MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
I.Các phạm trù cái riêng, cái chung. 2
1. Khái niệm. 2
2. Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung. 2
II. Kinh tế thi trường. 5
2.1. Khái niệm. 5
2.2. KTTT có sự quản lý và điều tiết của nhà nước. 7
III. KTTT Việt Nam. 8
3.1. Tính tất yếu của việc chuyển sang KTTT ở Việt Nam. 8
3.2.Kinh tế thi trường Việt Nam là một bộ phận của nền kinh tế thế giới. 10
3.3.Kinh tế Việt Nam nền kinh tế thi trường có sự quản lý và điều tiết của theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 11
3.4.Những thắng lợi đầu tiên do nền KTTT mang lại. 14
3. 5. Giải pháp phát triển KT Việt Nam. 16
Kết luận 22
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2019 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giải pháp phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m của mình trên thị trường để tồn tại và thu được lợi nhuận có thể.
- Khách hàng là thượng đế.
Trong nền kinh tế thị trường có thể có nhiều công ty cùng sản xuất một loại sản phẩm và bày bán trên thị trường.Khách hàng được tự do lựa chọn một thưong hiệu sản phẩm nào đó mà theo họ là tốt nhất hoặc phù hợp với túi tiền nhất. Sự mua bán hàng hoá diễn ra tự do theo sự thoả thuận của hai bên .
- Sản xuất và bán hàng hoá theo nhu cầu của thị trường.
Các nhà sản xuất luôn luôn phải thăm dò thị trường để tìm hiểu xem mặt hàng nào bán chạy ,mặt hàng nào là đang cần thiết, mặt hàng nào đang dư thừa để có chiến lược sản xuất thích hợp ,tránh tình trạng hàng hoá tồn kho
- Cạnh tranh .
Các công ty , các hãng sản xuất luôn phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã để cạnh tranh cùng các sản phẩm của các công ty khác.
Cạnh tranh trên thị trường gốm có các loại:
+ Cạnh tranh giữa những người sản xuất với nhau theo các hướng hướng giá cả, chất lượng, dịach vụ trước, trong và sau khi mua bán hàng hoá.
+ Cạnh tranh giữa những người mua với nhau.
+Cạnh tranh giữa một bên là người bàn và một bên là người mua.
- Tiền tệ hoá các quan hệ kinh tế .
2.2. Kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Kinh tế thị trường là một hệ thống tự điều chỉnh nền kinh tế, đảm bảo có năng suất, có chất lượng và hiệu quả, dư thừa và phong phú hàng hoá, dịch vụ mở rộng và coi như hàng hoá thị trường; năng động và luôn luôn đổi mới mặt hàng, công nghệ, thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó nền kinh tế thị trường còn tồn tại rất nhiều hạn chế, khuyết tật :
+Chỉ chú ý đến nhu cầu có khả năng thanh toán, không chú ý đến những nhu cầu cơ bản của xã hội.
+Đặt lên hàng đầu là lợi nhuận: Cái gì có lãi thì làm, không có lãi thì thôi nên không giải quyết được cái gọi là hàng hoá công cộng ( đường xá, các công trình văn hoá, y tế, giáo dục....)
+Phân hoá giàu nghèo rõ rệt: giàu ít, nghèo nhiều. Một bộ phận nhỏ của xã hội chiếm giữ phần lớn của cải của xã hội. Từ sự phân hoá giàu nghèo dẫn đến các bất công xã hội, xung đột xã hội và có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế.
Do tính tự phát vốn có , Kinh tế thị trường có thể dẫn đến không chỉ tiến bộ mà cả suy thoái, khủng hoảng , xung đột xã hội... Cho nên rất cần sự can thiệp của nhà nước.
Sự can thiệp của nhà nước bảo đảm cho sự vận động của thị trường ổn định, nhằm tối đa hoá hiệu quả kinh tế; bảo đảm định hướng chính trị của sự phát triển kinh tế; sửa chữa , khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, tạo ra những công cụ quan trọng điều tiết kinh tế thị trường ở tầm vĩ mô, trong khi không vi phạm bản chất và các cơ chế tự điều chỉnh ở tầm vi mô. Bằng cách đó, nhà nước đã kìm hãm được sức mạnh nguy hiểm của tính tự phát chứa đựng trong lòng nền kinh tế thị trường, đồng thời nền kinh tế thị trường với tất cả những tiềm năng kích thích vốn có của nó đối với sản xuất thông qua trao đổi hàng hoá- tiền tệ được thực hiện một cách tự do.
