Từ phương hướng, chính sách đến thực tế luôn là còn đường không mấy dễ dàng. Có những chính sách đúng nhưng quá trình triển khai lại đi lệch hướng, đem lại kết quả không như ý muốn. Vì thế, việc xác định nên làm gì vào thời điểm nào, bằng cách nào là rất quan trọng. Vậy trong giai đoạn 1986-1991, nước ta đã đưa những đổi mới tư duy đối ngoại vào thực tiễn để phục vụ cho các phương hướng, chính sách đã đề ra như thế nào?
Giai đoạn từ 1986 đến 1991 được coi là giai đoạn khai thông quan hệ với các nước ASEAN.
Trước đó, quan hệ hai bên đã gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là vấn đề Campuchia. ASEAN lên tiếng đòi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, ủng hộ chính phủ Pol Pot tại Liên Hiệp Quốc . Do vậy, để có thể hiện thực hóa chủ trương chuyển từ đối đầu sang đối thoại, trong giai đoạn này, Việt Nam đã đẩy nhanh quá trình giải quyết vấn đề Campuchia. Về giải pháp quân sự, theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội VI 1986, ta đã tiếp tục rút quân tình nguyện khỏi Campuchia. Đến ngày 26/9/1989, Việt Nam đã hoàn thành quá trình này. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tính đến giải pháp chính trị. Trong Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ba nước Đông Dương lần thứ 12 và 13 (1986), ta đã cố gắng thúc đẩy sự hợp tác của ba nước, nêu rõ hai mặt nội bộ và quốc tế của vấn đề: các bên Campuchia tự giải quyết nội bộ, không có sự can thiệp từ bên ngoài; thỏa thuận rút quân tình nguyện đi kèm chấm dứt viện trợ.Sau đó, Việt Nam cũng tham gia đóng góp trong Hội nghị không chính thức về vấn đề Campuchia (JIM – Jakarta Informal Meeting) tại Jakarta cùng với bốn bên Campuchia và bảy nước Đông Nam Á khác từ ngày 25 đến 28/7/1988 (JIM-1) và từ mùng 8 đến 11/2/1989 (JIM-2), Hội nghị Paris về Campuchia từ ngày 30/7 đến 30/8/1989. Và đến ngày 23/10/1991, các văn kiện về giải pháp chính trị đã được kí kết đầy đủ. Giải quyết được vấn đề Campuchia chính là một bước để tiếp cận gần hơn với các nước ASEAN.
Bên cạnh việc giải quyết vấn đề Campuchia, Việt Nam đã có nhiều tuyên bố hướng tới cộng đồng ASEAN, khẳng định chính sách của mình. Tháng 1/1989, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã tuyên bố rằng Việt Nam sẵn sàng phát triển quan hệ hữu nghị với các nước ASEAN tại Hội nghị bàn tròn các nhà báo Châu Á – Thái Bình Dương. Sau đó, Việt Nam cũng tuyên bố sẵn sàng tham gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác của ASEAN (Hiệp ước Bali) ngay tại JIM-2.
16 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4587 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Gia nhập ASEAN năm 1995- Một đích đến thành công trên con đường đổi mới tư duy đối ngoại của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g diễn biến này là cơ sở quan trọng cho việc Việt Nam thay đổi chính sách đối ngoại, thúc đẩy tiến trình gia nhập ASEAN.
Tình hình quốc tế giai đoạn này có sự chuyển biến trên hai phương diện. Thứ nhất, về mặt chính trị quốc tế, sau những dấu hiệu hòa dịu, những cam kết và tuyên bố của lãnh đạo hai phía Mỹ và Liên Xô, chiến tranh lạnh chính thức chấm dứt vào năm 1991cùng với sự kiện Liên Xô sụp đổ đã đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với tình hình thế giới. Trật tự hai cực Xô – Mỹ tan rã, quan hệ quốc tế chuyển dần từng bước từ đối đầu sang đối thoại, làm nảy sinh xu thế mới trên thế giới: toàn cầu hóa, đa dạng hóa, đa phương hóa,… theo hướng linh hoạt. Hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển đang ngày càng trở thành những đòi hỏi cấp thiết của các quốc gia. Sự thay đổi này có tác động lớn tới so sánh lực lượng trên thế giới. Nếu như trong chiến tranh lạnh, hai hệ thống chính trị-xã hội là tương đối cân bằng thì giờ đã chuyển sang hướng có lợi cho Mỹ và các nước tư bản phát triển như Anh, Đức, Pháp…, và bất lợi cho phong trào cách mạng tiến bộ trên thế giới. Ngoài ra, một yếu tố nữa tác động đến vấn đề so sánh lực lượng chính là sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc cùng một số quốc gia khác ở châu Á, Mỹ Latinh. Và đây chắc chắn sẽ là một thách thức mới đối với Mỹ.
