Tiểu luận Giải pháp tăng cường nhân tố bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa

A. Mở đầu

B. Nội dung

I - Tính tất yếu về nhân tố bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

1. So sánh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

nước ta và kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

2. Những nhân tố bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

2.1 Vai trò điều tiết của Nhà nước

2.2 Lực lượng kinh tế Nhà nước

II - Thực trạng về những nhân tố bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

1. Về vai trò điều tiết của Nhà nước

1.1 Những mặt được

1.2 Những mặt còn chưa được, còn hạn chế

2. Lực lượng kinh tế Nhà nước

2.1 Những mặt đã làm được và tiến bộ của kinh tế Nhà nước

2.2 Những yếu kém và hạn chế đặc biệt là yếu kém của doanh nghiệp Nhà nước

2.3 Nguyên nhân của những yếu kém

III - Giải pháp tăng cường nhân tố bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa

1. Về vai trò điều tiết

1.1 Kế hoạch

1.2 Pháp luật

1.3 Đội ngũ Nhà nước

2. Về lực lượng kinh tế Nhà nước

3. Những giải pháp để phát triển nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

C. Kết luận

 

Trang 1

2

2

 

2

 

3

3

5

8

 

8

8

9

11

11

14

 

16

17

 

17

17

18

18

19

23

 