Với ý nghĩa đó chúng ta nói rằng nền kinh tế thị trường cần có sự quản lý, điều tiết của nhà nước.
Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thi trường.
a) Đảm bảo sự ổn định chính trị, xã hội và thiết lập khuôn khổ pháp luật để tạo ra những điều kiện cần thiết cho hoật động kinh tế. Về nhiều mặt chức năng này vượt ra ngoài lĩnh vực kinh tế đơn thuần. Nhà nước tạo ra hành lang pháp luật cho hoạt động kinh tế bằng cách đặt ra những điều luật cơ bản về quyền sở hữu tài sản và sự hoạt động của thi trường, đặt ra những quy định chi tiết cho hoạt động của các doanh nghiệp.
b) Điều tiết kinh tế để cho kinh tế thi trường phát triển ổn định .
c) Đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tính kém hiệu quả của hoạt động thi trường là những tác động mà các nhà kinh tế gọi đó là những tác động bên ngoài. Các doanh nghiệp có thể vì lợi ích của mình mà đã lạm dụng tài nguyên xã hội, gây ô nhiễm môi trường sống của con người... Một nguyên nhân khác dẫn đến hoạt động kém hiệu quả của hoạt động thi trường là các tổ chức độc quyền . Các tổ chức độc quyền có thể không tăng số lượng sản phẩm thậm chí còn giảm xuống mà chỉ tăng giá thành sản phẩm. Một nền kinh tế được thúc đẩy bởi cạnh tranh hoàn hảo sẽ đật được hiệu quả cao, nhưnh cạnh tranh làm giảm bớt lợi nhuận độc quyền nên các nhà doanh ngiệp thường cố gắng làm giảm sự cạnh trạnh. Nhà nước có nhiệm vụ cơ bản là bảo vệ cạnh tranh, chống độc quyền nâng cao hiệu quả của hoạt độgn thị trường.
c) Nhà nước có vai trò sản xuất ra hàng hoá công cộng, đảm bảo xây dựng kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế, thực hiện công bằng xã hội . Sự can thiệp của nhà nước nhằm phân phối thu nhập công bằng, bảo vệ các thàng viên khó khăn về kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhóm dân cư có thu nhâp thấp.
Nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước vừa có cơ chế tự điều chỉnh của thị trường vừa có cơ chế quản lý, điều tiết của nhà nước.
III.Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
3.1. Chuyển sang nền kinh tế thị trường là một tất yếu của nền kinh tế Viêt Nam
Ngay sau khi thoát khỏi chiến tranh, Đảng và nhà nước ta đã nhanh chóng lãnh đạo nhân dân bắt tay vào công cuộc khôi phục và xây dựng đất nước. Dựa theo mô hình kinh tế của Liên Xô, chúng ta đã áp dụng mô hình kinh tế theo cơ chế kế hoạch tập trung .
Đặc điểm của cơ chế kế hoạch hoá tập trung:
a) Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, điều đó thể hiện bằng việc chi tiết hoá các nhiệm vụ của Trung Ương giao bằng một hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh từ một trung tâm.
b) Các cơ quan hành chính- kinh tế can thiệp quá sâu voà hoật động kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở, nhưng lai không chịu trách nhiệm gì về mặt vật chất đối với các quyết định của mình.
c)Bỏ qua quan hệ hàng hoá , tiền tệ và hiệu quả kinh tế, quản lý nền kinh tế và kế hoạch hoá bằng chế độ cấp phát và giao nộp sản phẩm. Quan hệ hiện vật là chủ yếu, do đó hạch toán kinh tế chỉ là hình thức. Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức: bao cấp qua giá, bao cấp qua tiền lương hiện vật ( chế độ tem phiếu) và bao cấp qua cấp phát vốn của nhân sách, mà không ràng buộc ngân sách đói với người được cấp phát vốn.
Từ những đặc điểm ấy đã dẫn đến tình trạng nền kinh tế bị trì trệ, sơ cứng, kìm hãm không phát triển, các cơ sở sản xuất thiếu năng động do không phải chịu trách nhiệm về sự hoạt động kém hiệu quả- phần này do nhà nước gánh chịu .
