Mục lục
I. Khái niệm về kinh tế tri thức 1
II. Những đặc trưng và tác động của nền kinh tế tri thức đối với sự phát triển 2
1. Đặc trưng của nền kinh tế tri thức 2
2. Những tác động của nền kinh tế tri thức đối với sự phát triển 3
a. Những tác động của nền kinh tế tri thức đối với sự phát triển chung của Thế Giới
b. Những tác động của nền kinh tế tri thức đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam
III. Vấn đề phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam 5
1. Thời cơ và thách thức của Việt Nam để phát triển kinh tế tri thức 5
2. Thực trạng phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay 6
a. Thực trạng cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay
b. Thưc trạng phát triển công nghệ thông tin theo hướng tri thức hóa
c. Thực trạng phát triển công nghệ sinh học theo hướng tri thức hóa
d. Thực trạng nền giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện nay
3. Giải pháp cho vấn đề phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam 8
Các tài liệu tham khảo 13
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8504 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giải pháp cho vấn đề phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về kỹ năng vượt trội và sự sáng tạo.
Những tác động to lớn của nền kinh tế tri thức đối với sự phát triển
Những tác động của kinh tế tri thức đối với sự phát triển chung của nhân loại
Nền kinh tế tri thức có một đóng góp vô cùng to lớn đối với sự phát triển của nhân loại. Việc tiến lên nền kinh tế tri thức là một xu thế khách quan của sự phát triển. Nó trở thành động lực của sự tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, hiện nay, các nước đều dành sự quan tâm hàng đầu cho việc xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về xây dựng và phát triển đội ngũ tri thức. Ở đâu có nhiều tri thức thì ở đó có nền kinh tế phát triển hơn; nhưng công ty, đơn vị nào có nhiều tri thức sẽ phát triển mạnh hơn; những cá nhân nào có nhiều tri thức, có trình độ sẽ nhận được việc làm tốt hơn, thu nhập cao hơn…. Trong nhiều năm qua, đặc biệt là gần đây, khoa học và công nghệ đã phát triển mạnh mẽ, đội ngũ tri thức là là lực lượng chủ chốt góp phần phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia cũng như của thế giới. Tác động của nền kinh tế tri thức được thể hiện:
Đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa. Do kinh tế thức dựa chủ yếu trên việc tạo ra và sử dụng vốn tri thức mang bản chất lan rộng, lan tỏa không biên giới, trong đó phải kể trước hết là khoa học và công nghệ. Đặt biệt là lĩnh vực tri thức, lĩnh vực sản xuất thế giới và các hoạt động kinh tế của con người ngày càng quốc tế hóa và đa phương hóa trên phạm vi toàn cầu. Để phát huy mặt mặt tích cực của toàn cầu hóa ở nhiều nước, nhất là ở các nước phát triển đã sử dụng các khoa học và công nghệ cao trong sản xuất. Các công ty cũng đã nắm bắt tiến bộ khoa học công nghệ để tăng sức cạnh tranh mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Trong những thập niên qua khoa học và công nghệ đã đóng góp tới hơn 60% GDP trong các nước phát triển.
Phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc và rộng khắp trên toàn cầu. Trong nền kinh tế tri thức thì sự phân công lao động phát triển theo chiều rộng lẫn chiều sâu. Tri thức chiếm tỷ lệ cao trong mỗi sản phẩm. Các nước có khoa học công nghệ đầu tư phát triển những ngành kinh tế dựa trên tri thức. Ngược lại các nước đang và kém phát triển thì chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức đơn giản. Nếu có tham gia vào các ngành kinh tế công nghệ cao thì cũng không tiếp cận được những bí mật công nghệ có tính chất quyết định với quan hệ sản xuất, quản lý và thường bị các công ty xuyên quốc gia chi phối, làm cho phá sản.