24

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1979 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giải pháp tăng cường nhân tố bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh với tư nhân trong và ngoài nước phải giữ một tỷ phần khống chế và chỉ cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước không giữ vị trí quan trọng yết hầu trong nền kinh tế. Hai là, thành phần kinh tế nhà nước nêu gương, tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển. Điều này được thể hiện ở chỗ kinh tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác đều bình đẳng trong kinh doanh, bình đẳng trong cạnh tranh, nhưng doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong việc thực hiện phát luật chính sách, chế độ gương mẫu trong việc nộp thuế… đã nêu gương và tạo động lực cho các thành phần kinh tế khác phát triển. Ba là, hợp tác tạo điều kiện giúp đỡ các thành phần kinh tế khác phát triển. Kinh tế nhà nước luôn có một bộ phận là doanh nghiệp nhà nước trực tiếp làm kinh tế, trực tiếp kinh doanh nhằm can thiệp sâu hơn, chủ động hơn, mạnh mẽ hơn váo các hoạt động kinh tế. Thông qua hoạt động này doanh nghiệp nhà nước phát triển quan hệ hợp tác, tạo điều kiện giúp đỡ các thành phần kinh tế khác phát triển. Mặt khác kinh tế nhà nước thông qua chủ sở hữu của mình là nhà nước để hoạch định chính sách quản lý vĩ mô vừa hỗ trợ vừa giúp đỡ các thành phần kinh tế khác phát triển. Nhà nước còn cung cấp, đảm bảo thông tin, đào tạo, bồi dưỡng cho các doanh nghiệp của tất cả các thành phần kinh tế khác phát triển kinh doanh. Bốn là, kinh tế nhà nước tạo nền tảng cho việc xây dựng chế độ xã hội mmới - xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Kinh tế nhà nước thông qua chủ sở hữu của mình là nhà nước đề ra các chủ trương, chính sách, cơ chế quản lý cụ thể đồng bộ, có tác dụng phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả các bộ phận cấu thành của kinh tế nhà nước, tạo thành một lực lượng kinh tế hùng mạnh chi phối các thành phần kinh tế khác, đi đầu trong việc ứng dụng các khoa học công nghệ kỹ thuật tiến bộ, hiện đại, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đó là lực lượng đóng góp xứng đáng vào ngân sách nhà nước là công cụ và là lực lượng vật chất để nhà nước điều tiết, hướng dẫn nền kinh tế, hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường, chăm lo cho các chính sách xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tất cả những việc làm đó là nhằm tạo nền tảng cho việc xây dựng chế độ xã hội mới. Đây là một nội dung để khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. II. Thực trạng về những nhân tố đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 1 Về vai trò điều tiết của nhà nước 1.1 Những mặt được Từ năm 1975 đất nước đã hoàn toàn độc lập và thống nhất. Đất nước ta lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát rất thấp lại chịu ảnh hưởng nặng nề do chiến tranh lâu dài. Đất nước chúng ta đã có nhiều cố gắng trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế bị tàn phá nặng nề từng bước xác lập quan hệ sản xuất mới bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuậtcủa chủ nghĩa xã hội. Giai đoạn 1991 - 2000: Do mới có một số biện pháp được áp dụng vào cuối kỳ kế hoạch 1989 - 1990 nên kết quả của thời kỳ này chúng ta đã thực hiện chuyển đổi cơ chế mạnh mẽ, tính đến giai đoạn 1991 - 1995 sự chuyển đổi phát huy tác dụng và tạo nên thời phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Đại hội Đảng VII (6/1991)với những quyết sách quan trọng như phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vân hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục đổi mới cả về bề rộng và bề sâu, kiểm chế đẩy lùi lạm phát giữ vững phát triển bắt đầu có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. Những quyết sách ấy tiếp sực mạnh cho qua trình chuyển đổi nền kinh tế để góp phần đưa đất nước càng ngày càng phát triển. Cụ thể: Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao bình quân 7,3%/năm từ năm 1990-2003. Năm 2004 là 7,6% ( Số 314 (7/2004 - tạp chí Nghiên cứu kinh tế). Với sự quản lý của nhà nước các thành phần kinh tế có cơ hội phát triển lành mạnh, các doanh nghịêp nhà nước phát triển trong khuôn khổ phát luật, cạnh tranh cùng nhiều thành phần kinh tế khác. 1.2 Những mặt còn chưa được còn hạn