Tiểu luận Giá vàng – hiện tượng nóng lên của thế giới hay trở về kỷ băng hà

Ngày 25-2, ngay sau tuyên bố can thiệp từ Ngân hàng Nhà nước, giá vàng đã giảm trên 1 triệu đồng/lượng nhưng chỉ năm ngày sau tăng lại. Sau Tết Nguyên đán, dù mãi lực rất thấp nhưng giá vàng trong nước ngày càng cao so với giá thế giới.

SJC cho biết từ sau Tết Nguyên đán trung bình mỗi ngày chỉ bán ra 5.000-6.000 lượng vàng, bằng 1/5 so với trước tết. Khách chủ yếu là tiệm vàng và khách hàng mua lẻ, các ngân hàng cũng có mua nhưng rất ít. Không còn tình trạng rồng rắn xếp hàng như thời điểm trước tết.

Tại các công ty vàng khác, sức mua cũng yếu hẳn. Cuối ngày 25-2 giá vàng thế giới ở mức 1.089 USD/ounce, quy đổi theo tỉ giá niêm yết đã tính thuế và phí khoảng 25,4 triệu đồng/lượng. Với giá bán 26,32 triệu đồng/lượng, giá vàng của SJC cao hơn giá thế giới 930.000 đồng/lượng.

Đại diện SJC cho biết giá vàng trong nước còn cao do hai nguyên nhân: giá thế giới giảm nhanh nên giá vàng trong nước không theo kịp và do lô vàng trước đó đã được nhập với giá cao nên không thể giảm theo sát giá thế giới.

Trước thời điểm bán can thiệp bình ổn giá, trung bình mỗi ngày SJC bán ra 4.000-5.000 lượng, tuy nhiên kể từ ngày 5 đến 12-2 doanh số bán ra tăng lên 30.000 lượng/ngày. Đại diện SJC cho biết đến nay đã bán ra thị trường trên 150.000 lượng vàng, tương đương hơn 4.000 tỉ đồng. Trong đó hơn 100.000 lượng bán ra trước Tết Nguyên đán. Mua chủ yếu là các cửa hàng vàng, công ty vàng bạc đá quý, ngân hàng và một số ít người dân.

Nhiều công ty vàng cho biết khi gọi điện đến đặt hàng thì không mua được. Trong khi đó những công ty cử đại diện đến xếp hàng cho biết chỉ được bán nhỏ giọt vài chục lượng, do vậy không đủ nguồn hàng cung ứng cho khách hàng.

SJC cho rằng do nhu cầu quá lớn nên họ chỉ chốt giá bán khi nhận tiền nhằm tránh nhu cầu ảo, vì nhiều đơn vị chốt giá nhưng không nộp tiền tạo nhu cầu giả tạo cho thị trường nhằm đẩy giá lên. SJC cũng khẳng định không có tình trạng thu tiền rồi ghi phiếu hẹn như phản ảnh của một số đơn vị, mà sau khi người mua nộp tiền vào tài khoản SJC sẽ giao hàng ngay

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2776 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giá vàng – hiện tượng nóng lên của thế giới hay trở về kỷ băng hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ việc làm giá đó.  Trong trường hợp, Thế giới có những bất ổn lớn về chính trị như chiến tranh giữa các quốc gia, cũng là nguyên nhân dẫn đến giá vàng tăng lên, ví dụ như vào năm 1980 khi Liên xô đưa quân vào Afghanistan, làm cho giá vàng đang ổn định ở mức giá trung bình 390 USD, trong 2 năm trước đó tăng lên đến đỉnh 850 USD/ ounce.  Sự tăng trưởng của giá vàng trong quá khứ  cho thấy rằng sau mỗi chu kỳ tăng giá, thông thường mức giá trung bình của nó kể từ thời điểm sau khi đạt ở mức giá cao nhất, sẽ giảm xuống so với đỉnh, nhưng nó vẫn chênh cao hơn tới vài chục phần trăm so với  mức trung bình của các chu kỳ trước đấy trong quá khứ. Điều này cho thấy một thực tế rằng giá vàng càng ngày càng đắt hơn theo thời gian ( Xét ở mức độ trung bình về giá, chứ không tính theo từng thời điểm cụ thể)  Quay lại số liệu thống kê trong quá khứ, các thời điểm giá vàng đạt đỉnh vào các năm 1971, 1980, 1987, 2008 cho thấy rằng, bắt đầu từ mức giá trung bình cho đến mức giá cao nhất, tốc độ tăng của giá vàng dao động từ 62% cho đến  112%. Nếu tính ở mức trung bình thì từ nền giá ổn định đến đỉnh của nó lên tới 80%. Nếu sử dụng các số liệu thống kê trong quá khứ dùng làm cơ sở để dự đoán đỉnh cao của giá vàng ở thời điểm 2009, và kết hợp với thực trạng nền kinh tế thế giới đang khủng  hoảng như hiện nay. Có thể dự đoán rằng giá vàng thế giới sẽ có thể tiếp tục tăng lên trong trung hạn, và khả năng sẽ đạt đỉnh  từ 1240 USD/ ounce, khi đó giá vàng trong nước sẽ tăng tới mức 2400.000đ/ chỉ. Sau khi giá vàng thế giới đạt đỉnh khoảng 1240 USD/ ounce, nó sẽ hạ nhiệt”, bởi vì chỉ khoảng 2 năm nữa theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, nền kinh tế thế giới sẽ đi vào ổn định, khi đó  có thể giá vàng sẽ dao động xung quanh mốc từ 800 đến 850 USD/ 0unce( Mức giá này dựa trên cơ sở của mức giá trung bình trong 2 năm 2007 và 2008 cộng với biên độ tăng lên sau mỗi chu kỳ biến động về giá) và tương ứng với giá vàng ở trong nước biến động từ 1700.000 đồng tới 1750.000 ngàn đồng/ chỉ. Tương tự như những gì diễn ra trên thị trường vàng, sự sụt giảm của giá dầu thô từ mùa hè năm ngoái một phần bắt nguồn từ việc các nhà đầu cơ thị trường quốc tế bán dầu ra để có tiền mặt bù lỗ. Tuy nhiên, giá vàng đã không trượt dốc thảm hại như giá dầu. Bởi thế, có thể nhận thấy rõ ràng rằng, những dòng tiền mới đã đổ vào thị trường vàng. Song song với hoạt động bán vàng ra bù lỗ, nhiều nhà đầu tư cũng bán ra chứng khoán và các loại tài sản khác đã chuyển vốn vào thị trường vàng. Bởi thế, do tác động trái chiều từ sự lên giá của đồng USD và khủng hoảng tài chính tiếp diễn, giá vàng tính bằng đồng USD bị “treo” trong khoảng 900 - 940 USD/oz hiện nay. Hoạt động đầu cơ vàng vẫn diễn ra mạnh mẽ, nhưng đầu cơ trên thị trường vàng không hề giống với hoạt động đầu cơ ở các thị trường khác. Khác với dầu lửa, vàng là mặt hàng không “tiêu” đi được. Thậm chí cả khi được sử dụng để tạo thành các sản phẩm khác như trang sức, vàng vẫn còn đó và vẫn duy trì được giá trị của nó. Nói cách khác, tổng cung vàng trên thế giới luôn tăng cùng với hoạt động khai thác ở các mỏ vàng. Động cơ cho phần lớn hoạt động đầu cơ là sự ham muốn lợi nhuận. Tuy nhiên, dường như, mối quan tâm tới vàng trong thời gian gần đây bắt nguồn từ mong muốn lưu giữ giá trị. Xét cho cùng, giá vàng tính theo đồng USD chưa đem lại mức lợi nhuận cao. Trong bối cảnh Chính phủ Mỹ tiếp tục thực hiện các giải pháp tốn kém, nhưng bị nhiều người xem là chưa đủ, để khắc phục khủng hoảng, các nhà đầu tư lo ngại điều tồi tệ nhất đối với tương lai của nền kinh tế Mỹ và tương lai của đồng USD còn chưa xảy tới. Bởi thế, giá vàng trở thành một thước đo niềm tin đối với cách thức giải quyết khủng hoảng của Chính phủ Mỹ nói riêng, và chính phủ các quốc gia khác nói chung. Theo truyền thống, vàng là một kênh lưu trữ giá trị, đặc biệt khi công dân của một quốc gia nào đó không tin tưởng ở chính phủ của họ, cả về mặt kinh tế cũng như chính trị. Ở châu Á, từ lâu, những người dân thường đã hay tích trữ vàng trang sức. Xu thế này tới nay đã lan sang các nhà đầu tư chuyên nghiệp - những người không giữ vàng trang sức, nhưng giữ vàng miếng và các hợp đồng phái sinh có liên quan tới vàng. Bởi thế, vàng có thể được xem là một loại tiền, chỉ có điều “đồng tiền” này không ràng buộc trực tiếp với nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. Khi suy thoái toàn cầu có khả năng tiếp tục xói mòn sức mua của các đồng tiền mạnh, vàng được xem là an toàn hơn tiền mặt trước những bất ổn về kinh tế và