Nhận định về triển vọng tăng xuất khẩu sang EU đối với các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có dệt may, ông Sean Doyle, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam cho biết, EU, đặc biệt là một số thị trường như Hy Lạp, Bồ Đào Nha. từ nay đến cuối năm, sẽ khó phục hồi, vì niềm tin của người tiêu dùng đang có dấu hiệu đi xuống do khủng hoảng nợ công. Vì vậy, tất yếu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Ông Trần Ngọc Quân, Trưởng phòng EU, Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công thương) cũng nhận xét, không chỉ riêng doanh nghiệp (DN) dệt may, mà các DN Việt Nam xuất khẩu hàng hoá nói chung sang thị trường EU đều gặp khó khăn. Trong khi đó, các chính sách bảo hộ mậu dịch vẫn gia tăng ở EU khiến cho các DN xuất khẩu của Việt Nam đã khó khăn lại càng khó khăn hơn”, ông Quân nhấn mạnh. Thêm vào đó, EU là thị trường có nhiều quy định kỹ thuật khắt khe, với mục đích là bảo vệ tốt nhất sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Đây là rào cản lớn đối với những DN chưa có sự chuẩn bị kỹ càng.
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1986 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu dệt may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam. Ông Trần Ngọc Quân, Trưởng phòng EU, Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công thương) cũng nhận xét, không chỉ riêng doanh nghiệp (DN) dệt may, mà các DN Việt Nam xuất khẩu hàng hoá nói chung sang thị trường EU đều gặp khó khăn. Trong khi đó, các chính sách bảo hộ mậu dịch vẫn gia tăng ở EU khiến cho các DN xuất khẩu của Việt Nam đã khó khăn lại càng khó khăn hơn”, ông Quân nhấn mạnh. Thêm vào đó, EU là thị trường có nhiều quy định kỹ thuật khắt khe, với mục đích là bảo vệ tốt nhất sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững... Đây là rào cản lớn đối với những DN chưa có sự chuẩn bị kỹ càng.
BIỂU ĐỒ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM
QUA THỊ TRƯỜNG EU
Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam
XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG EU
Nguồn: Vinatex
Theo đánh giá của VITAS, EU, Mỹ và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu lớn của ngành dệt may, đặc biệt, từ năm 2005 khi chế độ hạn ngạch xuất khẩu vào EU được dỡ bỏ, nhưng trên thực tế, kim ngạch xuất khẩu sang EU không tăng mạnh như thị trường Mỹ. Nếu xuất khẩu sang Mỹ những năm gần đây (trừ năm 2009 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế) đều có mức tăng trưởng từ 17 đến 30%, thì xuất khẩu sang EU chỉ tăng ở mức 11-12%. Lý giải điều này, ông Diệp Thành Kiệt, Tổng thư ký Hội Dệt may - thêu - đan TP.HCM cho rằng, nguyên nhân chính là do DN đã quá tập trung vào thị trường Mỹ và có phần lơ là thị trường EU. Ngoài ra, yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng và kiểu dáng sản phẩm tại EU cũng có phần khắt khe hơn Mỹ, cũng là nguyên nhân khiến cho hàng dệt may sang EU không tăng như mong đợi, bởi không nhiều DN đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật này.
Mặc dù bức tranh chung về thị trường EU có phần ảm đạm, song ông Sean Doyle khẳng định, vẫn còn những thị trường có thể tạo đà cho hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng tốt như Đức, Anh, Hà Lan... “Tất nhiên, việc có tận dụng được cơ hội hay không còn tuỳ thuộc vào cách triển khai thực hiện của từng DN”, ông Sean Doyle nói.
Để khắc phục khó khăn cho xuất khẩu hàng dệt may vào EU, ông Kiệt cho rằng, ngành dệt may phải tạo được sản phẩm có giá trị bảo vệ môi trường theo đúng yêu cầu của thị trường EU, tổ chức lại sản xuất, chú trọng tìm mọi cách tiết giảm chi phí sản xuất, nghiên cứu áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến... để nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh.
Các DN cần tận dụng cơ hội thu hút đơn hàng, duy trì và khai thác hiệu quả các khách hàng truyền thống để phát triển thêm được khách hàng mới, góp phần ổn định sản xuất, bảo đảm công ăn, việc làm cho người lao động. Đặc biệt, phải chú trọng đến việc liên kết chiến lược với các khách hàng là những nhà bán lẻ, nhập khẩu lớn trên thế giới, tham gia vào các chuỗi liên kết của họ.
