phá sản, nay cũng bắt đầu phục hồi. Các đơn hàng tăng lên và doanh nghiệp tăng tuyển dụng lao động để đáp ứng yêu cầu sản xuất. Các ngành khác như xi măng (Chinfon) vẫn sản xuất ổn định, tăng trưởng khá và đóng góp cho ngân sách cao. Ngoài ra, hơn chục dự án FDI mới đi vào hoạt động, góp phần làm tăng thêm 200 tỷ đồng giá trị sản xuất công nghiệp cho khối này. Trong đó, dự án nhà máy sản xuất tua-bin sức gió của Tập đoàn GE (Mỹ) trong KCN Nomura (xuất xưởng lô hàng đầu tiên vào tháng 5 vừa qua), dự kiến, sẽ khánh thành vào ngày 15-10 tới.
Một vài ngành sản xuất có sự sụt giảm nhẹ như ngành sản xuất thép giảm 4,1% do một số nhà máy tạm dừng lò để bảo dưỡng; sản xuất sản phẩm từ kim loại giảm 35,6%; chế biến gỗ giảm 2,5% do thiếu đầu vào.
Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong tháng 7 vừa qua, cả nước có thêm 95 dự án FDI mới được cấp phép với tổng số vốn hơn 508 triệu USD. Tính cả các dự án tăng vốn, tổng lượng vốn FDI được đăng ký mới trong tháng 7 đạt 698 triệu USD. Như vậy, tổng số dự án FDI đăng ký cấp mới và tăng vốn trong 7 tháng qua đã đạt 670 dự án với tổng số vốn đạt hơn 9,1 tỷ USD, chỉ bằng 68,2% cùng kỳ năm năm ngoái. Con số này còn cách khá xa mục tiêu thu hút vốn FDI năm nay là khoảng 22-25 tỷ USD. Theo các chuyên gia kinh tế, trong điều kiện kinh tế thế giới còn khó khăn thì việc các luồng vốn FDI giảm sút là điều không đáng lo ngại. Vấn đề quan trọng là liệu nước ta còn có lợi thế và các lĩnh vực tiềm năng hấp dẫn các luồng vốn FDI hay không?
Nguồn vốn FDI đăng ký mới đang giảm tốc trong những tháng gần đây: từ khoảng 1,5 tỷ USD trong tháng 5, xuống còn trên 800 triệu USD trong tháng 6 và tiếp tục thể hiện trong tháng 7 này.Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/7, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân đã tăng thêm 1 tỷ USD so với con số tại báo trước và đạt 6,4 tỷ USD. Như vậy, bình quân mỗi tháng của năm 2010, giải ngân FDI vẫn đạt trên 900 triệu USD.Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng vốn FDI giải ngân so với cùng kỳ năm ngoái đã giảm dần trong 3 tháng trở lại đây, từ mức tăng 7,1% trong tháng 4 xuống còn tăng 6% trong tháng 6, và tháng này chỉ còn tăng 1,6%.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm khu vực FDI đã đạt 20,674 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ. Nếu không kể dầu thô, khối này đạt kim ngạch xuất khẩu 17,67 tỷ USD, tăng tới 40,1% trong cùng so sánh. Trong khi đó, khu vực FDI nhập khẩu tới 19,453 tỷ USD trong 7 tháng qua, tăng 46,4% so với cùng kỳ.Như vậy, các doanh nghiệp FDI đã xuất siêu 1,221 tỷ USD kể từ đầu năm đến nay. Nếu không kể dầu thô, khối này nhạp siêu 1,783 tỷ USD.
Mặc dù, nếu so với chỉ tiêu đề ra từ đầu năm, giải ngân vốn FDI cả năm vào khoảng 10-11 tỷ USD, đến tháng này, vốn FDI giải ngân đã “đi” được gần 2/3 quãng đường.Nhưng thu hút vốn FDI đã giảm tốc trong tháng này. Trong tháng 7, cả nước thu hút thêm được 95 dự án đăng ký mới với số vốn đăng ký tương ứng chỉ tăng thêm 508 triệu USD, một mức rất thấp nếu so với bình quân 1,3 tỷ USD trong 6 tháng trước đó. Hơn nữa, sự sụt giảm này đã thể hiện trong vài tháng gần đây, từ mức khoảng 1,5 tỷ USD trong tháng 5, giảm xuống còn trên 800 triệu USD trong tháng 6 và đến tháng này chỉ còn hơn nửa tỷ USD.Với kết quả này, tổng số dự án đăng ký cấp mới tính từ đầu năm đã đạt 533 dự án, tương ứng số vốn đăng ký 8,413 tỷ USD, bằng 83,9% về số dự án và 105,4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ.Số dự án tăng vốn cũng “chật vật”. Trong tháng qua, chỉ có thêm 16 dự án đăng ký tăng vốn với số vốn tăng thêm là 190 triệu USD. Tính chung từ đầu năm, đã có 137 dự án tăng vốn với tổng số vốn đăng ký tăng thêm là 715 triệu USD.Như vậy, tổng số dự án FDI đăng ký cả cấp mới và tăng vốn trong 7 tháng qua đã đạt 670 dự án với tổng số vốn đạt 9,128 tỷ USD, tương đương 68,2% cùng kỳ năm 2009. Con số này còn cách khá xa mục tiêu thu hút vốn FDI năm 2010 khoảng 22-25 tỷ USD.
Theo Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan, với nền kinh tế tăng trưởng nhanh như hiện nay. Nếu chỉ huy động nguồn vốn trong nước thì không thể đáp ứng được tốc độ phát triển. Nước ta còn rất nhiều nhiều lĩnh vực cần đầu tư, rất nhiều lĩnh vực cần phải huy động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận lịch sử kinh tế quốc dân- đề tài FDI TRONG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.doc