Thứ hai là về sự chuyển biến của kinh tế thế giới. Toàn cầu hóa về kinh tế chiếm giữ vị trí quan trọng trong quan hệ giữa các quốc gia, kinh tế được ưu tiên phát triển và trở thành chủ đề chính trong trong quan hệ quốc tế hiện nay. Trong thời kì chiến tranh lạnh, các nước chịu sự chi phối của cuộc chạy đua vũ trang giữa hai khối Đông-Tây. Sức mạnh quân sự và chính trị là những nhân tố chủ yếu bảo đảm vị trí siêu cường cho một quốc gia. Nhưng giờ đây, thế giới đã là đa cực với xu thế chủ đạo là hòa hoãn. Thay cho chạy đua vũ trang, các nước lấy việc phát triển kinh tế lên làm nhiệm vụ hàng đầu. Song song với đó là ổn định chính trị-xã hội, củng cố sức mạnh quốc gia, đồng thời mở rộng đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm phục vụ cho sự phát triển đất nước.
Xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế diễn ra mạnh mẽ và trở thành phổ biến. Xu hướng này bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính. Một là, cuộc chạy đua và cạnh tranh kinh tế gay gắt mang tính toàn cầu hóa cũng như từ sự tập hợp lực lượng trong quá trình hình thành trật tự thế giới mới thời kì hậu chiến tranh lạnh buộc các quốc gia phải tăng cường tìm kiếm quan hệ. Hai là, sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ mang đến nhiều cơ hội cũng như những thách thức mới mà không một quốc gia đơn lẻ nào có thể tự mình giải quyết đươc. Các nước có nền công nghiệp phát triển, các trung tâm kinh tế tư bản có được lợi thế nhiều hơn. Vì vậy. các nước vừa và nhỏ buộc phải liên kết với nhau để có thể đối phó với sức ép từ các trung tâm kinh tế thế giới. Và Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu hướng này. Là một nước Nông nghiệp, lại từng trải qua bao cuộc kháng chiến gian khổ, Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế lẫn thiết lập quan hệ với các quốc gia. Nếu chúng ta không chủ động liên kết với các nước lân cận, trong khu vực thì chắc chắn chúng ta sẽ khó có thể đứng vững trước những thay đổi của thế giới. Đây chính là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời và lớn mạnh của ASEAN cũng như việc Việt Nam gia nhập tổ chức này.
Sự tan rã của hệ thống hai cực đã có ảnh hưởng rất lớn đến nước ta. Việc Liên Xô sụp đổ cũng như sự suy yếu của hệ thống xã hội chủ nghĩa đã làm lung lay ý chí, tinh thần cũng như mất chỗ dựa về vật chất của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng. Từ chỗ nhận sự giúp đỡ của Liên Xô để khắc phục hậu quả sau chiến tranh, Việt Nam không còn nhận được mọi viện trợ về hàng hóa, lương thực thiết yếu, sự bảo đảm về an ninh từ phía Liên Xô. Liệu điều này có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến nước ta? Ngừng viện trợ - điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn để vực dậy nền kinh tế nghèo nàn, khó khăn, thiếu thốn sau chiến tranh. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc từ đây, đất nước Việt Nam đứng trước những yêu cầu cấp thiết phải có đường lối, chính sách đối ngoại phù hợp để thích ứng với tình hình mới, từng bước độc lập, chủ động hơn về kinh tế, chính trị, tự đứng trên đôi chân của mình, có tiếng nói riêng trước thế giới mà không cần núp dưới bóng một thế lực hùng mạnh nào khác. Đồng thời, xu thế toàn cầu hóa, đa phương hóa, đa dạng hóa cũng góp phần tăng cường quan hệ của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới, xóa bỏ nghi kỵ, hiềm khích để xích lại, xây dựng khối kinh tế, chính trị vững mạnh, cùng giúp nhau giải quyết các vấn đề quốc tế trong môi trường hòa bình.