Nhật Bản
Thị trường may mặc Nhật Bản là thị trường lớn thứ hai trên thế giới. Thị trường nhập khẩu hàng may mặc Nhật Bản có nhiều tiềm năng đối với các nước xuất khẩu. Những sản phẩm hàng may mặc như đồ jean, áo phông, hàng may mặc văn phòng hay hàng may mặc thể thao, áo chui và áo khoác...
Trung quốc đứng đầu danh sách xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật bản, chiếm hơn 80%. Hiện nay, nhập khẩu từ Hàn quốc, Đài loan, Hongkong giảm dần trong khi nhập khẩu từ Việt nam, Thái lan, Indonexia, và các nước ASEAN khác ngày một gia tăng. Thị trường quần áo giá rẻ tại Nhật của các doanh nghiệp Việt Nam đã gần như không thể cạnh tranh nổi với Trung Quốc. Nhưng mảng quần áo cao cấp hiện vẫn còn nhiều đất trống và đây chính là cơ hội tốt cho Việt Nam xây dựng thương hiệu và gia tăng xuất khẩu.
BIỂU ĐỒ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM
QUA THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
Nguồn: www.vietnamtextile.org
Thông thường các doanh nghiệp Nhật Bản rất thận trọng đối với những lô hàng nhập khẩu đầu tiên, nên thường đặt hàng với số lượng ít, rồi tăng dần nếu thấy nhà cung cấp nước ngoài làm ăn có uy tín và sản phẩm mà họ cung cấp có chất lượng tốt.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ, EU và các thị trường nhập hàng dệt may lớn của Việt Nam đều giảm vì khủng hoảng tài chính- kinh tế thì hàng dệt may xuất sang Nhật lại tăng trưởng khá. Ngoài thuận lợi nhờ Hiệp định đối tác kinh tế Việt- Nhật giúp nhiều mặt hàng dệt may được giảm thuế, các nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam còn lợi thế khi vào Nhật nhờ đồng yên của nhật đang tăng giá so với đô la Mỹ.
Thương vụ cho biết, Chính phủ Nhật thông báo việc lên kế hoạch nhập khẩu quần áo từ các nguồn cung cấp khác ở châu Á ngoài Trung Quốc, do nguồn nhập khẩu từ quốc gia này ngày càng đắt đỏ hơn, cũng là tin vui cho các nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam.
Hiệp định Đối tác kinh tế Việt-Nhật (VJEPA) chính thức có hiệu lực vào ngày 1/10/2009, thuế suất của hàng dệt may từ Việt Nam vào Nhật Bản được cắt giảm. Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nguyên liệu vải có xuất xứ từ Nhật Bản sẽ được hưởng thuế suất 0% thay vì 5% đến 10% như trước đây. Việc có nguồn nguyên liệu hưởng thuế ưu đãi sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành. Với việc thuế suất giảm xuống, DN Việt Nam nhận được tiền gia công từ đối tác tăng thêm. Giả sử, giá FOB là 50 USD, giảm 10% thuế tức là giảm được 5 USD, thì chắc chắn đối tác sẽ tăng thêm công may cho DN 1 USD.
Nguồn: Bản tin Kinh tế - Dệt may tháng 8/2010
Sau khi VJEPA có hiệu lực từ tháng 10/2009, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật tăng rõ rệt. Trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật đạt trên 500 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên mức tăng này vẫn chưa như mong đợi. Một trong những lý do chính là nguyên liệu nhập từ Nhật Bản có giá thành và chi phí cao (dù đã được miễn giảm thuế) nên giá sản phẩm mất đi tính cạnh tranh, đặc biệt là với sản phẩm của Trung Quốc. Tập đoàn Dệt May Việt Nam đề xuất phương án có lợi cho 2 bên, đó là Nhật Bản chuyển một số nhà máy dệt nhuộm và hoàn tất sang Việt Nam để tiết kiệm chi phí và thời gian, đồng thời đó cũng là cách giải quyết khó khăn cho các nhà máy dệt của Nhật Bản hiện nay. Nhật Bản là một thị trường truyền thống của ngành dệt may Việt Nam, nhiều doanh nghiệp dệt, may đã làm ăn khá thành công với thị trường Nhật Bản như: Dệt kim Đông Xuân, May Nhà Bè, May 10, Phong Phú...Tại thị trường Nhật Bản, hàng dệt may Việt Nam đang phải cạnh tranh với hàng dệt may từ các nước: Trung Quốc, Bangladest và 6 nước Đông Nam Á gồm Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia, Bruney và Thái Lan. Sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản chủ yếu như: áo Jacket, quần áo thể thao, quần âu, sơ mi nữ, sơ mi nam, quần áo lót cho nam, nữ, quần áo dệt kim của nam nữ, các mặt hàng khác xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn còn hạn chế.
