MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
Chương I: Đặc điểm Kinh tế xã hội và đặc điểm Triết học Tây Âu và cổ điển Đức .3
I. Đặc điểm kinh tế xã hội và đặc điểm triết học ở Tây Âu.3
1.Đặc điểm kinh tế- xã hội Tây Âu thời cận đại 3
2.Đặc điểm triết học Tây Âu thời cận đại .3
II. Điều kiện kinh tế xã hội Đức thời cận đại và đặc điểm của Triết học cổ điển Đức .4
1. Điều kiện kinh tế- xã hội Đức thời cận đại 4
2. Đặc điểm cơ bản của triết học cổ điển Đức .5
Chương II: Giá trị và hạn chế của phép biện chứng duy tâm của Hegel .7
I. Giới thiệu chung về Heghen và triết học Hegel .7
II. Nội dung phép biện chứng duy tâm của Hegel .8
1.Tiền đề .8
1.1.Phép biện chứng cổ điển của Heraclit . 8
1.2.Tư tưởng triết học duy tâm tại Đức - nguồn gốc lịch sử của duy tâm tuyệt đối Hegel .9
2. Nội dung cơ bản của BCDT Hegel .12
2.1.Phương pháp luận biện chứng 12
2.2. Hệ thống các phạm trù, quy luật .13
III. Giá trị và hạn chế của phép Biện chứng Duy tâm của Hegel 14
1.Giá trị 14
1.1.Tiến bộ hơn những tư tưởng triết học cùng thời 14
1.2.Tạo tiền đề cho TH Mac-Lênin: .15
1.3.Ý nghĩa của phép BC đó đối với sự phát triển của các khoa học khác .15
2.Hạn chế .17
2.1.Ảnh hưởng của thế giới quan duy tâm .17
2.2.Hệ thống triết học đóng .17
2.3.Mâu thuẫn khi tìm cách lý giải các vấn đề xã hội .18
KẾT LUẬN .19
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10714 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giá trị và hạn chế của phép biện chứng duy tâm của Hegel, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của triết học hiện đại.
Lý luận về bản thể trong triết học cổ điển Đức đầy những mâu thuẫn. Có duy vật, duy tâm và cả nhị nguyên luận, tuy nhiên có thể nhận thấy rằng do ảnh hưởng của tình hình kinh tế xã hội lúc bấy giờ của Đức, triết học duy tâm vẫn chiếm ưu thế hơn. CanTo – người sáng lập ra triết học cổ điển Đức trong thời kỳ hoạt động khoa học đã xây dựng giả thuyết về sự hình thành của vũ trụ, theo đó thì sự hình thành và tiến hoá của các hệ hành tinh là bắt nguồn từ “ đám mây mù” đầu tiên. Về sau, CanTo chuyển sang hoạt động triết học và triết học của ông là triết học nhị nguyên. Một mặt ông thừa nhận thế giới các “ vật tự nó” tồn tại khách quan có thể tác động lên các giác quan của con người, mặt khác ông lại khẳng định các vật mà ta có thể nhận thấy được lại không liên quan đến thế giới “ vật tự nó. Chúng chỉ là những hiện tượng phù hợp với các cảm giác, tri giác do lý tính của con người tạo ra, nghĩa là con người chỉ nhận thức được cái bề ngoài mà không nhận thức được cái bản chất đích thực của sự vật. Hegel lại cho rằng nguồn gốc của mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội là ý niệm tuyệt đối. Từ điểm xuất phát đó, ông đã dựng lên một hệ thống triết học duy tâm khách quan. Phoiabac- nhà duy vật, vô thần lớn nhất trong lịch sử triết học cận đại lại cho rằng: Thế giới là thế giới vật chất, giới tự nhiên không do ai sáng tạo ra, nó tồn tại độc lập với ý thức và không phụ thuộc vào bất cứ triết học nào. Cơ sở tồn tại của thế giới tự nhiên nằm ngay trong lòng giới tự nhiên.
Thành tựu lớn nhất của triết học cổ điển Đức là phép biện chứng. Phép biện chứng khách quan của cổ điển Đức bắt đầu từ CanTo qua Phicto, Selinh và đỉnh cao là Hegel.’