chế Bên cạnh những thành tựu đạt được ta không thể không nói đến những khuyết điểm hay hạn chế. Cụ thể là: Tỷ lệ hộ nghèo vẫn cao và phổ biến. So với các nước Đông Nam A khác, tốc độ tăng thu nhập quốc dân tính theo đầu người của người Việt Nam cũng chậm hơn nhiều ở giai đoạn phát triển tương ứng của các nước này. Tốc độ giảm nghèo đang chậm dần( nhỏ hơn 28% năm 2004) nhưng vẫn là một trong những nước có mức nghèo đói cao.Chỉ số ICOR tăng từ 3:1 lên 5:1. Cùng với giá đất đai cao một cách giả tạo. Bộ máy quản lý yếu kém, tình trạng tham nhũng còn nặng nề đang là một cản trở lớn đối với sự phát triển. Những khuyết điểm của nhà nước trong công tác quản lý kinh tế - xã hội như: Quy trình lập chiến lược và kế hoạch. Mặc dù Việt Nam đang chuyển dần từ phương pháp lập kế hoạch nặng nề trực tiếp cứng nhắc sang hình thức kế hoạch có tính định hướng, nhưng kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp kiểu cũ vẫn còn bám sâu ở nhiều cấp. Như vậy, có nguy cơ các chương trình đầu tư chỉ là tập hợp các dự án mà các địa phương các doanh nghiệp nhà nước, các bộ các ngành đưa lên mà tính hiệu quả của các dự án chưa được quan tâm thích đáng. Về đầu tư công cộng: Chất lượng của đầu tư công cộng còn yếu kém hiệu quả, thể hiện ở những điểm sau: +Thiếu tiêu chí để xác định và thẩm định dự án đầu tư, không có nguyên tắc cụ thể để lựa chọn dự án nào do đó cần có sự hỗ trợ của chính phủ để quyết định dự án nào cho khu vực tư nhân làm. +Đầu tư thiếu tính kế hoạch, hiệu quả kinh tế chưa được chú trọng, các nguyên tắc đánh giá tác động của các dự án đầu tư công cộng tới tăng trưởng kinh tế, xoa đói giảm nghèo chưa được sự quan tâm, đầu tư tràn lan, thiếu trọng điểm, thiếu tính tự ưu tiên, thiếu giám sát theo dõi khi thực hiện đầu tư, tình trạng lãng phí, thất thoát trong đầu tư còn nghiêm trọng. Về hệ thống ngân hàng: Mặc dù đã đạt được 1 số kết quả trong cải cách cơ cấu, song về cơ bản vẫn còn nhiều yếu kém trong công tác quản lý công nghệ. Hệ thống ngân hàng thương mại còn thiếu tính tự chủ trong hoạt động nghiệp vụ, tỷ lệ nợ xấu cao. Quá trình hội nhập và tự do hoá mạnh mẽ hơn trong thời gian tới sẽ làm tăng nguy cơ đổ vỡ của các ngân hàng và các công ty bảo hiểm trong nước do các ngân hàng nước ngoài có thể nhanh chóng thu hút những khách hàng lớn trên thị trường do sản phẩm và dịch vụ của họ tốt hơn. Về tài chính: Công tác tài chính còn thiếu đồng bộ. Quy trình lập kế hoạch và lập ngân sách tách biệt nhau. Việc quản lý tài chính công còn yếu kém. Sử dụng vốn ODA: Việt Nam còn thiếu tầm nhìn chiến lược trong việc sử dụng vốn ODA nhằm kết hợp một cách hiệu quả nhất các nguồn vốn như hỗ trợ ngân sách,vay thương mại cho đầu tư, đầu tư trực tiếp hoặc ODA cho các nghành kinh tế khác nhau. Một số dự án dùng nguồn vốn ODA đă thiết kế lớn hơn nhu cầu thực tế, nặng về sử dụng vốn, do đó việc vận hành và bảo dưỡng trong tương lai rất tốn kém và làm giảm hiệu quả của dự án . Về nợ nước ngoài: mặc dù tỷ lệ nợ trên GDP hiện nay của Việt Nam còn trong phạm vi có thể quản lý dược nhưng việc tiếp tục vay thêm vốn ODA có thể làm tăng tỉ lệ nợ trên GDP trong thời gian tới, gây ra nguy cơ đối với tính bền vững và ổn định về kinh tế. Kinh nghiệm quốc tế và khu vực cho thấy, khi có khi có những biến động lớn (xuất khẩu giảm đột ngột, đồng nội tệ mất giá …) thì gánh nặng nợ nước ngoài có thể trở thành một vấn đề phức tạp. Về lạm phát: Năm 2004 lạm phát đang trở lại, chỉ số giá tiêu dùng 2004 là 9,5%. Hệ thống pháp luật, chính sách chưa đồng bộ và nhất quán, thực hiện chưa nghiêm. Chính sách của Nhà nước được thực hiện cùng với hệ thống pháp luật từ trên xuống dưới còn có nhiều bất cập và chưa nghiêm do một số cán bộ còn non trẻ một số khác vì mục đích ích cá nhân mà không chấp hành đúng, ví dụ như luật xuất khẩu hay vấn đề hàng nhập lậu ơ biên giơi Lạng Sơn…vẫn luôn là mối lo của các nhà cầm quyền địa phương và trung ương Cán bộ được đào tạo không đồng bộ, thường xảy ra tình trạng làm trái nghề,thiếu tinh thần trách nhiệm. Bên cạnh đó phân phối chưa hợp lý dẫn đến tình trạng phân bố giàu nghèo, kẻ làm, người chơi. 2.Lực lượng kinh tế nhà nước 2.1. Những mặt đã làm được và tiến bộ của kinh tế nhà nước Nhìn khái quát, hệ thống kinh tế nhà nước, mà chủ lực là hệ thống doanh nghiệp nhà nước, đang được đổi mới, phát triển và ngày một hoàn thiện hơn. Điều