Trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế, đã diễn ra sự "phục hưng" trong lĩnh vực văn hoá. Nhiều giá trị văn hoá truyền thống như quan hệ trong gia đình, làng xóm, lễ hội, phong tục tập quán có lúc bị xem thường đang dần dần được khôi phục. Mặc dù vậy, kinh tế thị trường với khuynh hướng "thương mại hoá", với sự xáo trộn hơn về bậc thang giá trị, sự phục hồi những hủ tục . cũng đang tác động ráo riết. Hơn lúc nào hết, việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống đang trở nên ngày càng bức thiết và đây không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Nói như tác giả Trần Ngọc Thêm, "một môn học về văn hoá dân tộc với mấy chục tiết trong nhà trường chỉ là những hạt mưa, trong khi thông tin ngoài xã hội hàng ngày là những cơn lũ: thử điểm xem trên các phương tiện thông tin đại chứng hàng ngày có bao nhiêu fim, bài có nội dung giáo dục về văn hoá dân tộc và có bao nhiêu vụ án đầy tình tiết giật gân và bạo lực. Việc giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống phải dựa trên nguyên tắc lựa chọn và duy trì nguyên vẹn những cái gì? Cái gì cần dẹp bỏ? Cái gì cần bổ sung, làm mới?
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10639 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giá trị của truyền thống dân tộc vn trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng XHCN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân dân ta mới tạo dựng được.
Toàn cầu hoá các quan hệ kinh tế sẽ mang lại sự hưởng thụ các sản phẩm vật chất và tinh thần của nhân loại với một giá rẽ hơn, một tiện nghi phong phú hơn. Song sự tràn ngập của hàng hoá rất có khả năng làm tha hoá các nhân cách, làm phá sản các quan hệ lao động, làm rối loạn mhiều giá trị xã hội. Trên thực tế làn sóng xuất khẩu dồn dập đã tạo ra các tệ nạn làn hàng giả, làn rối, làm ẩu mà hệ thống giá trị truyền thống nghiêm cấm. Có thể nói rằng trước làn sóng xuất khẩu dồn dập, hệ thống giá trị của nền văn hoá truyền thống chưa chuẩn bị kịp cho những thay đổi quá nhanh, quá xa lạ sẽ xảy ra tình trạng gia tăng giá trị thì ít, các giá trị truyền thống bị phá vỡ, bị vượt bỏ thì nhiều, nguy cơ cổ vật bị đánh cắp, nhân phẩm bị tha hoá, các phản giá trị gia tăng là không thể tránh khỏi.
1.3.3 Một số quan điểm có tính phương pháp luận trong việc kế thừa phát huy truyền thống.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, chắc
chắn, không thể theo quy luật giống như các nước phát triển theo chủ nghĩa tư bản.
Chúng ta phải tìm ra cách phát triển theo triết lý phát triển phù hợp với con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, chưa có tiền lệ trong lịch sử ở nước ta. Một triết lý phát triển đảm bảo thành công ở nước ta không thể không dựa trên cơ sở phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhất là những thành tựu của văn minh đương đại. Triết lý phát triển chỉ có thể có được trong quá trình kế thừa, đồng thời làm bộc lộ những biến đổi về chất, làm cho cái mới nảy sinh từ cái cũ. Rõ ràng, phát triển tất yếu phải có kế thừa và kế thừa là cơ sở không thể thiếu được của sự phát triển bền vững.