chính trị. “Dù nói gì đi nữa, kênh đầu tư vàng vẫn không hề kém hấp dẫn Một số nguyên nhân làm biến động giá vàng : Thực tiễn đã chứng minh rằng giá vàng trong nước luôn luôn tỷ lệ thuận với sự biến động của giá vàng trên thế giới, tất nhiên có những chênh lệch nhất định. Chẳng hạn như do thuế suất thuế nhập khẩu, hoặc do hạn mức nhập khẩu, đã làm cho giá vàng trong nước cao hơn so với giá vàng thế giới, tuy nhiên mức độ chênh lệch không quá lớn, chỉ dao động khoảng từ 400 ngàn đồng tới khoảng 800 ngàn đồng một lương. Không ai có thể phủ nhận chuyện giá vàng tăng phần nhiều là kết quả của hoạt động đầu cơ. Từ đầu năm tới ngày 16/3 vừa qua, lượng vàng do quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust của Mỹ đã tăng thêm 37%, lên mức kỷ lục 1.069,05 tấn. Quỹ này đã vượt Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ để trở thành tổ chức nắm giữ nhiều vàng nhất thế giới. Nhu cầu vàng của thế giới trong năm nay đang trên đà tăng mạnh. Tại sao điều này có thể xảy ra? Với những mức giá vàng cao như hiện nay, kim loại này đang mất đi tính hữu ích thực tế. Không có sự lý giải mang tính lý thuyết nào về việc vì sao người ta muốn đầu tư vào vàng. Vàng có giá trị chỉ bởi vì người ta tin rằng đó là một thứ giá trị. Niềm tin này có thể được xem là một dạng “ảo giác tập thể”. Giống như vàng, có một thứ khác mà con người sử dụng hàng ngày không hề mang một giá trị cố hữu nào. Đó là tiền mặt. Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn giữa vàng và tiền mặt. Không giống như đối với đồng USD, Chính phủ Mỹ không thể tác động nhiều tới giá trị của vàng tính bằng các đồng tiền khác. Chính phủ Mỹ chỉ có thể ảnh hưởng tới giá vàng tính bằng đồng USD thông qua tác động lên đồng USD. Tỷ giá các đồng tiền lý giải tại sao hiện giá vàng tính bằng đồng USD tới thời điểm này vẫn chưa có được một bước nhảy vượt qua mức đỉnh cao lịch sử thiết lập cách đây một năm. Đó là, trong giai đoạn đi xuống của kinh tế thế giới hiện nay, đồng USD đã lên giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác của thế giới. Điều này cản trở sự gia tăng của giá vàng nếu tính theo đồng tiền này. Nếu không tính theo USD, giá vàng đã tăng mạnh hơn nhiều. Trên thực tế, giá vàng tính theo các đồng tiền Euro, Bảng Anh và Đô la Canada đã thiết lập những kỷ lục mọi thời đại mới trong năm 2009 này. Nguồn cung vàng cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới giá. Nhiều nhà đầu tư giữ vàng đã đối mặt với tình trạng thua lỗ ở những kênh đầu tư khác và  thực tế này đôi khi buộc họ phải bán vàng ra để có tiền mặt bù lỗ. Bên cạnh đó, do tác động của suy thoái kinh tế, không ít người dân thường cũng phải bán đi đồ trang sức của mình, khiến nguồn cung vàng trên thị trường mở tăng lên, cản trở sự đi lên của giá vàng. Ai thực sự đang mua nhiều vàng nhất? Thực tế sức mua vàng của người dân thời gian qua không nhiều. Vậy ai là người mua vàng khi Nhà nước can thiệp và vì sao phải đưa giá vàng nội địa ngang bằng với giá quốc tế? Ai là người mua vàng khi Nhà nước can thiệp và vì sao phải đưa giá vàng nội địa ngang bằng với giá quốc tế? Bà Nguyễn Thị Cúc, Phó tổng giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), nhận xét tuần trước Tết Nguyên đán đối tượng mua vàng nhiều nhất là các ngân hàng và doanh nghiệp. Người dân có mua, nhưng không nhiều. Còn theo SJC, đến ngày đóng cửa nghỉ Tết, doanh nghiệp này bán ra bình quân khoảng 2.500-3.000 lượng/ngày, chủ yếu