Trong nông nghiệp cũng rơi vào hậu quả tương tự. Việc đưa nông dân vào các hợp tác xã làm ăn tập thể đã không khuyến khích được sản xuất phát triển do người nông dân dù làm nhiều hay làm ít cũng chỉ được hưởng từng ấy sản phẩm theo sự phân chia của nhà nước, không có sản phẩm dư thừa làm của riêng...
Bên cạnh đó bộ máy quản lý nhà nước cồng kềnh, có nhiều cấp trung gian thiếu năng động, từ đó sinh ra một bộ phận các bộ kém năng lực tham gia quản lý nhà nước, không thông thạo nghiệp vụ kinh doanh, phong cách làm việc thì quan liêu cửa quyền...
Trong khi đó, nhờ sử dụng triệt để kinh tế thị trường, chủ nghĩa tư bản đã thu được những thành quả lớn về kinh tế- xã hội, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng xuất lao động. Cũng nhờ kinh tế thị trường quản lý xã hội đã đạt được những thành quả về văn minh hành chính, văn minh công cộng; con người nhạy cảm hơn, tinh tế hơn với khả năng sáng tạo, sự thách thức đua tranh phát triển...
Đứng trước cả những nhân tố khách quan và chủ quan đó, tại Đại hội VI, Đảng đã xác định phải đổi mới sâu sắc cơ chế đó. Chủ trương đó của Đảng lại được tiếp tục khẳng định tại Đại hội VII "Tiếp tục xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, vận hành đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước" (Văn kiện Đại hội VII. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế đến năm 2000. NXB Sự thật , Hà Nội, 1991, trang 23 )
3.2. Nền kinh tế thi trường của Việt Nam là nền kinh tế có sự quản lý và điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
3.2.1.Nền Kinh tế có sự quản lý của nhà nước.
Một nền kinh tế do cơ chế thị trường điều tiết khó tránh khỏi những thăng trầm, khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ . Người ta nhận thấy rằng một nền kinh tế hiện đại đứng trước một vấn đề nan giải của kinh tế vĩ mô không một nước nào trong thời gian dài lại có được lạm phát ,thất nghiệp thấp và công ăn việc làm đầy đủ . Như trên đã trình bày, nhà nước có một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường.Nó khắc phục những hạn chế và những ,khuyết tật của cơ chế thị trường .Nó tạo ra những điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế và cố gắng làm dịu những giao động lên xuống của chu kỳ kinh doanh thông qua chương trình kinh tế, chính sách tài chính ,tiền tệ .Nó đảm bảo cho sự vận động củ thi trường được ổn định, hạn chế tối đa các biến động không đáng có và những lãng phí do chúng gây ra. Nó cũng đảm bảo tối đa các tác động xấu của thi trường đối với xã hội, con người, giảm bớt bất công xã hội và sự phân giàu nghèo quá đáng. Nó đảm bảo sự phát triển của kinh tế theo đúng định hướng chính tri xã hội . Ơ nước ta, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường còn cần có sự quản lý và điều tiết của thi trường còn do sở hữu công cộng đã được xác lập đối với tài nguyên và trong các ngàng then chốt.
Văn kiện Hội nghị đai biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII đã xác định: " Tăng cường quản lý vĩ mô của nhà nước nhằm định hướng và chỉ đạo sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế xã hội, tạo môi trưòng kinh tế và khuôn khổ pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy mặt tích cực, ngăn ngừa và khống chế các hoạt động tự phát, tiêu cực, khắc phục những mặt khiếm khuyết vốn có củ cơ chế thi trường, làm cho thi trường thực sự trở thành công cụ quan trọng trong việc phân bổ và vận dụng có hiệu qủa hơn các nguồn lực, phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân, bảo đảm quan hệ tích lũa- tiêu dùng, điều tiết lợi ích giữa các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư, đáp ứng yêu cấu tăng trưởng nhanh hơn, ổn định vững chắc hơn, công bằng xã hội nhiều hơn"
3.2.2. Nền kinh tế thị trường của việt nam là một bộ phận của nền kinh tế thế giới
