Ở thời kỳ đế quốc chủ nghĩa các cuộc đấu tranh giải phóng thuộcđịa chống chủ nghĩa đế quốc mang tính cách mạng theo hai xu hướng: cách mạng tư sản và cách mạng vô sản. Song xu hướng cách mạng tư sản ngày càng bịđiều kiện lịch sử hạn chế, xu hướng cách mạng vô sản phù hợp với sự phát triển lịch sử ngày càng có sức mạnh và tương lai rực rỡ hơn bởi vì: Giai cấp tư sảnở các nước thuộcđịa ra đờitừ nền kinh tế thực dân đế quốc, cũng là sản phẩm của sự xâm lược thuộcđịa của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Họ có mâu thuẫn với tư sản nước ngoài nhưng thống nhất với tư sản nước ngoài về phương thức bóc lột giai cấp vô sản. Giai cấp vô sản phương Đông thuộcđịa mới ra đời, nhưng đã có bạn đồng minh là giai cấp vô sản phương Tây lớn mạnhđãý thức được vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình. Theo đó, tinh thần đấu tranh của tư sản nước thuộcđịa chắc chắn không thể triệt để như giai cấp vô sản nên không thể trở thành lực lượng lãnhđạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh đổ đế quốc thực dân được.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 22022 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giải phóng dân tộc "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hong trào công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc. Cùng với đó chủ nghĩa Mác dần xâm nhập vào các nước thuộc địa, làm thức tỉnh ý thức dân tộc của người dân khiến cho phong trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ.
Về bối cảnh trong nước, qua hai cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công, cho vay nặng lãi, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá của chính quốc gây biến đổi sâu sắc về kinh tế, xã hội, giai cấp. Thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột kinh tế ở nông thôn vì vậy nước ta trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Xã hội Việt Nam lúc này song song tồn tại hai mâu thuẫn, mâu thuẫn thứ nhất là mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến vẫn tiếp tục diễn ra và mâu thuẫn mới hình thành là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản dân tộc và một bộ phận giai cấp phong kiến địa chủ mâu thuẫn gay gắt với bọn cướp nước và bán nước, từ đó đặt ra yêu cầu cấp bách cần giải quyết trước hết là mâu thuẫn chủ yếu giữa dân tộc Việt Nam với thực dân đế quốc cùng bè lũ tay sai của chúng.Song, trước khi Đảng Cộng sản ra đời thì các tổ chức yêu nước và cách mạng chưa nhận thức được mâu thuẫn chủ yếu này.
Nhân dân ta không ngừng đứng lên kháng chiến nhưng tất cả đều bị dìm trong máu lửa do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nguyên nhân lớn nhất là nhận thức sai mâu thuẫn và khủng hoảng đường lối cứu nước.
Vượt qua sự hạn chế về mặt tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà cách mạng theo xu hướng tư sản đương thời, NguyễnÁi Quốc đã đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản. Năm 1959, trong bài Con đường giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay, Người đã viết: “ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Vậy, cách mạng vô sản là gì? tại sao con đường cách mạng vô sản là duy nhấtđúng? xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nào mà Ngườiđã lựa chọn con đường đó làm con đường dẫn tới độc lập, hoà bình, ấm no, hạnh phúc của nhân dân ta? Và nhân dân ta đã vận dụng tư tưởng này làm cơ sở cho quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản như thế nào?
B-Giải quyết vấn đề:
I-Phân tích luận điểm:
1)Về cách mạng vô sản:
Trước hết, theo định nghĩa thì cách mạng vô sản là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa, trong cuộc cách mạngđó, giai cấp công nhân là giai cấp lãnhđạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Nếu như các cuộc cách mạng trướcđó kết thúc bằng việc giành chính quyền thì đối với cách mạng vô sản, việc giành chính quyềnmới chỉ là bước đầu cho quá trình biến đổi cách mạng toàn bộ đời sống xã hội. Cách mạng vô sản phải bao gồmcả hai thời kỳ: cách mạng về chính trị với nội dung chính là thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản và tiếp theo là thời kỳ giai cấp công nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình để cải tạo xã hội cũ về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng v.v..., xây dựng xã hội mới về mọi mặt nhằm thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Mục tiêu của cách mạng vô sản là giải phóng xã hội, giải phóng con người. Mục tiêu giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng là giai cấp công nhân phảiđoàn kết với những người lao động khác thực hiện lật đổ chính quyền của giai cấp thống trị, áp bức, bóc lột. Mục tiêu giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạnglà giai cấp công nhân phải tập hợp các tầng lớp nhân dân lao động vào công cuộc tổ chức một xã hội mới về mọi mặt, thực hiện xoá bỏ tình trạng người bóc lột người để không còn tình trạng dân tộc nàyáp bức, bóc lột dân tộc khác.
