MỤC LỤC
Mở đầu 1
Nội dung 3
I. Cơ sở của quá trình nghiên cứu 3
1. Cơ sở lý luận 3
a) Quy luật lượng đổi-chất đổi 3
b) Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập 3
c) Quá trình nhận thức 3
d) ý thức xã hội 4
2. Cơ sở thực tiễn 4
II. Thực trạng vấn đề 5
1. Khái niệm nguồn nhân lực 5
2. Tính tất yếu khách quan của việc sử dụng nguồn nhân lực trong thời kỳ hiện nay 5
3. Thành công đã đạt được 8
4. Những hạn chế còn gặp phải 10
III. Giải pháp của vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ hiện nay 12
Kết luận 16
Danh mục tài liệu tham khảo 17
Mục lục 18
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giải pháp của vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cải tạo thế giới cho phự hợp nhu cầu con người tốt hơn.
í thức xó hội
í thức xó hội là mặt tinh thần của đời sống xó hội, bao gồm toàn bộ những quan điểm, tư tưởng cựng những tỡnh cảm, tõm trạng,… của những cộng đồng xó hội nảy sinh từ tồn tại xó hội và phản ỏnh tồn tại xó hội trong những giai đoạn phỏt triển nhất định.
í thức xó hội khỏc một cỏch tương đối với ý thức cỏ nhõn. í thức cỏ nhõn phản ỏnh tồn tại xó hội với mức độ khỏc nhau,vỡ vậy nú mang tớnh xó hội. song ý thức cỏ nhõn khụng phải bao giờ cũng thể hiện quan điểm tư tưởng, tỡnh cảm phổ biến của một cộng đồng, một tập đoàn xó hội, một thời đại xó hội nhất định. í thức cỏ nhõn và ý thức xó hội tồn tại trong mối liờn hệ hữu cơ, biện chứng với nhau, thõm nhập vào nhauvà làm phong phỳ nhau.
í thức xó hội mang tớnh giai cấp sõu sắc.Tớnh giai cấp của ý thức xó hội thể hiện ở tõm lý xó hội cũng như hệ tư tưởng.
2. Cơ sở thực tiễn
Đất nước ta đang tiến lờn con đường chủ nghĩa xó hội, vỡ vậy nguồn nhõn lực đang rất được nhà nước quan tõm phỏt triển. Hằng năm, nhà nước đều tổ chức cỏc cuộc hội thảo nhằm bàn về thực trạng nguồn nhõn lực và những giải phỏp để nõng cao chất lượng nguồn nhõn lực. Bờn cạnh đú, nhà nước cũng chỳ trọng vào phỏt triển giỏo dục, giải quyết việc làm cho lượng sinh viờn hằng năm ra trường một cỏch đầy đủ nhất.
Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoỏ hiện nay, yờu cầu về nguồn nhõn lực đang trở nờn rất bức thiết. Tạo ra nguồn nhõn lực cú trỡnh độ chuyờn mụn, khả năng quản lý sẽ giỳp cho việc hội nhập trở nờn dễ dàng hơn, việc tiếp thu và ứng dụng khoa học cụng nghệ của thế giới vào cụng cuộc hiện đại hoỏ đất nước tốt hơn, đất nước phỏt triển nhanh hơn.
Nhỡn sang nước bạn Trung Quốc, từ khi đổi mới (1978) đến nay, nhờ cú những chớnh sỏch phỏt triển nguồn nhõn lực rất đỳng đắn mà Trung Quốc đó vươn lờn phỏt triển mạnh mẽ.
Thực trạng vấn đề
Khỏi niệm nguồn nhõn lực
Nguồn nhõn lực là những yếu tố ở trong con người mà ta cú thể huy động, sử dụng được nhằm mục đớch thỳc đẩy sự phỏt triển xó hội.
Nguồn nhõn lực là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trỡnh độ tri thức, vị thế xó hội….
Vai trũ nguồn nhõn lực trong quỏ trỡnh cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ đất nước: người lao động sẽ trở thành người làm chủ đất nước, đào tạo nguồn nhõn lực tốt sẽ đẩy nhanh quỏ trỡnh cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ , giỳp kinh tế phỏt triển, đất nước ngày càng giàu đẹp.