bán lẻ cho doanh nghiệp. Hiện nay công suất chế tác của SJC khoảng 15.000 lượng/ngày, tương đương chừng 550-600 ki lô gam vàng/ngày. Xí nghiệp dập vàng miếng của SJC chạy ba ca, hết công suất, nhưng nhiều khách hàng cho biết vẫn phải chờ, không thể cứ giao vàng nguyên liệu là có vàng miếng ngay. Sức dân liệu có tiêu thụ hết lượng vàng lớn như vậy hàng ngày? Nhu cầu đầu tư, tích trữ vàng của dân cư là có, nhưng chắc chắn không thể liên tục ở mức cao và thường xuyên. Một số ngân hàng và doanh nghiệp mua vàng mạnh xuất phát từ nhu cầu cân bằng trạng thái vàng trong nước và vàng tài khoản ở nước ngoài. Bây giờ, các doanh nghiệp và ngân hàng chỉ có thể bán vàng trên tài khoản ở nước ngoài, đưa trạng thái về bằng không và đóng tài khoản trước ngày 30-3-2010. Tuy nhiên, đối tượng này chỉ bán vàng ở tài khoản nước ngoài nếu giá vàng nội và ngoại bằng nhau. Giá vàng trong nước thấp hơn giá quốc tế, họ lời, ngược lại họ lỗ. Cho đến trước ngày 5-2-2010, theo NHNN, phần lớn trạng thái vàng trong nước của các ngân hàng là âm và tổng mức âm chung ước khoảng 25 tấn. Chính vì thế khi Nhà nước can thiệp và SJC bán vàng ra với mức giá thấp nhất trong nhiều tháng qua là 25 triệu đồng/lượng (giá chiều ngày 5-2-2010 tại TPHCM), các ngân hàng và doanh nghiệp đã không bỏ lỡ cơ hội mua vào. Đấy là thời điểm mua vào thuận lợi vì giá quốc tế giảm xuống dưới 1.080 đô la Mỹ, thậm chí có lúc còn 1.065 đô la Mỹ/ounce. Sau đó giá quốc tế lên lại rất nhanh, khiến giá vàng trong nước tăng theo và sức mua chậm lại. Ngoài ra việc NHNN điều chỉnh tỷ giá hối đoái, đẩy tiền đồng rớt giá 3,36% vào ngày 11-2-2010 cũng khiến giá vàng tăng lên. Động thái can thiệp của Nhà nước không bất ngờ vì trước đó, trong cuộc họp với các ngân hàng tại TPHCM cuối tháng 1-2010 Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đã phát đi những tín hiệu mở cho thanh khoản của các tổ chức tín dụng, trong đó nhấn mạnh sẽ tiến hành giải pháp bình ổn giá vàng. Nhưng các ngân hàng và doanh nghiệp đã bất ngờ có lẽ vì họ không tin NHNN lại “ra tay” nhanh như vậy. NHNN đã chọn đúng thời điểm can thiệp khi giá vàng quốc tế giảm nhiều. Vấn đề còn lại sau Tết là Nhà nước sẽ tiếp tục can thiệp mạnh đến mức độ nào nhằm giải quyết dứt điểm vấn nạn giá vàng nội cao hơn giá quốc tế, qua đó xóa bỏ nhập vàng lậu, đồng thời tạo nền tảng để bình ổn tỷ giá, rút ngắn khoảng cách giữa tỷ giá niêm yết của ngân hàng và tỷ giá thị trường tự do. Ngay cả thời điểm SJC bán ra cấp tập, giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá quốc tế khoảng 500.000 đồng/lượng. Việc bình ổn thị trường vàng đang đòi hỏi những giải pháp đồng bộ xuất phát từ hai nút chính. Thứ nhất là khi ngân hàng và một số doanh nghiệp mua vàng để bù trạng thái, họ đưa số vàng này vào kho cất giữ, trở thành “bất động”. Thứ hai, chúng ta đang thiếu những quy định cụ thể về huy động, cho vay vàng phù hợp, cập nhật tình hình hiện tại. Nói cách khác đầu cơ vàng vẫn bị buông lỏng. Chưa có khung pháp lý nào chế tài đầu cơ vàng. Thí dụ nếu một doanh nghiệp nào đó nhận định giá vàng quốc tế tháng 3-2010 sẽ lên đến 1.200 đô la Mỹ/ounce, trong khi giá hiện tại xoay quanh 1.115-1.120 đô la Mỹ/ounce, thì họ sẽ mua vàng trong nước để nắm giữ (nếu họ không có hạn ngạch nhập vàng). Nhà nước không thể ngăn cản doanh nghiệp ấy mua vàng vì đó là quyền kinh doanh của họ. Để giúp các ngân hàng và doanh nghiệp cân bằng trạng thái vàng trong và ngoài nước, nguồn