CHƯƠNG II: GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM CỦA HEGEL
Giới thiệu chung về Hegel và triết học Hegel:
Hegel sinh ngày 27.08.1770 tại Stuttgart. Ông rất được cưng chiều trong một gia đình ngoan đạo, có lẽ “bởi vì ông học giỏi”. Mới 3 tuổi đã đi học trường tiếng Đức, lên 5 học trường tiếng Latin. Năm 1788 Hegel bắt đầu học tại chủng viện Tubingen, tại đây ông đã hoàn tất cao học về triết học năm 1790 và 3 năm sau đó, tốt nghiệp về thần học. Năm 1793 Hegel quyết định không đi theo nghiệp tu sĩ và trở thành gia sư tại Bern, để có nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu triết học. Năm 1797 Hegel đã làm gia sư tại Frankfurt. Hegel thực sự tìm thấy hứng khởi với cộng đồng trí thức trong “Hiệp hội các trí tuệ” và ngay trong năm đó ông đã hoàn tất tác phẩm Cương lĩnh hệ thống xưa nhất của chủ nghĩa duy tâm Đức (Das alteste Systemprogramm des Deutschen Idealismus). Năm 1801 Hegel đã về trường Đại học Jena. Những khóa giảng đầu tiên của ông rất ít người tham dự. Tuy vậy Hegel đã được phong giáo sư vào năm 1805. Khi quân đội Napoleon chiếm đóng, ông đã nhanh chóng rời Jena. Năm 1807 ông đảm nhận chức chủ bút tờ Bamberger Zeitung và xem như lần đầu tiên ông thoát khỏi cảnh túng thiếu tài chính kinh niên. Tại đây tác phẩm nền tảng Hiện tượng học Tinh thần của ông ra đời. Năm 1808 Hegel được cử làm hiệu trưởng trường trung học Egidyen tại Nuremberg. Cảm thấy nhàm chán, ông khuyến khích học sinh đặt câu hỏi giữa tiết học và dịch các bài vở của học sinh sang tiếng Hy Lạp cổ. Năm 1811 ông cưới cô Marie von Tucher chỉ vừa tròn 20 tuổi. Năm 1816 Hegel được phong giáo sư tại Đại học Heidelberg, nơi ông cộng tác trong ban biên tập của tờ Niên giám văn học Heidelber. Năm 1817 ông công bố bộ Bách khoa thư các khoa học triết học. Năm 1818, Bộ trưởng Văn hóa Vương quốc Phổ là Von Altenstein đã đích thân mời ông về Đại học Berlin. Cao điểm danh vọng của ông là tước vị Hiệu trưởng Đại học Berlin vào năm 1829 trước khi ông mất năm 1831.
Ông là nhà triết học duy tâm khách quan, đại biểu xuất sắc của triết học cổ điển Đức, người xây dựng nên phép biện chứng duy tâm. Triết học của Hegel là đỉnh cao của chủ nghĩa duy tâm Đức cuối thế kỉ 18 - đầu thế kỉ 19. Nguyên lí xuất phát và xuyên suốt toàn bộ triết học Hegel là sự đồng nhất giữa tư duy và tồn tại. Toàn bộ thực tại khách quan (tự nhiên và lịch sử thế giới) là biểu hiện của "lí tính thế giới" hay "tinh thần thế giới" mà Hegel gọi là "ý niệm tuyệt đối". "Ý niệm tuyệt đối" có trước tự nhiên và loài người, trải qua một quá trình phát triển lịch sử - tự nhận thức về bản thân, Thành quả lớn nhất của triết học Hegel là phép biện chứng. Ở Hegel, phép biện chứng bị thần bí hoá. Mặc dù vậy, Hegel vẫn là "người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động chung của phép biện chứng" (Mac). Hegel có những đóng góp to lớn trong địa hạt lí luận về nhận thức, trong cuộc đấu tranh chống "thuyết không thể biết" (bất khả tri luận). Bên cạnh đó, hệ thống duy tâm, bảo thủ, khép kín và giả tạo của triết học Hegel mâu thuẫn sâu sắc với phương pháp biện chứng có tính chất cách mạng của triết học này. Quan điểm chính trị của Hegel cũng phản ánh tình trạng mâu thuẫn của giai cấp tư sản Đức, khuynh hướng thoả hiệp của nó với các thế lực phong kiến. Hegel ủng hộ chế độ quân chủ lập hiến, bênh vực nhà nước quân chủ phản động Phổ, cho đó là đỉnh cao của sự phát triển xã hội.
