Đặc điểm nổi bật của giáo lý đạo Phật là chân thực gần gũi, phù hợp với mọi tầng lớp trong xã hội. Bởi lẽ, con người là đối tượng giáo dục của Phật giáo mà mục đích của giáo dục Phật giáo là hướng con người đến chân hạnh phúc, đến để thấy giá trị đích thực của cuộc sống hiện tại. Vì thế, kinh điển đạo Phật có tư tưởng giáo dục nhân bản rất cao: “Khi sự trung thực hướng về con người mô tả phát hiện, soi sáng bao tình cảm khát vọng chính đáng của con người, giúp con người hiểu thêm về con người, về cuộc sống để mà mến yêu, trân trọng thì chính đó là nhân bản”.
Giá trị nhân bản luôn luôn phản ánh hiện thực một cách khách quan, đánh giá con người và quốc độ mà con người đang hiện hữu rất cụ thể. Giáo dục nhân bản là giúp con người giao tiếp với thực tại, với cái chất người đang tràn trong hiện tại và tại đây. Theo Phật giáo, quá khứ và tương lai đều phi thực, đều ảo giác; càng truy tìm quá khứ lại càng rối rắm thêm, càng suy nghĩ vọng tưởng tương lai càng đau đầu uổng công mà vẫn không có giải pháp nào đúng cả. Vạn pháp duyên sinh trùng trùng, điệp điệp, không có đầu mối cũng không có chung cuộc.
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 15131 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giá trị và hạn chế của Phật giáo, ảnh hưởng của Phật giáo đến Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Duyên không phải là một cái gì đó cụ thể, xác định mà nó là sự tương hợp, điều kiện để giúp cho sự biến chuyển của vạn Pháp.
Ví dụ hạt lúa là cái quả của cây lúa đã thành, mà lại là cái nhân của cây lúa sắp thành. Lúa muốn thành cây lúa có bông lại phải nhờ có điều kiện và những mối liên hệ thích hợp như đất, nước, không khí, ánh sáng. Những yếu tố đó chính là Duyên.
Trong thế giới sinh vật, khi đã giải thích về nguyên nhân biến hoá vô thường của nó, từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện đại tới tương lại. Phật giáo đã trình bày thuyết “ Thập Nhị Nhân Duyên” ( mười hai quan hệ nhân duyên) được coi là cơ sở của mọi biến đổi trong thế giới hiền sinh, một cách tất yếu của sự liên kết nghiệp quả.
+ Vô minh: ( là cái không sáng suốt, mông muội, che lấp cái bản nhiên sáng tỏ).
+ Hành: ( là suy nghĩ mà hành động, do hành động mà tạo nên kết quả, tạo ra cái nghiệp, cái nếp. Do hành động mà có thức ấy là hành làm quả cho vô minh và là nhân cho Thức).
+ Thức: ( Là ý thức là biết. Do thức mà có Danh sắc, ấy là Thức làm quả cho hành và làm nhân cho Danh sắc).
+ Danh sắc: ( Là tên và hành ta đã biết tên ta là gì thì phải có hình và tên của ta. Do danh sắc mà có Lục xứ, ấy danh sắc làm quả cho thức và làm nhân cho Lục xứ).
+ Lục xứ hay lục nhập: ( Là sáu chỗ, sáu cảm giác: Mắt, mũi, lưỡi, tai, thân và tri thức. Đã có hình hài có tên phải có Lục xứ để tiếp xúc với vạn vật. Do Lục nhập mà có xúc - tiếp xúc. ấy là Lục xứ làm quả cho Danh sắc và làm nhân cho Xúc.)
+ Xúc: ( Là tiếp xúc với ngoại cảnh qua sáu cơ quan xúc giác gây nên cmở rộng xúc, cảm giác. Do xúc mà có thụ ấy là xúc làm quả cho Lục xứ và làm nhân cho Thụ.)
+ Thụ: (Là tiếp thu, lĩnh nạp, những tác động bên ngoài tác động vào mình. Do thụ mà có ái. ấy là thụ làm quả cho Xúc và làm nhân cho ái.)
+ ái: (Là yêu, khát vọng, mong muốn, thích. Do ái mà có Thủ. Do ấy, ái làm quả cho Thụ và làm nhân cho Thủ.)
+ Thủ: ( Là lấy, chiếm đoạt cho minh. Do thủ mà có Hữu. Do vậy mà Thủ làm quả cho ái và làm nhân cho Hữu.)