Cơ cấu kinh tế thế giới thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ và chiếm ưu thế trong tổng sản phẩm (GDP). Nền kinh tế tri thức đã tác động làm cho cơ cấu kinh tế thế giới thay đổi mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ và giảm các ngành kinh tế nông nghiệp. Thống kê trong những năm 60, các ngành Nông-Lâm-Ngư chiếm 10,4% GDP thế giới; Công nghiệp chiếm 28,4%; Dịch vụ chiếm 50,4%. Đến những năm 90, tỷ lệ các ngành trên theo thứ tự cũng đã có sự thay đổi 4,4%; 21%; 62,4% GDP thế giới. Như vậy các ngành kinh tế tri thức chiếm vị trí chủ chốt trong thương mại quốc tế. Thương mại điện tử là khu vực phát triển nhanh nhất và đóng góp vai trò hàng đầu trong thương mại quốc tế (từ 17 tỷ USD năm 1997 lên 70 tỷ năm 1999 và 10000 tỷ năm 2002).
Nền kinh tế tri thức tạo cơ sở cho kinh tế-xã hội phát triển bền vững. Kinh tế tri thức có những đặc điểm khác hơn các nền kinh tế khác, nó không lệ thuộc qua nhiều vào các yếu tố tự nhiên mà chủ yếu dựa vào con người. Chính vì vậy mà nó tạo điều kiện phát triển bền vững. Những thay đổi đa dạng do kinh tế tri thức tác động đặt ra cơ hội và thách thức cho mỗi quốc gia. Nếu các nước đang phát triển không nhận thức vai trò của tri thức trong sự phát triển thì các nước đó sẽ bị tụt hậu so với các nước khác.
“Kinh tế tri thức” được xem như là một hành động hiệu quả. Một hành động được xem là hiệu quả tức là nó đã đem lại kết quả như mong muốn.Đối với nhà nước thì đó là các giá trị xã hội được tạo ra, đối với các doanh nghiệp thì đó là giá trị thị trường mong đợi. Các hành động tạo ra giá trị được tổ chức thông qua các hành động kinh doanh hay các quá trình tác nghiệp. Kết quả mà kinh tế tri thức mang lại là giá tri sản phẩm tăng cao. Thu nhập do nền kinh tế này mang lại cũng cho thấy được sự đóng góp của nó. Ví dụ: “ thu nhập bình quân của 20 nước giàu nhất thế giới cao gấp 37 lần so với 20 nước nghèo nhất. Tỷ lệ được tăng gấp hai lần trong vòng 40 năm qua. Lý do chủ yếu là do không có sự tăng trưởng kinh tế đáng kể tại các nước nghèo do thiếu vốn, thiếu các nguồn lực phát triển cần thiết, đặc biệt là khoa học tri thức và công nghệ”- Theo báo cáo của ngân hàng thế giới( WB) năm 2003.
Những tác động của nền kinh tế tri thức đối với sự phát triển của Việt Nam
Nền kinh tế tri thức đã có những tác động mạnh mẽ đến các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Những tác động đó được thể hiện như sau:
Cơ cấu của nền kinh tế đã có sự thay đổi rõ rệt theo hướng hình thành các ngành sản xuất, dich vụ tri thức hóa. Các ngành kinh tế sản xuất, dịch vụ được chú trọng phát triển theo hướng tri thức hóa, mở cửa hội nhập. Xuất phát từ nhưng đặc điểm khác nhau nền kinh tế sản xuất nông nghiệp, nền kinh tế sản xuất công nghiệp và nền kinh tế tri thức. Chính vì điều đó nên cơ cấu kinh tế của nước ta cũng phải có sự thay đổi cho phù hợp với sự phát triển, để tiến lên nền kinh tế tri thức. Các ngành sản xuất, dịch vụ có trình độ chuyên môn cao, vốn đầu tư nhiều, kỹ năng làm việc tốt, tạo ra sản phẩm hàng hóa có hàm lượng chất xám cao, được ưu tiên phát triển hơn hẳn các ngành có trình độ chuyên môn thấp, vốn đầu tư ít,tạo ra những sản phẩm đơn giản. Như chú trọng phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, các ngành công nghiệp chế tạo… Đẩy nhanh hình thành các khu công nghệ cao, công nghệ phần mềm, các khu công nghiệp dựa trên lợi thế giữa các vùng của đất nước. Đòi hỏi có khoa học công nghệ là lực lượng sản xuất trực tiếp, tạo nền cho các ngành kinh tế khác phát triển theo.