Triết học Hegel là một trong những nguồn gốc lí luận trực tiếp của chủ nghĩa Mac. Các tác phẩm chủ yếu: "Hiện tượng học tinh thần" (1807), "Khoa học lôgic" (1812 - 16), "Bách khoa thư về khoa học triết học" (1817, 1830), "Những nguyên lí triết học của pháp luật" (1821). Những thành tựu trong sự nghiệp triết học của Hegel gắn liền với điều kiện kinh tế xã hội cũng như những đặc điểm của nền triết học cổ điển Đức thời bấy giờ.
Nội dung phép biện chứng duy tâm của Hegel:
Tiền đề:
1.1. Phép biện chứng cổ điển của Heraclit.
Heraclit (540-480 TCN) là nhà triết học có tư tưởng biện chứng điển hình của triết học phương Tây cổ đại. Mà theo đánh giá của Mác-Lênin thì Heraclit là người sáng lập ra phép biện chứng. Ông cũng là người đầu tiên xây dựng phép biện chứng dựa trên lập trường duy vật. Mặc dù sau Heraclit nhiều nhà triết học khác cũng đã kế thừa và phát triển tư tưởng biện chứng của ông, và Hegel cũng đã chịu ảnh hưởng không ít của những tư tưởng biện chứng đó ( điển hình là tư tưởng của Kant - ông tổ của triết học cổ điển Đức) tuy nhiên tư tưởng biện chứng trong triết học của Heraclit vẫn được xem là tiền đề quan trọng nhất cho phép biện chứng duy tâm của Hegel sau này.
Phép biện chứng của Heraclit chưa được trình bày dưới dạng một hệ thống các luận điểm khoa học mà hầu như các luận điểm cốt lõi của phép biện chứng được đề cập dưới dạng các câu danh ngôn mang tính thi ca và triết lý. Tư tưởng biện chứng của Heraclit được thể hiện như sau:
Một là: Quan niệm về sự vận động vĩnh cửu của vật chất. Theo ông thì không có sự vật, hiện tượng nào của thế giới là đứng im tuyệt đối, mà trái lại, tất cả đều trong trạng thái biến đổi và chuyển hoá. Ông nói: “Chúng ta không thể tắm hai lần trên một dòng sông vì nước mới không ngừng chảy trên sông”; Ngay cả mặt trời cũng mỗi ngày một mới”. Theo quan điểm của Heraclit thì lửa chính là bản nguyên của thế giới, là cơ sở duy nhất và phổ biến nhất của tất cả mọi sự vật, hiện tượng. Đồng thời lửa cũng là gốc của mọi vận động, tất cả các dạng khác nhau của vật chất chỉ là trạng thái chuyển hoá của lửa mà thôi.
Hai là: Heraclit nêu lên tư tưởng về sự tồn tại phổ biến của các mâu thuẫn trong mọi sự vật, hiện tượng. Điều đó thể hiện trong phỏng đoán về vai trò của các mặt đối lập trong sự biến đổi phổ biến của tự nhiên về “sự trao đổi của những mặt đối lập”, về “sự tồn tại và thống nhất của các mặt đối lập”. Ông nói: “cùng một cái ở trong chúng ta – sống và chết, thức và ngủ, trẻ và già. Vì rằng cái này biến đổi cái kia; và ngược lại, cái kia mà biến đổi thành cái này...” Heraclit đã phỏng đoán về sự đấu tranh và thống nhất của các mặt đổi lập. Lênin viết: “ Phân đôi cái thống nhất và nhận thức các bộ phận đối lập của nó là thực chất của phép biện chứng. Điều này chúng ta đã thấy xuất hiện ngay từ nhà biện chứng Heraclit”. Nhận định của Lê-nin đã chứng minh cho quan điểm và đóng góp của Heraclit trong tư tưởng này.