Cách mạng vô sản được lãnhđạo bởi giai cấp công nhân bởi giai cấp công nhân là sản phẩm của nền công nghiệp hiệnđại, là lực lượngđại biểu cho sự phát triển của lực lượng sản xuất tiến bộ, cho xu hướng phát triển của phương thức sản xuất tương lai; do vậy, về mặt khách quan nó là giai cấp có sứ mệnh lịch sử lãnhđạo nhân dân lao động đấu tranh xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ mọi chế độáp bức bóc lột và xây dựng xã hội mới-xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Trong chương IV củaTuyên ngôn Đảng Cộng sản, C.Mácđã chỉ rõ:”Trong tất cả các giai cấp hiệnđang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển củađại công nghiệp; giai cấp vô sản, trái lại, là sản phẩm của bản thân nềnđại công nghiệp...” Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng, có tinh thần cách mạng triệt để nhất, cóý thức tổ chức kỷ luật cao và có bản chát quốc tế. Do đó,sứ mệnhđánh đổ giai cấp tư sản được giao vào tay vô sản làđiều không cần bàn cãi.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân do địa vị kinh tế-xã hội của giai cấp này quy định nhưng đẻ biến khả năng khách quan đó thành hiện thực thì phải thông qua nhân tố chủ quan của giai cấp công nhân mà trong những nhân tố chủ quan đó thì việc thành lậpĐảng Cộng sản là vô cùng quan trọng. MộtĐảng trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, của dân tộc, vững mạnh về chính trị,tư tưởng và tổ chức là nhân tố giữ vai trò quyếtđịnh nhấtđảm bảocho giai cấp công nhân hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình.Đảng Cộng sản là tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợiích và trí tuệ của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động, sự lãnhđạo củaĐảng cũng là sự lãnhđạo của toàn thể giai cấp công nhân. Đảng Cộng sản có lợiích cơ bản thống nhất với lợiích của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động, vì thếĐảng có thể thực hiện giác ngộ quần chúng nhân dân, đưa họ tham gia các phong trào cách mạng.Đảng Cộng sản là bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân và cả dân tộc.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa muốn giành được thắng lợi, giai cấp công nhân phải thực hiện đượcsự liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác nhằm tạo nên khốiđạiđoàn kết của lực lượng cách mạng, trong đó nòng cốt là liên minh công-nông. Sự liên minh về mặt chính trị trở thành cơ sở vững chắc cho Nhà nước xã hội chủ nghĩa, tạo thành nòng cốt trong mặt trận dân tộc thống nhất, thực hiện khối liên minh rộng rãi với các tầng lớp lao động khác. Sự liên minh về mặt kinh tếtrở thành một động lực to lớn để thúcđẩy xã hội phát triển nhất là trong thời kỳ tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngoài ra liên minh liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân cùng các tầng lớp lao động khác còn bao gồm cả nội dung văn hoá, xã hội.
2) Về cách mạng giải phóng dân tộc:
Cách mạng giải phóng dân tộc là cuộc cách mạng nhằm lật đổách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc và thiết lập chính quyền của nhân dân.
*Vậy, cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản không phải là hai khái niệm đồng nhất. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh của đất nước ta công cuộc giải phóng dân tộc lại gắn liền với cách mạng vô sản. Sau đây là một vài phân tích để chỉ ra sự gắn kết tất yếu của cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sảnở Việt Nam.
3) Mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản:
Chủ nghĩa Mác chỉ cho các dân tộc bịáp bức thấy rằng, thờiđại đế quốc chủ nghĩa “ tất nhiên cũng phải lại sản sinh ra và nuôi dưỡng cái chính trị đấu tranh chốngáp bức dân tộc và cái chính trị đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản; bởi vậy, thời kỳấyắt phải làm cho: một là, những cuộc khởi nghĩa và những cuộc chiến tranh dân tộc cách mạng, hai là những cuộc chiến tranh và những cuộcnổi dậy của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản, ba là, sự kết hợp giữa hai hình thức chiến tranh cách mạngđó, trở nên có khả năng xảy ra và không tránh khỏi.”