này biểu hiên ở chỗ: Hệ thống doanh nghiệp nhà nước đang phát triển, nắm giữ các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và chi phối các thành phần kinh tế khác. Các bộ phận của nhà nước như: ngân sách nhà nước từ trung ương đến địa phương đảm bảo được cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân; hệ thông ngân hàng có nhiều hình thức mới phục vụ tốt hơn cho như cầu phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống bảo hiểm được hình thành và phát triển khá, đã bảo hiểm và giúo các thành phần kinh tế an tâm sản xuất; tài nguyên; đất đai hầm mỏ… được khai thác đạt hiệu quả nhiều hơn. Cả hệ thống kinh tế này cùng với những thể chế thống nhât đồng bộ của nhà nước đang có tác dụng thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đáng quan tâm là hệ thống doanh nghiệp nhà nước - lực lượng dự trữ nòng cốt của kinh tế nhà nước trong quá trình đổi mới đã thực hiện sắp xếp, củng cố lại cà đang phát triển theo hướng tốt, thể hiện ở một số điểm sau: Thứ nhất, tuy số lượng giảm, nhưng số doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn nhiều hơn. Qua củng cố, tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước theo nghị định 388/ HĐBT ngày 20-11-1991 của hội đồng bộ trưởng, thực hiện cổ phần hoá một số bộ phận doanh nghiệp, sắp xếp, tổ chức lại các công ty theo quyết định 90/ TTg ngày 7-3-1994 và thí điểm thành lập một số công ty hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh doanh theo quyết định số 91/ TTg ngày 7-3-1994 đã giảm từ 12 - 296 doanh nghiệp nhà nước xuống còn 5700 doanh nghiệp, trong đó có 1554 doanh nghiệp nhà nước do trung ương quản lý và còn lại doanh nghiệp do địa phương quản lý. Đến nay đã thành lập 18 tổng công ty theo quuyết định và 66 tổng công ty theo quyết định 90/TTg trực thuộc bộ, uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc; 25 tổng công ty được xếp loại đặc biệt, 38 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá và 1 số doanh nghiệp đang chuẩn bị cổ phần hoá. Thứ hai, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nhà nước với các thành phần kinh tế phát triển khác, phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục phát triển đã thu hút thêm được nhiều vốn, công nghệ giải quyết việc làm, mở đường cho các thành phần kinh tế khác phát triển. Lấy một vài con số của doanh nghiệp nhà nước trong linh vực công nghệ để chứng minh về vốn, nếu năm 1994 là 46.281 tỷ đồng thì năm 1995 là 59.797 tỷ đồng và năm 1996 tăng lên 71.750 tỷ đồng. Về lao động năm 1994 là 68.352 lao động, năm 1995 tăng lên 784.503 lao động và năm 1996 là 862.500 lao động. Thứ ba, công nghệ, phương pháp sản xuất - kinh doanh và quản lý của một số doanh nghiệp hiên đại hoá, nhờ đó từng bước có khả năng nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế tốt hơn. Thứ tư, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp nhà nước nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Thứ năm, hiệu quả sản xuất kinh tế - xã hội của doanh nghiệp nhà nước ngày càng tăng cao. Số lượng doanh nghiệp nhà nước đạt hiệu quả kinh doanh nhiều hơn, số lượng doanh nghiệp hoà vốn, thua lỗ ít hơn so với thời kỳ đầu đổi mới kinh tế. Hiệu quả kin tế trên đồng vốn ngày một tăng, cụ thể là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp nhà nước tăng từ 3,61% năm 1990 lên 4,89% năm 1994 và 5,59 % năm 1995. Các doanh nghiệp nhà nước gương mẫu trong việc thực hiện các chính sách thuế đi đầu trong việc nộp ngân sách nhà nước. Số doanh nghiệp nhà nước có khả năng cạnh tranh thắng lợi trong cơ chế thị trường cũng nhiều hơn, tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp nhà nước được nâng cao. Các doanh nghiệp nhà nước công ích trong hoạt động tiết kiệm chi phí, nên có hiệu quả hơn để phục vụ nhu cầu xã hội tốt hơn. Tóm lại, hệ thống doanh nghiệp nhà nước đã được tổ chức sắp xếp lại theo cơ cấu mới tiến bộ hơn về vật chất, đã xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp; cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước được xác định ngày càng rõ ràng và hoàn thiên hơn; vai trò tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính của các doanh nghiệp được xác lập ngày càng mở rộng. Nhà nước từng bước quản lý doanh nghiệp băng pháp luật, do đó môi trường hành lang pháp lý được xác định rõ hơn để phát huy tính chủ động