+ Hữu: ( Là tồn tại, hiện hữu, ham, muốn, nên có dục gây thành cái nghiệp. Do Hữu mà có sinh, do đó Hữu là quả của Thủ và làm nhân của Sinh).
+ Sinh: ( Hiện hữu là ta sinh ra ở thế gian làm thần thánh, làm người, làm súc sinh. Do sinh mà có Tử, ấy là sinh làm quả cho Hữu và làm nhân cho Tử).
+ Lão tử: ( Là già và chết, đã sinh ra là phải già yếu mà đã già là phải chết. Nhưng chết - sống là hai mặt đối lập nhau không tách rời nhau. Thể xác tan đi là hết nhưng linh hồn vẫn ở trong vòng vô minh. Cho nên lại mang cái nghiệp rơi vào vòng luân hồi ( khổ não).
Thập nhị nhân duyên như nước chảy kế tiếp nhau không bao giờ cạn, không bao giờ ngừng, nên đạo Phật là Duyên Hà. Các nhân duyên tự tập nhau lại mà sinh mãi mãi gọ là Duyên hà mãn. Đoạn này do các duyên mà làm quả cho đoạn trước, rồi lại do các duyên mà làm nhân cho đoạn sau. Bởi 12 nhân Duyên mà vạn vật cứ sinh hoá vô thường.
- Mối quan hệ Nhân - Duyên là mối quan hệ biện chứng trong không gian và thời gian giữa vạn vật. Mối quan hệ đó bao trùm lên toàn bộ thế giới không tính đến cái lớn nhỏ, không tính đến sự giản đơn hay phức tạp. Một hạt cát nhỏ được tạo thành trong mối quan hệ nhân quả của toàn vũ trụ. Cả vũ trụ hoà hơp tạo nên nó. Cũng như nó hoà hợp tạo nên cả vũ trụ bao la. Trong một có tất cả trong tất cả có một. Do nhân Duyên mà vạn vật sinh hay diệt. Duyên hợp thì sinh, Duyên tan thì diệt.
Vạn vât sinh hoá vô cùng là do ở các duyên tan hợp, hợp tan nối nhau mà ra. Nên vạn vật chỉ tồn tại ở dạng tương đối, trong dòng biến hoá vô tận vô thường vô thực thể, vô bản ngã, chỉ là hư ảo. Chỉ có sự biến đổi vô thường của vạn vật, vạn sự theo nhân duyên là thường còn không thay đổi.
Do vậy toàn bộ thế giới đa dạng, phong phú, nhiều hình, nhiều vẻ cũng chỉ là dòng biến hoá hư ảo vô cùng, không có gì là thường định, là thực, là không thực có sinh, có diệt, có người, có mình, có cảnh, có vật, có không gian, có thời gian. Đó chính là cái chân lý cho ta thấy được cái chân thế tuyệt đối của vũ trụ. Thấy được điều đó gọi là “ chân như” là đạt tới cõi hạnh phúc, cực lạc, không sinh, không diệt, niết bàn.
Thế giới của chúng sinh (loài người) cũng do nhân duyên kết hợp mà thành. Đó là sự kết hợp của hai thành phần: Phần sinh lý và phần tâm lý.
- Cái tôi sinh lý tức là thể xác, hình chất với yếu tố “ sắc” ( địa, thuỷ, hoá, phong ) tức là cái cảm giác được.
- Cái tôi tâm lý ( tinh thần ) linh hồn tức là “tâm” với 4 yếu tố chỉ có tên gọi mà không có hình chất gọi là “ Danh”.
Trong “Sắc’ gồm những cái nhìn thấy được cũng như những thứ không nhìn thấy được nếu nó nằm trong quá trình biến đổi của “sắc” gọi là “vô biến sắc” như vật chất chuyển hoá thành năng lượng chẳng hạn.
Bốn yếu tố do nhân duyên tạo thành phần tâm lý ( tinh thần ) của con người là:
+ Thụ: Những cảm giác, cảm thụ về khổ hay sướng, đưa đến sự xúc chạm lĩnh hội thân hay tâm.
+ Tưởng: Suy nghĩ, tư tưởng.
+ Hành: ý muốn thúc đẩy hành động.
+ Thức: Nhận thức, phân biệt đối tượng tâm lý ta là ta.
