MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 1
1. CÁC VẤN ĐỀ TRÌNH BÀY TRONG BÀI TIỂU LUẬN 2
2. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI 2
2.1. Cơ sở phưong pháp luận 2
2.2. Sự cần thiết phải nghiên cứu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 3
2.3. Thực trạng đầu tư FDI tại Việt Nam 3
2.3.1. Kết quả thu hút vốn đầu tư năm 2007 3
2.3.2. Kết quả thực hiện đầu tư vào các dự án 4
2.3.3. Công tác xây dựng pháp luận chính sách 5
2.3.4. Công tác xúc tiến đầu tư 5
2.3.5. Thẩm định dự án 6
2.4. Những mặt còn hạn chế trong thu hút vốn FDI trong năm 2007 gồm: 6
3. MỘT SÓ QUAN ĐIỂM SAI LẦM TRONG VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI 7
3.1. Các quan điểm sai lầm về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 7
3.1.1 Cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, hạn chế nguồn lực 7
3.1.2. Chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất 7
3.1.3. Thái độ đối với các thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 7
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI 8
4.1. Các quan điểm thay đổi đối với việc thu hút vốn đầu tư FDI 8
4.2. Những giải pháp cụ thể 8
KẾT LUẬN 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4198 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 1
1. CÁC VẤN ĐỀ TRÌNH BÀY TRONG BÀI TIỂU LUẬN 2
2. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI 2
2.1. Cơ sở phưong pháp luận 2
2.2. Sự cần thiết phải nghiên cứu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 3
2.3. Thực trạng đầu tư FDI tại Việt Nam 3
2.3.1. Kết quả thu hút vốn đầu tư năm 2007 3
2.3.2. Kết quả thực hiện đầu tư vào các dự án 4
2.3.3. Công tác xây dựng pháp luận chính sách 5
2.3.4. Công tác xúc tiến đầu tư 5
2.3.5. Thẩm định dự án 6
2.4. Những mặt còn hạn chế trong thu hút vốn FDI trong năm 2007 gồm: 6
3. MỘT SÓ QUAN ĐIỂM SAI LẦM TRONG VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI 7
3.1. Các quan điểm sai lầm về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 7
3.1.1 Cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, hạn chế nguồn lực 7
3.1.2. Chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất 7
3.1.3. Thái độ đối với các thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 7
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI 8
4.1. Các quan điểm thay đổi đối với việc thu hút vốn đầu tư FDI 8
4.2. Những giải pháp cụ thể 8
KẾT LUẬN 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
1. CÁC VẤN ĐỀ TRÌNH BÀY TRONG BÀI TIỂU LUẬN
Muốn tiến hành sản xuất phải có tư liệu sản xuất và sức lao động. Trong nền kinh tế thị trường, tư liệu sản xuất và sức lao động mang hình thái hàng hoá và vì thế, các doanh nghiệp muốn có tư liệu sản xuất và sức lao động phải có tiền. Tư liệu sản xuất, sức lao động và tiền là những hình thức biểu hiện cụ thể của vốn. Nói một cách khái quát thì vốn là bộ phận tài sản được sử dụng để sản xuất kinh doanh
Bài tiểu luận đề cập đến tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua – giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
2. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
2.1. Cơ sở phưong pháp luận
Mỗi phương thức sản xuất bao giờ cũng tồn tại và phát triển dựa trên một cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định. Theo quy luật phát triển, phương thức sản xuất XHCN phải được phát triển trên cơ sở vật chất kỹ thuật cao hơn TBCN. Nó không chỉ kế thừa những thành quả về khoa học kỹ thuật mà cả nhân loại đạt được trong CNTB mà còn phát triển và hoàn thiện nó trên những thành tựu mới nhất của cách mạng khoa học và công nghệ với cơ cấu kinh tế quốc dân cân đối hợp lý.
Cơ sở vật chất của CNXH là nền công nghiệp lớn hiện đại có cơ cấu kinh tế hợp lý, trình độ xã hội hóa cao, dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ tiên tiến được hình thành có kế hoạch trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Quá trình CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân ở nước ta bao gồm trang bị khoa học kỹ thuật hiện đại, tiên tiến cho các nghành kinh tế trên cơ sở tận dụng các nguồn lực của đất nước cũng như tranh thủ cơ hội vốn đầu tư từ các nước trên thế giới để tận dụng sự phát triển khoa học kỹ thuật. Các quốc gia trên thế giới với điểm mạnh là vốn nhiều và có kinh nghiệp trong quá trình phát triển sẽ là động lực quan trọng cho quá trình CNH, HĐH ở nước ta.
2.2. Sự cần thiết phải nghiên cứu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Có hai nguồn hình thành vốn để tăng trưởng và phát triển kinh tế, đó là nguồn vốn trong nước và vốn ngoài nước. Trong đó nguồn vốn ngoài nước có nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn đầu tư của các công ty tư nhân, trong đó các công ty xuyên quốc gia và các công ty đa quốc gia giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Hình thức đầu tư này nhằm giúp cho các nước đang phát triển trang trải sự thiếu hụt các nguồn lực: vốn, khoa học công nghệ… Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp trang trải những thiếu hụt về ngoại hối mà quốc gia đang phát triển nào cũng gặp phải. Đi liền với đầu tư nước ngoài là quá trình du nhập và chuyển giao công nghệ, các mô hình và phương thức quản lý. Các nước tiếp nhận đầu tư nước ngoài không làm tăng nợ nước ngoài như một số nguồn vốn khác.
