Tiểu luận Gian lận trong khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng

- Tính đến tháng 6/2002, số thuế thực hoàn hơn 13.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, một số đối tượng đã lợi dụng cơ chế hoàn trước - kiểm sau và việc khấu trừ theo tỷ lệ % nhất định đối với hàng nông sản để chiếm đoạt tiền thuế. Theo thống kê, tiến hành kiểm tra sau khi hoàn thuế với 3.311 đơn vị đã có 1.215 trường hợp vi phạm với số tiền 140 tỷ đồng, và 325 đơn vị vi phạm nghiêm trọng. Thực tế cho thấy, việc chiếm đoạt tiền thuế thông qua việc hoàn thuế và khấu trừ theo tỷ lệ % đã và đang diễn ra ngày một cách tinh vi.

- Theo Luật thuế GTGT, đối với hàng hoá xuất khẩu chịu thuế suất là 0% và được khấu trừ toàn bộ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Đây là một chủ trương nhằm khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước. Để được hoàn thuế, doanh nghiệp phải có đầy đủ các hoá đơn hợp pháp. Tuy nhiên, do điều kiện đặc thù của nền kinh tế nước ta, những trường hợp mua hàng là nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất không có hoá đơn được khấu trừ theo tỷ lệ tính trên giá trị theo bảng kê. Ngoài ra, ta cũng ban hành cơ chế hoàn trước - kiểm sau, nhằm tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp. Căn cứ chủ yếu để được hoàn thế là hoá đơn hợp pháp. Thông qua hoá đơn hợp pháp, doanh nghiệp không chỉ khai man trốn thuế, mà còn lợi dụng chủ trương hoàn thuế để chiếm đoạt tiền thuế, gây thiệt hại cho những doanh nghiệp chân chính.