Nền kinh tế tri thức phát triển tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng không gian kinh tế đẩy mạnh hội nhập. Trong thời đại mới, khi tri thức hóa, toàn cầu hóa đã trở thành xu thế phát triển không thể cưỡng lại được thì Việt Nam phải tạo cho mình mọi cách mở rộng không gian kinh tế của mình. Kinh tế tri thức tạo cơ sở kinh tế-xã hội cho nước ta quan hệ bình đẳng với các quốc gia. Sức cạnh tranh của nền kinh tế chủ yếu dựa trên sự thông minh và sáng tạo chứ không phải có sẳn trong tự nhiên. Kinh tế tri thức buộc Việt Nam phải đẩy nhanh phát triển kinh tế, tạo cơ hội hội nhập vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam trở thành các chủ đầu tư trong nghiên cứu và phát triển sản xuất kinh doanh.
Nền kinh tế tri thức buộc Việt Nam phải đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục và đào tạo. Bên cạnh phát triển nhanh các ngành công nghiệp mũi nhọn, mở rộng không gian kinh tế thì cần phải đổi mới toàn bộ hệ thống giáo dục và đào tạo theo hướng coi trọng đào tạo kỹ năng của người lao động theo yêu cầu của sự phát triển kinh tế tri thức, phải có chính sách và cơ chế khuyến khích nhân tài, gắn giáo dục với thực tế, gắn trường học với viện nghiên cứu và với các doanh nghiệp.
Kinh tế tri thức tác động đến việc đổi mới tư duy phát triển kinh tế, vừa có các bước đi tuần tự, vừa có các bước đi tắt đoán đầu. Đòi hỏi chúng ta phải có những chính sách kinh tế hợp lý, bao gồm các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội,các chính sách kinh tế cụ thể…. Cho phù hợp với nền kinh tế tri thức nhằm để tạo ra tiền đề hiệu quả cho sự tác động của nền kinh tế tri thức. Để tiến lên kinh tế tri thức Việt Nam cần xác định rõ các ngành kinh trế phát triển tuần tự, các ngành cần đi tắt, đón đầu để rút ngắn con đường tiến lên kinh tế tri thức.
Nền kinh tế tri thức thúc đẩy mạnh phân công lại lao động xã hội, tạo ra các ngành nghề mới, việc làm mới theo hướng tri thức hóa ở VN. Điều này thể hiện rõ trong cơ cấu các ngành kinh tế vì tri thức đã tạo ra nhiều ngành nghề mới với trinh độ tri thức cao, cũng từ đó tạo ra việc làm. Ví dụ năm 1973 đến 1997 hệ thống đổi mới quốc gia Mỹ đã tạo ra 43 triệu việc làm mới cùng với sự phát triển của kinh tế tri thức.