CHỦNG LOẠI VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM
SANG NHẬT NĂM 2009
Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam
Các đối thủ cạnh tranh trên thế giới của dệt may Việt Nam
Tình hình chung về các đối thủ cạnh tranh
Quốc gia
Điểm mạnh
Điểm yếu/Đe dọa
Giá Lao động*
Trung Quốc
Lao động: Năng suất cao, Thạo việc & Có kinh nghiệm: Trung Quốc giỏi về nâng cao năng suất trong tình hình lạm phát tăng cao.
Chi phí: Lao động & xoá bỏ hạn ngạch
Chất lượng : vải và may mặc đáng tin cậy
Đầu tư công nghệ (logistics)
Đa dạng sản phẩm: vải và sản phẩm hoàn tất
Trí lực & Quản lý: “có thể làm” tiếp cận kinh doanh
Sự hỗ trợ của chính phủ
Lạm phát ( làm tăng giá sản xuất). và cạnh tranh về nhân công từ các ngành không phải là ngành may mặc, trả lương cao hơn cho người lao động,
Chi phí nhân công & Luật Lao động: làm tăng tiền công nội địa, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng nữa do tác động của luật lao động mới
Sự lên giá của tiền tệ
Chi phí năng lượng: đang tăng
Chi phí vận chuyển: tăng mạnh
Sự an toàn của sản phẩm
1.88 USD – 1.44 USD /giờ
Băng la desh
Chi phí & sự tự nguyện của các công ty giữ mức lợi nhuận thấp: trong khi đầu tư vào công nghệ mới để tăng năng suất và củng cố mối quan hệ với người mua
Cải thiện thủ tục làm hàng và hải quan tại các cảng : kéo dài từ 12-13 ngày cho đến năm ngoái là 3 ngày để thông quan hàng hóa.
Chi phí nhân công và nguồn lao động sẵn có
Chi phí năng lượng
Sự giảm giá của tiền tệ: đồng nhất với giai đoạn sau ATC. Thêm thuận lợi cho xuất khẩu hàng dệt kim.
Phát triển ngành công nghiệp dệt: Các nhà đầu tư Đài Loan và Hàn Quốc đang xây dựng các nhà máy SX vải và sợi
Thiết kế, kĩ năng mềm và công nghệ
Sự biến động của tiền tệ (chủ yếu là đồng Euro) gây tổn thất cho các thư tín dụng đã thu xếp trước.
Thiếu công nhân lành nghề và bậc quản lý bậc trung
Nguồn vốn nhân lực (nghèo) và công nhân đã gây náo động và đình công do chỉ được trả ít ỏi và điều kiện làm việc nghèo nàn
Tính đáng tin cậy của nguồn năng lượng: mất điện ở đường dây quốc gia xảy ra thường xuyên, các máy phát điện độc lập rất cần thiết (và rất đắt đỏ)
Cơ sở hạ tầng không hiệu quả: cảng và phương tiện giao thông
Sự hỗ trợ, sự thành thạo, tiêu chuẩn xã hội và sự gần gũi
0,31 USD/giờ
Ấn Độ
Sự đa dạng sản phẩm: đa dạng nhất trong các nhà xuất khẩu của sản phẩm T&C ở Nam Á.
Chi phí, linh hoạt và tốc độ: là điểm mạnh khi so sánh với Trung Quốc; Linh hoạt: có thể đáp ứng các yêu cầu của người mua đối với các đơn hàng nhỏ, chuyên biệt cũng như các đơn hàng lớn. Sản xuất các hàng may mặc phức tạp, chất lượng cao với sự linh hoạt và tốc độ
Sự hỗ trợ của chính phủ
Thị trường nội địa: tăng số lượng công ty chuyển sang cung cấp cho thị trường nội địa
Các rào cản mang tính thủ tục đối với thương mại quốc tế
Thiếu quy mô kinh tế : (scale economies): 80% các đơn vị T&C đều nhỏ, chủ yếu như HTX thủ công sử dụng dưới 11 công nhân, với chỉ 6% XN sử dụng 49 lao động trở lên.
