Tiểu luận Giải pháp thúc đẩy phát triển xuất khẩu hàng tiêu dùng từ Việt Nam sang Campuchia

Mục lục

Lời mở đầu 1

Nội dung

I. Nhìn nhận chung về xuất nhập khẩu 2

1. Chức năng và vai trò của xuất nhập khẩu nói riêng, kinh tế đối ngoại nói chung 2

2. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam 2

II. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia từ 1995 đến nay 3

1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia trong những năm gần đây 3

2. Những kết quả đạt được về xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia 4

2.1. Việt Nam đang dần chiếm lĩnh thị trường Campuchia về hàng

tiêu dùng 4

2.2. Lấy Campuchia làm bước đệm thâm nhập vào thị trường khác 5

2.3. Đời sống kinh tế của dân cư khu vực cửa khẩu ngày càng được nâng lên 5

2.4. Quan hệ kinh tế xã hội giữa dân cư vùng biên 2 nước được ổn định, góp phần cải thiện quan hệ đối ngoại và nâng cao vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập 6.

3. Một số hạn chế trong xuất khẩu sang Campuchia của Việt Nam 6

3.1. Việc quảng bá sản phẩm Việt Nam tại thị trường Campuchia còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc 6

3.2. Công tác tổ chức quản lý khu vực cửa khẩu còn nhiều bất cập 6

3.3. Phát triển dịch vụ tại các cửa khẩu còn yếu kém 6

3.4. Chất lượng nguồn nhân lực tại khu kinh tế thương mại chưa đáp ứng được yêu cầu và thiếu hụt cán bộ quản lý có trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu công việc 6

3.5. Cơ chế chính sách đối với hoạt động trao đổi hàng hoá còn nhiều vướng mắc 6

3.6. Cơ sở hạ tầng quá thấp kém 7

III. Giải pháp thúc đẩy phát triển xuất khẩu hàng tiêu dùng từ Việt Nam sang Campuchia 7

Kết luận 10

 