Vấn đề phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
Thời cơ và thách thức của Việt Nam để phát triển kinh tế tri thức
Thời cơ phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam: Quá trình của các nền kinh tế phát triển tiến tới kinh tế tri thức là một quá trình tự nhiên, hợp quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người. Trước xu thế phát triển nền kinh tế tri thức toàn cầu, các nước đang phát triển ý thức ưu thế vượt trội của kinh tế tri thức so với kinh tế công nghiệp; họ chủ động chuyển khai các công trình, chiến lược, kế hoạch hành động đi vào kinh tế tri thức. Hội nhập quốc tế , khai thác những ưu thế của kinh tế tri thức toàn cầu để phát triển đất nước, đó là sự chọn lựa khả quan di nhất đối với các nước đang phát triển. Tự do hóa thị trường đang tạo tiền đề thuận lợi cho kinh tế thế giới, đặt biệt là thông tin, viễn thông vận tải, từ đó hình thành một kết cấu hạ tầng toàn cầu thúc đẩy rất mạnh việc điều chỉnh các ngành cũ và phát triển các ngành mới. Hệ thống thông tin toàn cầu tạo cơ hội cho nhiều nước đang phát triển có thể truy cập, khai thác kho tri thức toàn cầu để phát triển nhanh, thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển, nhưng đồng thời cũng làm tăng sự lệ thuộc vào các siêu cường. Các công ty xuyên quốc gia phát triển một nền kỹ thuật tiên tiến hơn,vừa đem đến cho các nước đang phát triển những sản phẩm có giá thành thấp hơn nhờ nguồn tài nguyên dồi dào và sức lao động rẻ của các nước đang phát triển. Các nước đi sau trong đó có Việt Nam phải có đủ điều kiện và bản lĩnh tiến kịp các nước đi trước, nếu không đủ bản lĩnh, không chớp lấy thời cơ thì đất nước sẽ bị tụt hậu ngày càng xa hơn, và bị gạt ra ngoài lề.
Thách thức của Việt Nam khi tiến lên kinh tế tri thức: Khó khăn lớn nhất đối với nước ta hiện nay là trình độ chung về hiện đại hóa nông nghiệp còn thấp, thiếu công nghiệp hiện đại, năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp tương đối thấp. Toàn cầu hóa cũng đặt cho Việt Nam những thách thức tưởng chừng không thể vượt qua được, gia nhập AFTA và WTO, chúng ta phải đương đầu với sự cạnh tranh quốc tế do toàn cầu hóa mậu dịch đem lại. Tri thức là của nhân loại, các thành tựu khoa học chủ yếu được các nước giàu có tạo ra, để chuyển giao công nghệ các nước nghèo như Việt Nam phải tốn rất nhiều của cải, nhưng để ứng dụng công nghệ này thì cũng kho khăn vì thiếu trình độ chuyên môn. Khía cạnh khác: Trong khi kêu gọi thương mại tự do, thì các cường quốc lại gia tăng bảo hộ mậu dịch; với những khoản bảo hộ hàng trăm tỷ USD cho nông nghiệp và một số ngành công nghiệp đang kìm hãm sự phát triển sản xuất ở các nước đang phát triển. Thiết chế toàn cầu hóa hiện nay chắc chắn sẽ đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam trong việc chia sẻ tri thức toàn cầu vì sự phát triển của mình. Để vượt qua thách thức này phải phát huy năng lực nội sinh, đầu tư mạnh cho phát triển nguồn nhân lực, năng lực khoa học công nghệ, sức sáng tạo của toàn dân tộc, chọn lựa chiến lược thích hợp, đi tắt, rút ngắn, vượt qua trở ngại.
Thực trạng phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay
Qua 20 năm đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, tốc độ tăng trưởng thuộc loại tăng trưởng cao nhất trên thế giới, kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; là nước có thành tích giảm nghèo được thế giới khen ngợi, đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt. Tuy vậy tốc độ tăng trưởng, hiệu quả và tính cạnh tranh của nền kinh tế còn rất thấp, còn chứa đựng nhiều yếu tố phát triển không bền vững, và đặc biệt là đang có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước khác, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang chuyển tiếp từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin và tri thức. Nền kinh tế Việt Nam còn nhiều hạn chế trong quá trình tiến lên kinh tế tri thức.
Thực trạng cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay: Toàn nền kinh tế chia làm 3 ngành lớn là: Nông, lâm, ngư nghiệp, gọi tắc là nông nghiệp; Công nghiệp, xây dựng, gọi tắc là công nghiệp; Dịch vụ. Cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay chưa hợp lý, chưa thúc đẩy được sự phát triển của nền kinh tế tri thức.Cơ cấu kinh tế vẫn còn nặng về nông nghiệp và khai thác tài nguyên, trong GDP tỷ lệ nông nghiệp còn chiếm khoảng 20%, dịch vụ chỉ đạt 38%,còn lại công nghiệp chiếm 42%.(Trong khi đó, tính bình quân trên toàn thế giới tỷ lệ nông nghiệp trong GDP là 5%, dịch vụ là 65%). Dịch vụ kém như thế đã nói lên sự kém hiệu quả của nền kinh tế. Giá trị xuất khẩu tuy khá cao, nhưng hiệu quả thấp. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô và nông sản ít qua chế biến; sản phẩm công nghệ cao không đáng kể. Khái quát lại, nền kinh tế Việt Nam còn là nền kinh tế dựa chủ yếu vào tài nguyên và lao động, hiệu quả và chất lượng tăng trưởng thấp, giá trị do tri thức tạo ra không đáng kể; chưa khơi dậy và phát huy khả năng sáng tạo của con người. Sự chuyển mạnh sang phát triển dựa trên tri thức trở thành yêu cầu cấp bách, không thể trì hoản. Bở lỡ thời cơ lớn Việt Nam sẽ tụt hậu xã hội và đó là hiểm họa cho dân tộc.
Thực trạng phát triển công nghệ thông tin theo hướng tri thức hóa: Nền kinh tế tri thức lấy công nghệ thông tin là nền tảng, chính vì thế mà phát triển công nghệ thông tin sẽ có những tác động mạnh mẽ đối với với sự phát triển kinh tế. Hạ tầng công nghệ thông tin là một trong những yếu tố cơ bản của nền kinh tế tri thức. Cở sở hạ tầng này giúp giảm các chi phí giao dịch và khắc phục những rào cản về khoảng cách. Tuy nhiên ở Việt Nam đây là lĩnh vực còn nhiều mới mẽ và hạn chế. Lượng truy cập viễn thông và Internet của Việt Nam là rất thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Mạng viễn thông đường trục và liên tỉnh, mạng viễn thông quốc tế… tuy đã được mở rộng nhưng giá cả còn khá cao so với thu nhập của người dân. Phần lớn các thuê bao Internet chủ yếu tập chung ở thành phố lớn. Tốc độ và chất lượng truy cập mạng còn rất thấp. Giá truy cập Internet cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Mặt khác, nội dung thông tin trên các trang wed tiếng việt còn rất ít, không hấp dẫn, không được cập nhật thường xuyên, ít có kết nối giữa các cơ quan và độ tương tác của giao diện thấp. Tuy tỉ lệ tăng Internet rất cao nhưng chủ yếu tập chung ở Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh. Chính phủ đã đặt mục tiêu đạt khoảng 500 triệu USD tổng giá trị sản lượng phần mềm vào năm 2005. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực phần mềm cũng được hưởng một số ưu đãi về thuế, tín dụng, đất và thuê đất. Tuy nhiên, nhìn chung các công ty phần mềm của Việt Nam có năng xuất và doanh số chưa cao. Công nghiệp phần cứng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim nghạch thị trường công nghệ thông tin của Việt Nam (90%-80% số lượng máy tính bán ra trên thị trường là được lắp đặt trong nước) nhưng phần lớn chỉ dừng lại ở lắp ráp máy tính và sử dụng các linh kiện nhập khẩu nước ngoài, hầu như không có hoạt động nghiện cứu, sản xuất nào cả. Bên cạnh đó lực lượng hoạt động trong lĩnh vực này còn ít, trình độ chuyên môn chưa cao, chưa có khả năng sáng tạo.