Ba là: Theo Heraclit thì sự vận động phát triển không ngừng của thế giới do quy luật khách quan (mà ông gọi là Logos) quy định. Logos khách quan là trật tự khách quan, là mọi cái đang diễn ra trong vũ trụ. Logos chủ quan là từ ngữ học thuyết của con người. Logos chủ quan phải phù hợp với logos khách quan. Người nào càng tiếp cận được logos khách quan bao nhiêu thì càng thông thái bấy nhiêu.
Lý luận nhận thức của Heraclit mang tính biện chứng và duy vật sơ khai nhưng cơ bản là đúng. Chính những tư tưởng biện chứng sơ khai của Heraclit sau này đã được các nhà biện chứng cổ điển Đức mà điển hình là Hegel kế thừa, phát triển và được các nhà sáng lập triết học Mac đánh giá cao.
1.2. Tư tưởng triết học duy tâm tại Đức - nguồn gốc lịch sử của duy tâm tuyệt đối Hegel.
Biện chứng pháp duy tâm của Hegel là kết quả của quá trình xây dựng phương pháp biện chứng trong triết học Đức mà khởi đầu là Cantơ (Kant). Quá trình ấy phản ánh những đòi hỏi của tư tưởng cách mạng tư sản Âu châu thông qua tình hình đặc biệt của giai cấp tư sản Đức. Ưu điểm lớn nhất của Kant là đã đề cao được vai trò lao động sáng tạo ra thế giới, tuy chỉ quan niệm cái lao động ấy là lao động tinh thần. Thế giới của Kant là thế giới của tư sản, thế giới trao đổi hàng hóa. Trong chế độ kinh tế phong kiến, những vật làm ra chủ yếu là để sử dụng, nếu có trao đổi cũng chỉ là trong phạm vi địa phương nhỏ hẹp, với quan niệm ban ơn. Với kinh tế tư sản, quan hệ chính trong xã hội là quan hệ trao đổi hàng hóa trên cơ sở bình đẳng - thực ra bình đẳng ở đây chỉ là hình thức, chỉ để che đậy động cơ quyền lợi ở bên trong - hàng hóa là sản sinh ra trong một quá trình sản xuất của máy móc, có tổ chức, duy lý. Như vậy là tính chất lao động sáng tạo đã được thực hiện với một mức cao. Đã đến lúc có điều kiện để tin rằng thế giới của loài người - cái thế giới hàng hóa - là do con người tạo ra.
Nhưng vật chất mà tư sản đề cao chỉ là vật chất máy móc, chưa phải là vật chất thực sự lao động tức là con người lao động. Giai cấp tư sản chỉ giữ lại phần lao động trí óc, lao động tổ chức sản xuất và tính toán kỹ thuật sản xuất, gạt bỏ phần lao động thực sự tức là con người sản xuất. Đây cũng là nguyên nhân tính chất hạn chế của tư tưởng Kant khi ông đề cao vai trò lao động trong quá trình hiểu biết và xây dựng thế giới, Kant hạn chế lao động đó trong phạm vi tinh thần, do hoạt động của tinh thần mà thế giới bên ngoài được xây dựng và có được tính chất khách quan.
Vì vậy, đặc điểm của tư tưởng duy tâm Đức là đã xây dựng được một khái niệm về chủ quan, nó phản ánh quá trình thực tế của lịch sử, tức là quá trình lao động xây dựng thế giới. Đây chính là cái hạt nhân duy lý.
Lao động tinh thần mà Kant quan niệm chỉ phản ánh được hình thức kỹ thuật của phương thức sản xuất máy móc. Kant cho rằng thế giới mà ta nhận thức được là do sự liên kết những cảm giác theo quy luật số lượng và nhân quả, quan niệm đó phản ánh tính chất sản xuất hàng hóa theo quy luật số lượng và nhân quả. Đấy mới chỉ là hình thức kỹ thuật sản xuất, chưa đi vào con người lao động thực sự. Kant mới phản ánh phương thức sản xuất trong giai đoạn tiền cách mạng; Kant chưa tin tưởng hoàn toàn vào cái thế giới hàng hóa và cho đấy chưa phải là thực tại tuyệt đối, chưa phải là vật tự tại.