Vấn đề còn lại là ở chỗ kế thừa như thế nào để có phát triển bền vững? Kinh nghiệm của nhiều nước, nhất là những nước có hoàn cảnh gần giống nước ta, đã tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước ta có thể gợi mở nhiều vấn đề rất đáng được coi trọng. Ở các nước Đông Á đã công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công như Nhật Bản, Hàn Quốc, Xingapo… hay đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Malaixia, Trung Quốc… chúng ta đều thấy nước nào cũng
đề ra một triết lý phát triển xuất phát từ thực tế và đặc điểm văn hóa xã hội của đất nước mình. Tuy cách diễn đạt mỗi nước có khác nhau, nhưng nói chung, bài học kinh nghiệm rút ra từ các nước nói trên là đều nhấn mạnh ý thức hướng về quốc gia dân tộc, đề cao tính cộng đồng và bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể coi Nhật Bản là một điển hình thành công của việc kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ kinh nghiệm của chính mình, người Nhật Bản đã đi đến khẳng định: “Không một nước nào có thể tiến triển được mà lại xem thường quá khứ của mình. Quá khứ áp đặt tiến trình phát triển tiếp theo của một đất nước… Các chính sách kinh tế thiếu sự nhìn nhận lịch sử chẳng khác gì những trò cực kỳ phiêu lưu. Một chính sách tỏ ra là thành công đối với Nhật Bản lại có thể bộc lộ là vô dụng ở Anh, và ngược lại, bởi vì giữa các nước có những sự khác biệt về tính cách, lối ứng xử của nhân dân và mọi đặc tính văn hóa khác do quá khứ để lại”.
Quá khứ và cả hiện tại của nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, chưa trải
qua giai đoạn phát triển theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Như vậy, chúng ta đi vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đương nhiên mang những sự khác biệt về tính cách lối ứng xử của nhân dân và mọi đặc tính văn hóa khác do quá khứ để lại. Chúng ta không thể bắt chước bất cứ một mô hình phát triển có sẵn nào đó, cho dù mô hình đó thật sự hay đối với một nước nào đó. Chúng ta phải giải quyết vấn đề của mình với những cách tiếp cận và quan điểm đúng đắn.
Xưa nay, nói đến sự nhìn nhận và đánh giá truyền thống, người ta thường xuất phát từ nhiều cơ sở khác nhau. Phải xác định đúng chỗ đứng trong hiện tại, tức là phải xuất phát từ yêu cầu của việc xây dựng một xã hội công nghiệp, hiện đại để nhìn nhận truyền thống và lựa chọn truyền thống. Có như vậy, chúng ta mới có thể biến truyền thống thành một động lực của xã hội hiện đại. Hơn nữa, quá trình kế thừa và phát huy truyền thống nói chung cần phải được tiến hành theo những phương pháp tiếp thu một cách khoa học thì mới đem lại hiệu quả thiết thực. Vậy những phương pháp đó là gì?
Một là, phải xuất phát từ một xã hội hiện đại thì mới thấy rõ được bộ mặt truyền
thống, từ kết cấu sự vận động đến khả năng mà nó có thể đạt được trong các điều kiện lịch sử xác định. Chẳng hạn, nếu xem xã hội Việt Nam hiện đại là sự phát triển lên từ xã hội truyền thống thì hiểu được xã hội Việt Nam ngày nay là điều kiện để thấy rõ truyền thống của mình.
Hai là, phải kế thừa có phê phán văn hoá truyền thống, không bê nguyên si văn
hoá truyền thống mà cần có sự gạt bỏ, lọc bỏ, vượt qua những hạn chế lịch sử của văn hoá truyền thống, nghĩa là chỉ tiếp thu những tinh hoa, những hạt nhân hợp lý của nó để làm phong phú thêm nền văn hoá đương đại và phục vụ tốt nhất cho mục tiêu phát triển.
Ba là, phải nâng cao những gì đã được kế thừa từ truyền thống lên ngang tầm thời
đại mới ở một trình độ mới, bằng cách bổ sung thêm những tư tưởng mới, thổi thêm sinh khí của thời đại mới cho phù hợp với hoàn cảnh hiện đại và mới tiếp tục phát huy tác dụng trong điều kiện mới.