Thực trạng phát triển công nghệ sinh học theo hướng tri thức hóa: Việt Nam đang trên đà tiến từ nước nông nghiệp sang công nghiệp hiện đại. Đáp ứng yêu cầu này thì cần phải phát triển các ngành công nghệ mới. Trong số đó có công nghệ sinh học. Công nghệ sinh học của nước ta đã đạt những thành tựu đáng kể như: những công trình nghiên cứu được ứng dụng vào trong sản xuất nông nghiệp, giúp mang lại hiệu quả cho người nông dân; ứng dung trong công nghiệp, trong việc bảo vệ môi trường… Tuy nhiên, Vấn đề phát triển công nghệ này vẫn còn tồn tại những hạn chế: đội ngũ nghiên cứu khoa học còn quá ít, và các giáo sư đã quá già, đa số chưa được đào tạo kỹ, khả năng ứng dụng vào sản xuất còn rất hạn hẹp. Thiếu cơ sở và phương tiện hiện đại phục vụ cho nghiên cứu. Bên cạnh đó chính phủ chưa có đầu tư thích đáng và tạo điều kiện thuận lợi để công nghệ mới này phát triển.
Thực trạng nền giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện nay: Vốn quý nhất của nền kinh tế tri thức chính là tri thức. Do vậy, con người có tri thức là yếu tố quan trọng và có tính chất quan trọng trong phát triển nền kinh tế tri thức ở nước ta. Hiện tại, chất lượng đào tạo của Việt Nam còn thấp, chương trình lạc hậu, trang thiết bị yếu kém; đào tạo thiên về lý thuyết, thiếu thực tế và tính sáng tạo, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập…Bên cạnh đó cơ cấu đào tạo cũng còn rất nhiều hạn chế về cơ cấu trình độ, phân bố lãnh thổ không được hợp lý. Nền giáo dục nước ta tạo ra những con người thụ động, chất lượng thấp, thiếu kỹ năng lao động, kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp. GS. Đặng Hữu đưa ra ý kiến: “Cần thiết tiến hành một cuộc cách mạng trong giáo dục: từ mục tiêu giáo dục đến nội dung, phương pháp và cả hệ thống giáo dục. Đặt biệt, tạo điều kiện để người học ra trường vừa suốt đời”. Nhà nước ta đang có chương trình phổ cập Internet trong các trường học. Hiện tại Việt Nam có khoảng 20 triệu học sinh, sinh viên. Nếu lực lượng này được truy cập Internet thì đây là một cuộc cách mạng trong giáo dục và đào tạo, mang lại lợi ích to lớn trong việc tiếp cận, phổ cập thông tin và tri thức, nâng cao chất lượng học tập. Ngoài ra, điều cốt yếu đặt ra trong dự án “Xây dựng khung kinh tế tri thức ở Việt Nam” là chương trình gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu với doanh nghiệp nhằm tạo ra lực lượng lao động mà thị trường đòi hỏi, chuyển giao những công nghệ mà thị trường cần và giúp doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nghiên cứu, triển khai phục vụ nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp.
Giải pháp cho vấn đề phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
Phát triển kinh tế trí thức ở nước ta không có nghĩa là chuyển sang các ngành công nghệ cao để có cơ cấu kinh tế như các nước phát triển đã đạt tới, mà là thực thi phát triển dựa vào tri thức, thực chất là vận dụng tri thức mới vào tất cả các ngành kinh tế, làm gia tăng nhanh giá trị của sản phẩm; dịch chuyển nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa. Yếu tố then chốt bảo đảm thành công cho chiến lược này là phát huy năng lực sáng tạo và hệ thống đổi mới.