Tiến lên một bước nữa, đến giai đoạn cách mạng cần phải khẳng định hoàn toàn cái thế giới mới, Fichte đã tuyệt đối hóa quan niệm duy tâm của Kant. Fichte nói: nếu thế giới là do ý thức chủ quan của ta mà có, do lao động tinh thần xây dựng lên, thì đấy cũng là thế giới duy nhất, ngoài nó ra không có vật tự tại nào khác.
Fichte đã đi thêm được một bước trên con đường xây dựng phương pháp biện chứng. Fichte đã từng thấy mâu thuẫn giữa hoạt động sáng tạo và thế giới được sáng tạo, giữa cái “tôi” và cái “không phải là tôi”. Tôi chỉ là một vật thể trong thế giới tự nhiên và thế giới đó ảnh hưởng đến tôi. Nhưng mặt khác, cái chủ quan của tôi đã đặt ra: tôi là một vật thể. Hai mặt đó đã được Fichte biểu diễn trong hai mệnh đề: về quan hệ lý thuyết là tôi tự đặt (tôi là do cái không phải là tôi quy định); và trên quan hệ thực tiễn là tôi đặt (cái không phải tôi là do tôi quy định).
Phương pháp mâu thuẫn này mới được sử dụng trong phạm vi chủ quan, cái khách quan ở đấy chung quy vẫn nằm trong chủ quan. Mâu thuẫn giữa tôi và cái không phải tôi vẫn nằm trong tôi, vì chính tôi đặt ra cái quan hệ đó - cái tôi vẫn là tuyệt đối.
Với Schelling, phương pháp biện chứng lại tiến một bước nữa. Phương pháp mâu thuẫn của Schelling đã đi quá nội dung chủ quan và bao gồm cả tự nhiên. Theo Schelling, mâu thuẫn giữa tinh thần và tự nhiên xuất phát là từ cùng một nguồn gốc: đó là “Tuyệt đối”. Tự nhiên không phụ thuộc vào tinh thần nữa, khách quan không nằm trong chủ quan nữa, hai cái đó xuất phát từ cùng một Tuyệt đối.
Tư tưởng của Schelling đã phản ánh giai đoạn hưởng thụ “lung tung” sau khi chế độ mới của giai cấp tư sản đã được thực hiện, quan hệ tư bản trước kia còn là lý tưởng nay đã thành sự thực và phát triển một cách “lung tung”.
Nhưng rồi cũng phải đến yêu cầu ổn định tình trạng hỗn độn đó, và xây dựng một chính quyền điều hòa xã hội một cách tương đối. Yêu cầu mới đó được phản ánh trong triết học của Hegel.
Triết học của Hegel vận dụng một cách có hệ thống phương pháp biện chứng, tức là phương pháp nêu mâu thuẫn và biểu diễn quá trình biến chuyển của mâu thuẫn. Phương pháp của Hegel phản ánh đầy đủ hơn quá trình lịch sử thực tế, cho là trong mỗi giai đoạn có phát sinh ra mâu thuẫn nội bộ, và có phản ánh quá trình đó một cách có thứ tự, hệ thống. Nhưng Hegel lại nói rằng quá trình phát triển vật chất là do mâu thuẫn của hoạt động tinh thần. Hegel chỉ trông thấy hiện tượng ở bên trên, nên cho rằng tinh thần quy định sự tiến hóa, hoạt động tinh thần sáng tạo ra thế giới. Mệnh đề chung của Hegel phản ánh một chân lý: đó là con người sáng tạo thế giới lịch sử. Nhưng con người đó chỉ được quan niệm trong phạm vi tinh thần. Tuy nhiên con người tinh thần cũng chỉ là hình ảnh của con người lao động thực sự. Ông cho rằng, khởi nguyên của thế giới không phải là vật chất mà là “ý niệm tuyệt đối” hay “tinh thần thế giới”. Tính phong phú, đa dạng của thế giới hiện thực là kết quả của sự vận động và sáng tạo của ý niệm tuyệt đối. Ý niệm tuyệt đối tồn tại vĩnh viễn. Tuy nhiên, những phạm trù về tinh thần và luận lý học của Hegel không chỉ là những khái niệm trừu tượng như của Kant mà bao gồm cả những nội dung của thực tế khách quan. Luận lý của Hegel không phải là hình thức mà bao gồm tất cả cái gì có thể hiểu biết được và trình bày theo quá trình biện chứng của nó.