Hai thành phần tạo nên từ ngũ uẩn do Nhân - Duyên tạo thành mỗi sinh vật cụ thể có danh và có sắc. Duyên hợp ngũ uẩn thì là ta. Duyên tan ngũ uẩn thì là diệt. Quá trình hợp tan ngũ uẩn do Nhân - Duyên là vô cùng tận.
- Các yếu tố của ngũ uẩn cũng luôn luôn biến hoá theo qui luật nhân hoá không ngừng không nghỉ, nên mọi sinh vật cũng chỉ là vụt mất, vụt còn. Không có sự vật riêng biệt, cố định, không có cái tôi, cái tôi hôm qua không còn là cái tôi hôm nay. Kinh Phật có đoạn viết “ Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc là không, không là sắc. Thụ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều như thế”.
Như vậy thế giới là biến ảo vô thường, vô định. Chỉ có những cái đó mới là chân thực, vĩnh viễn, thường hằng. Nếu không nhận thức được nó thì con người sẽ lầm tưởng ta tồn tại mãi mãi, cái gì cũng thường định, cái gì cũng của ta. Do đó, mà con người cứ khát ái, tham dục cứ mong muốn và hành động chiếm đoạt tạo ra kết quả mà kết quả đó có thể tốt, có thể xấu gây nên nghiệp báo, rơi vào bể khổ triền miên không bao giờ dứt.
Sở dĩ có nỗi khổ là do qui định của Luật nhân quả. Vì thế mà ta không thấy được cái luật nhân bản của mình ( bản thể chân thực ). Khi đã mắc vào sự chi phối của Luật Nhân - Duyên, thì phải chịu nghiệp báo và kiếp luân hồi, luân chuyển tuần hoàn không ngừng, không dứt.
Nghiệp và luân hồi không những chỉ là những khái niệm của Triết học Phật giáo mà có từ trong Upanishad.
Nghiệp chữ phạn và Karma là cái do những hoạt động của ta, do hậu quả việc làm của ta, do hành động của thân thể ta. Được gọi là “ thân nghiệp”, còn hậu quả của những lời nói của ta, phát ngôn của ta thì được gọi làg “ khẩu nghiệp”. Hay những cái do ý nghĩ của ta, do tâm tue của ta gây nên được gọi là ‘ý nghiệp”. Tất cả những thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp là do ta tham dục mà thành, do ta muốn thoả mãn tham vọng của mình gây nên. Sở dĩ ta tham dục vì ta chưa hiểu đươc chân bản vốn có của ta cũng như vạn vật là luôn luôn biến đổi không có gì là thường định và vĩnh viễn cả.
Cuộc đời con người là sự ghánh chịu hậu quả của nghiệp đương thời và các kiếp sống trước rồi nó tiếp tục chi phối cả đời sau.
Nghiệp báo trong một đời là sự tổng hợp của các nghiệp gây ra trong hiện tại cộng với các nghiệp gây ra trong quá khứ, nó quyết định đời sau xấu hay tốt, thiện hay ác.
Luân hồi: Chữ phạn là Samsara. Có nghĩa là bánh xe quay tròn. Đạo phật cho rằng, sau khi một thể xác sinh vật nào đó chết thì linh hồn sẽ tách ra khỏi thể xác và đầu thai vào một sinh vật khác nhập vào một thể xác khác (có thể là con người, loài vật thậm chí cỏ cây). Cứ thế mãi do kết quả, quả báo hành động của những kiếp trước gây ra. Đó cũng là cách lý giải căn nguyên nỗi khổ ở đời con người.
Sau khi lý giải được nỗi khổ ở cuộc đời con người là do “ thập nhị nhân duyên” làm cho con người rơi vào bể trầm luân. Đạo Phật đã chủ chương tìm con đường diệt khổ. Con đường giải thoát đó không những đòi hỏi ta nhận thức được nó mà cao hơn ta phải hành động, phải thấm nhuần tứ diệu đế.
Tứ diệu đế: Là bốn sự thật chắc chắn, bốn chân lý lớn, đòi hỏi chúng sinh phải thấu hiểu và thực hiện nó. Tứ diệu đế gồm:
1. Khổ đế: Con người và vạn vật sinh ra là khổ, ốm đau là khổ, già yếu là khổ, chết là khổ, ghét nhau mà phải sống gần nhau là khổ, yêu nhau mà phải chia lìa nhau là khổ, mất là khổ mà được cũng là khổ. .... Những nỗi khổ ấy từ đâu? chúng ta tiếp tục tìm hiểu Tập đế.