Sự tăng giá của tiền tệ (rupee): 2007/08, nhưng trong năm 2009 rớt xuống quá 25% so với đồng USD;
Hỗ trợ cho sự phát triển xuất khẩu
Lạm phát chi phí nguyên liệu thô so với các đối thủ cạnh tranh.
Chi phí sản xuất: điện, hoạt động, và chi phí giao dịch cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh
0,51 USD /giờ
Indonesia
Thị trường nội địa rộng lớn
Năng lực sản xuất lớn
Chi phí nhân công thấp và tỉ lệ nghỉ việc thấp
Có truyền thống dệt may lâu năm và tinh tế ( kĩ thuật batik, thêu)
Chi phí năng lượng cao
Máy móc lạc hậu
Mâu thuẫn
Môi trường kinh doanh chung: tệ quan liêu, thuế, tham nhũng, an ninh và sự hợp tác không thuận lợi
0,44 USD/ giờ
Mêxico
NAFTA
Gần gũi với Hoa Kỳ
Chi phí nhân công
2.17 USD/ giờ
Pakistan
Giá nhân công thấp
Sự hỗ trợ của chính phủ và chính sách FDI rộng rãi với chính sách khuyến khích là điều cần thiết để phát triển
Sự giảm giá của tiền tệ: đối với đồng đô la Mỹ và các đồng tiền phương Tây khác. Điều đó đã giúp đỡ xuất khẩu, nhưng cũng tăng chi phí của nhập khẩu đầu vào.
Tiếp cận năng lượng & sự tin cậy
Đất nước không ổn định và chất lượng an ninh hạng xoàng và màu ắc ổn định của hàng dệt và may mặc
Nhân công: năng suất & kĩ năng thấp
Thiếu khả năng thiết kế và kiến thức thị trường toàn cầu cũng như nguồn hỗ trợ( trung tâm nghiên cứu & đào tạo)
0.56 USD/ giờ
Thổ Nhĩ Kỳ
Sự linh hoạt và tốc độ
Các nhà sản xuất nội địa đầu tư vào quá trình sản xuất mới ở Ai Cập
Chi phí nhân công
IP (Intellectual Property)
Tăng cường thực thi quyền sở hữu trí tuệ
Tăng mạnh chi phí nguyên liệu thô so với các đối thủ cạnh tranh
2.44 USD/giờ
Campuchia
Nhân công: chi phí, khả năng có sẵn và tiêu chuẩn
Sự hỗ trợ của chính phủ
Quy mô kinh tế (2005): 7% nhà sản xuất dệt may thuê trên 5,000 công nhân
Nhân công: không có tay nghề, năng suất thấp
Tất cả là FDI; thiếu các nhà sản xuất địa phương
Xuất khẩu may mặc phụ thuộc.Linh hoạt và hiệu quả trong sản xuất
Thiếu CN dệt thượng nguồn upstream
Cơ sở hạ tầng & Tham nhũng
0,33 USD/giờ
Sri Lanka
Sự đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu
Tập trung vào thị trường ngách của ngành: và mạnh dạn khuyến khích khu vực tư nhân tập trung ở các thị trường ngách
Chất lượng, chuyển hàng đúng thời hạn, & dịch vụ
Phục tùng & tập trung vào các tiêu chuẩn lao động và môi trường quốc tế
Giá nhân công cao
Tính không chắc chắn về lợi ích mang lại của EU-GSP (hệ thống ưu đãi phổ cập)
Phụ thuộc vào xuất khẩu may mặc
0.46 USD/giờ ( năm 2004)
NĂNG LỰC CỦA CÁC NƯỚC XUẤT KHẨU MAY MẶC
Quốc gia
Năng lực của đất nước
Quyền sở hữu công ty & Quy mô
Trung Quốc
Dịch vụ trọn gói (ODM - Original Design Manufacturing), năng lực sản xuất khép kín trong nước với chuỗi cung ứng hoàn chỉnh theo từng khu vực địa lý.