Bốn là, quá trình kế thừa văn hoá truyền thống phải gắn liền với sự phát triển
sáng tạo trong đó kế thừa những yếu tố tích cực chính là tạo tiền đề, tạo động lực cho sự phát triển và sáng tạo. Điều này cho phép tạo ra nền văn hoá mới vừa mang bản sắc dân tộc, vừa mang tính thời đại, đồng thời còn tạo ra môi trường thuận lợi để hoà nhập vào nền văn hoá thế giới
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM TRƯỚC XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ
2.1 Nội dung và vị thế của giá trị truyền thống ở Việt Nam.
2.1.1 Giá trị truyền thống trong lịch sử phát triển dân tộc.
Trong suốt lịch sử phát triển của dân tộc cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các giá trị truyền thống của Việt Nam đã có một nội dung và vị thế ổn định. Sự ổn định đó được quy định trực tiếp bởi tinh thần dân tộc với nòng cốt là tinh thần yêu nước đặc trưng của Việt Nam, nhưng sâu xa hơn và căn bản hơn nó được quy định bởi cơ sở kinh tế – xã hội đặc thù của dân tộc.
Với cuộc đụng đầu giữa hai nền văn hoá Đông – Tây hồi đầu thế kỷ XX, các giá trị truyền thống của Việt Nam đã trải qua những biến động sâu sắc và căn bản. Nói đến giá trị truyền thống Việt Nam là nói đến một hệ giá trị đa dạng tổng hợp và hỗn dung các giá trị văn hoá bản địa, Phật giáo, Lão giáo và Nho giáo. Trong đó, sợi chỉ đỏ xuyên suốt, xâu nối và liên kết các giá trị đó thành một chỉnh thể đa diện là tinh thần dân tộc, là lòng yêu nước hết sức đặc trưng của Việt Nam. Trong đó Nho giáo, theo thời gian như chiếc áo khoác mỗi ngày mỗi rộng trùm lên các giá trị khác khiến cho mọi giá trị truyền thống được cố định, được trình bày theo hình thức của Nho giáo cho đén khi bị nhà cầm quyền Pháp cáo chung. Vì thế nhiề sự lầm tưởng, đồng nhất các giá trị khác với Nho giáo đã xảy ra.
Với sức công phá của nền văn minh kỹ thuật – công nghiệp, sự trợ giúp của nhà nước bảo hộ Pháp với việc chấm dứt nền giáo dục khoa cử Việt Nam váo thập niên thứ hai thế kỷ XX và sức chinh phục mạnh mẽ của các học thuyết phương Tây tràn vào Việt Nam… đã tạo ra xu hướng Tây hoá ngày càng rộng rãi trong đời sống dân tộc. Do vậy, tình hình tư tưởng khi đó là hết sức phức tạp và thực tế đã có một cuộc đấu tranh tư tưởng xung quanh vấn đề giá trị diễn ra vào thời kỳ này.
Tuy nhiên, lịch sử Việt Nam hiện đại vẫn phát triển một cách không bình thường do quy luật của chiến tranh chi phối khiến cho mọi hệ giá trị cũ cũng phải biến đổi phù hợp với quy luật đó. Vì vậy, hệ giá trị thống nhất truyền thống với hiện đại mà Đảng Cộng Sản đề ra phần nào bị quy luật thời chiến biến đổi. Xét một cách công bằng, hệ giá trị này với nòng cốt là tinh thần yêu nước được phát huy đến tột bật kết hợp với các giá trị lý tưởng của Chủ nghĩa xã hội đã hoàn thành xuất sắt vai trò là chuẩn mực tinh thần của toà thể nhân dân Việt Nam thời kỳ này. Nhưng với sự chấm dứt của chiến tranh và sự khởi đầu của thời kỳ mới xây dựng và phát triển đất nước sau hơn 100 năm bị mất độc lập hoặc bị chia rẽ, hệ giá trị thời chiến tranh đã trở nên bất cập trước nhiệm vị lịch sử mới của dân tộc, tất yếu hệ giá trị phải biến đổi và tìm ra vị thế của nó rong bối cảnh mới – bối cảnh toàn cầu hoá.