2. Tập đế: Tập là tập hợp, tụ tập lại mà thành. Vậy do những gì tụ tập lại mà tạo ra nỗi khổ cho chúng sinh?
Đó là do con người có lòng tham, dâm (giận dữ ), si ( si mê, cuồng mê, mê muội) và dục vọng. Lòng tham và dục vọng của con người xâu xé là do con người không nắm được nhân duyên. Vốn như là một định luật chi phối toàn vũ trụ. Chúng sinh khômg biết rằng mọi cái là ảo ảnh, sắc sắc, không không. Cái tôi tưởng là có nhưng thực là không. Vì không hiểu được ra nỗi khổ triền miên, từ đời này qua đời khác.
3. Diệt đế: Là phải thấu hiểu được “ Thập nhị nhân duyên” để tìm ra được căn nguyên của sự khổ - để dứt bỏ từ ngọn cho đến gốc rễ của cái khổ. Thực chất là thoát khỏi nghiệp chướng, luân hồi, sinh tử.
4. Đạo đế: Là con người ta phải theo đế diệt khổ, phải đào sâu suy nghĩ trong thế giới nội tâm ( thực nghiệm tâm linh ). Tuy luyện tâm trí, đặc biệt là thực hành YOGA để đạt tới cõi siêu phàm mà cao nhất là đạt tới cõi phận là đạt tới trình độ giác ngộ bát nhã. Tới chừng đó sẽ thấy được chân như và thanh thản tuyệt đối, hết ham muốn, hết tham vọng tầm thường, tức là đạt tới cói “niết bàn” không sinh, không diệt.
Thực hiện Đạo đế là một quá trình lâu dài, kiên trì, giữ nguyên giới luật tập trung thiên định cao độ Phật giáo đã trình bày 8 con đường hay 8 nguyên tắc ( Bát chính Đạo - buộc ta phải tuân thủ bát chính đạo gồm:
- Chính kiến: Phải nhận thức đúng, phân biệt được phải trái, không để cho những cái sai che lấp sự sáng suốt.
- Chính tư duy: Suy nghĩ phải, phải chính, phải đúng đắn.
- Chính nghiệp: Hành động phải chân chính, phải đúng đắn.
- Chính ngữ: Nói phải đúng, không gian dối, không vu oan cho người khác.
- Chính mệnh: Sống trung thực, không tham lam, vụ lợi, gian tà, không được bỏ điều nhân nghĩa.
- Chính tịnh tiến: Phải nỗ lực, siêng năng học tập, có ý thức vươn lên để đạt tới chân lý.
- Chính niệm: Phải luôn luôn hướng về đạo lý chân chính, không nghĩ đến những điều bạo ngược gian ác.
- Chính định: Kiên định tập trung tư tưởng vào con đường chính, không bị thoái chí, lay chuyển trước mọi cán dỗ.
Muốn thực hiện được “ Bát chính đạo” thì phải có phương pháp để thực hiện nhằm ngăn ngừa những điều gian ác gây thiệt hại cho mình và những người làm điều thiện có lợi ích cho mình và cho người. Nội dung của các phương pháp đó là thực hiện “ Ngũ giới” ( năm điều răn ) và “Lục độ” (Sáu phép tu ).
- “Ngũ giới” gồm:
+ Bất sát: Không sát sinh
+ Bất đạo: Không làm điều phi nghĩa.
+ Bất dâm: Không dâm dục.
+ Bất vọng ngữ: Không bịa đặt, không vu oan giáo hoạ cho kẻ khác, không nói dối.
- “Lục độ” gồm:
+ Bố thí: Đêm công sức, tài trí, của cải để giúp người một cách thành thực chứ không để cầu lợi hoặc ban ơn.
+ Trí giới: Trung thành với điều răn, kiên trì tu luyện.
+ Nhẫn nhục: Phải biết kiên nhẫn, nhường nhịn, chịu đựng để làm chủ được mình.
+ Tịnh tiến: Cố gắng nỗ lực vươn lên.
+ Thiền định: Tư tưởng phải tập trung vào điều ngay, chính không để cho cái xấu cho lấp.
+ Bát nhã: Trí tuệ thấy rõ hết, hiểu thấu hết mọi chuyện trên thế gian.