- Theo quan điểm của triết học , bất cứ cái riêng nào cũng nằm trong mối liên hệ dẫn đến cái chung . Không nằm ngoài quy luật ấy, Nền kinh tế của việt Nam ngoài những đặc điểm rỉêng có thì nó cũng mang những đặc điểm chung của bất kỳ một nền kinh tế thi trường nào :
- Tuân theo các quy luật cung- cầu , quy luật giá trị thặng dư, quy luật lưu thông hàng hoá, tiền tệ...Nói khác đi nó mang tất cả các đặc diểm của một nền kinh tế thi trường như đã trình bày ở phần (1)
- Các loại thị trường , các mối quan hệ được phát triển đa dạng, thể hiện trình độ cao trong phân công lao động xã hội, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của sản xuất, cạnh tranh là tất yếu…
- Các chủ thể kinh tế tự chịu trách nhiệm trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nên đã phát huy tính tự chủ , độc lập cao . Trong xã hội hình thành một lớp người năng động , nhay biến, có kiến thức , có trí tuệ, dám nghĩ, dám làm, tích cực tham gia Sản xuất, tham gia làm giầu…
- Nền kinh tế cũng phát triển theo xu hướng từ thi trường thấp đến thi trường cao ( Từ thi trường hàng hoá, dịch vụ, đến thi trường vốn, tiền tệ …) ; từ phức tạp đến ổn định…Bởi vì mặc dù kinh tế thị trường là cơ chế điều tiết kinh tế hàng hoá mang lại hiệu quả cao song không phải nó không có những hạn chế. Mỗi nước cụ thể cần có những biện pháp cụ thể để đối phó với tình hình này, và tìm ra những giải pháp mang tính chiến lược hoặc phải chấp nhận nó như một hiện thực khách quan. Thị trường thì có nhiều loại thi trường nhưng với các nước mới bắt tay vào cơ chế kinh tế này thì thị trường chủ yếu, chiếm ưu thế vẫn là thi trường hàng hoá, thị trường tiền tệ cũng được hình thành nhưng chưa phát triển .
- Nền kinh tế thị trường đều dựa trên sự đa dạng về hình thức sở hữu…dẫn đến sự đa dạng về thành phần kinh tế.
- Bên cạnh những mặt tích cực mà nền kinh tế thi trường mang lai bao giờ cũng đi kèm với nó là những khuyết tật không thể tránh khỏi. Đó là việc suy đồi của đạo đức, văn hoá, lối sống; con người sống mang tính cá nhân hơn; các tệ nạn xã hội cũng co điều kiện phát triển hơn…
- Xu thế chung của nền kinh tế thế giới đó là xu thế quốc tế hoá, Do vậy, các nước bên cạnh việc phát triển kinh tế thì phải làm sao cho nền kinh tế của nước mình hôi nhập được vào sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế của nước ta cũng không nằm ngoài vòng đó.
3.2.3.Tình đặc thù của nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Phát triển kinh tế hoá, kinh tế thi trường có vai trò rất quan trọng. Đối với nước ta, muốn chuyển từ nền kinh tế còn kém phát triển lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa thì không còn con đường nào khác là phát triển kinh tế hàng hoá, kinh tế thi trường. Kinh tế hàng hoá khắc phục được kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc, đẩy mạnh phân công lao động xã hội, phát triển ngành nghề tạo việc làm cho người lao động, khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ- kỹ thuật mới nhằm làm tăng năng suất lao động, tăng số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá, đẩy mạnh tích tụ, tập trung sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các đia phương, các vùng lãnh thổ, thúc đẩy tính năng động sáng tạo của mỗi người lao động , mỗi đơn vị kinh tế…Vi vậy,phát triển kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường được coi là chiếc đòn xeo để xây dựng chủ nghĩa xã hội, là phương tiện khách quan để xã hội hoá xã hội chủ nghĩa nền sản xuất.
Với định hướng trên ,mục tiêu phát triển nền kinh tế hàng hoá ,kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định là:
-Tạo ra sự phát triển năng động ,hiệu quả cao của nền kinh tế .
- Nâng cao hiệu quả sư dụng các nguồn lực hiện có,tăng thêm các nguồn lực mới bằng cách nâng cao tỷ lệ tiết kiệm, tăng tích luỹ và đầu tư hiện đại hoá, đổi mới cơ cấu kinh tế , tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao…để đưa nước ta thoát khỏi một nước nghèo và kém phát triển .