Tớnh tất yếu của việc phỏt triển nguồn nhõn lực: con người khi được làm chủ những tư liệu sản xuất, được đào tạo một cỏch chu đỏo những kiến thức về kĩ thuật, về quản lý kinh tế sẽ cú điều kiện phỏt huy tối đa những khả năng của mỡnh đẻ tỏc động vào tư liệu sản xuất, tạo ra sản phẩm tốt, nõng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh, giỳp đất nước phỏt triển. Hơn nữa, nếu khả năng con người được phỏt huy tốt nhất thỡ sẽ cú điều kiện để xõy dựng một cơ sở hạ tầng, đội ngũ kỹ thuật để tiến hành cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ đất nước, giỳp đất nước tiến lờn chủ nghĩa xó hội.
Tính tất yếu khách quan của việc sử dụng nguồn nhân lực trong thời kỳ hiện nay
Hiện nay, CNH-HĐH là giai đoạn phát triển tất yếu mà mỗi quốc gia dân tộc trên thế giới đều phải trải qua. Đây là hiện tượng có tính quy luật, có tính phổ biến trong tiến trình vận động và phát triển của mỗi quốc gia đặc biệt với những nước đang trong tình trạng kém phát triển.
Vậy công nghiệp hoá là gì?
Công nghiệp hoá (CNH) là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc. Trên cơ sở kế thừa tiếp thu có chọn lọc tri thức của nhân loại. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ VII khoá VI và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra một quan điểm mới về CNH- HĐH phù hợp với điều kiện ở nước ta đó là: “CNH-HĐH là quá trình biến đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, và quản lý kinh tế – xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại tạo ra năng suất lao động cao. Nhờ đó mà tạo ra sự tăng trưởng bền vững và có hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân”.
Sự nghiệp CNH-HĐH ở nước ta được tiến hành từ những năm 60 theo đường lối mà Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III đã đề ra: “CNH-HĐH là nhiệm vụ trung tâm trong suet thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta”.
Nước ta tiến lên CNXH từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lao động thủ công là phổ biến. Vì vậy, để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH chúng ta phải tiến hành CNH-HĐH. Từ thực tiễn của đất nước, Đảng ta xác định sự nghiệp CNH-HĐH của nước ta có cả thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ đan xen nhau. Do đó, chúng ta phải chủ động nắm thời cơ vươn lên phát triển nhanh và vững chắc, tạo thế và lực mới đồng thời luôn luôn tỉnh táo kiên quyết đẩy lùi và khắc phục các nguy cơ nhằm bảo đảm sự phát triển đúng hướng. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng đã chỉ ra: “Con đường CNH-HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian vừa có những bước tuần tự vừa có những bước nhảy vọt”. Bởi vậy, muốn tiến hành thành công sự nghiệp CNH-HĐH thì điều quan trọng là phải gắn nó với HĐH trên nền tảng của khoa học công nghệ trong đó lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản, coi đó vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp CNH-HĐH. Thực tiễn đã chứng minh muốn phát triển thì phải dựa vào con người. Mà chiến lược phát triển kinh tế –xã hội nào cũng phải hướng tới con người vì tự do và hạnh phúc của con người. Và sự nghiệp CNH- HĐH cũng nhằm mục đích phát triển kinh tế – xã hội và lấy đó làm môi trường để phát triển toàn diện con người.
Một khi kinh tế – xã hội phát triển thì con người sẽ có nhiều điều kiện hơn để tiếp cận với những tri thức mới, tiến bộ hơn góp phần hình thành nên nhân cách và trí tuệ con người hiện đại.
Con người không những là mục tiêu mà còn là động lực của sự nghiệp CNH-HĐH. Như chúng ta đã biết lịch sử phát triển xã hội loài người cho đến nay về cơ bản là lịch sử vận động, phát triển của sản xuất và tái sản xuất mà lao động sản xuất là hình thái đặc biệt chỉ có ở con người cho phép chúng ta so sánh con người với loài vật. Trong mọi phương thức sản xuất, con người bao giờ cũng ở vị trí trung tâm và giữ vai trò quyết định so với công cụ và đối tượng lao động. Như V.I.Lê Nin đã khẳng định: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động”. Như vậy, con người có vai trò hết sức quan trọng và đã trở thành động lực của sự phát triển sản xuất xã hội. Cho nên, bất kỳ sự tiến bộ xã hội nào xét đến cùng đều do con người trực tiếp thực hiện. Điều nàycho ta biết rằng việc đề cao trí tuệ và vai trò của tri thức khoa học chẳng qua chỉ là một cách gián tiếp đề cao vai trò của con người.