Về tình hình khu vực, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương , nhất là khu vực Đông Nam Á, từ cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 đã là một khu vực phát triển kinh tế năng động. Nhóm các nước NICs và ASEAN luôn giữ được tỉ lệ tăng trưởng. Chính phủ các nước cam kết đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập hợp tác kinh tế. Đối với khu vực Đông Nam Á, việc giải quyết vấn đề Campuchia chính là chìa khóa để đạt được cam kết trên. Trước đây, mặc dù ta đã đưa ra chính sách bốn điểm bình thường hóa quan hệ với các nước ASEAN, tuy nhiên cả hai bên vẫn còn dè dặt trong mối quan hệ này. Đặc biệt, khi ta đưa quân vào Campuchia lật đổ chế độ Pol pot, họ đã chuyển sang đối đầu quyết liệt với ta. Sự đối đầu này đến năm 1991, khi ta rút hết quân và kí hiệp định Paris về Campuchia, mới chấm dứt. Quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN mới chuyển sang một giai đoạn mới.
Về tình hình trong nước, việc Liên Xô tan rã và phe Xã hội chủ nghĩa sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới đã tác động đến Việt Nam: mất thành trì xã hội chủ nghĩa, mất nguồn viện trợ kinh tế và bảo đảm an ninh. Giai đoạn này chúng ta đang bị bao vây cô lập về chính trị, cấm vận về kinh tế. Mô hình kinh tế được xây dựng trong thời chiến không còn phù hợp với tình hình mới, bộc lộ những yếu kém, dẫn đến tình trạng kinh tế trì trệ, lạm phát cao. Đời sống nhân dân gặp phải khó khăn, tiêu cực xã hội và nạn tham nhũng ngày một tăng. Đất nước ta đang đứng bên bờ khủng hoảng kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, mâu thuẫn vốn có với ASEAN sẽ là một khó khăn lớn cho nước ta so với tình hình chung của thế giới. Việc xóa bỏ nghi kỵ với các nước ASEAN sẽ giúp Việt Nam dễ dàng hơn trên con đường hội nhập vào các tổ chức quốc tế. Trước bối cảnh thế giới và trong nước như vậy, việc tìm ra những giải pháp, những tư duy đối ngoại đúng đắn để thoát ra cuộc khủng hoảng là một việc làm cấp bách.
Nhận thức rõ tình hình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã họp để kiểm điểm về những sai lầm khuyết điểm và tìm nguyên nhân, biện pháp khắc phục. Theo tinh thần đó chúng ta tiến hành đổi mới một cách toàn diện, mở cửa để tăng cường hợp tác kinh tế và xóa thế bị bao vây, cô lập. Đời sống nhân dân bắt đầu có những biến chuyển nhưng chúng ta vẫn thực sự lúng túng trong việc xác định hướng đi của mình trên bàn cờ quan hệ quốc tế. Cho đến những kì đại hội sau, chúng ta dần định hướng rõ hơn lối đi của mình để có những bước tiến đúng đắn mà gia nhập ASEAN là một minh chứng cụ thể.
Như vậy, trên nền tảng tư tưởng, lí luận sắc bén, linh hoạt và đối diện với một thực tiễn thế giới đầy biến động, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã sang suốt lựa chọn hướng đi cho mình. Có thể nói một lí luận xác đáng kết hợp với nhận thức nhạy bén trước thời cuộc, quan hệ quốc tế đã giúp cho chúng ta khẳng định được việc gia nhập ASEAN là hết sức cần thiết cho sự phát triển của nước nhà.
II/ Con đường hiện thực hóa mục tiêu gia nhập ASEAN
Bên cạnh cơ sở vững vàng cả về lý luận và thực tiễn, quá trịnh định ra chủ trương, đường lối và hiện thực hóa đường lối ấy cũng là một lý do để có thể khẳng định việc gia nhập ASEAN của ta không phải một bước đi vội vàng.
Chính sách của ta
Trong giai đoạn 1986-1991, VN đã tiến hành đổi mới tư duy đối ngoại, tức là đổi mới nhận thức, cách tiếp cận, đánh giá tình hình thế giới cũng như thay đổi cách hoạch định đường lối…Cùng với đó, ta đã có những chính sách đối ngoại mới đối với cộng đồng quốc tế nói chung và ASEAN nói riêng.