Theo mục tiêu đó , có thể xác đặc trưng bản chất của nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta: Một là, kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu tổ chức nền kinh tế trong quá trình đi lên chủ nghĩa từ một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế còn kém phát triển .Kiểu tổ chức này nhằm nhanh chóng đưa nước ta đạt đến mục tiêu"dân giàu,nước mạnh ,xã hội công bằng văn minh". Hai là ,nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường định hương xã hội chủ nghĩa là một nền kinh tế gồm nhiều thành phần ,trong đó kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác phải trở thành nền tảng và kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo . Các thành phần kinh tế đều vận động theo định hướng chung theo khung khổ pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa.Ba là,nền kinh tế hàng hoá , kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế vừa dựa trên nhưng nguên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Bốn là , nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế mở cả về bên trong lẫn bên ngoài. Tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế -xã hội, hoạt động của cơ chế thị trường không chịu sự tác động của các quy luật kinh tế hàng hoánói chung, mà còn chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế đặc thù của các phương thức sản xuất chủ đạo. Do vậy, mô hình cơ chế thị trương có sư quản lý của nhà nước trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và trong nền kinh tế định hướng xã hôi chủ nghĩacó những điểm khác nhau cơ bản:
a) Về chế độ sỡ hữu : cơ chế thi trường hoạt động trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa luôn hoạt động trên nền tảng của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, trong đó các công ty tư bản độc quyền giữ vai trò chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Cơ chế thi trường hoạt động trong nền kinh tế hàng hoá theo định hướng xã hôi chủ nghĩa lại hoạt động trong môi trường của sự đa dạng các quan hệ sở hữu, trong đó chế độ công hữu giữ vai trò là nền tảng của nền kinh tế quốc dân, với vai trò chủ đạo kinh tế nhà nước.Tính định hướng xã hôi chủ nghĩa đòi hỏi trong khi phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phải củng cố và phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác trở thành nền tảng của nền kinh tế có khẳ năng điều tiết, hướng dẫn sự phát triển kinh tế hàng hoá nhỏ và tư bản chủ nghĩa. Kinh tế nhà nước phải được củng cố và phát triển ở vi trí then chốt của nền kinh tế, ở lĩnh vực an ninh quốc phòng, ở các lĩnh vực xã hôi cần thiết…mà các thành phần kinh tế khác không có điều kiện hoặc không muốn đầu tư vì không có lãi hoặc lãi ít.
b) Về tính chất giai cấp của nhà nước và mục đích quản lý của nhà nước. Trong cơ chế thi trường tư bản chủ nghĩa, sự can thiệp của nhà nước luôn mang nặng tính tư sản và trong khuôn khổ cảu chế độ tư sản với mục đích nhằm bảo đảm môi trường kinh tế xã hội thuận lơi cho sự thống tri của giai cấp tư sản cho sự bóc lột tư bán chủ nghĩa. Trong cơ chế thi trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì sự can thiệp của nhà nước lại nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của toàn thể nhân dân lao động, thự hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
c) Về cơ chế vận hành. Cơ chế vận hành nền kinh tế hàng hoá, nền kinh tế thi trường định hướng xã hôi chủ nghĩa là sự quản lý của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Cơ chế đó đảm bảo tính hướng dẫn, điều khiển nền kinh tế nhiều thành phần hướng tới đích xã hội chủ nghĩa theo phương châm nhà nước điều tiết vĩ mô, thi trường hướng dẫn doanh nghiệp. Cơ chế đó thể hiện ở các mặt căn bản sau:
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa đóng vai trò là nhân tố đóng vai trò "nhân vật trung tâm" và điều tiết nền kinh tế vĩ mô.
- Cơ chế thi trường là nhân tố trung tâm của nền kinh tế, dóng vai trò "trung gian " giữa nhà nước và doanh nghiệp.
d) Mối quan hệ giữa tăng trưởng phát triển kinh tế với công bằng xã hội. Trong sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa, vấn đề công bằng xã hội chỉ được đặt ra khi mặt trái của cơ chế thi trường dã lầm gay gắt các vấn đề xã hội, tạo ra nguy cơ bùng nổ xã hội, đe doạ sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Song chế độ đó không boa giờ được giải quyết trong xã hội tư bản. Mục đích giải quyết các vấn đề của xã hội của chính phủ tư sản chỉ giối hạn trong khuôn khổ tư bản chủ nghĩa, chỉ được xem là vấn đề để duy trì chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong nền kinh tế định hướng xã hôi chủ nghĩa, nhà nước chủ động ngay từ đầu việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và vấn đề công bằng xã hội. Vấn đề công bằng xã hộikhông chỉ là phương tiện để phát triển nền kinh tế hàng hoá mà còn là mục tiêu của chế độ xã hôi mới. Sự thành công của kinh tế hàng hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa không chỉ biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng cao mà còn biểu hiện ở mức sống thực tế của mọi tầng lớp nhân dân ( y tế, giáo dục được nâng cao, khoảng cách giàu nghèo được rút ngắn ), đạo đức, truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc dược giữ vững, môi trường sinh thái được bảo vệ…
e) Phân phối thu nhập.