tin từ giới tài chính cho biết, có thể trong tuần này NHNN sẽ cho phép các đơn vị âm trạng thái vàng trong nước nhập khẩu vàng. Số lượng nhập phụ thuộc vào nhu cầu cân bằng trạng thái của từng ngân hàng, doanh nghiệp. Cái giá của sự can thiệp vào thị trường vàng của NHNN là khá đắt, nó đang được trả bằng lượng ngoại tệ mà chúng ta phải bỏ ra để nhập vàng. Sự can thiệp đó đã có thể không xảy ra nếu từ hai, ba năm trước NHNN quản lý và kiểm soát chặt việc cho vay vàng trong nước cũng như kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Sự can thiệp của Chính phủ nhằm bình ổn giá vàng: Biện pháp thực hiện: Ngày 5/2, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ yêu cầu Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn SJC bán vàng miếng SJC ra thị trường để sớm đưa giá vàng trong nước phù hợp với mặt bằng giá vàng thế giới NHNN cũng cho biết sẽ áp dụng các biện pháp hỗ trợ cần thiết trong quá trình bình ổn giá vàng.  Đây có thể coi là giải pháp trước mắt hữu hiệu để góp phần bình ổn giá cả hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán, đặc biệt là giá vàng - một loại hàng hóa đặc biệt có ảnh hưởng đến các loại hàng hóa khác. Theo NHNN, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản 69/TB-VPCP ngày 30/12/2009 về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng, hiện nay các sàn giao dịch vàng đang tích cực triển khai các biện pháp cần thiết để đóng sàn giao dịch vàng. Tuy nhiên, NHNN đánh giá, mặc dù cung cầu vàng trên thị trường không có đột biến trong thời gian qua, nhưng giá vàng trong nước tại nhiều thời điểm vẫn cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới. Vì thế, việc yêu cầu Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn SJC bán vàng miếng SJC ra thị trường sẽ giúp đưa giá vàng trong nước phù hợp với mặt bằng giá vàng thế giới, ổn định thị trường. Tính đến 15 giờ hôm nay (5/2), thương hiệu vàng miếng SJC được công bố ở mức 25,17 - 25,27 triệu đồng/lượng, giá doanh nghiệp bán ra giảm 710.000 đồng so với đầu giờ sáng nay. Trước đó, giá vàng trên thị trường thế giới đã kéo giá SJC giảm xuống từ 450 - 490 nghìn đồng/lượng vào đầu ngày. Tổng cộng, một lượng vàng SJC hiện rẻ hơn 1,16 - 1,2 triệu đồng/lượng so với hôm qua. Ngày 5/2, Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian vừa qua, mặc dù cung cầu vàng trên thị trường không có đột biến, nhưng giá vàng trong nước tại nhiều thời điểm vẫn cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới. Để góp phần bình ổn giá cả hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán, Ngân hàng Nhà nước sẽ yêu cầu Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn SJC bán vàng miếng SJC ra thị trường để sớm đưa giá vàng trong nước phù hợp với mặt bằng giá vàng thế giới. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp hỗ trợ cần thiết trong quá trình bình ổn giá vàng. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng, hiện nay các sàn giao dịch vàng đang tích cực triển khai các biện pháp cần thiết để đóng sàn giao dịch vàng. Một số sàn giao dịch vàng như Sàn giao dịch vàng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Á, Ngân hàng Sài gòn Thương tín đã ra thông báo sẽ ngừng hoạt động giao dịch vàng vào 16h30 ngày 11/2/2010./. Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã nhập cả thảy sáu tấn vàng kể từ ngày 5-2-2010, thời điểm Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức can thiệp vào thị trường vàng nhằm đưa giá vàng trong nước ngang bằng với giá quốc tế. Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu tuyên bố cho phép SJC nhập vàng không hạn chế nếu cần thiết và sẵn sàng cung ứng ngoại tệ cho SJC để nhập. SJC cho biết có thể còn nhập thêm trong trường hợp Nhà nước yêu cầu. Kết quả của các biện pháp: Mục tiêu đưa giá vàng trong nước sát giá thế giới của Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa đạt được. Giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá thế giới dù đã có vài chục triệu USD được tung ra để nhập vàng. Giá vàng vẫn cao do cơ quan hữu quan chưa đánh giá đúng sức mua của thị trường vàng Diễn biến giá vàng sau khi Ngân hàng Nhà nước can thiệp thị trường từ ngày 5-2. Đơn vị triệu đồng/lượng - Đồ họa: Ngọc Thành - Ảnh: Thanh Đạm Mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước khi can thiệp thị trường vàng thông qua Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) là đưa giá vàng trong nước sát giá thế giới (quy đổi theo tỉ giá do ngân hàng niêm yết), qua đó kéo giá USD tiền mặt tại thị trường tự do ngang với giá của ngân hàng. Giá vẫn cao Ngày 25-2, ngay sau tuyên bố can thiệp từ Ngân hàng Nhà nước, giá vàng đã giảm trên 1 triệu đồng/lượng nhưng chỉ năm ngày sau tăng lại. Sau Tết Nguyên đán, dù mãi lực rất thấp nhưng giá vàng trong nước ngày càng cao so với giá thế giới. SJC cho biết từ sau Tết Nguyên đán trung bình mỗi ngày chỉ bán ra 5.000-6.000 lượng vàng, bằng 1/5 so với trước tết. Khách chủ yếu là tiệm vàng và khách hàng mua lẻ, các ngân hàng cũng có mua nhưng rất ít. Không còn tình trạng rồng rắn xếp hàng như thời điểm trước tết. Tại các công ty vàng khác, sức mua cũng yếu hẳn. Cuối ngày 25-2 giá vàng thế giới ở mức 1.089 USD/ounce, quy đổi theo tỉ giá niêm yết đã tính thuế và phí khoảng 25,4 triệu đồng/lượng. Với giá bán 26,32 triệu đồng/lượng, giá vàng của SJC cao hơn giá thế giới 930.000 đồng/lượng. Đại diện SJC cho biết giá vàng trong nước còn cao do hai nguyên nhân: giá thế giới giảm nhanh nên giá vàng trong nước không theo kịp và do lô vàng trước đó đã được nhập với giá cao nên không thể giảm theo sát giá thế giới. Trước thời điểm bán can thiệp bình ổn giá, trung bình mỗi ngày SJC bán ra 4.000-5.000 lượng, tuy nhiên kể từ ngày 5 đến 12-2 doanh số bán ra tăng lên 30.000 lượng/ngày. Đại diện SJC cho biết đến nay đã bán ra thị trường trên 150.000 lượng vàng, tương đương hơn 4.000 tỉ đồng. Trong đó hơn 100.000 lượng bán ra trước Tết Nguyên đán. Mua chủ yếu là các cửa hàng vàng, công ty vàng bạc đá quý, ngân hàng và một số ít người dân. Nhiều công ty vàng cho biết khi gọi điện đến đặt hàng thì không mua được. Trong khi đó những công ty cử đại diện đến xếp hàng cho biết chỉ được bán nhỏ giọt vài chục lượng, do vậy không đủ nguồn hàng cung ứng cho khách hàng. SJC cho rằng do nhu cầu quá lớn nên họ chỉ chốt giá bán khi nhận tiền nhằm tránh nhu cầu ảo, vì nhiều đơn vị chốt giá nhưng không nộp tiền tạo nhu cầu giả tạo cho thị trường nhằm đẩy giá lên. SJC cũng khẳng định không có tình trạng thu tiền rồi ghi phiếu hẹn như phản ảnh của một số đơn vị, mà sau khi người mua nộp tiền vào tài khoản SJC sẽ giao hàng ngay Chủ sàn vàng khó, thị trường không yên Ngân hàng Nhà nước đang muốn can thiệp để đưa giá vàng trong nước về sát giá vàng thế giới - Ảnh: Thanh Đạm Giá vàng trong nước chưa giảm về sát giá thế giới, dù chủ trương bình ổn giá vàng được thực hiện, là do Ngân hàng Nhà nước