MMF & bông, nhà sản xuất bông nhà nhập khẩu & người tiêu dùng lớn nhất thế giới. Đang nâng cấp quần áo chất lượng cao.
Là nhà cung cấp hàng đầu cho khách hàng toàn cầu: Những người mua chủ chốt có văn phòng mua hàng ở địa phương. Thị trường nội địa mạnh (OBM - Own Brand Manufacturing: Những sản phẩm này do Trung Quốc tự thiết kế và mang thương hiệu riêng của mình)
Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khoảng 45%; Doanh nghiệp quốc doanh (SOE) 2%
Băng la desh
Nhà thầu gia công OEM- Sản xuất bằng thiết bị của mình ( chỉ áp dụng cho hàng hàng dệt kim).
CMT : may mặc bằng vải dệt thoi: ngành dệt chưa phát triển; nhập khẩu 85% những nguyên liệu cần từ Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Hồng Kong và Đài Loan
Các nhà mua hàng chính muốn có văn phòng mua hàng.
Sản phẩm: bông; ~50/50 hàng may mặc dệt kim ( T-shirts) và hàng dệt thoi
Chủ yếu là FDI
SOE: <5%
Ấn Độ
Dịch vụ trọn gói (ODM), khép kín từ bông đến cắt và may sản phẩm hoàn tất. Khả năng thiết kế mạnh.
Hầu hết là may mặc chất liệu bông: chất lượng may mặc sẵn từ trung bình và chất lượng thời trang khá cao cho xuất khẩu và cho thị trường nội địa
Nội địa chiếm ưu thế; công ty nước ngoài phải là liên doanh; Quy mô công ty nhỏ
Inđônesia
Nhà thầu cả gói OEM: nhà sản xuất hàng may mặc tìm nguồn vải từ Mỹ và Châu Âu. Không có tận dụng được nguồn sản xuất dệt nội địa cho may mặc xuất khẩu.
Năng lực khép kín; nguồn nguyên liệu và phụ liệu mạnh, khép kín được kết hợp với thị trường dệt may xuất khẩu.
Sản phẩm: chi phí thấp, khối lượng lớn, xơ sợi nhân tạo: vải và hàng may mặc; thị trường mạnh thứ 2 về MMF sau Trung Quốc
Công ty trong nước và công ty nước ngoài
Mê xi cô
Năng lực OEM và CMT
Sản phẩm: quần denim chất liệu bông, imagewear
Công ty trong nước và công ty nước ngoài
Pakistan
Sản xuất khép kín đối với bông: (từ sợi bông, dệt thoi, dệt kim, hoàn tất, & cắt/may; tập trung nhiều vào hàng dệt gia dụng hơn là sản phẩm may mặc
Hàng may mặc chất liệu bông; tỷ trọng hàng dệt kim và dệt thoi 50/50
Công ty nước ngoài là quan trọng
Hàng may mặc dệt thoi: quy mô công ty nhỏ
Thổ Nhĩ Kỳ
Dịch vụ trọn gói (ODM), năng lực sản xuất khép kín trong nước. Hàng may mặc chất lượng cao với nhiều chi tiết phức tạp; Sản xuất bông và sợi MMF. Hàng dệt kim chiếm 70% ( áo thun T-shirts, áo len chui đầu, bít tất và hàng dệt thoi chiếm 20% (quần áo mặc ngoài, sơ mi nam nữ.