Sự thành công của nền kinh tế hàng hoá, định hướng xã hôi chủ nghiadx không dừng lai ở tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn biểu hiện ở việc không ngừng nâng cao mức sống cho các tầng lớp nhân dân, đảm bảo tốt các vấn đề xã hôi và công bằng, bình đẳng xã hội. Đặc trưng xã hôi trong nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thi trường đị nh hướng xã hôi chủ nghĩa được thể hiện như sau: Một mặt, xác định các mục tiêu hiệu quả cần đạt được như tốc độ tăng GDP/người, các chỉ tiêu về phát triển giáo dục , y tế, việc làm, về xoá đói giảm nghèo, vè văn hoá xã hội, đảm bảo môi trường, môi sinh…Mặt khác nâng cao chức năng xã hôi của nhà nước xã hôi chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa trong các chế độ bảo hiểm xã hội, trong chíng sach phân phối thu nhập, đồng thời có chính sách đảm bảo xã hội đối với những đối tượng xã hội đặc biệt ( gia đình có công với cách mạng, thương binh, người tàn tật…).
Như vậy, với nền kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, một số điểm nổi bật lên là :
+ Trong kinh tế thi trường định hướng xã hôi chủ nghĩa , việc phát triển kinh tế vẫn dựa trên sự đa dạng về quan hệ Sở hữu tư liệu sản xuất. Nhưng điểm đặc biệt ở đây là quan hệ sở hữu tư nhân không phải là quan hệ kinh tế giữ vai trò then chốt, vai trò then chốt thuộc về thành phần kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
+ Vấn đề lợi nhuận và vấn đề xã hội được đặt song song với nhau. Việc kết hợp này vừa đảm bảo cho các chủ thể kinh tế có lợi nhuận cao, vừa tạo ra điều kiện chính trị ổn định cho phát triển kinh tế.
+ Kết hợp chặt chẽ những nguyên tắc phân phối của chủ nghĩa xã hội và nguyên tắc phân phối của kinh tế hàng hóa như phân phối theo lao động, phân phối theo tài năng, phân phối theo quỹ phúc lơi xã hội…trong đó nguyên tắc phân phối theo lao động là chính.
+ Điều tiết phân phối theo thu nhập, một mặt đòi hỏi nhà nước phải có chính sách giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội, một mặt phải đảm bảo cho thu nhập chính đáng của những người giàu.
3.2.4. Những thắng lợi đầu tiên do kinh tế thi trường mang lại
+Thực tế hơn 10 năm qua đã chứng tỏ quá trình chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là quá trình đổi mới tất yếu, tiến bộ. Những chuyển biến đó đã thực sự tạo ra những chuyển biến trong nền kinh tế. Bước đầu tình trạng suy thoái dần được khắc phục. Nhờ sự cố gắng của toàn dân mà nền kinh tế của chúng ta không những đã đứng vững được sau những sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu ( giai đoạn 1988-1989 nguồn viện trợ của các nước này lên đến 2 triệu USD/ngày ) mà còn đat được những tiến bộ nổi bật, đạt được tốc độ đổi mới khá liên tục.
+ Tổng sản phẩm quốc dân năm 1994 tăng 8.5% năm, trong đó sản xuất công nghiệp tăng 13%, sản xuất nông nghiệp tăng 4%.
+ Kim ngạch xuất khẩu tăng 20.8%.
+ Lạm phát được kiềm chế : Năm 1988, tỷ lệ lạm phát là 400% giảm xuống còn 15% năm 1994 vầ 122.7% năm1995.
+ Bước đầu thu hút được đầu tư của nước ngoài với số vốn đăng ký là 10 tỷ USD.
+ Nền kinh tế đã bắt đầu có tích luỹ nội bộ . Xuất khẩu và nhập khẩu đã lấy lại thế cân bằng. Vốn đầu tư cơ bản của toàn xã hội năm 1990 là 15.8% GDP , năm 19955 là 27.4%. ( trong đó nguồn vốn trong nước chiếm 16.7% GDP ).