Nước ta là nước đang phát triển ,để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta cần rất nhiều vốn, khoa học công nghệ. Muốn vậy, ngoài các nguồn lực sẵn có trong nước cần thu hút nguồn lực từ bên ngoài: vốn, khoa học công nghệ bằng nhiều con đường như hợp tác với các nước phát triển, thực hiện chuyển giao công nghệ, khuyến khích đầu tư từ nước ngoài
2.3. Thực trạng đầu tư FDI tại Việt Nam
2.3.1. Kết quả thu hút vốn đầu tư năm 2007
Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Việt Nam đạt được 16 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng 30% so với năm 2006, riêng các khu công nghiệp, khu chế xuất thu hút hơn 6 tỷ USD tăng trên 10%. Các ngành công nghiệp khái thác khoáng sản, công nghiệp hóa lọc dầu, luyện cán thép, sản xuất điện, công nghệ cao và kỹ thuật cao, xây dựng cơ sở hạ tầng, khách sạn - du lịch có vốn đăng kỳ lớn.
2.3.2. Kết quả thực hiện đầu tư vào các dự án
Năm 2007, Việt Nam đã thu hút được một số lượng vốn đầu tư FDI lớn nhất và thu hút được vốn đầu tư vào các ngành công nghệ cao, vốn lớn. Các tập đoàn lớn trên thế giới đã đổ vào Việt Nam trong năm qua như: IBM, Intel, Boeing.... Năm 2007 cũng là năm đánh dấu bước ngoặt lớn về đầu tư vào công nghiệp mà đứng đầu là 2 dự án lớn là Nhà máy cán thép lớn tại Bà Rịa - Vũng Tàu (527 triệu USD) và Khu liên hợp Thép Hà Tĩnh công suất 4,5 triệu tấn / năm
Công nghiệp hóa lọc dầu là một lĩnh vực mới và đang còn là một khâu yếu của nước ta đang được nhiều tập đoàn lớn có vốn và có kinh nghiệp nghiên cứu triển khai kế hoạch đầu tư phát triển. Công ty SP Chemical của Singapore đang khẩn trương tiến hành dự án hạ tầng khu công nghiệp hóa dầu và Dự án tổ hợp hóa dầu Phú Yên với tổng mức đầu tư là 11 tỷ USD. Công ty Technostar Management Ltd của Anh cũng đang triển khai nhà máy lọc dầu tại Đông Hòa, Phú Yên với tổng vốn đầu tư là 1,7 tỷ USD
Ngành Công nghiệp điện cũng nhận được sự đầu tư lớn từ các đối tác của Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản... Dự án nhà máy nhiệt điên chạy Than Vân Phong tại tỉnh Khánh Hòa có công suất 2.064 MW do tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản làm chủ đầu tư đã trình lên Thủ tướng chính phủ đang xin triển khai trong năm.
Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, năm 2007, doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta đạt là 32,25 tỷ USD, trong đó doanh thu các doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp và chế xuất đạt là 16 tỷ, tăng 17% so với năm 2006.
2.3.3. Công tác xây dựng pháp luận chính sách
Hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư nước ngoài đã được cải thiện theo hướng tạo môi trường ngày càng thông thoáng, thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư nước ngoài.
Hệ thống văn bản liên quan đến đầu tư nước ngoài tiếp tục được sửa đổi, bổ sung: luật đất đai, bộ luật lao động,luật xây dựng, luật Thuỷ sản… Các qui định về danh mục lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư, cũng như mức thuế suất, các mức ưu đãi… đồng thời bổ sung một số tiêu chí áp dụng ưu đãi mới nhằm khuyến khích các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ- kỹ thuật cao và sử dụng nhiều lao động.
Chính phủ Việt Nam cũng kí kết Hiệp định song phương về đầu tư với một số đối tác đầu tư lớn tại Việt Nam như: Vương quốc Anh, Hàn Quốc…, Hiệp định tự do hoá, khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản, với cam kết: tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, ổn định và bình đẳng cho các nhà đầu tư.
Cơ chế pháp lý đa phương về đầu tư cũng được tiếp tục được mở rộng: tham gia hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc và các hiệp định với Nhật, ấn Độ
2.3.4. Công tác xúc tiến đầu tư
Công tác vận động, xúc tiến đầu tư tiếp tục được cải thiện, đa dạng. Việc gắn ngoại dao với hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại đã có tác động tích cực đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
2.3.5. Thẩm định dự án
công tác vận động, xúc tiến đầu tư tiếp tục được cải thiện, đa dạng. Việc gắn ngoại dao với hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại đã có tác động tích cực đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
2.4. Những mặt còn hạn chế trong thu hút vốn FDI trong năm 2007 gồm:
- Môi trường đầu tư của nước ta tuy được cải thiện nhưng chưa cao, trong khi cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài giữa các nước trong khu vực diễn ra ngày càng gay gắt, làm ảnh hưởng đến kết quả thu hút vốn đầu tư của nước ta.
- Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư được sửa đổi nhưng chưa đồng bộ, hay thay đổi, khó đoán trước.
- Công tác qui hoạch còn bất hợp lý, nhất là qui hoạch ngành còn nặng về xu hướng bảo vệ sản xuất trong nước.
- Thủ tục thẩm định, cấp giấy phép đầu tư còn phức tạp, thời gian thẩm định còn dài ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện dự án.
- Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài năm 2007 còn thiếu thông tin cần thiết đối với nhà đầu tư, còn chưa bao quát hết nhu cầu kêu gọi đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
- Công tác xúc tiến đầu tư còn gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí để tổ chức các cuộc vận động đầu tư ở nước ngoài cũng như hoàn chỉnh các tài liệu xúc tiến đầu tư.
- Việc đa dạng hoá các hình thức đầu tư cũng như việc thành lập, triển khai một số mô hình kinh tế mở còn chậm.
3. MỘT SÓ QUAN ĐIỂM SAI LẦM TRONG VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI
3.1. Các quan điểm sai lầm về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
3.1.1 Cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, hạn chế nguồn lực
Trước năm 1986, do nhận thức giản đơn về CNXH và con đường đi lên CNXH nên chúng ta đã thiết lập cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp. Cơ chế đó đã phát huy tích cực trong cuộc kháng chiến nhưng khi chuyển sang thời bình xây dựng và phát triển kinh tế thì nó không còn phù hợp nữa. Hơn nữa nó lại còn là sự kìm hãm sự phát triển, thành rào cản cho các nguồn lực phát triển.
3.1.2. Chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất
Việc duy trì cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp đã dẫn đến nhà nước nắm trong tay hầu như toàn bộ tư liệu sản xuất nên nhà nước đứng ra tổ chức nền sản xuất, phân phối lại sản phẩm xã hội, do đó không tận dụng được nguồn lực bên ngoài.
3.1.3. Thái độ đối với các thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Sau khi dành được chính quyền vẫn còn những cơ sở kinh tế của xã hội cũ là kinh tế tư bản tư nhân và cá thể tiểu chủ. Thái độ của nhà nước đối với các thành phần kinh tế này là khác nhau. Tuy nhiên thì trong điều kiện quốc tế hóa nền kinh tế, nhà nước XHCN phải tiến hành hợp tác đầu tư với nước ngoài. Do đó tất yếu phải cùng với các nhà tư bản trong và ngoài nước tiến hành hợp tác kinh doanh, tạo lập một lực lượng kinh tế dân tộc, làm ra đời và phát triển thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI
4.1. Các quan điểm thay đổi đối với việc thu hút vốn đầu tư FDI
Theo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng và Nhà nước ta đã và đang tạo điều kiện thuận lợi, cải thiện môi trường đầu tư, đa dạng hóa các hình thức và cơ chế để thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài vào trong những ngành nghề quan trọng, lĩnh vực quan trọng
4.2. Những giải pháp cụ thể
- Quán triệt quan điểm của Đảng về tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài, thống nhất giữa các bộ, ngành, giữa Trung Ương và địa phương.
- Nghiên cứu chiến lược thu hút vốn và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010.
- Hoàn chỉnh qui hoạch, dỡ bỏ một số hạn chế về đầu tư nước ngoài, xoá bỏ độc quyền và bảo hộ sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho khu vực đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào phát triển ngành.
- Hoàn chỉnh danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài, bổ sung những dự án qui mô lớn cần kêu gọi đầu tư nước ngoài.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, tạo mặt bằng pháp lý chung cho trong nước và đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Tiếp tục cải tiến qui trình thẩm định dự án, mở rộng diện đăng ký cấp phép đầu tư, rút ngắn thời gian thẩm định.
- Đẩy nhanh lộ trình áp dụng qui chế một giá, hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và xóa bỏ phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước với đầu tư nước ngoài.
- Đổi mới, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác vận động, xúc tiến đầu tư.
- Tiếp tục phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài.
KẾT LUẬN
Đất nước ta đang tiếp tục phát triển trên con đường đổi mới. Việc tiếp tục thực hiện thu hút vốn đầu tư là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kết quả của quá trình thu hút vốn đầu tư trong giai đoạn vừa qua vừa là cơ sở vừa là tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc thu hút vốn đầu tư tiếp tục được Đảng và Nhà nước ta khuyến khích nhằm khai thác mọi tiềm năng của nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải chú trọng đến công tác thẩm định, giám sát các nguồn vốn đầu tư.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thời báo Kinh tế tài chính
2. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VI, X
2. Giáo trình Triết học – NXB Đại học Kinh tế quốc dân
3. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác Lê Nin – Bộ Giáo dục và Đào tạo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TL dau tu.docx