Tóm lại: Phật giáo cho rằng chỉ có bằng sự kiên định để thực hiện “Bát hành đạo”, “Ngũ giới”, “Lục độ” thì chúng sinh mới có thể giải thoát mình ra khỏi nỗi khổ. Phật giáo không chủ trương giải phóng bằng cách mạng xã hội. Mặc dù Phật giáo lên án rất gay gắt chế độ người bóc lột người, chống lại chủ nghĩa duy tâm cua Bàlamôn giáo. Đó là một trong những nhược điểm đồng thời cũng là ưu điểm nửa vời của Đạo phật. Đứng trước bể khổ của chúng sinh Phật giáo chủ trương cải tạo tâm linh chứ không phải cải tạo thế giới hiện thực. Như vậy Phật giáo nguyên thuỷ có tư tưởng vô thần, phủ nhận đấng sáng tạo ( vô ngã, vô tạo giả) và có tư tưởng biện chứng ( vô thường, lý thuyết Duyên khởi ).
2.GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
2.1.Giá trị của triết học Phật Giáo
Giá trị về mặt giáo dục:
Những bài pháp của Đức Phật thường được trình bày chi tiết và tỉ mỉ. Tính rõ ràng, trong sáng và trình bày có logic đã làm nỗi bật các bài pháp dài của Ngài, những bài pháp được tuyên giảng theo chủ đích riêng. Dù thuyết giảng cho vài người hay cho một hội chúng, Ngài cũng đều tìm cách hướng dẫn người nghe tiến dần từng bước đến ý tưởng Ngài muốn thành lập. Kinh chuyển Pháp Luân (Dhammacakkapavattana) và Kinh Niệm Xứ (Satipatthàna) là những bài kinh tiêu biểu có một vài đặc điểm dễ nhận biết, vì Ngài thường bắt đầu bài kinh bằng lời giáo huấn gợi sự chú tâm, chẳng hạn như: "Có hai cực đoan người tìm chân lý cần nên tránh." Hoặc "Có một con đường thẳng tắt và đảm bảo đến đích…" v.v… Ngài phân tích một khái niệm ra thành nhiều thành tố và trình bày tư tưởng dưới dạng thống kê, nhằm giúp trí nhớ cho người học. Đức Phật thường sử dụng phép so sánh và phép suy diễn một cách nhuần nhuyễn, được rút ra từ nếp sống hằng ngày của quần chúng, chẳng hạn như công việc của người nông dân, người đồ tể, người bán hoa, người dân chài, người chiến sĩ và quan chức. Ngài lập đi lập lại những khái niệm quan trọng và quay lại những khái niệm đó bất cứ khi nào quần chúng có thể chấp nhận. Sự trình bày những khái niệm như vậy hầu như phát triển đến mức trở thành những công thức tiêu chuẩn, mẫu mực và sẽ tái diễn bất cứ khi nào khái niệm được đề cập đến trong cấu trúc biểu đạt tương tự. Bài pháp tuần tự đưa thính giả đi đến kết thúc bằng những lời cầu thỉnh tha thiết, xin được Quy Y với Ngài, để đi theo con đường giải thoát do Ngài giới thiệu.
Trong các cuộc đàm thoại với cá nhân Ngài thường sử dụng một vài phương pháp học thuật làm cho cuộc đàm thoại trở nên sinh động: thường Ngài làm cho người tranh luận trình bày rõ quan điểm của mình và chấp nhận một lập trường tư tưởng nào đó. Nhưng đức Phật sẽ không tiến hành cuộc thảo luận, trừ khi Ngài chắc chắn đã hiểu rõ quan điểm người tranh luận. Ngài hết sức thận trọng trong việc khai thông tiền đề vào lúc khởi đầu mỗi cuộc bàn luận. Nếu không đồng ý, Ngài không chê bai cũng không bài bác ý tưởng của đối phương, mà Ngài bắt đầu đặt câu hỏi. Những câu hỏi này luôn là những câu hỏi thăm dò, được sắp xếp cẩn thận nhằm chinh phục đối phương nhận ra những lý lẽ ngụy biện của chính mình. Vị ấy được đưa dần đến chỗ nhượng bộ và bỏ hẳn quan điểm ban đầu của mình. Nét độc đáo nhất của đức Phật là Ngài đã khéo sắp xếp lại tiên trình suy nghĩ của người tranh luận b ằng cách đặt câu hỏi nhanh và liên tục. Phép so sánh và loại suy được sử dụng trong việc làm rõ thêm chi tiết và giải thích những câu hỏi này. Những giai thoại về truyền