C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã “nhìn thấy rằng đằng sau những cuộc xung đột chính trịmang tính chất dân tộc, đằng sau khát vọng của các dân tộc muốn thống nhất dân tộc, đằng sau những cuộc chiến tranh giữa các quốc gia dân tộc, giữa một bên là các quốc gia này và một bên là các dân tộc bị nô dịch, là cuộc đấu tranh của các giai cấp- giai cấp vô sản, giai cấp tư sản, bọn quý tộc ruộng đất, các tầng lớp xã hội khác./Như vậy, C.Mác và Ph.Ăng-ghen coi cách mạng xã hội chủ nghĩa làđiều kiện để giải quyết vấn đề dân tộc”(Phong trào công nhân quốc tế-Những vấn đề lịch sử và lý luận. Tập 1. tr 989-990 ).
Lênin cũng chỉ ra rằng:” mâu thuẫn cơ bản nhất của chủ nghĩa đế quốc là đấu tranh giữa tư sản và vô sảnđã đến thời kỳ hiện thực cách mạng. Mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộcđịa gắn liền với mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản cũng mang tính thời sự nóng bỏng của sự nghiệp cách mạng giải phóng.”(Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. NXB Lao động. tr 35).
Qua đây có thể thấy vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong thờiđại chủ nghĩa đế quốc, giải phóng dân tộc là một quy luật khách quan; mục tiêu giải phóng dân tộc và mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng con người có mối quan hệ khăng khít. Chỉ có xoá bỏ tận gốc tình trạngáp bức, bóc lột; thiết lập một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, mớiđảm bảo cho người lao động có quyền làm chủ, mới thực hiện được sụ phát triển hài hoà giữa cá nhân và xã hội, giữa độc lập dân tộc với tự do, hạnh phúc của con người. Do đó, sau khi giành độc lập, phải tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh, mọi người được sung sướng, tự do.
*Vậy, tại sao trong hoàn cảnh Việt Nam, cách mạng vô sản là “con đường duy nhấtđúng “để cứu nước và giải phóng dân tộc? Để phân tích quan điểm này trước tiên chúng ta cần tìm hiểu tận gốc nguyên nhân vì sao và con đường nàođã dẫn Hồ Chủ tịchđi tới kết luận trên.
4)Hành trình dẫn tới lý tưởng của chủ nghĩa xã hội, tinh thần vô sản và việc tìm ra con đường cứu nước của Hồ Chí Minh:
Quan điểm gắn cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản của Hồ Chí Minh không phải được hình thành trong một sớm một chiều mà nó phải trải qua không ít quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, giác ngộ và đấu tranh. Hành trình tìm con đường cứu nước của Hồ Chủ tịch có thể được vắn tắt, côđọng qua các sự kiện nổi bật sau đây:
-Ngay từ khi mới 15 tuổi, Ngườiđã theo cha tới gặp các sĩ phu yêu nướcở Thái Bình. Qua việc xem xét các xu hướng, các ngả đường cứu nước của cha anh, Người “khâm phục các cụ...nhưng không hoàn toàn tán thành cách của một người nào”(Trần Dân Tiên. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, NXB Chính trị Quốc gia.H 1995. Tr12). Cách làm của cụ Phan Bội Châu và cụ Phan Chu Trinh chẳng khác nào “đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau”, “xin giặc rủ lòng thương”; cách làm của Hoàng Hoa Thám còn “mang nặng cốt cách phong kiến”,...
-Người đặc biệt bị cuốn hút bởi ba từ Tự do-Bình đẳng-Bácái của nước Cộng hoà Pháp; bởi vậy mà vào ngày 5/6/1911, Ngườiđã rời bến cảng Nhà Rồng lên tàu sang Pháp.
- Người cũng lần lượtđi qua rất nhiều nước như Pháp, Mỹ, Anh,...và cuối cùngđưa ra kết luận: ởđâu bọn bóc lột, thực dân, đế quốc cũng tànác như nhau, tư tưởng Tự do-Bình đẳng-Bácái của Pháp thực ra chỉ là những từ ngữ nhằm che dấu bản chất xấu xa của nhà cầm quyền tư bản.
- Cuối năm 1917, dưới tácđộng của Cách mạng tháng Mười, chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh chuyển biếnđáng kể, hình thànhđịnh hướng mới cho con đường cứu nước, giải phóng dân tộcđó làđi theo ánh sáng của Cách mạng tháng Mười, theo Lênin, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
- Đầu năm 1919, Người gia nhậpĐảng Cộng sản Pháp.