2.1.2 Nội dung và vị thế của giá trị truyền thống ở nước ta.
Như đã đề cập ở trên chủ nghĩa yêu nước là một đặc trưng căn bản nhất của giá trị truyền thống Việt Nam. Nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt sự biến đổi hệ giá trị của dân tộc. Dù hệ giá trị có thay đổi như thế nào thì nó vẫn xoay quanh cốt lõi tinh thần yêu nước đó. Tinh thần yêu nước là nhân tố quan trọng quy định vị thế và nội dung các giá trị trong mỗi thời kỳ biến đổi căn bản của lịch sử. Với toàn bộ tính quy định lịch sử hiện tại Việt Nam đang đi theo con đường phát triển dân tộc và Chủ nghĩa xã hội trong điều kiện của hoà bình, độc lập, thống nhất.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Việt Nam nằm trong thế bị động khi chạm chán với các cuộc xâm chiếm phương Đông của các nước tư bản phương Tây. Điều đó đã dẫn đến sự khủng hoảng về giá trị kéo dài gần nữa thế kỷ. Do yêu cầu đấu tranh và giành lại và bảo vệ độc lập dân tộc, các giá trị truyền thống đã biến đổi sâu sắc. Các giá trị cơ bản của dân tộc được tiếp tục thừa nhận và phát huy như tinh thần yêu nước, tình đoàn kết dân tộc, các giá trị đạo đức như khiêm tốn, thật thà, chí công vô tư…
Những giá trị đó được kết hợp với các giá trị mới như tinh thần dân chủ, quyền bình đẳng, tinh thần cộng sản chủ nghĩa, tinh thần làm chủ xã hội… tạo nên một hệ giá trị mới. Còn các giá trị Nho giáo cũ không được thừa nhận về mặt chính thống nhưng thực chất chỉ bị che phủ và bị giảm vai trò nhưng vẫn tác động ngấm ngầm trong nhân dân : Nho giáo với tình cách là học thuyết chính trị – đạo đức luôn đề cao tính thiện con người, dù bị biến đổi theo thời gian và bị chi phối bởi hoàn cảnh lịch sử, hệ tư tưởng… nhưng đó vẫn là chuẩn mực đạo đức trong ý thú của mọi người; tục thờ cúng tổ tiên của người Việt kết hợp với đạo đức Nho giáo đã hình thành nên một nghi lễ lành mạnh của xã hội…
Tóm lại trong suốt gần một thế kỷ qua các giá trị truyền thống (tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, ý thức cộng đồng, Nho giáo, Phật giáo…) đã giai nhập vào các giá trị hiện đại (chủ nghĩa Mác – Lênin, các giá trị công bằng, dân chủ…) làm nên một hệ giá trị mới của dân tộc và Việt Nam đứng vững trên hệ giá trị đó. Do quá trình toàn cầu hoá, một cơ hội mang tính toàn cầu mang lại cho mỗi dân tộc là khuyến khích sự đa dạng và sự chia sẻ các giá trị đạo đức. Điều đó có nghĩa là giá trị của mỗi dân tộc có cơ hội tìm được vị thế của mình trong giá trị nhân loại.
2.2 Sự chuyển đổi giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá.
Trong hai thập kỷ gần đây, quá trình toàn cầu hoá diễn ra với tốc độ nhanh chóng, nó trở thành một thực thể của thế giới. Thế kỷ XX, nhân loại đã đạt được những bước phát triển manh mẽ về khoa học, kỹ thuật, kinh tế… nhưng đồng thời cũng để lại những khoản trống lớn về văn hoá. Quá trình toàn cầu hoá về kinh tế cộng với sự bùng nổ của thông tin, sự xâm nhập của nhiều loại hình văn hoá… đã đem lại những lợi ích lớn lao cho con người, nhưng đồng thời cũng báo hiệu nhiều nguy cơ mới trong quá trình phát triển. Nhận thức rõ điền này nhiều quốc gia trên thế giới đã xem xét lại vấn đề bản sắc văn hoá một cách nghiêm túc. Ở các nước phương Tây, Pháp là nước kêu gọi cấm lưu thông các sảm phẩm có lợi cho Mỹ. Ở phương Đông, Trung Quốc hô hào chống ô nhiễm tinh thần; Nhật Bản tổ chức cuộc họp khu vực Châu Á bàn về văn hoá dân tộc… Điều này cho chúng ta thấy, chính phủ các nước đã coi văn hoá là động lực, là mục tiêu, là hệ điều tiết của sự phát triển và Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài quy luật này.