của doanh nghiệp. Với những kết quả tiến bộ trên, doanh nghiệp nhà nước đã tạo ra lực lượng vật chất cần thiết để tác động chi phối hợp tác trong việc thực hiện các cấn đói chủ yếu của nền kinh tế, bước đầu phát huy vai trò mở đường và làm đòn bẩy trên một số mặt để thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển, góp phần giải quyết tốt hơn các vấn đề kinh tế xã hội hướng vào việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, làm chính sách cho việc hình thành chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa. 2.2 Những điểm yếu kém và hạn chế đặc biệt là yếu kém của doanh nghiệp nhà nước. Kinh tế nhà nước trong những năm tới còn gặp nhiều những thách thức. Nguy cơ mất cân đối về tài chính để bù đắp sự yếu kém về chất lượng đầu tư và tăng trưởng, Việt Nam vẫn tiếp tục vay từ nguông vốn bên ngoài nhằm duy trì mức tăng trưởng cao nhưng không có chất lượng. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực, nền kinh tế nhà nước nhìn chung có sức mạnh cạnh tranh kém; hiệu quả của khu vực nhà nước thấp. Quá trình hội nhập mang lại nhiều cơ hội mới nhưng cũng làm cho nền kinh tế nhà nước dễ bị tác động trước các cú sốc từ bên ngoài. * Những tồn tại và yếu kém của doanh nghiệp nhà nước Có thể khái quát một số mặt yếu kém tồn tại của doanh nghiệp nhà nước như sau: - Một là số lượng doanh nghiệp nhà nước có vốn và quy mô sản xuất chưa nhiều, còn dàn trải. Tuy đã giảm hơn một nửa số lượng doanh nghiệp, nhưng vẫn còn 50% doanh nghiệp hiện có vốn dưới 1 tỷ đồng, thậm chí có doanh nghiệp có vốn dưới 100 triệu đồng. Một số tổng công ty do các bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc thành lập chưa có bước đi hợp lý, chuận bị điều kiện chưa đầy đủ nên hoạt động còn khó khăn lúng túng. - Hai là, số lượng doanh nghiệp có tỷ lệ lãi cao chưa nhiều, số hoá vốn là thua lỗ còn không ít, một số doanh nghiệp phá sản và vi phạm pháp luật. Ví dụ: tổng công ty dâu tăm tơ năm1995 lỗ 73,3 tỷ đồng .Có 16/27 doanh nghiệp thành viên bị lỗ trong đó có 5 doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, chỉ có một doanh nghiệp có lãi , số nợ quá hạn chưa trả được là 253 tỷ đồng .Trong tổng số 46 doanh nghiệp thuộc bộ thuỷ sản, có 20 doanh nghiệp kinh doanh khá, 12 doanh nghiệp kinh doanh kém và 14 doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Ở thành phố Hồ Chí Minh, năm 1995 có 55 doanh nghiệp bị lỗ, chiếm 13,5% tổng số doanh nghiệp Nhà nước của thành phố và 3 doanh nghiệp chờ phá sản. Ở Đà Nẵng, có3doanh nghiệp chờ phá sản… Một số doanh nghiệp vi phạm chính sách, pháp luật, đặc biệt có một số vụ việc nghiêm trọng như‘‘Tameco’’, “dệt Nam Định’’… - Ba là, chủng loại mặt hàng đơn điệu, cơ cấu sản xuất, hàng hoá chưa họp lý, năng suất, chất lượng còn thấp giá thành cao, nên sức cạnh tranh còn yếu so với nước ngoài. Mặt hàng xuất khẩu còn đơn điệu, phần lơn là xuất khẩu sả phẩm thô và sơ chế, chất lượng thấp, giá thành cao nên khả năng cạnh tranh quốc tế và khu vực thấp, sả lượng và giá xuất khẩu không cao. Chất lượng và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp nhà nước trong năm 1996 và đầu năm 1999 có xu hướng chững lại và giảm sút. Trong xu thế quốc tế hoá và hoà nhập hiện nay, phải đảm bảo không chỉ về tốc độ tăng trưởng mà còn cả chất lượng của sự tăng trưởng đó thì mới có khả năng cạnh tranh với hàng hoá của nước ngoài. Thủ tướng Phan Văn Khải nhấn mạnh: “Sau nhiều năm liên tục đạt được mức tăng trưởng kinh tế khá cao, thách thức gay gắt nhất đối với chúng ta hiện nay là phải nâng cao được chất lượng của sư tăng trưởng, thể hiện ở hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ, của các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế Việt Nam’’. - Bốn là trong liên doanh làm ăn với nước ngoài thường bị thua thiệt, vì chủ đầu tư nâng giá đầu vào của thiết bị và vật tư, có loại đầu vào tăng từ 1,5 đến 2 lần. Bằng cách đó, nhà đầu tư tăng thu nhập cho riêng họ mà không ai kiểm soát được. Về thực chất, chủ đàu tư đã lấy vào lợi nhuận thông qua hình thức tăng chi phí đầu vào mà phía Việt Nam không kiểm tra được. 2.3. Nguyên nhân của những yếu kém Nguyên nhân chủ yếu, bao trùm của những tồn tại và yếu kém của doanh nghiệp nhà nước là do quan hệ sản xuất chưa phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nhiều chủ trương chính sách thuộc về quản lý vĩ mô