Để nhận thức rõ hơn về vai trò của con người chúng ta đi tìm hiểu bản chất của con người.
Về bản chất của con người: “Bản chất của con người không phải là cái trừu tượng cố hữu của những cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”.
(C.Mác –Ph.ăngghen toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội – 1995, tập3, trang 11).
Luận đề trên khẳng định rằng, bản chất con người không phải là cái trừu tượng mà là hiện thực, không phải là cái vốn có, có sẵn trong mỗi cá thể riêng biệt mà là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Nếu xét con người trong tính hiện thực của nó thì bản chất con người được bộc lộ trong cuộc sống, trong toàn bộ hoạt động cụ thể của nó.
Như vậy, bản chất của con người chỉ hình thành và thể hiện trong các mối quan hệ xã hội, các quan hệ xã hội cùng chi phối, quyết định hành vi của con người trong đời sống hiện thực.
Chính xã hội và các quan hệ xã hội là điều kiện để con người thể hiện những bản tính phong phú và tư duy sáng tạo của mình.
Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên đồng thời thức đẩy sự vận động phát triển của lịch sử xã hội. Chính lao động sản xuất đã sáng tạo ra con người và ý thức con người. Từ lao động sản xuất làm hình thành nên các quan hệ xã hội mà quan hệ xã hội lại là nền tảng để hình thành các quan hệ xã hội khác, từ đó chi phối, quyết định tới hành vi của con người. Đồng thời cũng chính bằng hoạt động thực tiễn của con người lại cải tạo tự nhiên, biến đổi tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ con người. Như vậy, con người không những là sản phẩm của lịch sử mà còn là chủ thể sáng tạo lịch sử. Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người không ngừng nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội cho phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình.
Ngày nay, mệnh đề “con người đứng ở trung tâm của sự phát triển” đã trở thành quy luật của thời đại. Thông qua hoạt động sản xuất vật chất con người sáng tạo ra lịch sử của chính mình, của xã hội loài người. Kết quả là xã hội loài người đã bước từ thời đại văn minh này sang thời đại văn minh khác.
Thực tế đã chứng minh, trong cuộc sống xây dựng và đổi mới đất nước chỉ có con người – yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất của xã hội mới là nhân tố chính, là nguồn lực mang tính quyết định sự thành công hay thất bại nhưng chính con người cũng là mục tiêu, là cái đích, là động lực của sự phát triển.
Do đó, công cuộc đổi mới đất nước là do con người, phụ thuộc vào con người và vì con người.
Những thành cụng đó đạt được
Từ khi đất nước giành được độc lập, Đảng và nhà nước đó rất quan tõm tới việc đào tạo nguồn nhõn lực để đưa đất nước đi lờn con đường xó hội chủ nghĩa. Từ một nước cú tỉ lệ người biết chữ rất thấp, chỉ vào khoảng 5% vào thời kỡ thuộc địa, ngay sau khi độc lập nhờ cú cỏc chớnh sỏch của Đảng và nhà nước nhằm nõng cao tỉ lệ biết chữ,đến năm 1946 đó cú 95% số dõn trờn cả nước đó biết chữ. Bỏc Hồ và chớnh phủ luụn quan tõm tới sự nghiệp giỏo dục của nước nhà nờn việc xoỏ mự chữ sau năm 1945 mới cú hiệu quả như vậy.
Khi đất nước bắt đầu bước vào thời kỡ đổi mới(1986), trước nhu cầu đặt ra, nhà nước đó đầu tư rất nhiều cho ngành giỏo dục với mục đớch tạo ra một đội ngũ nhõn lực tốt phục vụ cho quỏ trỡnh cụng nghệp hoỏ đất nước. Bước đầu, cú thể núi là nhà nước đó đạt được mục tiờu của mỡnh khi mỗi năm cú hàng chục nghỡn sinh viờn ra trường, rất nhiều cụng nhõn từ cỏc trung tõm đào tạo nghề đó cú trỡnh độ nhất định. Đội ngũ lao động của nước ta trở nờn rất dồi dào để cú thể đỏp ứng được nhu cầu của quỏ trỡnh cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ đất nước.