Cuối tháng 7/1920, một người bạn Phápđãđưa cho Hồ Chí Minh bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộcđịa của Lênin mà trong đó 3 vấn đề quan trọng nhất là:
+ Lênin bóc trần lối đặt vấn đề một cách trừu tượng về hình thức của giai cấp tư sản về quyền bình đẳng trong đó bao gồm cả quyền bình đẳng dân tộc. Lênin đòi hỏi phải “phân biệt rõ nét những dân tộc bịáp bức phụ thuộc không được hưởngquyền bình đẳng, với những dân tộcđi áp bức, bóc lột được hưởng đầyđủ mọi quyền lợi”(V.I.Lênin toàn tập. NXB Tiến bộ, M.,1977, tập 41, tr198-199).
+ Lênin khẳngđịnh “điều quan trọng nhất trong chính sách của Quốc tế Cộng sảnvề vấn đề dân tộc và vấn đề thuộcđịa là phải làm cho vô sản và quần chúng lao động của tất cả các dân tộc và tất cả các nước gần gũi nau để tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng chung nhằm lật đổ bọnđịa chủ và giai cấp tư sản. Bởi vì chỉ có sự gần gũiấy mớiđảm bảo việc chiến thắng chủ nghĩa tư bản, nếu không có chiến thắng đó thì không thể thủ tiêu đượcácháp bức dân tộc và tình trạng bất bình đẳng.”
+ Nhiệm vụ quan trọng của cácĐảng Cộng sản là phảiủng hộ tích cực, trực tiếp phong trào đấu tranh ở các nước thuộcđịa. Đặc biệt Lênin đòi hỏi giai cấp vô sảnở các nước tư bảnđang thống trị các dân tộc lạc hậu, thuộcđịa phảiủng hộ tích cực nhất phong trào giải phóng của các dân tộcấy.
Luận cương của Lênin đã giảiđáp cho NguyễnÁi Quốc con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào, đápứng những tình cảm, suy nghĩ, hoài bão đượcấpủ bấy lâu nay ở Người. “Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộcđịa đến với Người như mộtánh sáng kỳ diệu nâng cao về chất tất cả những hiểu biết và tình cảm cách mạng mà Người hằng nung nấu”(Trường Chinh. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sự nghiệp vĩ đại, gương sáng đời đời. NXB Sự thật, Hà Nội, 1980, tr.11).
-Tháng 12/1920, Người biểu quyết tán thànhĐệ tam Quốc tế, tham gia thành lậpĐảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, đãđánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng NguyễnÁi Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản.
-Từ năm 1921 đến 1930, NguyễnÁi Quốc có những hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận hết sức phong phú, sôi nổi trên địa bàn nhiều quốc gia. Người viết nhiều bài báo tố cáo chủ nghĩa thực dân, đề cập đến mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng thuộcđịa và cách mạng vô sảnở chính quốc, khẳngđịnh cách mạng giải phóng dân tộc thuộcđịa là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.Nội dung tư tưởng căn bản về cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh bao gồm:
+ Khẳngđịnh bản chất của chủ nghĩa thực dân là “ăn cướp” và “giết người”. Vìvậy, chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộcđịa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.
+ Cách mạng giải phóng dân tộc trong thờiđại mới phảiđi theo con đường cách mạng vô sản và là một bộ phân của cách mạng vô sản thế giới. Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp công nhân.
+ Cách mạng giải phóng dân tộcở thuộcđịa và cách mạng vô sảnở chính quốc có mối quan hệ khăng khít với nhau, nhưng không phụ thuộc vào nhau. Cách mạng giải phóng dân tộc có thể bùng nổ và giành thắng lợi trước cách mạng vô sảnở chính quốc. Ởđây, Người muốn nhấn mạnh vai trò tích cực, chủ động của các dân tộc thuộcđịa trong cuộc đấu tranh giải phóng khỏiácháp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân.
+ Cách mạng dân tộc thuộcđịa trước hết là một cuộc “dân tộc cách mệnh”, đánhđuổi bọn ngoại xâm, giành độc lập, tự do.
+ Ở một nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lượngđông đảo nhất trong xã hội, bị đế quốc, phong kiến bóc lột nặng nề. Vì vậy, cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành được thắng lợi cần phải thu phục, lôi cuốn được nông dân đi theo, cần xây dựng khối công nông liên minh làm động lực cho cách mạng. Đồng thời, cần phải thu hút, tập hợp rộng rãi các giai cấp xã hội khác vào trận tuyến đấu tranh chung của dân tộc.