Việt Nam là một nước có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc lại có một diện mạo văn hoá riêng, những nét riêng này không phá vỡ đặc điển chung của văn hoá Việt Nam mà đan xen lẫn nhau tạo cho nền văn hoá của chúng ta có sự thống nhất trong đa dạng, có thể nói bản sắc của văn hoá Việt Nam chính là sự hoà đồng bao dung trong cách tiếp cận văn hoá. Vì vậy trước xu thế toàn cầu hoá hiện nay, chúng ta phải biết phát huy những giá trị văn hoá truyền thống và có những bước đi thích hợp cho quá trình hội nhập của mình: tránh việc bế quan toả cảm như trước đây mà ông cha ta đã từng làm mà phải mở rộng giao lưu với các nước trên thế giới cả về văn hoá lẫn kinh tế nhưng phải đảm bảo là vẫn giữ vừng bản sắc truyền thống lâu đời của dân tộc ta…
Ngày nay Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thực hiện chính sách Việt Nam muốn là bạn và đối tác với tất cả các nước trên thế giới. Đây là sự chuyển đổi của một trong những giá trị truyền thống của Việt Nam. Đảng đã thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, thực hiện chính sách hoạch toán kinh tế, cơ chế thị trường làm cho đời sống nhân dân không ngừng cải thiện, tình hình an ninh đựoc giữ vững…
Tuy nhiên bên cạnh đó quá trình toàn cầu hoá về kinh tế cộng với sự bùng nổ về thông tin, sự du nhập tràn lan của các loại hình văn hoá… đã tạo ra một môi trường mới, những công cụ mới như : internet, điện thoại di động… tạo cho con người có những điều kiện để tiếp nhận thông tin một cách cập nhật nhưng nếu không biết chọn lọc thì chúng ta sẽ bị chết đuối trong chính bể thông tin đó. Trong lĩnh vực văn hoá, toàn cầu hoá đưa lại cho các dân tộc những tinh hoa văn hoá của nhân loại nhưng đồng thời cũng đưa đến những mặt tiêu cực, mặt trái của nó. Vậy, vấn đề là chúng ta phải biết chọn lọc và tiếp thu như thế nào cho hợp lý vì ở đây vai trò quyết định chính la con người.
2.3 Giữ vững giá trị truyền thống ở Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá2.3.1 Xu thế toàn cầu hoá hiện nay – một thách thức đối với giá trị truyền thống dân tộc.
Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia, trở thành xu thế chung của thế giới, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, bất kể nước đó giàu hay nghèo, mạnh hay yếu, phát triển hay chậm phát triển, phương Tây Hay phương Đông, là xu hướng xích lại gần nhau, hợp tác với nhau giữa các nước để tạo ra sự phát triển.
Hình thức toàn cầu hoá rất phong phú, đa dạng và diễn ra dưới nhiều cấp độ khách nhau. Có cấp độ bao gồm cả kinh tế và chính trị như liên minh Châu  (EU), có cấp độ chủ yếu liên kết về kinh tế nhu hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Phổ biến là sự liên kết có tính chuyên ngành của các tổ chức thế giới như tổ chức thương mại thế giới (WTO), tổ chức văn hoá giáo dục liên hợp quốc (UNESCO), tổ chức y tế thế giới (WHO)…
Toàn cầu hoá nếu diễn ra một cách công bằng thì có lợi cho nhiều dân tộc, tuy nhiên trong thực tế toàn cầu hoá không phải diễn ra một cách thuận lợi đối với tất cả các nước, nhất là đối với các nước nghèo trong đó có nước ta. Bởi phần vì các nước, các tập đoàn kinh tế và chính trị thế giới đều xuất phát từ lợi ích của chính mình để giải quyết các vấn đề toàn cầu mà không có sự đối sử công bằng, hợp lý đối với các phía đối tác, phần vì khả năng hạn chế của các nước kém phát triển nên không đủ thế và lực để giải quyết các vấn đề có liên quan tới mình. Bởi vậy nguy cơ bị nhất thể hoá, bị phương Tây hoá và do dó đi đến mất quyền độc lập, tự chủ của dân tộc là nguy cơ có thể sảy ra.