Gần 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới,ngành giáo dục đào tạo của nước ta không những đã đạt được những thành tựu nhất định góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội mà còn lam cho bản thân ngành giáo dục đào tạo cũng có những chuyển biến đáng kể về mọi mặt.Thành tựu nổi bật hơn cả là quy mô giáo dục ở mọi cấp bậc trình độ học trong và ngoài hệ thống giáo dục quốc dân đều tăng. Năm 2000, cả nước ta đã hoàn thành xong phổ cập giáo dục tiểu học và cơ bản xoá xong nạn mù chữ(tạp chí khoa học giáo dục số 1 tháng 10/2005).
Điều kiện cơ bản để chúng ta đi vào sự nghiệp CNH-HĐH là phát triển người. Đây là một khái niệm chỉ sự gia tăng các giá trị cho con người: giá trị tinh thần, giá trị đạo đức, giá trị thể chất… với ý nghĩa là nâng cao chất lượng sống cho con người. Thực tế cho thấy rằng không một nước nào có thể duy trì mức tăng trưởng cao nếu không có nền tảng vững chắc về phát triển con người. Đầu tư vào giáo dục,đào tạo năng cao chất lượng con người về mọi mặt là đầu tư vào tăng trưởng, phát triển kinh tế. Những quốc gia nào thiếu chăm sóc sức khoẻ cơ bản, xuống cấp về giáo dục, không có chiến lược dài hạn cho đào tạo, phát triển con người sẽ không bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Ngày nay, trình độ phát triển của một nước được đánh giá bằng mức thu nhập bình quân đầu người và chỉ số phát triển người HDI (tuổi thọ, trình độ học vấn và mức sống). Hiện nay nước ta có những chuyển biến tốt đẹp về chỉ số phát triển người năm1999: được xếp 110/174 nước; năm 2000: được xếp 108/174 nước với chỉ số HDI là 0,671và năm 2001:101/162 nước. Đây là tín hiệu đáng mừng, là điều kiện để chúng ta đảy nhanh quá trình CNH-HĐH.
Về cơ cấu lao động Việt Nam tỷ trọng tương đối cao về lao động trẻ, phần lớn có học vấn phổ thông, ngay cả ở nông thôn. Đây là một tiền đề quan trọng tạo điều kiện để tiếp thu những tri thức mới của nhân loại và phần nào đáp ứng được nhu cầu lao động trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài . Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có đào tạo tương đối lớn (so với các nước có thu nhập như nước ta). Tính đến năm 2005 lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật lên tới 24,2% có khoảng 1,2 triệu người tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng đó còn chưa kể tới 123.000 người có bằng thạc sỹ và tiến sỹ.
Ngoài ra, chúng ta có một lực lượng tương đối lớn Việt kiều làm ăn sinh sống ở nước ngoài, tập trung chủ yếu ở Châu âu, châu Mỹ và Ôxtraylia; trong đó tỷ lệ người có trình độ cao về chuyên môn và nghiệp vụ là đáng kể. Đây là một nguồn lực quan trọng góp phần phát triển đất nước, là cầu nối giữa Việt Nam với thế giới về mặt chuyển giao tri thức, công nghệ và các quan hệ quốc tế.
Hơn nữa con người Việt Nam có bản tính hiếu học, thông minh ,cần cù lao động, có lòng tự tôn và tự hào về dân tộc . Truyền thống đó được nuôi dưỡng và phát huy làm cơ sở cho việc nắm bắt, tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng, sáng tạo những phát minh, sáng kiến khoa học của nhân loại phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tính đoàn kết, ý thức trách nhiệm với cộng đồng cũng là một nhân tố góp phần đưa nước ta lên một tầm cao mới một khi sức mạnh này được phát huy mạnh mẽ có thể hỗ trợ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước tạo môi trường ổn định để mọi người yên tâm tự do phát huy sức sáng tạo và trí tuệ của mình việc . Dân tộc Việt Nam còn có truyền thống biết chịu đựng gian khổ để tiết kiệm, tích luỹ cho đầu tư mở rộng, tạo dựng cơ đồ cho mình và cho nền kinh tế nói chung.