đánh giá chưa đúng sức mua của thị trường vàng, bốc sai thuốc. Vài tấn vàng được nhập về, tốn ngoại tệ nhưng mục tiêu đặt ra vẫn còn xa vời. 4. Một số nhận định và phân tích của các chuyên gia, nhà đầu tư, công ty, nhà kinh tế học trong và ngoài nước về xu thế biến động : a. Trong nước : “Giá vàng năm 2010 khó lên 29,5 triệu đồng/lượng” (Ông Đỗ Minh Phú - Tổng giám đốc Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam - VGTA) “Với việc giá vàng cuối năm 2009 đã giảm về quanh mức 1.100 USD/oz, các nhà đầu tư vàng thế giới có khả năng sẽ gia tăng các trạng thái mua vào, đưa vàng vào một chu kỳ tăng giá mới. Vấn đề mấu chốt ở đây là đồng USD vẫn đang bị mất giá trong con mắt của các nhà đầu tư. Theo quy luật thường thấy, diễn biến giữa giá vàng và chỉ số sức mạnh của USD là trái chiều nhau. Trong trường hợp nguy cơ lạm phát năm tới gia tăng cùng với sự phục hồi kinh tế, buộc Chính phủ Mỹ phải tăng lãi suất USD, thì tỷ giá đồng tiền này sẽ tăng, khiến giá vàng đi xuống. Tuy nhiên, khả năng tăng mạnh lãi suất USD trong năm 2010 là khó xảy ra, khi mà Chính phủ Mỹ vẫn đang cố gắng bơm hàng ngàn tỷ USD để đưa nền kinh tế ra khỏi suy thoái. Thêm vào đó, việc các ngân hàng trung ương nhận thức rõ việc cần đa dạng danh mục tài sản đảm bảo như vàng để phòng chống rủi ro mất giá của USD và nguy cơ lạm phát cũng đang và sẽ tiếp tục thúc đẩy việc mua vàng vào. Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đã đi đầu ở xu thế này trong năm qua với 200 tấn vàng mua từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và sẽ thúc đẩy nhiều ngân hàng khác noi theo. 200 tấn vàng còn lại trong đợt bán ra này của IMF nếu được mua tiếp thì sẽ châm ngòi cho một đợt leo thang mới của giá vàng, tương tự như những gì đã diễn ra sau khi Ấn Độ mua vàng từ IMF hồi tháng 10 vừa qua. Mức giá vàng trung bình của năm 2010 sẽ vẫn ở mức cao và có khả năng giữ ở mức 1.200 USD/oz. Tuy nhiên, trong quá trình đi lên, giá vàng sẽ trải qua những đợt điều chỉnh, trong đó có những đợt điều chỉnh do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất cơ bản. Chúng tôi cho rằng, có khả năng FED sẽ điều chỉnh lãi suất vào thời điểm cuối quý 1/2010 nhưng khả năng này không lớn. Trong chu kỳ tới, mức đáy của giá vàng có thể là mức 1.049 USD/oz. Tuy nhiên, đây là một mức giá hỗ trợ rất mạnh mà vàng khó có khả năng xuyên thủng trong ngắn hạn. Chúng tôi nhận định, giá vàng trong nước năm tới sẽ luôn luôn theo sát giá và cùng chung khuynh hướng tăng giảm với giá vàng thế giới, nhưng khó có thể lên tới mức 29,5 triệu đồng/lượng dù giá thế giới có trở lại mức trên 1.200 USD/oz. Trong ngắn hạn, giá vàng có thể tăng vào thời điểm sát Tết âm lịch Canh Dần, rồi sẽ giảm ở cuối quý 1, đầu quý 2/2010, nhưng khó có thể giảm sâu quá mức 25 triệu đồng/lượng”. “Giá vàng sẽ tăng ở nửa đầu và giảm ở nửa cuối của năm” (Bà Nguyễn Thị Cúc, Phó tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận - PNJ) “Việc giá vàng ở thời điểm cuối năm nay chững lại và có lúc giảm dưới mức 1.100 USD/oz là kết quả của hoạt động tất toán, chốt lãi của giới đầu tư. Sang quý 1 và quý 2 sang năm, khi một vòng đầu cơ mới bắt đầu, cộng thêm USD còn yếu do kinh tế Mỹ vẫn đương đầu với những bất ổn, giá vàng có thể tăng trở lại trên 1.100 USD/oz. Việc giá vàng vượt mức đỉnh 1.226,56 USD/oz của năm 2009 có thể xảy ra, tuy nhiên, ít có khả năng giá vàng lên tới 1.300 USD/oz. Sang quý 3 và quý 4, khi kinh tế Mỹ phục