thuyết và lịch sử là hình ảnh nổi bậc trong bài giảng của Ngài. Chỉ trong một vài trường hợp, Đức Phật mới phơi bày hết tất cả quan điểm ban đầu của người tranh luận là lố bịch và sai lầm nghiêm trọng, khi người tranh luận đã chịu từ bỏ lý lẽ của mình và sẵn sàng đồng ý với Ngài. Cho đến lúc đó, đức Phật mới bắt đầu giảng giải ý tưởng riêng của Ngài về vấn đề đang tranh luận. Bất cứ đề tài bàn thảo nào, đức Phật cũng tuần tự hướng dẫn người tranh luận đi đến một sự phân tích tỉ mỉ về con đường giải thoát. Dù là thuyết giảng, phân tích hay đàm thoại, tranh luận, đức Phật đều sử dụng một loạt các phương pháp giáo dục thực hành tiêu chuẩn. Ngài nhắm vào trình độ trí thức của người học và tuyên giảng cùng một ý tưởng bằng nhiều phương thức khác nhau tùy theo bản tánh và thể chất của người nghe. Ngài bắt đầu bằng những điều đã hiểu biêt và nhấn mạnh vào điều ấy như một nguyên tắc căn bản trong tất cả các lời Ngài dạy. Ngài không đề cập đến những điều suy đoán làm lãng phí thời gian và khuyên nhủ ta nên cố gắng "biết về sự vật như nó thực sự đang là." Ở đây tầm quan trọng nhắm vào cả sự hiểu biết lẫn sự thực.
Giá trị thiết thực, nhân bản của Phật giáo
Đặc điểm nổi bật của giáo lý đạo Phật là chân thực gần gũi, phù hợp với mọi tầng lớp trong xã hội. Bởi lẽ, con người là đối tượng giáo dục của Phật giáo mà mục đích của giáo dục Phật giáo là hướng con người đến chân hạnh phúc, đến để thấy giá trị đích thực của cuộc sống hiện tại. Vì thế, kinh điển đạo Phật có tư tưởng giáo dục nhân bản rất cao: “Khi sự trung thực hướng về con người mô tả phát hiện, soi sáng bao tình cảm khát vọng chính đáng của con người, giúp con người hiểu thêm về con người, về cuộc sống để mà mến yêu, trân trọng thì chính đó là nhân bản”.
Giá trị nhân bản luôn luôn phản ánh hiện thực một cách khách quan, đánh giá con người và quốc độ mà con người đang hiện hữu rất cụ thể. Giáo dục nhân bản là giúp con người giao tiếp với thực tại, với cái chất người đang tràn trong hiện tại và tại đây. Theo Phật giáo, quá khứ và tương lai đều phi thực, đều ảo giác; càng truy tìm quá khứ lại càng rối rắm thêm, càng suy nghĩ vọng tưởng tương lai càng đau đầu uổng công mà vẫn không có giải pháp nào đúng cả. Vạn pháp duyên sinh trùng trùng, điệp điệp, không có đầu mối cũng không có chung cuộc.
Đức Phật không muốn giải quyết những câu hỏi hay những việc làm không cần thiết cho con người, mà Ngài luôn dạy rõ chúng ta phải nhận chân sự thật khổ đau và con đường đoạn tận khổ đau, tiếp nhận sự thật để tự giải cứu mình ra khỏi khổ đau. Ví như người trúng độc kia, đừng hỏi gì quanh co bằng những câu hỏi vô ích hại mạng mà hãy nhanh chóng rút mũi tên để chữa trị vết thương, cứu sống mạng người.
Thế nên, giáo dục Phật giáo luôn mang đậm giá trị nhân bản, cái giá trị của sự sống vượt lên giá trị suy tư và cả giá trị văn hóa truyền thống. Hệ thống kinh điển của đạo Phật luôn giáo dục con người sống trong hiện tại, an trú trong hiện tại, nhận chân được sự thật của cuộc đời khổ đau để lìa khỏi khổ đau, đó là giá trị sống tâm linh của con người hiện tại. Đạo Phật đã đem lại một sự an tịnh trước nỗi khủng hoảng tâm hồn của con người và kêu gọi hãy trở lại với sự sống thực, rất thực để tự gánh lấy trách nhiệm của cuộc đời, nên giáo dục Phật giáo là: “Một nền giáo dục như thế hẳn sẽ tạo nên những mẫu người làm chủ, sống lơi ích cho bản thân và cho xã hội, đập vỡ mọi ách trói buộc bên trong và bên ngoài”.