Công cuộc đổi mới ở Việt Nam là một minh chứng thực tế sống động cho sự phát triển sáng tạo và năng động của con người.Chỉ sau khi co nghị quyết khoán 10 và cải cách chế độ thu mua mua và giá,cũng với thiết bị và đất đai ấy trong một năm 1989,người nông dân Việt Nam đã đưa nước ta từ một nước nhập khẩu gạo thành một nước xuất khẩu gạo.Hiện tượng này đã đem lại dấu ấn đậm nét về thành công của đổi mới ở Việt Nam đối với thế giới.
Những hạn chế còn gặp phải
Nhưng bên cạnh những thành công mà nhà nước đã đạt được trong việc xây dưng nguồn nhân lực thì bản thân nguồn nhân lực Việt Nam có những mặt hạn chế nhất định. Mặc dù lao động ở nước ta là khá dồi dào nhưng số lao động được đào tạo quá ít chỉ chiếm 20% tổng số lao động, 77,71% lao động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp đồng nghĩa với con số trên là tỷ lệ qua đào tạo hết sức hạn chế, ước tính hiện nay ở nước ta số lao động chưa qua đào tạo chiếm 51,74% (học vấn từ tiểu học trở xuống). Đây là trở ngại lớn nhất khi tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá .
Hiện nay điều làm đau đầu các nhà quản lí chính là hiện trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam. Lao động Việt Nam được đánh giá là khéo léo,thông minh sáng tạo, tiếp thu nhanh kĩ thuật và công nghệ hiện đại nhưng khi tham gia vào hoạt động sản xuất lại thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu óc phân tích, tinh thần phê bình và tự phê bình, thiếu óc thực tế, chưa có thói quen hoạch toán kinh tế, thiếu ý thức pháp luật, chấp hành nội quy,kỉ luật còn nặng tâm lí của những người sản xuất nhỏ, thiếu tư duy, thiếu tác phong công nghiệp. Đó là hậu quả của sản xuất nhỏ, của chiến tranh và của cơ chế bao cấp kéo dài. Hiện nay trên thị trường lao động luôn xảy ra tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực cao cấp và công nhân tay nghề cao. Thị rường đang rất cần các chuyên gia về quản trị kinh doanh,lập trình,kĩ thuật viên … Thực tế thì sinh viên sau khi ra trường với kiến thức què quặt, hổng kiến thức và thiếu kinh nghiệm thực tế.
Chính vì vậy có tới 70%sinh viên ra trường không có việc làm. Số còn lại không thể bắt tay ngay vào công việc mà luôn phải qua một thời gian đào tạo lại. Điều tra ở 17 trường Đại học cho thấy số cán bộ giảng dạy dưới 35 tuổi chỉ có 8%. Phần lớn những cán bộ có trình độ trên Đại học đang là những chuyên gia đầu ngành đã ở độ tuổi từ 55 đến 60. Hơn 60% tiến sỹ, hơn 70% giáo sư đều ở độ tuổi này, trong khi đó sinh viên giỏi sau khi tốt nghiệp đều không muốn ở lại trường. Vì vậy việc chuẩn bị cho đội ngũ trí thức kế cận sẽ gặp không ít khó khăn. Điều này lí giải vì sao doanh nghiệp ta thường lúng túng và rất yếu khi đàm phán làm ăn với doanh nghiệp nước ngoài.
Bên canh đó việc bố trí, sử dụng cán bộ còn nhiều việc bất hợp lý giữa các vùng, các ngành: trên 80% cán bộ khoa học công nghệ làm việc tại Hà Nội và ở thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn vào một số nước trong khu vực, cán bộ làm việc trong các ngành sản xuất chiếm tỷ lệ rất cao như Thái Lan 58%, Hàn Quốc 48%, Nhật Bản 64%. Chính việc phân bố lực lượng lao động bất hợp lý này gây nên hiện tượng ở các thành phố lớn số lượng lao động có tay nghề không có việc làm là rất lớn trong khi đó ở các tỉnh khác đặc biệt là ở những nơi xa xôi heo lánh thì lao động tri thức là rất hiếm mặc dù nhà nước đã có rất nhiều chính sách ưu đãi. Tiếp đến là kĩ năng làm việc nhóm, khả năng hợp tác để hoàn thành công việc của lao động Việt Nam quá yếu. Chuyên gia nước ngoài nhận xét rằng: “lao động Việt Nam làm việc rất tốt khi tự mình giải quyết công việc, nhưng nếu đặt họ trong một nhóm thì hiệu quả kém hơn nhiều”. Điều này lí giải vì sao một số doanh nghiệp đã tập hợp được đội ngũ nhân viên có đẵng cấp cao nhưng lại không thành công trong kinh doanh. Bên cạnh đó việc hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trung học chưa được chú trọng, hiện nay cái đích của đa số bậc cha mẹ là lo cho con cái vào được đại học , điều này gây sức ép rất lớn cho các em .