của nhà nước còn chưa đồng bộ, trình độ chuyên môn và quản lý của nhà nước còn bất cập chưa đồng bộ trình độ chuyên môn và quản lý của cán bộ trong doanh nghiệp chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Có thể phân tíchnhững nguyên nhân này trên một số mặt chủ yếu: Thứ nhất, chưa có quy hoạch, chiến lược kinh doanh và kế hoạch dài hạn về phát triển doanh nghịêp nhà nước nên thiếu chủ động còn lúng túng, sai sót trong đầu tư và phát triển kinh doanh, chưa tạo thị trương ổn định và rộng lớn, từ đó dẫn đến thiếu đầu tư thiếu trọng tâm, kém hiệu quả gây nhiều lãng phí và thất thoát. Thứ hai, công nghệ phương tiện phương pháp sản xuất kinh doanh và quản lý quá cũ kỹ và lạc hậu hiệu quả sử dụng thấp. Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê có trên 50% tái sản cố định đã sử dụng 18 năm trở lên, trong đó có 3,2% sử dụng trên 33 năm, chỉ có 5% mới mua từ năm 1990 - 1993. Đa số thiết bị lạc hậu từ 2 -3 thế hệ, thậm chí có thiết bị lạc hậu từ 3 -4 thế hệ , như thiết bị trong ngành đướng sắt, đóng tàu. Lao động thủ công còn chiếm tỷ lệ lớn 41% đối với doanh nghiệp nhà nước trung ương và 74% đối với doanh nghiệp ở địa phương. Công nghệ, thiếu lạc hậu, phần lớn lao động thủ công, nên năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao dẫn đến kết quả là khả năng cạnh tranh trên thị trường rất yếu ớt. Mặt khác dù công nghệ lạc hậu, nhưng vẫn chưa khai thác hết công suất, tổng công ty sử dụng điện sử dụng 12,4% công suất, nhà máy đóng tàu chỉ sử dụng 50% công suất,…. Thứ ba, vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thiếu nghiêm trọng, nhưng việc sử dụng và quản lý lại kém hiệu quả, thêm vào đó tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau trong kinh doanh càng làm cho vốn thiếu trầm trọng hơn. Thứ tư, hệ thông pháp luật chính sách, cơ chế quản lý chưa đồng bộ, mặt khác tổ chức thực hiện chưa nghiêm nên hiệu lực còn thấp. Điều đáng quan tâm là mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước chưa được luật pháp của nhà nước quyết định rõ ràng, nên tính tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước không được đảm bảo. Những nguyên nhân trên đã gây nhiều trở ngại, khó khăn cho doanh nghiệp nhà nước trong việc thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. III. Giải pháp tăng cường nhân tố bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa 1. Về vai trò điều tiết 1.1.Kế hoạch: tiếp tục đổi mới kế hoạch hoá. Sau nhiều năm chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong thời gian tới cần tiếp tục đổi mới cớ chế quản lý kinh tế, đổi mới kế hoạch hoá nhằm mục tiêu loại bỏ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo mục tiêu trên, trong thời gian tới công tác kế hoạch hpá cần đổi mới theo hướng sau: Kết hợp chặt chẽ kế hoạch với thị trường, thị trường vừa là căn cứ vừa là đối tượng của kế hoạch. Trong đó, nhà nước điều tiết thị trường bằng kế hoạch hoá vĩ mô - kế hoạch hoá gián tiếp thông qua hệ thống chỉ tiêu cân đối định hướng, trên cơ sở vận dụng đồng bộ và có hiệu quả các công cụ pháp luật, cơ chế chính sách, các công cụ đòn bẩy kinh tế và bằng các nguồn lực của khuvực kinh tế nhà nước. Còn thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phương án tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả thông qua kế hoạch hoá vi mô. Kế hoạch nhà nước chủ yếu mang tính định hướng ( trừ một số chỉ tiêu đối với quốc phòng an ninh), từ đó tiếp tục xoá bỏ hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh, hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống chỉ tiêu cân đối mang tính định hướng. Các nhu cầu của nhà nước sẽ được thực hiện chủ yếu bằng các đơn đặt hàng thông qua đấu thầu giữa nhà nước và các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế. Thực hiện kế hoạch hóa hai cấp: Cấp nhà nước gắn với kế hoạch hoá vĩ mô và cấp cơ sở - các đơn vị sản xuất kinh doanh - gắn với kế hoạch hoá vi mô. Khắc phục hiện tượng xem nhẹ công cụ kế hoạch hoá, tiếp tục cải tiến hệ thông bộ máy làm kế hoạch, nâng cao năng lực nhân thức và vận dụng các quy luật khách quan, nhất là các quy luật của kinh tế thị trường và năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ làm kế hoạch trên cả hai cấp quản lý vĩ mô và quản lý vi mô. Nhằm thực hiện đồng thời ba nhiệm vụ: Phát triển, ổn định hiệu quả cao; xây dựng về