+ Cách mạng muốn thành công trước hết cần phải cóĐảng lãnhđạo. Đảng phải theo chủ nghĩa Mác-Lênin và phải có một đội ngũ cán bộ sẵn sàng hy sinh chiến đấu vì lý tưởng củaĐảng, vì lợiích và sự tồn vong của dân tộc, vì lý tưởng giải phóng giai cấp công nhân và nhân loại.
+ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân chứ không phải là việc của một vài người. Vì vậy, phải tập hợp, giác ngộ và từng bước tổ chức quần chúng đấu tranh tà thấp lên cao. Đây là quan điểm cơ bản đầu tiên của NguyễnÁi Quốc về nghệ thuât vận động quần chúng và tiến hành đấu tranh cách mạng.
5) Tại sao là cách mạng vô sản mà không phải cách mạng thiết lập chế độ tư sản?
Ở thời kỳ đế quốc chủ nghĩa các cuộc đấu tranh giải phóng thuộcđịa chống chủ nghĩa đế quốc mang tính cách mạng theo hai xu hướng: cách mạng tư sản và cách mạng vô sản. Song xu hướng cách mạng tư sản ngày càng bịđiều kiện lịch sử hạn chế, xu hướng cách mạng vô sản phù hợp với sự phát triển lịch sử ngày càng có sức mạnh và tương lai rực rỡ hơn bởi vì: Giai cấp tư sảnở các nước thuộcđịa ra đờitừ nền kinh tế thực dân đế quốc, cũng là sản phẩm của sự xâm lược thuộcđịa của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Họ có mâu thuẫn với tư sản nước ngoài nhưng thống nhất với tư sản nước ngoài về phương thức bóc lột giai cấp vô sản. Giai cấp vô sản phương Đông thuộcđịa mới ra đời, nhưng đã có bạn đồng minh là giai cấp vô sản phương Tây lớn mạnhđãý thức được vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình. Theo đó, tinh thần đấu tranh của tư sản nước thuộcđịa chắc chắn không thể triệt để như giai cấp vô sản nên không thể trở thành lực lượng lãnhđạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh đổ đế quốc thực dân được.
Trong tác phẩmĐường kách mệnh, Hồ Chí Minh đã tổng kết các nét chính trong lịch sử cách mạng Mỹ, Pháp và Nga, đồng thời rút ra bài học cho cách mạng Việt Nam:
+ Về cách mạng Mỹ: “Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai.
Ấy là vì cách mệnh Mỹ là cách mệnh tư bản, mà cách mệnh tư bản là chưa phải cách mệnh đến nơi.
Chúng ta đã hi sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay bọnít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc.”
+ Về cách mạng Pháp: “Tư bản nó dùng chữ Tự do, Bình đẳng, Đồng bào để lừa dân, xúi dân đánh đổ phong kiến. Khi dân đánh đổ phong kiến rồi, thì nó lại thay phong kiến màáp bức dân.
Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nóáp bức thuộcđịa. Cách mệnhđã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòngáp bức. Cáchmệnh An Nam nên nhớ nhữngđiềuấy.
Dân chúng công nông là gốc cách mệnh, tư bản là hoạt đầu, khi nó không lợi dụng được dân chúng nữa, thì nó phản cách mệnh.”
+ Về cách mạng Nga(1917): “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga làđã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mạng Nga đãđuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại ra sức cho công, nông các nước và dân bịáp bức các thuộcđịa làm cách mệnh để đập đổ tất cả các đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới.
Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải cóđảng vững bền, phải bền gan,phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin.”
Tất cả những luậnđiểm vàsự tổng kết thực tiễn trên đều cho thấy: Việt Nam không còn con đường giải phóng dân tộc nào khác ngoài tiến hành cách mạng vô sản.
II- Chứng minh luận điểm:
1)Trên cơ sở lý luận:
Những lập luận, dẫn chứngđưa ra trong khi phân tích phía trên đây cũngđã phần nào chứng minh cho tínhđúng đắn của luậnđiểm. Ngoài ra có thể lấy một vài ví dụ khác nữa về cơ sở lý luận của nhậnđịnh của Hồ Chủ tịch:
Trong các tác phẩm của mình, Lênin đã trình bày tư tưởng cho rằng nếu trước kia phong trào giải phóng dân tộc kết thúc với việc giai cấp tư sản lên nắm chính quyền, thìtrong thờiđại đế quốc chủ nghĩa những phong trào này được sự lãnhđạo của giai cấp vô sản đứng đầu là cácĐảng Cộng sản, khi gặp nhữngđiều kiện thuận lợi, có thể dẫn tới việc thành lập một chính quyền thực sự nhân dân. Trong trường hợp này, các nước thuộcđịa cũ, với những quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa vẫn còn tồn tại, có khả năng, với sự giúp đỡ của giai cấp vô sảnđã chiến thắngở các nước tiên tiến-thực hiện bước quá độ dầnchuyển lên chủ nghĩa xã hội, không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Tư tưởng này của Lênin đề cập một cách chính xáctới hoàn cảnh của nước ta, qua đây có thể thấy con đường thực hiện cách mạng vô sản, tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa là hoàn toàn có khả năng. Chúng ta hoàn toàn có thể tự tin đi theo con đườngấy, không cần “kinh qua” giai đoạn tư bản chủ nghĩa.