Trong khi đó nền giáo dục của chúngta ta vẫn nặng về thi cử,khoa bang với nội dung giảng dạy ổn định, đơn điệu, lấy mục tiêu dạy và học là để thuộc bài,nhớ bài và sao chép lại tri thức. Học tập tri thức hiện nay không còn là mục tiêu hàng đầu nữa, vì vậy phải giảng dạy cho người học được cách tư duy, học cách làm chủ được phương pháp học tập. Ngược lại người học phải không ỷ lại, chỉ nghe giảng một cách thụ động, phải chủ động tự nghiên cứu tìm tòi,khám phá và không ngừng tự làm mới mình trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước.
Hiện nay, công tác đào tạo của chúng ta còn tràn lan ,chưa căn cứ vào khả năng và nhu cầu của thực tế nên trình độ đội ngũ lao động của chúng ta còn thấp,tay nghề nghiệp vụ thì không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng,phân bố ngành nghề còn nhiều bất cập, có nhiều ngành thì dư thừa và việc sử dụng nguồn nhân lực không đúng chổ,hiện tượng cháy máu chất xám diễn ra khá nghiêm trọng do chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài chưa đủ sức níu giữ những người tài.
Như vậy nếu chúng ta mở rộng sự giải phóng tư tưởng, gỡ bỏ những hạn chế lẫn nhau và tự hạn chế chính mình người dân Việt Nam còn có thể phát huy tinh thần kinh doanh, trí sáng tạo và đem lại những bước phát triển mạnh mẽ hơn bao nhiêu. Nếu như chúng ta rất vui mừng khi thấy người lao động chân chính trở nên giàu có thì ta rất lo ngại khi sự chênh lệch giàu nghèo càng mở rộng hơn do những thu nhập bất chính. Khoảng cách giàu nghèo ở nước ta tiếp tục tăng vì kinh tế thị trường với mức độ phát triển hiện nay, khi còn thiếu một nhà nước pháp trị, thiếu sự công khai minh bạch có nguy cơ trở thành “kinh tế thị trường quan chức”. Không ít những người có chức có quyền đã dùng quyền lực của cơ chế xin cho để làm giàu phi pháp.
Về mặt thể chất và sức khoẻ của thanh niên Việt Nam còn rất nhiều hạn chế., số lượng trẻ em suy dinh dưỡng cao,cân nặng vẫn thấp và nhẹ, khả năng thích nghi chưa cao mà nguyên nhân chủ yếu là do lười vận động. Do vậy sự phát triển về phương diện sinh lý và thể lực dường như chững lại .Hiện nay có một bộ phận giới trẻ có lối sống hưởng thụ, sùng bái chủ nghĩa cá nhân, đua đòi, xa hoa lãng phí, dễ bị kẻ xấu lôi kéo vào các tệ nạn xã hội như ma tuý, trộm cắp, mại dâm… Chính những điều này đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của nguồn nhân lực của chúng ta.
Giải pháp của vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam
Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH- HĐH đòi hỏi ngoài môi trường chính trị ổn định phải có nguồn lực cần thiết như nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên… Đó là toàn bộ những yếu tố vật chất ,những yếu tố tinh thần tạo nên sức mạnh cho sự phát triển trong những hoàn cảnh và các điều kiện lịch sử cụ thể có khả năng thúc đẩy quá trình cải biến của một đất nước thì nguồn lực không chỉ là những yếu tố đang làm nên sức mạnh trong hiện tại mà nó còn chứa đựng cả những yếu tố hiện thời đang tiềm ẩn đang ở dưới dạng sức mạnh tiềm tàng. Đồng thời khái niệm này không chỉ nói lên sức mạnh mà nó còn chỉ ra nơi bắt đầu nơi khởi nguồn,nơi tạo nên sức mạnh đó. Các nguồn lực này có quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng tham gia vào quá trình CNH- HĐH trong đó nguồn nhân lực là quyết định.