cơ bản cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; tạo thế và lực để chủ động hội nhập kinh tế thế giới thắng lợi. 1.2. Pháp luật Pháp luật nước ta trong nền kinh tế thị trường vốn đã tương đối đầy đủ nhưng chúng ta vẫn cần điều chỉnh, nâng cao hiệu lực pháp luật nhà nước phù hợp kinh tế thị trường. Tiếp tục đổi mới, bổ sung vào đồng bộ hoá hệ thống pháp luật kinh tế, tăng cường kỉ luật, kỉ cương trong việc chấp hành các chính sách, chế độ của nhà nước, các ngành các cấp không được tự ý thay đổi khi chưa có sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền. Tiếp tục đổi mới và bổ sung các luật thuế. Kiện toàn hệ thống thu thuế, chống thất thu và làm phát, chông mọi biểu hiện tiêu cực trong công tác thuế. Tăng cường thanh tra tài chính, kiểm soát việc chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê. 1.3. Đội ngũ nhà nước Nhà nước cần có chính sách đồng bộ phù hợp. Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đảng viên trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ theo điều lệ Đảng quy định. Cần đặc biệt nhấn mạnh một số diểu để phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới: quyết chí vươn lên làm giàu chính đáng không cam chịu đói nghèo lạc hậu; không ngừng học tập nắm bắt kịp thời các tiến bộ kĩ thuật, phấn đấu vì mục tiêu nâng cao dân sinh, dân trí; bản thân và gia định gương mẫu chấp hành pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. 2. Về lực lượng kinh tế nhà nước Để phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, xuất phát từ thực trạng và vai trò kinh tế nhà nước, những thuận lợi, động thời cũng là những thách thức cho nhiều quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, khu vực kinh tế nhà nước phải đạt được sự tăng trưởng không chỉ nhanh về tốc độ mà còn phải đảm bảo về chất lượng để có thể đối trọng với các tổ chức kinh tế nước ngoài trong quá trình cạnh tranh. Do vậy, để xây dựng một chiến lược phát triển kinh tế nhà nước đáp ứng được yêu cầu mới, cần tập trung giải quyết những vấn đề sau: Một là, xác định rõ ngành, lĩnh vực then chốt mũi nhọt, vùng trọng điểm theo tiêu thức hợp lý để xây dựng và phát triển doanh nghiệp nhà nước theo một cơ cấu hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, tránh tràn lan, dàn đều. Do đó chỉ nên phát triển những doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn là chính, đồng thời phải có trình độ công nghệ, phương pháp, phương tiện hiện đại. Để xác định ngành then chốt, mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm, chúng ta có thể dựa vào các tiêu thức chủ yếu sau: những ngành, vùng kinh tế có tác dụng đẩy nhanh sự tiến bộ khoa học, công nghệ đảm bảo an ninh quốc phòng, đạt hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội cao đem lại GDP và tích luỹ lớn, có tỷ trọng chi phối nền kinh tế quốc dân, đảm bảo cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của đất nước; những ngành, vùng công ăn việc làm để tăng thu nhập cho nhân dân, có tác dụng thúc đẩy lôi cuốn, tạo điều kiện thúc đẩy các ngành, vùng khác phát triển. Với những tiêu thức trên, có thể tập trung vào các ngành sau: các ngành kết cấu hạ tầng và công trình công cộng, quân sự, an ninh; các ngành than, chế tạo khí hoá chất, điện, sắt thép, xi măng, dầu khí, bưu chính viễn thông, hàng không để đảm bảo cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, các ngành đảm bảo nhu cầu một số mặt hàng thiết yếu của nhân dân như công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; các khâu quan trọng nhất trong các lĩnh vực, dịch vụ như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm các khâu thu mua, chế biến, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm thuỷ hải sản. Hai là, trên cơ sở xác định các ngành, lĩnh vực trọng điểm, then chốt, mũi nhọn của nền kinh tế, tiến hành phân loại doanh nghiệp nhà nước để chủ động đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước theo hướng: đối với loại doanh nghiệp nhà nước kinh doanh vì lợi nhuận mà ở những ngành then chốt, mũi nhọn thì nhà nước cần tiếp tục đầu tư phát triển và giữ lấy vị trí độc quyền, không tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở lĩnh vực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp tăng cường nhân tố bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa.DOC
Tài liệu liên quan