So với nguy cơ này, nguy cơ đánh mất giá trị truyền thống dân tộc, đi đến cái chết của nền văn hoá dân tộc càng có nhiều khả năng xuất hiện. Đây đó trên thế giới, người ta đã gióng tiếng chuông cảnh tỉnh bởi một số dân tộc, giá trị truyền thống tuy có lịch sử lâu đời song lại thường là không hấp dẫn đối với lối sống hiện đại, nhất là đối với tầng lớp trẻ. Mặt khác, các sinh hoạt văn hoá mới của thế giới được du nhập và thì vàng thau lẫn lộn, tốt xấu đều có, nếu không có sự chỉ đạo sáng suốt dễ đi đến lấn át giá trị cũ, lâu dần thay thế giá trị cũ của dân tộc, làm mất bản sắc văn hoá dân tộc. Mất giá trị truyền thống dân tộc là mất cơ sở để tự khẳng định mình, mất điều kiện tự tin và sáng tạo.
Toàn cầu hoá là hiện tượng mới mẻ và phức tạp vừa mang lại cho ta những cơ hội mới để phát triển (sự phát triển của khoa học công nghệ như vũ bảo đạt được những thành tựu kỳ diệu, đưa lại năng suất lao động gấp trước nhiều lần, những tiện lợi nhiều mặt về thông tin, đi lại, hưởng thụ, hợp tác… làm con người cảm thấy gần nhau hơn phụ thuộc vào nhau hơn) nhưng đồng thời đi kèm với nó cũng không ít khó khăn (văn hoá tư tưởng cũ đang sống bình yên khi có văn hoá tư tưởng mới đến tất yếu sẽ sảy ra đụng độ… ) cho nên phân biệt thế nào là cơ hội, thế nào là nguy cơ là một vấn đề khó, biến cái đang diễn thành cơ hội để lợi dụng càng khó hơn. Bởi vậy nguy cơ và cơ hội cá thể tồn tại bên nhau, đan xen nhau, có khi lại là nguyên nhân của nhau. Đứng ngoài chúng ta khó có thể nhận biết, chỉ có xông vào với một sự sáng suốt và quyết tâm mới chiếm được cái này và loại được cái kia, mới có thể bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, những giá trị truyền thống dân tộc.
Trước xu thế toàn cầu hoá văn hoá Việt Nam có cơ hội để thẩm định lại mình, có điều kiện để tiếp xúc, thử nghiệm và lựa chọn các văn hoá khác. Kết quả sẽ như thế nào là phụ thuộc vào sự nhìn nhận của chủ thể văn hoá – con người Vịêt Nam trước các hiện tượng mới mẽ đầy thách thức và chông gai của thế giới, của đất nước.
2.3.2 Chủ động đón nhận thách thức của toàn cầu hoá để hội nhập với thế giới, đưa giá trị truyền thống dân tộc di lên một bước
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã nhiều lần gặp thách thức, có thách thức từ phía thiên nhiên: hạn hán, bão lụt…, có thách thức từ phía xã hội: nạn ngoại xâm, các cuộc cát cứ chia rẽ đất nước… và nhiều lần dân tộc ta đã vượt qua nhờ đó mà giữ gìn được sự sinh tồn và phát triển nhưng cũng đã có nhiều lần dân tộc ta không vượt qua được thử thách như chủ trương cải cách để phù hợp với trào lưu thế giới ở thế kỷ XIX không trở thành hiện thực. Tất cả các sự việc thành công hay thất bại đều có ý nghĩa của một bài học đối với thách thức được coi là chưa chừng có đối với chúng ta – xu thế toàn cầu hoá hiện nay và nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc, các giá trị truyền thống dân tộc, trở thành cái bóng mờ của người khác là do xu thế này gây nên.