Nội dung cơ bản của BCDT Hegel.
2.1. Phương pháp luận biện chứng :
Hegel phê phán những chủ nghĩa triết học trước bằng cách coi những hình thái ý thức không phải là lý luận triết học như ông ta quan niệm (ví dụ: cảm giác, tức là cơ sở chủ nghĩa cảm giác). Phân tích nó đúng thế nào và chứng minh rằng mỗi hình thái ấy có một quá trình biện chứng, trong đó nó mâu thuẫn với nó, bắt buộc phải chuyển lên một mức cao hơn và cứ như thế đi đến hình thái triết học của Hegel.
- Khi trình bày về “ ý niệm tuyệt đối” vận động và phát triển , Hegel cho rằng đó là sự vận động nội tại của “ ý niệm tuyệt đối”. Tự vận động tức là thay đổi hình thức phát triển khác nhau của “ý niệm tuyệt đối”. Lenin cũng đã tìm thấy hạt nhân hợp lý trong phương pháp biện chứng của Hegel là sự tự vận động. Nội dung hợp lý và sâu sắc này trong quan điểm của Hegel theo Lenin là mối liên hệ tất yếu, là nguồn gốc nội tại của những sự khác nhau. Khi trình bày sự phát triển của “ý niệm tuyệt đối” Hegel thừa nhận tồn tại, khái niệm, bản chất là ba sự quy định, ba hình thức biểu hiện chủ yếu trong quá trình phát triển. Điều này phù hợp với quá trình suy nghĩ, nhận thức của con người: mới nhìn vào sự vật thấy tồn tại, đi sâu vào sự vật tìm ra bản chất, khi nắm được bản chất ta rút ra khái niệm. Phương pháp tư duy này vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay ở tất cả các bộ môn khoa học khác nhau. Điều này sẽ được trình bày rõ ràng hơn trong phần sau: “Giá trị và hạn chế của phép Biện chứng Duy tâm của Hegel”.
Hegel không phải là người đầu tiên xây dựng nên phép biện chứng song qua tư tưởng và quá trình hoạt động của mình, Hegel đã khiến nó trở nên hoàn thiện hơn và mang lại cho phép biện chứng một vị trí quan trọng trong triết học. Ông quan niệm, phép biện chứng: “ nói chung là nguyên tắc của mọi sự vận động, mọi sự sống và mọi hoạt động trong phạm vi hiện thực. Ông coi biện chứng cũng là linh hồn của mọi nhận thức khoa học chân chính”. Với tư tưởng như vậy, ông đã xem xét mọi sự vật hiện tượng, ý thức dưới cái nhìn biện chứng. Và về cốt lõi, phương pháp biện chứng của ông cũng bao gồm 02 nội dung cơ bản:
+ Nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau (cái toàn thể và cái bộ phận...).
+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.
Như vậy phương pháp biện chứng của Hegel cũng đã thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Nó thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái "hoặc là... hoặc là..." còn có cả cái "vừa là... vừa là..." nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa không phải là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau.
Như vậy, mặc dù chưa đạt được tính triệt để trong phép biện chứng như chủ nghĩa Mác, chưa trình bày phương pháp biện chứng dưới một hệ thống của gồm 2 nguyên lý (nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển), 3 quy luật cơ bản (quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt ối lập, quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại, quy luật phủ định của phủ định) và 6 cặp phạm trù với tính cách là những quy luật không cơ bản(cái chung và cái riêng; nội dung và hình thức; nguyên nhân và kết quả; bản chất và hiện tượng; tất nhien và ngẫu nhiên; khả năng và hiện thực). Song phép biện chứng của Hegel đã đạt được những thành tựu cơ bản của nó và trở thành hạt nhân hợp lý cho phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác-xít.