Có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME)
Campuchia
CMT; thiếu ngành dệt trong nước
Nước cung cấp ít quan trọng; hầu hết là hàng cơ bản ( T-shirts): áo thun
FDI: 90%
Nội địa: 7%
Sri Lanka
Nhà thầu OEM và ODM cho hàng dệt kim
Sản phẩm ngách: thường là quần áo lót và áo yếm của phụ nữ; tập trung vào hàng dệt kim mặc trong, và áo khoác
Một số công ty hàng đầu có mối quan hệ chiến lược lâu dài với các hãng lớn (Victoria Secret, Nike, Gap)
Nguồn: Thông tin được biên tập lại từ các nguồn trên Internet
Trung Quốc – đối thủ số 1
Thị phần của Trung Quốc trong xuất khẩu dệt may toàn cầu đạt 32,71% và tỷ lệ này sẽ tăng hơn nữa, xuất khẩu dệt may Trung Quốc đã tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm ngoái và đã vượt qua mức kỷ lục. Điều này phản ánh ngành công nghiệp dệt may Trung Quốc không những duy trì được lợi thế cạnh tranh quốc tế trong tình hình mới mà còn có thể gia tăng. Trong 6 tháng đầu năm nay, giá trị sản xuất của các doanh nghiệp ngành dệt may Trung Quốc đã vượt mức yêu cầu, tăng 25,4% so với năm ngoái, xuất khẩu tăng 22%, doanh số bán trong nước của các doanh nghiệp tăng 28,26% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, theo đánh giá nhiều chuyên gia còn tiềm tàng nhiều rủi ro ví dụ như chi phí nguyên vật liệu nhanh chóng tăng cao, và lợi nhuận sản phẩm đang dần co lại. Đơn cử giá PTA đã tăng 35,46 % kể từ tháng 6 cho tới này, hay giá bông thô đã tăng 42,11%, giá polyester đã tăng 11,4%. Các loại sợi cũng vùn vụt tăng giá. Bên cạnh đó, thị trường dệt may Trung Quốc còn phải gồng chịu áp lực do đồng Nhân dân Tệ tăng giá, giá nhân công leo thang chóng mặt.
Sự hỗ trợ của Chính Phủ Trung Quốc trong việc phát triển ngành dệt may
2009 (24/4) : Hội đồng Nhà nước Trung Quốc: Kế hoạch kích thích 3 năm T & C. Mục đích của KH này là đảm bảo sự phát triển ổn định và nâng cấp cơ sở hạ tầng của T &C. Dự án này sẽ loại bỏ máy móc đã lỗi thời, cắt giảm năng lượng tiêu thụ, nâng cao hiệu suất, và khuyến khích chuyển sang các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn cộng với cải thiện chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm. Mục tiêu của Chính phủ là đạt tốc độ phát triển trung bình hàng năm tăng 10% về sản xuất dệt may và xuất khẩu tăng 8% để đạt 240 tỷ USD vào năm 2011. Chính phủ muốn ngành công nghiệp dệt may phải đầu tư vào công nghệ tiên tiến hơn để tăng năng suất, nuôi dưỡng 100 thương hiệu nội địa để thương hiệu đóng góp 20% vào khối lượng xuất khẩu trong 3 năm, và đẩy mạnh tiêu dùng nội địa và cải thiện cơ hội tiếp cận tín dụng và mở rộng hạn trả nợ cho các công ty dệt may đang gặp khó khăn. Bản báo cáo của các ngân hàng Trung Quốc về việc cho vay các khoản chi tiêu khổng lồ của các công ty xuất khẩu để giữ các nhà máy này tiếp tục sản xuất mặc dù khách hàng hoãn hoặc vỡ nợ, hoặc yêu cầu giảm giá.
2008-2009: Tăng cường giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho xuất khẩu: Trung Quốc đánh thuế VAT là 17% trên tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất và trên sản phẩm cuối cùng, nhưng các công ty xuất khẩu sản phẩm có thể được nhận chính sách hoàn thuế VAT cho xuất khẩu trên các sản phẩm hoàn tất và sản phẩm đầu vào. Do việc giảm nhu cầu xuất khẩu và việc tăng chi phí sản xuất nội địa ( tiền tệ và lao động), Trung Quốc tiếp tục tăng cường hoàn thuế VAT cho xuất khẩu tổng cộng tất cả là 5 lần cho T&C ( 3 lần vào năm 2008 và 2 lần vào năm 2009). Các nhà sản xuất hàng may mặc bây giờ có thể yêu cầu hoàn thuế tới mức trần là 17%. Trước khi tăng lên vào năm 2008, Trung Quốc đã đã áp dụng các biện pháp giảm mức hoàn thuế XK để làm chậm tốc độ phát triển xuất khẩu.
Một số định hướng phát triển dệt may Trung Quốc
Thứ nhất, tìm các thị trường mới. Ngành công nghiệp dệt may Trung quốc từ trước tới nay đều phụ thuộc vào thị trường quần áo của Mỹ và Châu Âu. Cơn bão về tài chính vì thế mà ảnh hưởng sâu sắc tới các doanh nghiệp nước này. Ngành công nghiệp dệt may nên chuyển hướng sang các thị trường khác, đặc biệt là các nước” đang nổi” như Nga, Brazil, Ấn Độ và lục địa Châu Phi.