Để phát triển kinh tế trí thức ở nước ta phải tiến hành đồng thời và lồng ghép hai quá trình: quá trình chuyển từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp và quá trình chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế trí thức; trong khi đối với các nước đi trước đó là hai quá trình kế tiếp nhau. Nền kinh tế Việt nam phải theo hai mô hình kinh tế tốc độ, kết hợp các bước đi tuần tự với các bước phát triển nhảy vọt. Một mặt tận dụng lao động, cơ sở vật chất hiện có, sử dụng tri thức mới, công nghệ mới để phát triể sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập. Mặc khác đi thẳng vào hiện đại ở các khâu, những lĩnh vực, những ngành có lợi thế, phát triển các ngành, các vùng kinh tế có mũi nhọn tạo thành đoàn tàu có sức lôi mạnh toàn bộ nền kinh tế đi lên.
Nhiệm vụ trung tâm là sử dụng tri thức mới của thời đại kết hợp với sáng tạo, với tri thức mới để nhanh chóng chuyển dịch kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ hàm lượng tri thức cao, giá trị tăng cao:
Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn: Ưu tiên phát triển công nghệ thông tin, đưa tri thức sản xuất kinh doanh, tri thức khoa học công nghệ về tận người dân nông thôn, đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực, phục vụ cho đổi mới và hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, tăng nhanh năng suất, hiệu quả, thay đổi bộ mặt nông thôn, chuyển lao động sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Xây dựng những khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao: sử dụng các công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, kỹ thuật tự động hóa để điều khiển các quá trình sản xuất nông nghiệp, đưa sản xuất hàng năm trên mỗi ha lên nhiều trăm triệu đồng, hoặc hàng tỷ đồng.
Ứng dụng các công nghệ mới, đổi mới tổ chức quản lý sản xuất ở nông thôn để phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ nông thôn, dịch chuyển nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn. Phải khởi động ngay ở nông thôn một khu vực khác năng động và hiện đại, đó là khu vực công nghiệp. Từ một sự tích lũy ban đầu, khu vực này sẽ phát triển nhanh. Đồng thời kết hợp tri thức truyền thống và tri thức hiện đại, với công nghệ mới để hiện đại hóa, phát triển các làng nghề truyền thống để xây dựng được một nền văn hóa kinh doanh lâu đời.
Đổi mới công nghệ trong các ngành công nghiệp và dịch vụ: Tăng nhanh các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến dựa vào công nghệ mới, giá trị cao; phát triển những ngành sản xuất chủ bài có tính cạnh tranh cao; giảm tối thiểu các sản phẩm xuất khẩu thô, ít chế biến, mà thực chất chỉ là bán tài nguyên. Tăng giá trị xuất khẩu lên nhiều lần so với hiện nay. Các ngành hiện có thể tiếp tục phát triển, nhằm tận dụng cơ sở vật chất và lực lượng lao động, giải quyết việc làm, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của nhân dân, nhưng phải tiếp tục thu các tri thức mới để đổi mới công nghệ, đổi mới sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Chỉ vận dụng cơ sở vật chất hiện có chừng nào còn hiệu quả, đồng thời chú trọng sử dụng tri thức mới. Kiên quyết xóa bỏ, chuyển đổi những cơ sở không còn hiệu quả. Đã xây dựng mới, là phải sử dụng công nghệ mới nhất mà ta làm chủ được. Các ngành dịch vụ: thương mại, du lịch, bưu chính, viển thông, tài chính, ngân hàng…là những ngành có giá trị gia tăng cao, dựa nhiều vào tri thức, cần được phát triển, hiện đại hóa nhanh trở thành những ngành kinh tế tri thức.
Tập trung các điều kiện để phát triển có chọn lọc các ngành kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ cao: Thực hiên vấn đề này nhằm tạo những bước nhảy vọt của toàn bộ nền kinh tế. Các ngành công nghiệp mới cần đi thẳng và những công nghiệp tiên tiến nhất, để cho ra các sản phẩm để có tính cạnh tranh cao, chiếm lĩnh được thị trường thế giới. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, trước hết là công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, các ngàng công nghệ sinh học, các ngành cơ điện tử, quang điện tử, các ngành vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ nano. Những ngành công nghệ cao một khi ra đời là có thể theo kịp trình độ chung của thế giới; đó là sự nhảy vọt, tốc độ cao. Phát triển nhanh các ngành này sẽ có hai tác dụng lớn: thúc đẩy đổi mới trong tất cả các ngành, và chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng hàm lượng kinh tế tri thức.