Trước đó, trong giai đoạn 1979 – 1985, trong chính sách đối với Đông Nam Á, ta vẫn còn nhiều nghi ngờ, đặt quá cao ý thức hệ. Đến tháng 7/1986, trong Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị khóa V – văn kiện đầu tiên đánh dấu quá trình đổi mới tư duy đối ngoại, Việt Nam đã khẳng định rằng, chủ trương của chúng ta chuyển từ đối đầu sang đối thoại, đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình. Chủ trương này phù hợp với tình hình thế giới cũng như các xu thế của quan hệ quốc tế bấy giờ.
Tiếp đó, đến Đại hội Đảng VI năm 1986, Việt Nam đã nhấn mạnh đến việc góp phần gìn giữ, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác (đặc biệt là việc sẵn sàng hợp tác với các bên để giải quyết vấn đề Campuchia). Chính sách này không chỉ giúp ích cho ngoại giao nước nhà mà còn đem lại những thuận lợi để phát triển kinh tế.
Vào ngày 20/5/1988, Bộ Chính trị đề ra Nghị quyết 13, thay thế chủ trương tăng cường liên minh ba nước Đông Dương làm đối trọng với ASEAN. Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng xác định lợi ích quốc gia là củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung xây dựng, phát triển kinh tế. Theo đó, vấn đề mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước được đề cao như một nhân tố quan trọng đối với lợi ích quốc gia này. Hội nghị Trung ương 6, khóa VI (tháng 3/1989) cũng tiếp nối tinh thần đó, chuyển mạnh hoạt động đối ngoại sang phục vụ kinh tế.
Đại hội Đảng lần thứ VII (6/1991) là một bước chuyển mình quan trọng trong đường lối đối ngoại. Đại hội đã xác định việc mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác là một trong những nhiệm vụ bao trùm trong thời gian tới. Sau khi Liên Xô tan rã, Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khóa VII (tháng 6/1992) đã xác định ra bốn phương châm trong hoạt động đối ngoại, trong đó việc đa dạng hóa, và mở rộng quan hệ về nhiều mặt, tham gia hợp tác khu vực được coi trọng. Đến Hội nghị đại biển toàn quốc giữa nhiệm kị khóa VII (tháng 1/1994), Việt Nam đã khẳng định rằng chúng ta muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.
Con đường hiện thực hóa chính sách
Từ phương hướng, chính sách đến thực tế luôn là còn đường không mấy dễ dàng. Có những chính sách đúng nhưng quá trình triển khai lại đi lệch hướng, đem lại kết quả không như ý muốn. Vì thế, việc xác định nên làm gì vào thời điểm nào, bằng cách nào là rất quan trọng. Vậy trong giai đoạn 1986-1991, nước ta đã đưa những đổi mới tư duy đối ngoại vào thực tiễn để phục vụ cho các phương hướng, chính sách đã đề ra như thế nào?
Giai đoạn từ 1986 đến 1991 được coi là giai đoạn khai thông quan hệ với các nước ASEAN.
Trước đó, quan hệ hai bên đã gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là vấn đề Campuchia. ASEAN lên tiếng đòi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, ủng hộ chính phủ Pol Pot tại Liên Hiệp Quốc . Do vậy, để có thể hiện thực hóa chủ trương chuyển từ đối đầu sang đối thoại, trong giai đoạn này, Việt Nam đã đẩy nhanh quá trình giải quyết vấn đề Campuchia. Về giải pháp quân sự, theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội VI 1986, ta đã tiếp tục rút quân tình nguyện khỏi Campuchia. Đến ngày 26/9/1989, Việt Nam đã hoàn thành quá trình này. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tính đến giải pháp chính trị. Trong Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ba nước Đông Dương lần thứ 12 và 13 (1986), ta đã cố gắng thúc đẩy sự hợp tác của ba nước, nêu rõ hai mặt nội bộ và quốc tế của vấn đề: các bên Campuchia tự giải quyết nội bộ, không có sự can thiệp từ bên ngoài; thỏa thuận rút quân tình nguyện đi kèm chấm dứt viện trợ...Sau đó, Việt Nam cũng tham gia đóng góp trong Hội nghị không chính thức về vấn đề Campuchia (JIM – Jakarta Informal Meeting) tại Jakarta cùng với bốn bên Campuchia và bảy nước Đông Nam Á khác từ ngày 25 đến 28/7/1988 (JIM-1) và từ mùng 8 đến 11/2/1989 (JIM-2), Hội nghị Paris về Campuchia từ ngày 30/7 đến 30/8/1989. Và đến ngày 23/10/1991, các văn kiện về giải pháp chính trị đã được kí kết đầy đủ. Giải quyết được vấn đề Campuchia chính là một bước để tiếp cận gần hơn với các nước ASEAN.