Xu thế toàn cầu hoá hiện nay buộc dân tộc ta phải tham gia vào các công việc chung của thế giới mà đối tượng phải đối phó không phải là một, mà là nhiều phía, nhiều thành phần, nhiều mức độ khách nhau. Xu thế này còn đưa dân tộc ta vào cuộc đấu tranh quyết liệt vừa có tính khu vực, vừa có tính toàn cầu, trong khi thế và lực của ta chưa đủ, nhưng không được thua chỉ có thể và phải thắng.
Bài học lịch sử đã dạy cho dân tộc ta một cách nhìn, một thái độ và một việc làm thích hợp. Đó là xem toàn cầu hoá như một xu thế khách quan, xu thế đó vừa tạo ra thời cơ vừa có nguy cơ do vậy dám đương đầu , chủ động đón nhận và phấn đấu để có nhiều cơ hội, nhiều dịp may, ít nguy cơ, ít rủi ro. Không lúc nào bằng lúc này, con người dân tộc phải kiên cường, phải thông minh, linh hoạt và sáng tạo. Theo lối mòn chì chỉ chuốc lấy thất bại.
Hơn mười năm nay đảng và nhà nước ta đã thực hiện đường lối mở cửa, hội nhập, tham gia liên doanh, liên kết kinh tế, kêu gọi đầu tư, tạo thông thoáng để thu hút đầu tư, thực hiện đa phương, đa dạng hoá quan hệ quốc tế… Cần phải khẳng định các việc làm đó và còn phải phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện hơn nữa.
Thực tế trong mấy năm vừa qua nhiều thành tựu về văn hoá của thế giới, nhất là văn hoá đương đại do sự đa dạng và mới mẻ thường chinh phục được nhiều người, đặt biệt là thế hệ trẻ. Nhưng Việt Nam khác với nhiều nước chúng ta không thể thay thế các giá trị truyền thống đã làm nên bản sắc văn hoá Việt Nam, bản lĩnh dân tộc Việt Nam: tinh thần yêu nước, tính cộng đồng, lòng nhân ái, lối sống thanh bạch, cần cù, giản dị… Và mặc dù các luồng văn hóa tư tưởng bên ngoài vào Việt Nam theo nhiều hướng, nhiều kênh, nên chúng ta cần cảnh giác vì về đại thể các luồn văn hoá tư tưởng ấy mang hai loại: giá trị và phản giá trị và chúng ta chỉ có thể chấp nhận cái giá trị và bài trừ cái phản giá trị.
Toàn cầu hoá như một dòng nước lớn đang lan truyền khắp mọi miền đất của hành tinh. Đứng trong đó thì phải bơi theo nó, có bản lĩnh sẽ không sợ chết chìm, có sự thông minh sẽ sáng tạo sẽ tranh thủ được nhiều sơ hội, tránh được khỏi nhiều nguy cơ. Giá trị truyền thống và giá trị hiện đại dân tộc có thể qua đây mà được giữ gìn, nâng cao va phong phú hoá.
Chương 3:PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN
Trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế, đã diễn ra sự "phục hưng" trong lĩnh vực văn hoá. Nhiều giá trị văn hoá truyền thống như quan hệ trong gia đình, làng xóm, lễ hội, phong tục tập quán có lúc bị xem thường đang dần dần được khôi phục. Mặc dù vậy, kinh tế thị trường với khuynh hướng "thương mại hoá", với sự xáo trộn hơn về bậc thang giá trị, sự phục hồi những hủ tục ... cũng đang tác động ráo riết. Hơn lúc nào hết, việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống đang trở nên ngày càng bức thiết và đây không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Nói như tác giả Trần Ngọc Thêm, "một môn học về văn hoá dân tộc với mấy chục tiết trong nhà trường chỉ là những hạt mưa, trong khi thông tin ngoài xã hội hàng ngày là những cơn lũ: thử điểm xem trên các phương tiện thông tin đại chứng hàng ngày có bao nhiêu fim, bài có nội dung giáo dục về văn hoá dân tộc và có bao nhiêu vụ án đầy tình tiết giật gân và bạo lực. Việc giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống phải dựa trên nguyên tắc lựa chọn và duy trì nguyên vẹn những cái gì? Cái gì cần dẹp bỏ? Cái gì cần bổ sung, làm mới?