Thật vậy, các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng. Chúng chỉ phát huy tác dụng và có ý nghĩa tích cực khi được kết hợp với nguồn lực con người thông qua các hoạt động có ý thức của con người. Con người là nguồn lực có tư duy, có trí tuệ, có ý chí và biết lợi dụng các nguồn lực khác, gắn chúng lại với nhau,tạo thành một sức mạnh tổng hợp, cùng tác động vào quá trình CNH-HĐH. Vì thế trong các yếu tố sản xuất người lao động là yếu tố quan trọng nhất là lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại. Hơn nữa các nguồn lực khác là hữu hạn trong khi đó nguồn lực con người lại là vô hạn. Nguồn lực này không ngừng đổi mới và phát triển cả về chất lẫn về lượng nếu biết khai thác, sử dụng và bồi dưỡng hợp lý. Hiện nay trí tuệ con người đang là vấn đề được quan tâm và nghiên cứu, một khi nó được vật thể hoá thì sẽ tạo ra sức mạnh vô cùng to lớn cho sự nghiệp CNH-HĐH trong đó sự sáng tạo đã trở thành một trong những chất lượng hàng đầu của chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia. Thật vậy tất cả những phương tiện hùng hậu phục vụ cho sản xuất đều là kết quả của bàn tay và khối óc của con người.Ngày nay cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã tạo những bước nhảy vọt lớn trong lực lượng sản xuất. Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và tạo ra xuất phát điểm cho những biến đổi lớn trong sản xuất kĩ thuật. Do vậy mà con người không còn thao tác trực tiếp trong hệ thống kĩ thuật mà chủ yếu là sáng tạo và điều kiển quá trình đó một cách tự động thay cho thói quen và kinh nghiệm thông thường. Chính điều này tạo ra những biến đổi thần kì trong lịch sử phát triển của loài người.
Thực tiễn kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới đặc biệt là những nước công nghiệp mới ở Châu á như Nhật Bản cho thấy có những nước rất nghèo về tài nguyên thiên nhiên nhưng do biết cách đầu tư vào nguồn lực quan trọng nhất là con người mà đã tạo được những bước phát triển thần kỳ và trở thành nước công nghiệp mới trong thời gian ngắn. Do đó sự thành công của sự nghiệp CNH-HĐH phụ thuộc chủ yếu vào việc hoạch định đường lối, chính sách cũng như tỗ chức thực hiện tức là phụ thuộc vào năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.Khi tiến hành CNH-HĐH thì mặt chất lượng, cơ cấu và cơ chế sử dụng nguồn nhân lực là rất quan trọng bao gồm các chính sách, các nhà hoạch định chính sách,các học giả,lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao…
Do vậy, nguồn lực lâu bền nhất và quan trọng nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia chỉ có thể là nguồn lực con người. Và coi việc đổi mới các chính sách đầu tư cho các ngành khoa học, giáo dục, văn hoá, y tế là nhiệm vụ lớn và khó khăn trong công cuộc đổi mới hiện nay.
Nhận thức được vai trò quan trọng của việc phát huy nguồn lực con người, điều này đã được Đảng ta quán triệt trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước .
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III(1960): “Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta”. Đến đại hội Đảng toàn quốc lần thứVI(1986)tiếp tục nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhân tố con người : “Phát huy nhân tố con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động”
Còn tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứVIII (1996) đã khẳng định: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”.
Từ sự nhận thức về vị trí,vai trò quan trọng của con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển, Đảng và Nhà Nước ta đã ban hành một hệ thống chính sách nhằm góp phần nâng cao chất lượng của con người thông qua đào tạo, bồi dưỡng nhân lực đồng thời tạo điều kiện để sử dụng có hiệu quả vốn con người-nguồn tài sản giá trị cao nhất của quốc gia.
Trên cơ sở đó chúng ta cần phải tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:
Một là, CNH- HĐH nhằm tăng trưởng kinh tế phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với phát triển xã hội, phát triển con người. Trong đó tăng trưởng kinh tế có vai trò tạo cơ sở tiền đề cho sự phát triển xã hội ,phát triển con người.
Trong quá trình thực hiện, Đảng ta xác định phải gắn liền chiến lược phát triển con người với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, việ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35977.doc