Phát triển kinh tế tri thức ở nước ta đòi hỏi phải tiến hành một cuộc đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, sâu sắc hơn nữa - một cuộc đổi mới mới trên tất cả các lĩnh vực:
Đổi mới căn bản cách thức phát triển kinh tế: chuyển đổi triệt để từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường, từ dựa chủ yếu vào nguồn lực vật chất sang dựa chủ yếu vào nguồn lực trí tuệ, chuyển trọng tâm đầu tư từ đầu tư hữu hình sang đầu tư vô hình. Coi tri thức là nguồn vốn quan trọng. Coi quyền sở hữu trí tuệ là quan trọng nhất trong các quyền sở hữu.
Đổi mới các doanh nghiệp: Doanh nghiệp là chủ thể quan trọng nhất của kinh tế thị trường, là nơi biến tri thức thành giá trị. Doanh nghiệp coi vốn tri thức là nguồn lực quan trọng nhất của mình.
Đổi mới giáo dục đào tạo: Cải cách triệt để nền giáo dục theo chuẩn mực quốc tế, nhằm đào tạo những con người năng động sáng tạo, thích nghi với sự phát triển kinh tế tri thức.
Đổi mới khoa học công nghệ: Nâng cao năng lực khoa học công nghệ quốc gia, đồng thời xây dựng hệ thống đổi mới quốc gia, gắn kết chặc chẽ khoa học công nghệ với sản xuất kinh doanh, nhanh chóng biến tri thức thành giá trị.
Đổi mới thể chế và chính sách tổ chức quản lý: Tạo môi trường kinh doanh sôi động, thúc đẩy sự cạnh tranh. Chính sách pháp luật rõ ràng, công khai, minh bạch thúc đẩy dân chủ, khuyến khích mạnh mẽ khả năng sáng tạo. Nhận thức vai trò của nhà nước với kinh tế tri thức. Nhà nước từ điều khiển chuyển sang giữ vai trò định hướng phát triển, tạo môi trường thuận lợi và động viên mọi người, mọi lực lượng tham gia xây dựng nền kinh tế tri thức.
Mọi cố gắng của chính phủ, doanh nghiệp, trường đại học và các tổ chức khoa học nhằm thúc đẩy việc tạo ra tri thức, vận dụng tri thức, biến tri thức thành giá trị; hỗ trợ đắt lực cho việc đổi mới công nghệ, dịch chuyển nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành kinh tế tri thức.
Trong các giải pháp để phát triển kinh tế tri thức thì cần tập trung đưa ra các giải pháp để phát triển nền giáo dục và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - yếu tố chi phối nhiều nhất đối với năng lực sáng tạo và tốc độ đổi mới. Bên cạnh đó phải phát triển và ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội - động lực mạnh mẽ thúc đẩy đổi mới và phát triển, tiến lên kinh tế tri thức.
Cải cách giáo dục và dào tạo: Con người phải biết tự đào tạo, luôn tiếp thu tri thức mới, có năng lực sáng tạo, thường xuyên đổi mới cách nghĩ, cách làm thì mới có thích nghi và làm chủ được kinh tế tri thức.
Giáo dục góp phần vào việc tạo ra tri thức đồng thời góp phần quảng bá tri thức. Vì vậy người ta coi giáo dục là ngành sản xuất cơ bản nhất trong nền kinh tế tri thức.
Trong tình hình hiện nay, việc đầu tư suy ngẫm để hoạch định một chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo cũng k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kinh tế trí thức ở việt nam.doc