Phương pháp biện chứng của Hegel là phương pháp suy ngẫm về thế giới. Kết quả của phương pháp này là hình ảnh suy tư chỉnh thể về thế giới chứ không phải là bức tranh thế giới thu được nhờ kết quả của khoa học cụ thể.
Là nhà biện chứng, đồng thời là nhà triết học duy tâm khách quan. Triết học của ông đầy mâu thuẫn giống như sự mâu thuẫn của cả xã hội Đức nói chung, của nền triết học Đức lúc bấy giờ nói riêng. Nếu phương pháp biện chứng của ông là hạt nhân hợp lý, chứa đựng tư tưởng thiên tài về sự phát triển, thì hệ thống triết học duy tâm của ông phủ nhận tính chất khách quan của những nguyên nhân bên trong vốn có của sự phát triển của tự nhiên và xã hội.
2.2. Hệ thống các phạm trù, quy luật:
Trong khuôn khổ phép biện chứng duy tâm của mình, Hegel không chỉ trình bày các phạm trù: như chất, lượng, phủ định, mâu thuẫn,… mà còn nói đến các quy luật “lượng đổi dẫn đến chất đổỉ và ngược lại”, “phủ định của phủ định” và “quy luật mâu thuẫn”. Các cặp phạm trù này được Hegel đặc biệt nhắc đến ở nội dung Logic học của ông. Trong Logic học ở phần tồn tại, Hegel đã diễn đạt các phạm trù vật chất, lượng, độ và tư tưởng biện chứng về sự chuyển hoá từ lượng đến chất và ngược lại. Ở phần bản chất, hiện tượng, quy luật, khả năng và thực hiện, nguyên nhân và kết quả, và phần trình bày học thuyết mâu thuẫn nguồn gốc của sự phát triển. Ở phần khái niệm của học thuyết Logic, Hegel đã diễn đạt phạm trù về cái chung và cái riêng, quy nạp và diễn dịch, phân tích và tổng hợp, đã diễn đạt các nguyên lý sự hoạt động có mục đích của con người, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tổng hợp lại các quan niệm phát triển với tư cách là phủ định của phủ định. Đồng thời trong khoa học logic phương pháp biện chứng của Hegel còn được thể hiện ở chỗ: Ông đặt ra vấn đề sự thống nhất quá trình logic với quá trình lịch sử; logic học, nhận thức luận đều là sự tổng hợp của quá trình lịch sử; ông nêu lên tính hạn chế của logic hình thức và đòi hỏi một logic có nội dung thực tế, sinh động; ông nêu lên những tư tưởng thống nhất giữa phép biện chứng, logic học và lý luận nhận thức.
Giá trị và hạn chế của phép Biện chứng Duy tâm của Hegel:
Giá trị:
Tiến bộ hơn những tư tưởng triết học cùng thời.
Có thể khẳng triết học Hegel là đỉnh cao của triết học Tây Âu thời kỳ cận đại đúng như ông đã từng thừa nhận. Và cốt lõi để tạo nên sự tiến bộ ấy chính là phép biện chứng của ông.
Mặc dù phương pháp tư duy siêu hình trong thời kỳ phục hưng là một tiến bộ lớn để chống lại những tư tưởng của thần quyền. Tuy nhiên, đến thời kỳ cận đại, cùng với sự phát triển của nền sản xuất tư bản và của khoa học tự nhiên, Triết học Tây Âu đã quá coi trọng tư duy siêu hình, đề cao phương pháp thực nghiệm. Điều này khiến cho triết học Tây Âu cận đại sa vào bế tắc khi giải quyết một số vấn đề mang tính chất thời đại lúc bấy giờ. Điển hình như quan điểm siêu hình không thể lý giải nổi những biến động đang diễn ra trong nền kinh tế, không thấy được nguyên nhân và xu thế của các các cuộc các mạng tư sản Tây Âu.... Hegel với phương pháp biện chứng của mình mà chủ yếu là tư tưởng về sự vận động và phát triển đã lý giải nguyên nhân đồng thời đưa ra những xu hướng phát triển cho giới tự nhiên và xã hội. Ông là người đầu tiên trình bày toàn bộ thế giới tự nhiên, lịch sử và tinh thần dưới dạng một quá trình vận động, biến đổi, phát triển và cố gắng vạch ra mối liên hệ bên trong của sự vận động và phát triển ấy. Ví dụ: Bản thân ông cũng đã từng ví triết học của mình là đỉnh cao bởi ông cho rằng các triết học trước bản thân chúng cũng có sự mâu thuẫn và luôn có sự đấu tranh thay thế để đạt đến đỉnh cao. Và đỉnh cao đó chính là Triết học Hegel. Mặc dù sự tự phong này là mâu thuẫn với tư duy về sự vận động phát triển của mình song qua cách lý giải đó có thể thấy được cách thức giải quyết các vấn đề hóc búa của triết học thời kỳ đó của Hegel là hợp lý.