Người ta nhận thấy cũng nên phát triển thị trường nội địa nhanh chóng hơn, kể cả ở vùng sâu vùng xa, nơi phần lớn dân số Trung Quốc cư trú.
Thứ hai, đầu tư hiện đại hoá khoa học kỹ thuật và xây dựng thương hiệu. Trong quá khứ ngành công nghiệp dệt may có lợi thế vì chi phí sản xuất thấp. Tuy nhiên, giá thuê nhân công và năng lượng bắt đầu tăng dần. Cần thiết phải chuyển đổi cơ chế sản xuất mang lại giá trị thấp sang giá trị cao hơn. Như theo dõi các nước “ đang nổi” , Trung Quốc có ý định đầu tư nhiều hơn vào sản xuất các lĩnh vực mang lại giá trị cao, chẳng hạn như công nghệ nhuộm và in trong ngành dệt. Khi các thương hiệu mạnh được xây dựng đúng mức, đầu tư sẽ được cải thiện hơn.
Thứ ba, tiết kiệm năng lượng. Nước này vẫn tiếp tục sử dụng một lượng lớn năng lượng sản xuất cho ngành dệt may. Theo như các cơ quan nhà nước cấp cao của Trung Quốc, cần phải tiết kiệm khoảng 30% mức tiêu thụ hiện nay.
Ngành dệt may Trung Quốc chuyển từ OEM sang OBM
Do các nhà sản xuất thu được nhiều kinh nghiệm và bí quyết trong quá trình gia công sử dụng thiết bị của mình (OEM= original equipment manufacturing), các doanh nghiệp mạnh ở Trung quốc đang từng bước cải thiện sức mạnh của mình nhằm xây dựng thương hiệu trong tương lai. Điểm bắt đầu là ODM (original design manufacturing), các nhà cung cấp không chỉ cung cấp dịch vụ sản xuất mà còn cả dịch vụ thiết kế nữa. Khả năng thiết kế cho thấy trình độ cao hơn về tri thức của nhà cung cấp, không những cung cấp tay nghề may khéo léo mà còn cả trí tuệ sáng tạo.
Một nhà sản xuất ODM có thể đưa ra các nỗ lực thiết kế của mình và đưa cho khách hàng xem. Quyền sở hữu trí tuệ của bộ thiết kế đó thuộc về nhà sản xuất ODM cho tới khi người mua chọn mua toàn bộ quyền sử dụng những bộ thiết kế này. Nhìn chung, khi người mua nắm toàn quyền sử dụng, nhà sản xuất ODM sẽ không tự sản xuất các bộ thiết kế tương tự nếu không được người mua uỷ quyền (giờ là người chủ của bộ thiết kế mà anh ta mua). Phần lớn các nhà sản xuất may mặc ở Trung quốc hiện nay đang làm các đơn hàng theo phương thức OEM và chỉ có các công ty xuất sắc như Youngor có thể đạt được trình độ cao của ODM.
Khi nào thì nhà cung cấp có thể đưa các sản phẩm họ sản xuất ra thị trường bằng nhãn hiệu của riêng mình ? Câu trả lời là khi nhà cung cấp đó là nhà sản xuất OBM (own brand manufacturing), đăng ký nhãn hiệu của riêng mình. OBM yêu cầu 1 nhà sản xuất quảng bá cho thương hiệu họ đăng ký và phát triển việc công nhận thương hiệu này trên thị trường bằng cách sử dụng thế mạnh của thiết kế, sản xuất, nguồn lực tài chính và bí quyết marketing. Các lĩnh vực quan trọng trên có thể do DN tự xây dựng hoặc làm với sự giúp đỡ từ bên ngoài. Chẳng hạn, việc thiết kế hàng may mặc hoặc nghiên cứu các loại vải mới có thể được mua từ các đơn vị khác.
Mỗi DN điều tra và xác định vị trí thích hợp nhất của mình sau khi xem xét thế mạnh nội tại và sự cạnh tranh từ bên ngoài. Sẽ thực tế hơn nếu thiết lập mô hình OBM theo từng bước đi. Ví dụ, có sự khác biệt lớn giữa các đơn hàng OEM và ODM. Một nhà sản xuất có thể thu được khoảng 10USD cho mỗi bộ complet trong đơn hàng OEM, trong khi đơn hàng gia công ODM có thể đem lại cho họ chừng 30USD/bộ. Chi phí thiết kế thêm có thể đem lại thêm 10USD/bộ nữa khi có sự thoả thuận của hai bên.