Bên cạnh việc giải quyết vấn đề Campuchia, Việt Nam đã có nhiều tuyên bố hướng tới cộng đồng ASEAN, khẳng định chính sách của mình. Tháng 1/1989, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã tuyên bố rằng Việt Nam sẵn sàng phát triển quan hệ hữu nghị với các nước ASEAN tại Hội nghị bàn tròn các nhà báo Châu Á – Thái Bình Dương. Sau đó, Việt Nam cũng tuyên bố sẵn sàng tham gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác của ASEAN (Hiệp ước Bali) ngay tại JIM-2.
Cũng trên tinh thần đối thoại, cùng tồn tại hòa bình, xây dựng khu vực hòa bình ổn định, Việt Nam đã tăng cường trao đổi, gặp gỡ với các nước ASEAN. Vào tháng 7/1987, cuộc đối thoại đầu tiên giữa Việt Nam và Indonesia đã diễn ra. Ta đã mời ngoại trưởng Indonesia Mochtar Kusumaatmadja tới thành phố Hồ Chí Minh, tham gia ký kết Thông cáo chung Việt Nam – Indonesia, khai thông quan hệ song phương giữa hai nước. Với Thái Lan, để giảm căng thẳng sau xung đột từ năm 1982 giữa hai nước, ta đã tiến hành rút quân ra xa khỏi biên giới Thái từ 26/5/1988. Sau đó, Thủ tướng Võ Văn Kiệt có chuyến thăm chính thức tới Thái Lan vào năm 1991. Trong cùng năm đó, vào tháng 11, Thủ tướng cũng đi thăm Singapore.
Trong giai đoạn từ năm 1986 đến 1991, nước ta đã đạt được nhiều kết quả tốt trong quan hệ đối ngoại, đặc biệt là đã bước đầu đặt nền tảng cho quan hệ Việt Nam – ASEAN. Tới giai đoạn 1992 đến 1995, vẫn dựa trên tinh thần đổi mới, Việt Nam đã hình thành rõ nét hơn đường lối đối ngoại tự chủ kết hợp với đa dạng hóa, đa phương hóa. Quan hệ Việt Nam – ASEAN đã được đẩy mạnh theo đúng tinh thần đường lối ấy.
Bước triển khai đầu tiên là lãnh đạo nước ta đã đi thăm lần lượt các nước thành viên ASEAN để xúc tiến quan hệ song phương. Sau khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Indonesia, Thái Lan và Singapore, ông đã đi thăm Malaysia, Brunei và Phillipines vào năm 1992, thiết lập quan hệ ngoại giao với Brunei vào 29/2/1992. Các chuyến viếng thăm của lãnh đạo các cấp Việt Nam cũng diễn ra dồn dập hơn: Tổng bí thư Đỗ Mười đã đến Malaysia vào tháng 3/1994. Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh và Phó Thủ tướng Trần Đức Lương lần lượt thăm Phillipnes vào tháng 5 và tháng 12 năm 1993. Tháng 10 năm 1992, Phó Thủ tướng (bấy giờ) Phan Văn Khải cũng đi thăm và làm việc tại Singapore….Trong các chuyến viếng thăm này, chúng ta cũng đã từng bước giải quyết những vấn đề còn tồn tại như vấn đề khai thác vùng chồng lấn và hồi hương cho người di tản với Malaysia, nhập quốc tịch cho Việt kiều với Thái Lan, đàm phán về thềm lục địa với Indonesia…
Bên cạnh các chuyến thăm tới các nước thành viên ASEAN, Việt Nam cũng đã ký rất nhiều hiệp định với các nước này. Các hiệp định bao quát nhiều lĩnh vực như: Hiệp định về hàng không với Brunei (8/11/1991), Indonesia (25/10/1991)...; Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Indonesia (25/10/1991), Malaysia (21/01/1992), Singapore (29/10/1992)...; Hiệp định hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật Malaysia (20/4/1992)…; Hiệp định hợp tác về du lịch với Malaysia (13/4/1994), Singapore (26/8/1994); Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần với Singapore (02/3/1994)…; Hiệp định về hợp tác văn hóa với Malaysia (1995)…Việc VN kí kết những hiệp định này đã góp phần gia tăng hiểu biết, tin cậy giữa các nước, đồng thời phát triển hợp tác song phương nhiều mặt.