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giải pháp thúc đẩy phát triển xuất khẩu hàng tiêu dùng từ Việt Nam sang Campuchia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời mở đầu 1 Nội dung I. Nhìn nhận chung về xuất nhập khẩu 2 1. Chức năng và vai trò của xuất nhập khẩu nói riêng, kinh tế đối ngoại nói chung 2 2. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam 2 II. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia từ 1995 đến nay 3 1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia trong những năm gần đây 3 2. Những kết quả đạt được về xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia 4 2.1. Việt Nam đang dần chiếm lĩnh thị trường Campuchia về hàng tiêu dùng 4 2.2. Lấy Campuchia làm bước đệm thâm nhập vào thị trường khác 5 2.3. Đời sống kinh tế của dân cư khu vực cửa khẩu ngày càng được nâng lên 5 2.4. Quan hệ kinh tế xã hội giữa dân cư vùng biên 2 nước được ổn định, góp phần cải thiện quan hệ đối ngoại và nâng cao vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập 6. 3. Một số hạn chế trong xuất khẩu sang Campuchia của Việt Nam 6 3.1. Việc quảng bá sản phẩm Việt Nam tại thị trường Campuchia còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc 6 3.2. Công tác tổ chức quản lý khu vực cửa khẩu còn nhiều bất cập 6 3.3. Phát triển dịch vụ tại các cửa khẩu còn yếu kém 6 3.4. Chất lượng nguồn nhân lực tại khu kinh tế thương mại chưa đáp ứng được yêu cầu và thiếu hụt cán bộ quản lý có trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu công việc 6 3.5. Cơ chế chính sách đối với hoạt động trao đổi hàng hoá còn nhiều vướng mắc 6 3.6. Cơ sở hạ tầng quá thấp kém 7 III. Giải pháp thúc đẩy phát triển xuất khẩu hàng tiêu dùng từ Việt Nam sang Campuchia 7 Kết luận 10 Lời mở đầu Việt Nam – Lào- Campuchia, 3 nước Đông Dương đã có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau từ lâu không phải chỉ về chính trị, văn hoá, xã hội mà còn cả về kinh tế. Với vị trí địa lý ngay sát cạnh nhau rất thuận lợi cho việc thông thương buôn bán kinh doanh giữa 3 nước ngày càng làm cho nền kinh tế khu vực Đông Dương được cải thiện, phát triển tiến tới khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm cần bàn luận thêm về quan hệ ngoại thương giữa các nước trong khu vực này. Trong phạm vi bài viết tôi sẽ đi sâu vào phân tích tình hình xuất khẩu hàng tiêu dùng của Việt Nam sang Campuchia trong những năm gần đây và xin đưa ra một vài giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển xuất khẩu hàng tiêu dùng của Việt Nam sang Campuchia. Nội Dung I. Nhìn nhận chung về xuất nhập khẩu. 1. Chức năng và vai trò của xuất nhập khẩu nói riêng, kinh tế đối ngoại nói chung hiện nay ở nước ta là tạo điều kiện đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường, cân đối nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện xây dựng những ngành then chốt, thúc đẩy tăng trưởng, xây dung cơ cấu kinh tế hợp lý, tiên tiến, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân, sử dụng hợp lý các tài nguyên, tăng thu ngoai tệ, tạo việc làm nâng cao đời sống của nhân dân. 2. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Trong các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu thì thị trường xuất khẩu là yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu. Với phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên Thế Giới. Cụ thể số nước và vùng lãnh thổ có quan hệ buôn bán với Việt Nam đã lên tới 221, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang 219 và nhập khẩu từ 151 nước và vùng lãnh thổ. - Trong số các châu lục, châu á vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm tới 47,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Bởi lẽ đây là thị trường giàu tiềm năng, dân số đông nhất, lại có nhiều nét tương đồng về thị hiếu, nhu cầu, chất lượng chủng loại, mẫu mã. - Châu lục nhập khẩu hàng hoá lớn thứ 2 của Việt Nam là châu Mỹ. Nếu năm 2000 tỷ trọng của châu lục này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 6,6%, năm 2001 là 8,9% thì đến năm 2002 đã vượt lên 16,3% và năm 2003 chiếm tới 22,8%. Cùng với đó, thị trường châu Mỹ từ vị trí thứ 4 năm 2000 (sau châu á, châu Âu, châu Đại Dương) nay đã đứng ở vị trí thứ 2 trong số các thị trường xuất khẩu của Việt Nam. - Châu Âu cũng là 1 thị trường lớn, chiếm tới 21,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, trong đó EU là thị trường lớn nhất (chiếm tỷ trọng 15%) còn Đông Âu là thị trường truyền thống thì tỷ trọng còn rất nhỏ. - Châu Phi là thị trường rộng lớn, nhất là đối với hàng nông sản và các loại hàng chưa đòi hỏi cao về chất lượng, tuy nhiên quy mô xuất khẩu vào thị trường này còn nhỏ bé. Cần coi đây là thị trường tiềm năng và khuyến khích đầu tư xuất khẩu vào thị trường này. II. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia từ 1995 đến nay. 1, Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia trong những năm gần đây. Những năm qua tổng kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Campuchia liên tục tăng. Năm 1995 đạt 118,1 triệu USD 2000 đạt 170,2 triệu USD 2002 đạt 243,16 triệu USD riêng năm 2003 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Campuchia đạt 323 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất siêu 239 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Campuchia tăng bình quân 12, 25%/ năm, mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đa dạng và được ưa chuộng. Một số sản phẩm đạt kim ngạch khá lớn, cụ thể năm 2003 mỳ gói đạt hơn 14 triệu USD, sản phẩm nhựa đạt hơn 19 triệu USD, ngoài ra còn phải kể đến một số sản phẩm khác như bột giặt, sữa, gạo, hải sản, giầy dép… Tuy nhiên thì phần lớn hàng Việt Nam xuất sang Campuchia chủ yếu là qua con đường tiểu ngạch, trong khi đó số lượng hàng xuất qua con đường chính ngạch là rất ít, do mức thuế nhập khẩu vào Campuchia hiện nay đối với một số mặt hàng còn quá cao. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng không ít tới việc đẩy mạnh hàng Việt Nam vào thị trường này. Bên cạnh đó hàng Việt Nam còn phải cạnh tranh gay gắt với hàng của Trung Quốc, Thái Lan,… tràn vào thị trường Campuchia do có sự ưu đãi về thuế giữa các thành viên trong tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đặc biệt, những mặt hàng Việt Nam đang xuất khẩu mạnh sang thị trường này như mỳ gói, may mặc, giầy dép… thì các nước như Thái Lan, Trung Quốc cũng đang có thị phần khá lớn tại đây. Một điểm nữa là hiện nay đang có khoảng gần 20 doanh nghiệp của Việt Nam có kế hoạch làm ăn lâu dài tại thị trường này thông qua việc mở văn phòng đại diện, nhà xưởng… Đặc biệt hàng Việt Nam sẽ không chỉ dừng lại tại thị trường Campuchia mà đang có chiều hướng lấn sang các thị trường lân cận khác. 2, Những kết quả đạt được về xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia. 2.1. V iệt Nam đang dần chiếm lĩnh thị trường Campuchia về hàng tiêu dùng. Việt Nam bước đầu tận dụng được lợi thế gần, hàng hoá xuất khẩu phù hợp và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân nước bạn. Một số sản phẩm như mỳ ăn liền, hải sản, rau quả, lạc nhân, gạo, dây và cáp điện, hoá mỹ phẩm, vật liệu xây dựng, đồ gỗ nội thất, thuốc tân dược, sản phẩm sữa… đặc biệt là sản phẩm nhựa Việt Nam có thế mạnh cạnh tranh hơn hẳn hàng Thái Lan và Trung Quốc. Các mặt hàng vật dụng gia đình bằng nhựa và mỳ ăn liền không chỉ xâm nhập mạnh mà còn đánh bạt các hàng hoá khác của Thái Lan. Một thực tế là hàng “Made in Viet Nam” được bày bán ngay tại đại lộ Monivong của Thủ đô Phnom Pênh: từ bột giặc Tico, bánh kẹo Biên hoà, sữa Vinamilk đến bánh kẹo Kinh Đô, quần áo Việt Tiến, quạt điện Asia… Trên đại lộ Monivong còn có siêu thị Vina Super Store là nơi bán và cung cấp hàng Việt Nam lớn nhất tại Campuchia. Một nhân viên ở đây cho biết “ Các mặt hàng bán chạy nhất ở đây là nước tương, bột giặt, sữa… và đặc biệt là mỳ gói của Việt Nam rất được người Campuchia ưa chuộng”. Không chỉ tại thủ đô Phnôm Pênh, tại thành phố Siem Reap nằm gần sát với biên giới Thái Lan hàng Việt Nam cũng có mặt. Nhân viên siêu thị mini Angkor Market cho biết bán chạy nhất là các loại chuối, mứt sấy khô của Vinamit, bột giặt, mỳ gói… nói chung hàng Việt Nam có chất lượng khá tốt, giá lại thấp hơn hàng Thái Lan cùng loại từ 5-10%; chỉ tiếc là hệ thống phân phối chưa vươn được nhiều xuống vùng này. Chính sự chiếm lĩnh thị trường Campuchia của hàng hoá Việt Nam, với tốc độ chóng mặt như vậy đã khiến nhiều chuyên gia về thị trường dự báo hàng Việt Nam sẽ có khả năng tiếp tục lấn lướt thị phần tại Campuchialên đến 50% vào năm 2005. Và hàng Việt Nam sẽ không chỉ dừng lại tại thị trường Campuchia mà đang có chiều hướng lấn sang các thị trường lân cận. Lấy Campuchia làm bước đệm thâm nhập vào thị trường khác. Đúng vậy, Việt Nam cần tận dụng lợi thế thành viên WTO của Campuchia để xuất khẩu hàng hoá qua các nước khác, làm thị trường này trở thành thị trường trung gian, để rồi sau đó thâm nhập vào thị trường thế giới. Tại buổi tiếp xúc gặp gỡ với một số doanh nghiệp của Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh mới đây, ông ChengSaroeun- Tổng cục trưởng Tổng cục xúc tiến Thương mại (Bộ Thương mại) Campuchia- cho biết 1 năm trở lại đây rất nhiều mặt hàng của Việt Nam như: thực phẩm, quần áo …. từ thị trường Campuchia qua con đường tiểu ngạch đã tăng mạnh. Điều này cho thấy hàng Việt Nam hoàn toàn có khả năng cạnh tranh tại thị trường nhiều nước trong khu vực, và tương lai là thị trường thế giới. 2.3. Đời sống kinh tế của dân cư khu vực cửa khẩu ngày càng được nâng lên. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam- Campuchia đã góp phần tăng nhanh tốc độ tăng GDP của tỉnh có hoạt động trao đổi hàng hoá và phát triển dịch vụ qua đường biên giới giữa 2 nước, cộng với đó là giải phóng nội lực. Cũng từ các khu vực kinh tế cửa khẩu mà nhiều hàng hoá như nông sản, lâm sản và các sản phẩm làng nghề được xuất khẩu mạnh. Từ đó đem lại hiệu quả không nhỏ cho dân cư vùng biên của cả 2 nước. Sự phát triển khu vực kinh tế cửa khẩu đã thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, văn hoá, giáo dục và đời sống của người dân tại khu vực cửa khẩu và các vùng lân cận được nâng lên đáng kể. Và đây cũng là nơi hội tụ và thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư. 2.4. Quan hệ kinh tế xã hội giữa dân cư vùng biên 2 nước được ổn định, góp phần cải thiện quan hệ đối ngoại và nâng cao vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập. 3, Một số hạn chế trong xuất khẩu sang Campuchia của Việt Nam. 3.1, Việc quảng bá sản phẩm Việt Nam tại thị trường Campuchia còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu mới chỉ tập trung vào việc tổ chức các hội chợ quảng bá tại Phnôm Pênh mà quên đi 1 kênh quảng bá hết sức hiệu quả là truyền hình và báo chí. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng khắc phục sự thiếu hụt này. 3.2, Công tác tổ chức quản lý khu vực cửa khẩu còn nhiều bất cập. Những hạn chế này thể hiện ở sự điều hành thống nhất chung chưa chặt chẽ và chủ động, cơ chế điều hành vĩ mô về xuất khẩu của ta còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt và chưa có đối sách thích hợp với những thay đổi của thị trường của xã hội trên địa bàn. 3.3, Phát triển dịch vụ tại các cửa khẩu còn yếu kém. Các hoạt động dịch vụ tại đây còn kém phát triển và hầu như rất sơ khai, chủ yếu là hình thành tự phát, manh múng thiếu quy hoạch, và chưa có chiến lược phát triển ngắn hạn cũng như dài hạn. 3.4, Chất lượng nguồn nhân lực tại khu kinh tế thương mại chưa đáp ứng được yêu cầu và thiếu hụt cán bộ quản lý có trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu công việc. 3.5, Cơ chế chính sách đối với hoạt động trao đổi hàng hoá còn nhiều vướng mắc. Vấn đề bức xúc nhất hiện nay là chính sách thuế xuất nhập khẩu và thuế suất của Campuchia chưa rõ ràng và còn khá cao, chưa thu hút đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Giao dịch giữa 2 nước chủ yếu qua con đường tiểu ngạch và thanh toán bằng tiền mặt. Việc mở L/C và thanh toán theo thẻ tín dụng thường gặp khó khăn. Chính sách xuất nhập khẩu còn chồng chéo thiếu rõ ràng gây không ít khó khăn và kẽ hở trong việc thu lệ phí, tạo điều kiện cho hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại phát triển. Hoạt động xúc tiến thương mại chưa đáp ứng được yêu cầu, phần lớn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chưa biết khai thác thông tin, thiếu tính toán thiết thực trong việc tiếp nhận thông tin. 3.6, Cơ sở hạ tầng quá thấp kém. Vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ qua biên giới rất khó khăn do nhiều tuyến đường bộ từ cửa khẩu vào nội địa Campuchia quá kém, ví như tuyến đường XàXía đi Cam pốt đang xuống cấp nghiêm trọng, xe tải không đi được. Từ những khó khăn trong công tác vận chuyển như vậy đã làm cho phí vận chuyển tăng lên dẫn đến giá thành sản phẩm quá cao. Hàng Việt Nam qua Campuchia còn phải qua quá nhiều đầu mối trung gian làm cho giá thành tăng … vì chưa có nhiều tổng đại lý hay xưởng đóng gói, sản phẩm tại đây… III, Giải pháp thúc đẩy phát triển xuất khẩu hàng tiêu dùng từ Việt Nam sang Campuchia 1, Để có thể đưa hàng hoá vào thị trường này, Việt Nam cần thông qua các buổi hội thảo toạ đàm bên lề của các kỳ tổ chức hội chợ triển lãm hàng hoá, quảng bá sản phẩm Việt Nam trên mọi phương tiện thông tin đại chúng ngay trên đất bạn, nhằm mở ra cơ hội tìm kiếm đối tác làm ăn lâu dài cho các doanh nghiệp Việt Nam