2)Thực tiễn cách mạng Việt Nam - những minh chứng thuyết phục:
Cách mạng vô sảnở Việt Nam có những đặcđiểm đặc trưng của mọi cuộc cách mạng vô sản, đống thời cũng thể hiện tính sáng tạo, vận dụng khéo léo phù hợp hoàn cảnh riêng của đất nước:
-Cách mạng nước ta do một chínhđảng duy nhất lãnhđạo làĐảng Cộng sản Việt Nam – chínhđảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động; hoạt động trên cơ sở thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; hết lòng vì lợiích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động trong nước và đấu tranh vì sự phát triển của vô sản toàn thế giới.
- Lực lượng của cách mang nước ta bao gồm cả dân tộc: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức, trung nông,tư sản dân tộc,...
- Cách mạng được tiến hành chủđộng, sáng tạo, tự lực tự cường và tranh thủ sựủng hộ của quốc tế.
- Sử dụng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng.
Những thành tựu mà cách mạng ta đạt được là những minh chứng hùng hồn nhất chứng tỏ sựđúng đắn của con đường màHồ Chủ tịchđã lựa chọn, nhân dân ta đã vàđang thực hiện:
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đãđưa đến sự thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chế độ thuộcđịa nửa phong kiến bị xoá bỏ, một kỷ nguyên mới mở ra - kỷ nguyên của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả nướcđi lên xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới vàđưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đảngđã đề ra và thực hiện đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc phù hợp với thực tiễn Việt Nam và bối cảnh quốc tế mới.
Trong Văn kiệnĐại biểu toàn quốc lần thứIX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổng kết: “Với những thắng lợi giành được trong thế kỷ XX, nước ta từ một nước thuộcđịa nửa phong kiếnđã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậuđã bước vào thừi kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiệnđại hoá.”
III - Giữ vững và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong thờiđại ngày nay:
Trong quá trình đổi mới, đất nước ta tiếp tục thực hiện bước tiếp theo của cuộc cách mạng vô sản nhằm làm thay đổi toàn bộ đời sống xã hội, từng bước thực hiện thành công quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội với các nội dung sau:
- Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên trì mục tiêu chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp sự kiên định về nguyên tắc và chiến lược cacha mạng với linh hoạt, sáng tạo trong sách lược, nhạy cảm nắm bắt cái mới.
- Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, dồng thời từng bước đổi mới chính trị. Phát huy dân chủ, khắc phục những hiện tượng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời chống mọi khuynh hướng dân chủ cựcđoan, quá khích, mọiâm mưu lợi dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” nhằm gây rối chính trị, chống phá chế độ, can thiệp vào nội bộ nước ta.
Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường phảiđi đôi với tăng cường vai trò của quản lý Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Mở rộng và tăng cường khốiđạiđoàn kết toàn dân, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, động viên sức mạnh của cả dân tộc, nỗ lực phấn đấu vìmục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
- Mở rộng sự hợp tác quốc tế, tranh thủ sụ đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thờiđại. Động viên mọi nguồn nhân lực bên trong là chính, đồng thời khai thác tốt nhữngđiều kiện thuận lợi trong quan hệ đối ngoại, tạo môi trường quốc tế thuận lợivà tranh thủ những nhân tố tích cực phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Việc mở rộng quan hệ đối ngoại trên cơ sở giữ vững độc lập dân tộc tự chủ, giữ gìn, phát huy bản sắc và truyền thốngđẹpđẽ của dân tộc.
- Tăng cường vai trò lãnhđạo củaĐảng, coi xây dựngĐảng là nhiệm vụ then chốt. Đảng ta phải luôn luôn tự đổi mới và chỉnh đốn. Củng cố và xây dựngĐảng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức cán bộ; tăng cường bản chất g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải phóng dân tộc Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.DOC