Con người tự làm chủ mình bằng lý trí, bằng trí tuệ không nô lệ bất cứ một hoàn cảnh đối tượng nào, không bị dục vọng, tham ái chi phối. Vì sao vậy? Tham dục là nguồn gốc của mọi vô minh, ngu muội, là tập khởi của khổ đau; đừng lầm tưởng rằng đạt được thỏa mãn trong tham dục là hạnh phúc. Hạnh phúc ấy chỉ là sự tập khởi của khổ đau, đã ngầm chứa khổ đau. Cho nên giáo dục Phật giáo dạy cho chúng ta nhận ra được một nguồn hạnh phúc chân thật, là nếp sống đạo đức bằng sự tự chủ: “Hãy là nơi nương tựa của chính mình”, đó là giá trị giáo dục nhân bản rất nhân bản.
Đạo Phật đến với con người qua những lời dạy thiết thực gắn liền với những hành vi cử chỉ của mỗi người, những mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với xã hội. Nhưng trong bất cứ tình huống nào thì con người cũng phải “làm chủ”, không bị nô lệ bất cứ một đối tượng nào hay một sự vật nào cả. “Làm chủ” không có nghĩa là nêu cao bản ngã, nuôi dưỡng bản ngã hay độc quyền, độc đoán. Mà “làm chủ” có nghĩa là tự mình làm chủ mình trước mọi hoàn cảnh, trước những đột biến của nội tâm và ngoại cảnh. BS. Victor Pauchet nói rằng: “Muốn thành công trên đường đời, chúng ta phải làm chủ thời cuộc, chúng ta phải làm chủ được người xung quanh. Muốn làm chủ được những người xung quanh, chúng ta phải làm chủ được chính mình”.
Chúng ta thấy đó, muốn thành công trên đường đời đã phải làm chủ mình, huống hồ để thành tựu được an lạc giải thoát lại là một quá trình rèn luyện tu tập làm người. Muốn độ người, độ đời, muốn biến Ta bà thành cõi Tịnh độ, trước tiên, nhất thiết phải độ mình, tự quay lại với chính mình, soi rọi tận tâm để tu tập, để sửa đổi, chuyển hóa tâm thức của mình, nên nói: “Phương châm hướng nội, quay về với chính mình, với con người thật của mình... là phương châm sống động nhất và thiết thực nhất để cải tạo xã hội... và xây dựng Niết bàn ngay trên thế gian này”.
Đó là cả một quy trình sống “sống với chính mình” ngay trong hiện tại và tại đây. Hiện tại luôn mới mẻ, đầy ý nghĩa sống. Đây là thời gian thích hợp nhất để con người giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Vì thế, Đức Phật luôn quan tâm đến hạnh phúc thực tại của người đệ tử. Lời dạy của Ngài không phải là lời hứa hẹn về cuộc sống tốt đẹp trong tương lai mà là những phương pháp tu tập để thành tựu đời sống hạnh phúc ngay trong hiện tại. Lời nhận định sau nói lên rất rõ ý nghĩa ấy: “Đức Phật khi dạy pháp gì cho đệ tử cũng nghĩ ngay đến hạnh phúc hiện tại của người đệ tử mình, và lời dạy ấy phải thiết thực, được ứng dụng ngay trong hiện tại. Ngài không đề cập đến những triết lý mơ hồ, trừu tượng, viển vông, trái lại lời dạy của Ngài rất thiết thực với cuộc sống con người, ứng dụng ngay trong nếp sống hiện tại” (HT.Thích Minh Châu, Bốn phương pháp đưa đến hạnh phúc, Tập văn Phật đản, PL 2533, tr.26).
Và Đức Phật dạy: “Hãy tự là ngọn đèn cho chính mình, không y tựa một cái gì khác. Dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một cái gì khác”.