Và bước đi quan trọng nhất của Việt Nam trong giai đoạn này là việc triển khai chính sách để gia nhập ASEAN. Chúng ta đã đi từng bước vững chắc, ban đầu là khai thông quan hệ với ASEAN, dần dần đẩy mạnh hữu nghị hợp tác về sau. Đó chính là nền tảng chuẩn bị để đến thời điểm này, quá trình gia nhập ASEAN được đẩy mạnh.
Trước tiên, ta đã lên kế hoạch tham gia Hiệp ước Bali. Vấn đề tham gia Hiệp ước cũng đã được Bộ Ngoại giao bàn bạc, chuẩn bị từ lâu, bao gồm các công tác nghiên cứu lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN, triển khai thư tham gia Hiệp ước, các vấn đề thủ tục…Sau đó, Ban bí thư Trung ương Đảng đã đồng ý việc Việt Nam ký Hiệp ước Bali. Vấn đề này cũng được khẳng định trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ ba khóa VII năm 1992. Vào ngày 20/5/1992, Bộ trưởng Ngoại giao (bấy giờ) Nguyễn Mạnh Cầm đã gửi thư tới ASEAN, bày tỏ mong muốn trở thành quan sát viên ASEAN sau khi kí Hiệp ước Bali. Cuối cùng, Việt Nam đã chính thức trở tham gia Hiệp ước Bali và trở thành quan sát viên của ASEAN tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN (AMM) lần thứ 25 ngày 22/7/1992.
Với tư cách là quan sát viên ASEAN, Việt Nam đã tích cực tham gia các chương trình của ASEAN, điển hình là AMM lần thứ 26 tại Singapore (7/1993), chương trình và dự án hợp tác ASEAN trên năm lĩnh vực: khoa học-công nghệ, môi trường, y tế, văn hoá-thông tin, phát triển xã hội. Bên cạnh đó, ta đã tham gia , đồng thời đồng sáng lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) – diễn đàn về vấn đề an ninh chính trị khu vực chính thức khai mạc ngày 25/7/1994. Cũng trong tháng 7 cùng năm, ta đã tham gia AMM lần thứ 27 tại Thái Lan. Vào tháng 9/1994, Việt Nam đã dự Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần đầu tiên…Trong quá trình tham gia các chương trình này, ta cũng chủ động tìm kiếm thông tin (về thủ tục, cơ chế hoạt động, tình hình hợp tác của các nước…) để phục vụ cho việc gia nhập ASEAN.
Không chỉ tham gia các chương trình, ta còn đưa ra nhiều tuyên bố tới cộng đồng ASEAN. Đáng chú ý là tuyên bố vào tháng 2/1993, theo đó, Việt Nam sẵn sàng tham gia ASEAN. Vào tháng 10 cùng năm, Tổng Bí thư Đỗ Mười cũng tuyên bố chính sách bốn điểm mới của Việt Nam về quan hệ với ASEAN, khẳng định rằng Việt Nam sẽ tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với từng nước láng giềng cũng như với ASEAN, đồng thời bày tỏ mong muốn gia nhập ASEAN vào thời điểm thích hợp. Những tuyên bố này đã nhận được sự phản hồi tốt từ phía ASEAN.
Sau quá trình nghiên cứu, Việt Nam đã đi đến quyết định gia nhập ASEAN vào năm 1995. Ngày 17/10/1994, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm đã gửi thư tới Bộ trưởng Ngoại giao Brunei – Chủ tịch đương nhiệm của Ủy ban thường trực ASEAN, chính thức nêu vấn đề gia nhập này. Trong khoảng thời gian tiếp theo, ta đã gấp rút hoàn thành những bước đi cuối cùng: thành lập các cơ quan hợp tác ASEAN (như Vụ ASEAN Bộ Ngoại giao, Ủy ban Quốc gia về ASEAN…), đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực và trình độ ngoại ngữ, chuẩn bị về thủ tục, cử đoàn đại biểu đi thăm các nước thành viên và Ban thư kí ASEAN…Cuối cùng, vào ngày 28/7/1995, tại AMM lần thứ 28 tại Brunei, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. Theo đó, ta cũng gia nhập Khu vực Mậu dich tự do của ASEAN (AFTA) vào tháng 12 năm 1995.