+ Cơ cấu kinh tế có bước chuyển đổi : Tỷ trọng công nghiệp và xây dựngtrong GDP từ 22.7 % năm 1990 lên đến 30.3% năm 1995. Tương ứng tỷ trong dịch vụ tăng từ 38.6% lên 42.5%.
+Nước ta đã trải qua cảnh khan hiếm thực phẩm trầm trọng, từ năm 1989 đã bắt đầu trở thành nước xuất khẩu gạo. Mỗi năm xuất từ 1-1.5 triệu tấn . 80% nông dân được hưởng lợi từ sự phát triển này nên nó đã góp phần tích cực trong việc ổn định xã hội.
- Song song với quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế là quá trình chuyển đồi cơ cấu kinh tế . Cuộc cải cách cơ cấu kinh tế đã mang lai một số thành tựu sau :
a)Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp khá cao so với các khu vực sản xuất khác. Từ năm 1997 đến năm 1992 trứ hai năm 1989-1990, chỉ số này đạt xấp xỉ hơn 10%. Trong giai đoạn 1991- 1995, tốc độ trung bình đạt 13.4%. trong các năm 1989-1990 tốc độ tăng trưởng thâp, thậm chí cfn âm do viên trợ từ các nước Liên Xô và các nước Đông Âu bi sụt giảm mạnh. Do vậy tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm công ngiệp chỉ dạt 6.9%/nẳmtong giai đoạn 1986-1990, thấp hơn mức 9.1% đã đạt được trong thời kỳ trước (1981-1985).
Bảng 3.5 cho thấyvào năm 1992, trong khi sản lượng của khu vực nhà nước và tư nhân tăng rất nhanh ở mức tương ứng là216% và 298% thì sản lượng của khu vực tập thể giảm 52%, còn của khu vực nhà nước đóng tai các địa phương tăng rất chậm ở mức1336%. Đồng thời bảng 3.5 cũng cho thấy vào năm 1995 tốc độ tăng trưởng của công nghiệp Trung Ương là 486.9% đạt trung bình 16.6% cho giai đoạn 1991-1995 trong khi của công nghiệp quốc doanh địa phương chỉ đạt197.4% tức là với nhịp độ11.7%
Năm
Tổng số
DNNNTƯ
DNNN tại DP
HTX
Tư nhân
1986
106,2
105,6
107,1
114,8
93,5
1987
115,8
112,7
121
181,5
112,2
1988
135,5
126,6
145,1
122,7
147,9
1990
133,2
154,6
114,3
62,7
219,6
1991
141,7
178,6
119,1
55,2
250,3
1992
168,9
216,9
136,8
52,9
297,8
1995
251,6
486,9
197,4
na
350,9
Chỉ số tổng sản lượng công nghiệp Việt Nam xếp theo cơ cấu
Ghi chú: Nguồn tổng cục thống kê 1990 trang 30-31
Tỷ trọng sản xuất của khu vực nhà nước và tư nhân tăng mạnh từ 33,8% và 15,6% năm 1986 lên mức tương ứng là 42,5% và 29,2% năm 1992, còn khu vực tập thể giảm từ 22,5% năm 1986 xuống còn 8,5% năm 1992. Như vậy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế chú ý nhiều đến các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân.
b) Trước đây ở Việt Nam có nhiều mặt hàng tiêu dùng bị khan hiếm nhưng giờ lại rất sẵn vì sau năm 1986, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của các ngành công nghiệp đã tăng mạnh, đặc biệt là các ngành chế biến thực phẩm , điện tử, may mặc…
c) Nhờ xoá bỏ bao cấp doanh nghiệp nhà nước kể từ năm 1989 số tiền tiết kiệm được đầu tư trong nước đã tăng từ 33.3 tỷ đồng năm 1986 lên 2320 tỷ đồng năm 1993, nghĩa là đã tăng hơn 70 lần trong vòng 7 năm, góp phần tăng vốn đầu tư vào khu vực chế tạo và giảm hụt ngân sách.
d) Giảm tỷ giá hối đoái, tự do hoá mậu dịch và biểu thuế quan mới được đưa vào năm 1989 và bộ luật nhập khẩu ban hành tháng 12/1991 và được bổ xung thán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kinh tế Việt Nam nền kinh tế thi trường có sự quản lý và điều tiết của theo định hướng xã hội chủ nghĩa.docx