Một bộ complet sản xuất tại Trung quốc nhìn chung bán được 200USD tại châu Âu và Mỹ, và giá của các sản phẩm cao cấp hơn có thể đạt tới mức 400-500USD/bộ. Các nhà sản xuất có thể thấy rằng có sự khác biệt rất lớn giữa giá của nhà máy và giá bán lẻ tại các siêu thị tại Mỹ và châu Âu. Trong khi có những cơ hội có thể giành được trong quá trình chuyển từ OEM sang OBM, nhưng phải cần nỗ lực to lớn mới có thể đạt được.
Phân tích ngành dệt may Việt Nam
Điểm mạnh
Ngành dệt may Việt Nam có thể tận dụng một số điểm mạnh sau đây:
Trước hết, trang thiết bị của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%. Các sản phẩm đã có chất lượng ngày một tốt hơn, và được nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản chấp nhận.
Trong 5 năm gần đây, toàn ngành đã tranh bị thêm được gần 20.000 máy may hiện đại các loại để sản xuất các mặt hàng sơ mi, jacket, đồ bảo hộ lao động, áo phông các loại… cải thiện một bước chất lượng hàng may xuất khẩu và nội địa. Ngành may liên tục đầu tư mở rộng sản xuất và đổi mới thiết bị để đáp ứng yêu cầu chất lượng của thị trường thế giới.Các máy may được sử dụng hiện nay phần lớn là hiện đại, có tốc độ cao(4.000-5.000 vòng/phút), có bơm dầu tự động, đảm bảo vệ sinh công nghiệp. Một số doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền đồng bộ, sử dụng nhiều máy chuyên dùng sản xuất một mặt hàng như đây chuyền may sơ mi, dây chuyền may quần đứng có thao tác bộ phận tự động theo chương trình, dây chuyền sản xuất quần Jean có hệ thống máy giặt mài.
Ngành may mặc Việt Nam phản ứng nhanh nhạy và linh hoạt khi có đơn đặt hàng mới. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất đều có quy mô nhỏ nên đáp ứng tốt hơn cho các đơn hàng nhỏ lẻ đòi hỏi tính chuyên môn đặc biệt.
Ngành dệt may nước ta đang có lợi thế so sánh về nguồn lực lao động. Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, dồi dào, với nguồn bổ sung mỗi năm tới trên 1,5 triệu người. Bên cạnh đó, lao động Việt Nam rất dễ đào tạo về nghề nghiệp và vận hành sản xuất, thời gian đào tạo ngắn chỉ cần 3 tháng đào tạo là có thể có công nhân làm việc.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng được bạn hàng đánh giá là có lợi thế về chi phí lao động, kỹ năng và tay nghề may tốt.
DN Việt Nam “có giá”. Thời gian giao hàng đang là áp lực lớn đối với nhiều NNK hàng may mặc nước ngoài. Sự biến động của thị trường sản xuất đã làm nhiều NNK phải rút đơn hàng ở các nước châu Á khác, chạy sang cậy nhờ DN Việt Nam sản xuất. Nhiều DN dệt may lớn của Việt Nam không chỉ lo đơn hàng của đối tác thân quen mà còn làm thêm đơn hàng cho khách hàng mới. Giá nhân công tại Việt Nam hiện cao hơn các nước sản xuất hàng dệt may trong khu vực như Bangladesh, Campuchia, Myanmar. Dù vậy, các NNK vẫn muốn tìm đến đặt hàng DN dệt may Việt Nam vì bề dày kinh nghiệm trong sản xuất, xuất khẩu. Trình độ quản lý của DN cũng như tay nghề của công nhân Việt Nam hiện nay tốt hơn nhiều nước và làm ra sản phẩm có chất lượng, buộc NNK sẵn sàng trả giá cao hơn. Đơn cử, Công ty CP May Sài Gòn 3 hiện được NNK của nhãn hàng Uniqlo (Nhật Bản) lựa chọn. Việc khẳng định uy tín với một NNK khó tính, luôn phải đảm bảo về chất lượng như Uniqlo đã giúp Sài Gòn 3 có nhiều lợi thế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHƯƠNG 1.docx