Như vậy Việt Nam đã đạt được cái đích quan trọng trong quan hệ với ASEAN. Từ khi ta gửi đơn xin gia nhập ASEAN năm 1994 đến khi gia nhập chính thức năm 1995, thời gian chúng ta có không nhiều (chưa đầy một năm). Và trong quãng thời gian ít ỏi đó, công tác chuẩn bị của Việt Nam đã phải tiến hành khẩn trương, gấp rút. Bên cạnh đó, chúng ta cũng còn một số thiếu sót trong quá trình chạy nước rút ấy (như cán bộ đạt tiêu chuẩn còn ít, kiến thức về ASEAN chưa đầy đủ nên ta không thể tham gia một cách chủ động hoàn toàn về sau). Thế nhưng, theo chúng tôi, việc gia nhập này không phải là kết quả của riêng việc chuẩn bị trong vòng chưa đây một năm đó. Đó phải là thành quả của cả một quá trình triển khai chính sách từ năm 1986 trở đi. Những công tác gấp rút trong giai đoạn cuối chỉ là những bước cuối cùng để đạt tới một thời điểm thích hợp còn cả con đường tới cái đích ASEAN đã được bắt đầu từ lâu, với nền tảng là những bước đi đúng đắn trên cơ sở lí luận, thực tiễn vững chắc .
III/ Đánh giá về chính sách gia nhập ASEAN và kiến nghị chính sách đối ngoại Việt Nam- ASEAN giai đoạn tới
Gia nhập ASEAN là một bước đi đúng của chính sách đối ngoại Việt Nam
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN được thành lập vào năm 1967 nhưng đến năm 1995 Việt Nam mới trở thành thành viên. Có những nguyên nhân chủ quan và khách quan để lí giải tại sao sau hơn 30 năm thành lập Việt Nam mới tham gia tổ chức này, và sự kiện này lại được xem là một bước đi thành công của chúng ta.
Thứ nhất là do hành động của các nước trong ASEAN đối với cuộc chiến chống Mỹ của Việt Nam và sự chi phối của ý thức hệ đến tư duy của chúng ta. Trong giai đoạn dài, từ khi ASEAN ra đời cho đến thập kỉ 80 của thế kỉ XIX, ta coi ASEAN là khối SEATO trá hình. Đó là do một số nước trong ASEAN có dính líu trực tiếp hoặc gián tiếp tới chiến tranh tại Việt Nam. “Thái Lan có hai sư đoàn bộ binh cùng chiến đấu với quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Phi-lip-pin có đội “công dân vụ” 2000 người làm công việc “xã hội” và xây dựng lại cơ sở hạ tầng ở miền Nam; đó là chưa kể máy bay và tàu chiến Mỹ hàng ngày xuất phát từ những căn cứ quân sự ở Phi-lip-pin sang đánh phá nước ta…” Rõ ràng rằng với những hành động như thế của các quốc gia trên trong một thời kì lịch sử như vậy thì Việt Nam không thể có cái nhìn tốt đẹp đối với họ.
Trong cục diện thế giới hai cực, ý thức hệ bao trùm lên cả mối quan hệ Đông Tây. Việt Nam thuộc phe xã hội chủ nghĩa và hầu hết các nước ASEAN đứng về phía Mỹ-Ngụy chống ta. Cái nhìn của chúng ta bị chi phối nhiều bởi ý thức hệ khiến ta không nhìn thấy những mặt tích cực của các quốc gia trong ASEAN. Đó là tinh thần yêu nước và bảo vệ dân tộc của các nước Đông Nam Á nói chung.
Thứ hai là do tư duy về độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia. Sau khi kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, thay vì đặt mục tiêu phát triển kinh tế đất nước lên hàng đầu ta vẫn coi an ninh là mối quan tâm số một. Điều này có thể hiểu được khi mà ta vừa trải qua cuôc chiến kéo dài, trong khi đó kẻ thù chưa thôi chống phá nước ta. Cùng với đó, an ninh biên giới phía bắc và tây nam chưa ổn định. Sau khi giành độc lập, Việt Nam có công bố chính sách 4 điểm đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á:
Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cúng có lợi, cùng tồn tại hòa bình.