Lời dạy vô cùng thiết thực, Ngài không bao giờ nói là các con phải tin theo Ngài, không ép buộc ai mà Ngài khuyến khích chúng ta hãy đến để mà thấy. Hãy suy nghĩ cho đúng rồi mới tin mà thực hành. Ngài dạy: “Này các Kalamas, chớ có tin vì nghe truyền thuyết, chớ có tin vì theo một lập trường, chớ có tin vì đánh giá hời hợt các dữ kiện, chớ có tin vì phù hợp với các định kiến, chớ có tin vì phát xuất nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa môn là bậc đạo sư của mình. Này Kalamas, khi nào các ngươi biết rằng những việc này là tốt, những việc này là thiện, những việc này được mọi người tán thán. Những việc này nếu thuận theo và thực hành sẽ mang lại lợi ích tốt đẹp thì các ngươi hãy chấp nhận chúng”
Với phương pháp giáo dục này, Đức Phật muốn con người tự làm chủ mình, tự tại, không nô lệ vào bất cứ đối tượng nào; bằng trí tuệ, bằng kiến thức, bằng quan điểm đúng đắn, bằng cái nhìn chân thật, con người tự định hướng cho chính mình, tự mình đi ra khỏi khổ đau. Cái giá trị lớn lao là đánh giá trong thực tại cuộc sống của con người, hướng con người đến chỗ an lạc, chỉ có con người xác quyết một niềm tin chân chánh, tin tưởng chính mình, mình chính là hòn đảo không bị chìm đắm trong đại dương phiền muộn của dục vọng, không bị chôn vùi trong hiện tại.
2.2.Hạn chế của Phật Giáo
Vì mục dích đặt ra là không tham doanh lợi, không buôn bán nên làm thế nào để có được một nguồn ngân quỹ to lớn, cố định không bị ảnh hưởng của việc kêu gọi cúng dưỡng, quyên góp là vấn đề bị hạn chế rất lớn. Mặt khác, sự cạnh tranh với các đoàn thể khác Phật giáo bộc lộ nhiều nhược điểm như chuyên môn và phương hướng phục vụ Phật giáo không bằng các đoàn thể tôn giáo khác. Cộng thêm vào đó là hình thức phục vụ của Phật giáo thường là truyền thống và không hiện đại.
Sự hạn chế trong lãnh vực nhân sự cũng cần được khắc phục và để phát triển nguồn nhân lực Phật giáo cần có kế hoạch bổ dưỡng xây dựng nguồn nhân lực không hạn cuộc trong nội bộ tu sĩ và tín đồ của mình. Phải mở ra nhiều phương hướng và kế hoạch mới nhằm thu hút và bổ sung nguồn nhân lực.
Trên phương diện giới luật và giáo nghĩa đôi khi cũng đưa đến sự hạn chế trong việc phục vụ xã hội của Phật giáo như làm thế nào để kinh doanh nguồn tài sản của Phật giáo nhằm khắc phục sự ảnh hưởng trong vấn đề kêu gọi đóng góp thường bị chi phối bởi hoàn cảnh kinh tế cá nhân và đôi khi bị ảnh hưởng tác dộng của các cơ quan thông tin báo chí.. . mà vẫn phù hợp với giáo nghĩa và giới luật của Phật giáo.
3.ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY:
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ I sau công nguyên kết hợp với phong tục, tập quán truyền thống dân tộc Việt Nam hình thành nên Phật giáo Việt Nam. Trải qua một khoảng thời gian dài, Phật giáo ở Việt Nam không ngừng phát triển, lớn mạnh và đã tạo nên một dấu ấn sâu đậm trong việc hình thành đạo đức, nhân cách con người Việt Nam, nền văn hoá Việt Nam. Những ảnh hưởng tích cực của Phật giáo vẫn đang được con người Việt Nam phát huy để phục vụ cuộc sống. Song bên cạnh đó, Phật giáo cũng có những ảnh hưởng tiêu cực. Trong chương này chúng ta sẽ đi sâu phân tích các vấn đề trên.
3.1.Đạo phật với việc hình thành nhân cách con người Việt Nam.
Phật giáo là một tôn giáo, như các tôn giáo khác, Phật giáo cũng gồm có giáo lý và hoạt động tín ngưỡng. Giáo lý là một hệ thống các quan điểm về thế giới và con người, về cách thức tu luyện và hoạt động tín ngưỡng, là những hành vi, những nghi lễ cần phải thực hiện để đạt tới ước nguyện. Cả hai đều có ý nghĩa đối với việc hình thành nhân cách của các tín đồ.
Hơn lúc nào hết, trong mấy chục năm qua người Phật từ Việt Nam hiện nay rất chăm lo đến việc thực hiện các nghi lễ của đạo mình. Họ chăm chú lên chùa trong những ngày sóc, vọng; họ trân trọng và thành kính trong lúc thực hành các nghi lễ; họ siêng năng trong việc thiền định, giữ giới, làm thiện. Mặt khác, nhà chùa luôn sẵn sàng thực hiện các yêu cầu của họ như giải oan, cầu siêu. Tất cả những
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giá trị và hạn chế của Phật giáo Ảnh hưởng của Phật giáo đến Việt Nam.docx