Tạo tiền đề cho TH Mac-Lênin:
Triết học Mac-Lenin với phương pháp Biện chứng duy vật là đỉnh cao của triết học của thời đại ngày nay. Và chính những người sáng tạo nên hệ thống triêt học đó đã thừa nhận sự kế thừa và phát triển cái nhân hợp lý trong triết học của Hegel. Cái nhân ấy chính là phép biện chứng, là hệ thống các quan điểm của ông. C. Mác không những chỉ phê phán một cách sâu sắc phép biện chứng của Hêgen mà còn cải tạo phép biện chứng đó xây dựng nên phép biện chứng duy vật duy nhất và thực sự khoa học với mẫu mực tuyệt vời của nó là tác phẩm chủ yếu của ông - bộ "Tư bản". C.Mác viết: "Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải ở trong tay Hêgen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêgen trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động chung. Phép biện chứng ấy ở Hêgen là phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau lớp vỏ thần bí”.
Nhiều nhà triết học đã đánh giá: nếu loại bỏ đi cái xuất phát điểm trong thế giới quan duy tâm của Hegel, người ta sẽ không thể phân biệt được đâu là triết học Mác đâu là triết học Hegel. Mặc dù việc phát triển của triết học Mác không đơn thuần là “chỉ cần dựng nó lại” nhưng hệ thống triết học rõ ràng và khoa học của Hegel cũng chính là cái hệ thống cơ bản để triết học Mác hoàn thiện nên phương pháp biện chứng duy vật với dưới một hệ thống của gồm 2 nguyên lý (nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển), 3 quy luật cơ bản (quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt ối lập, quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại, quy luật phủ định của phủ định) và 6 cặp phạm trù với tính cách là những quy luật không cơ bản(cái chung và cái riêng; nội dung và hình thức; nguyên nhân và kết quả; bản chất và hiện tượng; tất nhiên và ngẫu nhiên; khả năng và hiện thực).
Ý nghĩa của phép biện chứng đó đối với sự phát triển của các khoa học khác:
Cho dù có những ý kiến đánh giá khác nhau về triết học Hegel song không thể phủ nhận được rằng cái có giá trị nhất và có sức sống mạnh mẽ nhất trong triết học của ông chính là phép biện chứng mà thực chất đó là học thuyết về sự phát triển toàn diện với tư cách là sự vận động tiến tới và sự chuyển hoá về chất, với tư cách là sự đi lên theo thang bậc lôgíc có tuần tự về tính chất mâu thuẫn của sự phát triển bao gồm sự tương tác giữa các mặt đối lập sự phủ định tồn tại hiện có và đồng thời là sự giữ lại cái tích cực từ quá khứ.
Hệ vấn đề phép biện chứng hiện nay trở nên đặc biệt cấp bách là do tính chất biện chứng trong sự phát triển của xã hội và của sự nhận thức khoa học hiện đại ngày càng bộc lộ rõ nét hơn. Những chuyển biến mang tính lịch sử toàn cầu và vô cùng đa dạng đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trong đời sống xã hội trên khắp hành tinh chúng ta hiện nay. Bên cạnh đó trong sự phát triển của mình khoa học tự nhiên hiện đại cũng đang vấp phải khôn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giá trị và hạn chế của phép biện chứng duy tâm của hegel.doc