Không để lãnh thổ của nước mình cho bất cứ nước ngoài nào sử dụng làm căn cứ xâm lược và can thiệp vào các nước khác trong khu vực.
Thiết lập quan hệ láng giềng tốt, giải quyết các vấn đề tranh chấp thông qua thương lượng.
Phát triển hợp tác vì sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh theo điều kiện riêng của mỗi nước vì lợi ích độc lập dân tộc, hòa bình, trung lập thật sự ở Đông Nam Á.
Trong chính sách này vẫn còn tồn tại mối nghi ngại từ chính phía Việt Nam đối với các quốc gia Đông Nam Á. Từ chính suy nghĩ đó mà việc triển khai thực hiện chưa đạt kết quả tốt.
Sau này, khoa học kĩ thuật phát triển nhanh làm khái niệm độc lập, an ninh, chủ quyền quốc gia không chỉ gói gọn trong phạm vi địa lí. Trong những năm 80, 90 thế kỉ XIX, các nước xã hội chủ nghĩa lâm và tình trạng khủng hoảng. Đến tháng 12 năm 1991, Liên Xô tan rã. Sự kiện này gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho các nước xã hội chủ nghĩa. Muốn tồn tại thì các nước này phải thay đổi lối tư duy trì trệ, bảo thủ. Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đã đưa ra sự đổi mới từ trong nhận thức. Những cải cách hợp lí đã mang lại cho Việt Nam diện mạo khác. Việt Nam quan tâm nhiều hơn vào phát triển kinh tế và hợp tác với nhiều quốc gia. Sau các cuộc đàm phán, gặp gỡ cấp cao giữa Việt Nam và các quốc gia trong ASEAN thì ngày 28 tháng 7 năm 1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN.
Là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, chúng ta nhận thức rõ một môi trường hòa bình, ổn định trong nước và khu vực sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển. Nhân dân Việt Nam không còn xa lạ gì với người láng giềng hay bắt nạt từ phương Bắc nên chúng ta thấu hiểu rằng càng có mối quan hệ láng giềng tốt đẹp bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu.
Thứ ba, các nước lớn có ảnh hưởng không ít đến mối quan hệ Việt Nam – ASEAN. Sau khi thống nhất đất nước, theo lời kêu gọi của mặt trận dân tộc đoàn kết Cam-pu-chia, quân tình nguyện Việt Nam đã sang Cam-pu-chia làm nghĩa vụ quốc tế: giúp nhân dân Cam-pu-chia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot. Tuy nhiên việc làm này của chúng ta bị các nước ASEAN phản đối dẫn đến mối quan hệ vốn dĩ không mấy tốt đẹp của hai bên Việt Nam – ASEAN lại bị đào thêm hố sâu ngăn cách. Trong quá trình giải quyết “vấn đề Cam-pu-chia”, Việt Nam đã tham gia tích cực và đầy thiện chí. Nhưng trên thực tế, “ trong suốt thập kỷ 80 ,ta đã phải xử lý quan hệ với tất cả các nước lớn về giải pháp cho vấn đề Cam-pu-chia trước hết cũng là giải pháp do các nước lớn dàn xếp (G.5)”.
Khi ta kí hiệp ước liên minh với Liên Xô (1978) thì quan hệ Việt – Mỹ, Việt – Trung lại trở nên căng thẳng. Sau đó, ta ký hiệp ước hoà bình hợp tác với Liên Xô ngày 4-11-1979 khiến các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á lo ngại sự chi phối của Liên Xô vào khu vực này. Cho đến năm 1991, khi vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết ổn thỏa thì chúng ta đã khai thông được phần nào bước đi trên đường tiến tới hội nhập, trong đó có việc gia nhập ASEAN.
Như vậy những lí do trên khiến con đường trở thành thành viên ASEAN của Việt Nam gặp nhiều chông gai thử thách. Đến 1986, khi đổi mới tư duy đối ngoại thì chúng ta mới thực sự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Gia nhập ASEAN năm 1995-một đích đến thành công trên con đường đổi mới tư duy đối ngoại Việt Nam-nhóm Trang Đoan lớp A.doc