3.1.Phương hướng về pháp chế
3.1.1. Xây dựng và vận dụng bảng giá trị văn hoá:
Chúng ta biết rằng, không có một nền văn hoá nào lại không có những giá trị chuẩn của xã hội đó. Nói cách khác, chuẩn giá trị xã hội là cái không thể thiếu. Vấn đề là ở chỗ, chuẩn giá trị đó phải như thế nào? Lấy cái gi làm cơ sở, làm nền tảng ?
Theo kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á thì phải diễn đạt những chuẩn mực này một cách ngắn gọn mà dễ hiểu, phải vừa chặt chẽ lại vừa sinh động để cho mọi tầng lớp trong xã hội đều có thể thấm nhuần, có thể thực hiện được. Bên cạnh đó, về mặt nội dung, chuẩn giá trị xã hội phải làm thế nào để vừa thể hiện được sự kết hợp hài hoà giữa các giá trị truyền thống và các giá trị tiên tiến mà trong đó các giá trị truyền thống luôn luôn làm nền tảng, làm cơ sở cho các giá trị mới.
Ví dụ, nếu như trước đây, tinh thần yêu nước truyền thống lấy độc lập dân tộc làm mục tiêu cao nhất với phương châm "tất cả cho tiền tuyến" thì ngày nay, yêu nước phải là gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc là nấc thang để tiến tới mục tiêu cao hơn là mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, chúng ta cần đẩy mạnh phát triển kinh tế, củng cố tiềm lực quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Có xây dựng được một nền kinh tế vững mạnh mới tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật ngang tầm với trình độ văn minh thế giới. Trong xây dựng kinh tế, yêu nước chính là cố gắng phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện, lao động để làm ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội. Mỗi cá nhân dù ở cương vị nào, cũng phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Lợi ích không tách rời nghĩa vụ và trách nhiệm biết hưởng các quyền lợi nhưng phải cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Yêu nước trong bối cảnh hiện nay phải gắn liền với độc lập, tự chủ về kinh tế, tạo ra cơ sở cho hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả; mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả sẽ tạo điều kiện cần thiết để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, tránh được sự lệ thuộc vào đối tác trong quá trình hội nhập. Yêu nước ngày nay phải kết hợp chặt chẽ với việc chống tham nhũng, bởi vì nó chính là kẻ thù vô cùng nguy hiểm.
Như vậy, yêu nước ngày nay là đem hết tinh thần và nghị lực, sức mạnh và tài năng của từng người, từng tập thể và cả cộng đồng dân tộc để bảo vệ độc lập dân tộc, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển đất nước; vươn lên mạnh mẽ trong sản xuất, kinh doanh theo phương châm "ích nước lợi nhà"; tăng cường đoàn kết dân tộc cùng nhau xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, phải chăng một bảng giá trị sẽ gồm những giá trị xã hội sau để có thể đáp ứng được những yêu cầu trên:
Một là: Độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội; Hai là: Tự lập, tự cường, lập thân, lập nghiệp; Ba là: Hoà đồng dân tộc, khoan dung văn hoá; Bốn là: Nếp sống văn minh, môi trường trong sạch; Năm là: Cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động; Sáu là: Suốt đời học tập, thích ứng với cái mới; Bảy là: Giữ gìn gia đình, Bảo vệ Tổ quốc. Đây chính là sự bổ sung, làm mới những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Bất cứ một bảng giá trị văn hoá nào cũng phải được sự đồng tình, ủng hộ và sự thực hiện của nhân dân.
3.2.2. Xây dựng các khuôn mẫu ứng xử và thể chế xã hội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giá trị của truyền thống dân tộc vn trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng XHCN.doc