hồi, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ điều chỉnh tăng lãi suất, đồng USD có thể mạnh lên, khiến giá vàng giảm. Tuy vậy, giá vàng sẽ giảm từ từ và khả năng giá vàng xuống dưới mốc 800 USD/oz trong năm nay là tương đối thấp. Trong nước, các công ty kim hoàn dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chủ trương chống nhập siêu trong năm  2010, nên hạn ngạch (quota) nhập vàng nếu được cấp sẽ thấp, hoặc thậm chí không được cấp. Sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới quy đổi sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của người dân. Nếu các nhà đầu tư quan tâm tới vàng và mua nhiều, thì mức chênh có thể lên tới quan 1 triệu đồng/lượng. Ngược lại, nếu sự quan tâm tới vàng thấp, thì mức chênh sẽ ở mức khoảng 300.000 đồng/lượng. Tôi cho rằng, việc giá vàng trong nước ngang giá thế giới, thậm chí thấp hơn, như ở thời điểm quý 1/2009, sẽ không xảy ra trong năm 2010”. “Giá vàng năm 2010 có thể lên đến 31 triệu đồng/lượng” (Ông Tôn Thế Vĩnh Quyền - Giám đốc kinh doanh, Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sacombank-SBJ) “Năm 2010 được dự báo là năm tăng giá của vàng trong nước bởi các yếu tố gồm giá vàng quốc tế tăng, tỷ giá USD/VND tăng và nhu cầu đầu tư vàng vẫn khá mạnh. Năm 2010 tới được đánh giá là năm mà kinh tế các nước có thể sẽ hoàn toàn hồi phục sau cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua, áp lực lạm phát sẽ tăng mạnh là hệ quả của hàng loạt gói kích thích kinh tế của các nước. Hơn nữa, cán cân thương mại của Mỹ sẽ tiếp tục thâm hụt nặng nề và USD được dự báo sẽ chịu áp lực giảm giá mạnh. Do vậy, giá vàng quốc tế được nhận định sẽ tiếp tục tăng và vượt mốc 1,300 USD/oz trong năm. Đối với yếu tố tỷ giá USD/VND, với thâm hụt cán cân thương mại khả năng tiếp tục mở rộng, VND được dự báo là tiếp tục giảm giá so với USD và do vậy, tỷ giá USD/VND sẽ tiếp tục tăng trong năm sau. Giá vàng trong nước ở mức khá cao tuy nhiên nhu cầu của thị trường đối với kim loại quý này vẫn ngày càng tăng. Lực cầu trong nước luôn tăng cao khi giá vàng điều chỉnh giảm đến một mức nhất định, chính là yếu tố hỗ trợ tốt đối với giá vàng trong nước. Với các yếu tố như phân tích, vàng miếng giao dịch ở thị trường trong nước có khả năng sẽ tiếp tục tăng và lập các kỷ lục về giá mới. Giá vàng trong nước được dự báo sẽ dao động trong biên độ giá từ 25,5 - 31 triệu đồng/lượng trong năm sau”. Các chuyên gia của thị trường vàng cho rằng, giá vàng hiện không có nhiều “lý do” để tăng quá mạnh trong ngắn hạn.   Ông Lưu Quang Điền, Phó Giám đốc SJC Hà Nội nhận định, năm nay, thị trường vàng có khả năng sẽ “lình xình” tới hết quý I, cả về giá và mãi lực. Ông Điền phân tích nguyên nhân: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF vừa tuyên bố bắt đầu kế hoạch bán ra thị trường 191,3 tấn vàng, tương đương giá trị 6,9 tỷ USD. Trong khi đó, sau Tết, nhu cầu vàng vật chất từ những thị trường có sức tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Ấn Độ bao giờ cũng giảm mạnh. Cung tăng, cầu giảm sẽ khiến giá vàng giữ ở mức thấp. Tình hình này khiến nhà đầu tư trở nên thận trọng và càng làm cho thị trường vàng thế giới thêm trầm lắng. Mãi lực của thị trường vàng trong nước cũng không mạnh do tâm lý nghe ngóng của giới đầu tư. Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc đóng cửa sàn vàng, hạn chót là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLTV1005.doc
Tài liệu liên quan