đặt nền móng cho hàng Việt Nam được ổn định, lâu dài. 2, Cần mở thêm nhiều lớp giảng dạy về nghiệp vụ xuất nhập khẩu tại khu kinh tế thương mại. Tạo điều kiện hỗ trợ cho cán bộ học tập, nâng cao trình độ quản lý, bồi dưỡng nghịêp vụ 3, Nhà nước cần chủ trương phát triển hệ thống hợp tác xã thương mại- dịch vụ nhằm tạo nên “chân rết” cho phân phối, cung cấp hàng hoá. Hình thành mạng lưới đại lý để cung ứng vật tư đầu vào cho sản xuất, đại lý bán hàng tiêu dùng phục vụ nhân dân. Đồng thời các hợp tác xã thương mại dịch vụ cũng được thực hiện các dịch vụ cho các hộ nông dân như nghiên cứu thị trường, các dịch vụ vận chuyển, tín dụng. Hệ thống hợp tác xã thương mại dịch vụ sẽ góp phần hình thành mối liên hệ, liên kết giữa thị trường đô thị và nông thông miền núi, tạo điều kiện cùng nhau hỗ trợ phát triển, giảm dần sự chênh lệch về đời sống vật chất, văn hoá tinh thần giữa các khu vực dân cư. 4, Nhà nước cần chú trọng phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế trong hoạt động ngoại thương với Campuchia, cụ thể thành phần thương nghiệp quốc doanh phải được tổ chức thành công ty có sức mạnh về cơ sỏ vật chất kỹ thuật cả về chất và lượng hàng hoá cũng như vốn kinh doanh đủ sức chi phối thị trường, khai thác có hiệu quả lợi thế về thương mại. Các công ty này có thể là doanh nghịêp 100% vốn nhà nước hoặc có thể là công ty cổ phần với sự tham gia của các doanh nghịêp nhà nước và các thành phần kinh tế khác. Nhiệm vụ của các tổ chức này là tạo nguồn hàng và thị trường xuất khẩu tổ chức xuất khẩu và hình thành kênh phân phối thích hợp 5, Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng. Xây dựng, sữa chữa đường xá. Mở thêm nhiều tuyến đường thông thương giữa 2 nước, kể cả đường bộ và đường thuỷ. 6, Là thành viên của WTO, Campuchia hiện được nhiều nước áp dụng quy chế ưu đãi về thuế hơn so với Việt Nam, nền sản xuất hàng hoá tại Campuchia xuất đi các nước thuế sẽ thấp hơn so với hàng đi từ Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam nên thành lập các xưởng sản xuất, xưởng đóng gói sản phẩm, các tổng đại lý… ở ngay trên đất Campuchia sẽ giảm được nhiều chi phí vận chuyển. Hơn nữa xuất hàng vào thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… thì được hưởng cả quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và quy chế tối huệ quốc (MFN). Với GSP, hàng từ Campuchia xuất vào các thị trường nói trên bị đánh thuế rất thấp chỉ từ 0- 5%. Điều này sẽ làm cho giá thành của hàng hoá “made in Vietnam” được giảm đi rất nhiều, từ đó nâng cao được sức cạnh tranh đối với hàng hoá của những nước khác. 7, Cần củng cố và tăng cường quan hệ thương mại kinh tế cấp nhà nước giữa 2 bên. Theo đó, thường xuyên có sự trao đổi, hợp tác trên mọi lĩnh vực và đặc biệt là trong thương mại. Về tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, biên phòng cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý với nước bạn tạo điều kiện thông thoáng và có lợi nhất cho doanh nghiệp trao đổi buôn bán qua lại biên giới 2 nước. Ví như sớm ký kết hiệp định thanh toán giữa 2 nước, thiết lập các tổ chức tín dụng trung gian thay mặt chủ thể nhận hàng để thanh toán cho các bên cung cấp, thành lập các ban hợp tác liên chính phủ giữa 2 nước, qua đây thiết lập cơ chế trao đổi định kỳ giữa 2 Bộ Thương mại để giải quyết những vướng mắc, cũng như bàn biện pháp thúc đẩy quan hệ thương mại song phương, cải tiến thủ tục hải quan và xuất nhập cảnh qua lại biên giới để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp 2 nước tăng cường buôn bán. Cũng cần nghiên cứu làm sao để có thể cho phép doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Campuchia được hưởng hoàn thuế VAT, hoặc áp dụng cho vay ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sang Campuchia nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường này. Kết luận Trên đây là đôi nét về thị trường Campuchia, một thị trường giàu tiềm năng. Với vị trí địa lý ngay sát Việt Nam cộng với đó là những mối quan hệ lâu đời giữa 2 dân tộc, tôi nghĩ rằng sẽ rất là thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sản xuất, xuất khẩu vào thị trường này. Chúng ta, những doanh nhân tương lai cần phải nắm bắt lấy những cơ hội đang rộng mở và cùng nhau đưa ra những phương hướng khắc phục những điểm còn yếu kém. Từ đó đưa hàng Việt Nam trở thành độc tôn trên thị trường này, và dần dần sẽ là thị trường toàn Thế Giới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28334.doc
Tài liệu liên quan