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5577 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Gian lận trong khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm. Trường hợp, nếu số thuế GTGT luỹ kế của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT. - Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư thì cơ sở kinh doanh phải kê khai bù trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư mới cùng với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Sau khi bù trừ nếu có số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư. - Trường hợp cơ sở kinh doanh đang hoạt động (trừ các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành) thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư cơ sở sản xuất mới tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, nếu có số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư. Cơ sở kinh doanh phải kê khai, lập hồ sơ hoàn thuế riêng đối với trường hợp này. - Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng. Cơ sở kinh doanh trong tháng vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nước, có số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên, nhưng sau khi bù trừ với số thuế GTGT đầu ra của hàng hoá, dịch vụ bán trong nước, nếu số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ nhỏ hơn 200 triệu đồng thì cơ sở kinh doanh không được xét hoàn thuế theo tháng, nếu số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT theo tháng. + Đối tượng được hoàn thuế trong một số trường hợp xuất khẩu như sau: Đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu, là cơ sở có hàng hoá uỷ thác xuất khẩu; đối với uỷ thác gia công xuất khẩu, là cơ sở nhận gia công ký hợp đồng trực tiếp với phía nước ngoài; đối với gia công chuyển tiếp, là cơ sở ký hợp đồng gia công xuất khẩu với phía nước ngoài; đối với hàng hoá xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài, là doanh nghiệp có hàng hoá, vật tư xuất khẩu thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài. - Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước có số thuế GTGT đầu vào chưa đuợc khấu trừ hết hoặc có số thuế GTGT nộp thừa. - Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo: + Đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại: chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án được hoàn lại số thuế GTGT đã trả đối với hàng hoá, dịch vụ mua ở Việt Nam để sử dụng cho chương trình, dự án. + Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn thuế GTGT đã trả của hàng hoá, dịch vụ đó. Ví dụ: Hội chữ thập đỏ được Tổ chức quốc tế viện trợ tiền để mua hàng viện trợ nhân đạo cho nhân dân các tỉnh bị thiên tai là 200 triệu đồng. Giá trị hàng mua chưa có thuế là 200 triệu đồng, thuế GTGT là 20 triệu đồng. Hội chữ thập đỏ sẽ được hoàn thuế theo quy định là 20 triệu đồng. - Việc hoàn thuế GTGT đã trả đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. - Đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về Ưu đãi miền trừ ngoại giao mua hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn thuế GTGT đã trả ghi trên hoá đơn GTGT hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT. - Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 3.3. Hồ sơ hoàn thuế: Hồ sơ hoàn thuế GTGT được quy định chi tiết tại Điểm I, Phần G thông tư số 60/TT-BTC ngày 14/6/2007: Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp trong ba tháng liên tục có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết, hoặc đối với trường hợp đang trong giai đoạn đầu tư chưa có thuế giá trị gia tăng đầu ra: - Văn bản đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 01/HTBT. - Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ, số thuế đã nộp (nếu có), số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn theo theo mẫu số 01-1/HTBT. Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp xuất khẩu: Trường hợp xuất khẩu thanh toán bằng tiền, hồ sơ hoàn thuế bao gồm: - Văn bản đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 01/HTBT. - Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ, số thuế đã nộp (nếucó), số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn theo theo mẫu số 01-1/HTBT - Bảng kê các hồ sơ có chữ ký và đóng dấu của cơ sở ghi rõ: + Số, ngày tờ khai xuất khẩu của hàng hóa xuất khẩu (trường hợp uỷ thác xuất khẩu phải ghi số, ngày tờ khai xuất khẩu của cơ sở nhận uỷ thác); + Số, ngày hợp đồng xuất khẩu hoặc số, ngày hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, uỷ thác gia công đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu, uỷ thác gia công xuất khẩu; + Hình thức thanh toán, số, ngày, số tiền của chứng từ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; - Biên bản thanh lý hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hoặc uỷ thác gia công hàng xuất khẩu. Trường hợp xuất khẩu thanh toán bằng hàng, hồ sơ hoàn thuế gồm: - Văn bản đề nghị hoàn thuế mẫu số 01/HTBT. - Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ, số thuế đã nộp (nếu có), số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn theo theo mẫu số 01-1/HTBT. - Bảng kê các hồ sơ có chữ ký và đóng dầu của cơ sở, ghi rõ: + Số, ngày hợp đồng xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ ký với nước ngoài; + Số, ngày hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ của nước ngoài thanh toán bù trừ với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; + Số, ngày Tờ khai xuất khẩu của hàng hoá xuất khẩu; + Số, ngày Tờ khai nhập khẩu của hàng hoá nhập khẩu; + Số, ngày văn bản xác nhận với phía nước ngoài về số tiền thanh toán bù trừ; + Số, ngày chứng từ thanh toán qua ngân hàng, số tiền thanh toán bù trừ chênh lệch(nếu có). Trường hợp xuất khẩu tại chỗ, hồ sơ hoàn thuế bao gồm: - Văn bản đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 01/HTBT. - Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ, số thuế đã nộp (nếu có), số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn theo theo mẫu số 01-1/HTBT - Bảng kê hồ sơ có chữ ký và đóng dấu của cơ sở, ghi rõ: + Số, ngày hợp đồng xuất khẩu ký với nước ngoài; + Số, ngày Tờ khai hải quan hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ; + Số, ngày, số tiền của chứng từ thanh toán tiền hàng hoá xuất khẩu tại chỗ qua ngân hàng. Trường hợp hàng hoá gia công chuyển tiếp, hồ sơ hoàn thuế bao gồm: - Văn bản đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 01/HTBT. - Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ, số thuế đã nộp (nếu có), số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn theo theo mẫu số 01-1/HTBT - Bảng kê hồ sơ có chữ ký và đóng dấu của cơ sở, ghi rõ: + Số, ngày hợp đồng gia công giao; số, ngày hợp đồng gia công nhận. + Số, ngày tờ khai hàng gia công chuyển tiếp; + Số, ngày, số tiền của chứng từ thanh toán tiền hàng hoá xuất khẩu tại chỗ qua ngân hàng. Trường hợp hàng hoá xuất khẩu để thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài, hồ sơ hoàn thuế bao gồm: - Văn bản đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 01/HTBT. - Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ, số thuế đã nộp (nếu có), số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn theo theo mẫu số 01-1/HTBT. - Bảng kê hồ sơ có chữ ký và đóng dấu của cơ sở, ghi rõ: + Số, ngày giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài; + Số, ngày văn bản chấp thuận dự án đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư. + Danh mục hàng hoá xuất khẩu để thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài do Bộ Thương mại cấp. Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án ODA: - Văn bản đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 01/HTBT. - Bảng kê khai tổng hợp thuế đầu vào được hoàn; - Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào mẫu số 01-2/GTGT - Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc phê duyệt dự án sử dụng vốn ODA . - Xác nhận của cơ quan chủ quản dự án ODA về hình thức cung cấp dự án. Trường hợp nhà thầu chính lập hồ sơ hoàn thuế thì ngoài những tài liệu nêu tại điểm này, còn phải có xác nhận của chủ dự án về việc dự án không được Ngân sách Nhà nước bố trí vốn đối ứng để thanh toán cho nhà thầu theo giá có thuế giá trị gia tăng; giá thanh toán theo kết quả thầu không có thuế giá trị gia tăng và đề nghị hoàn thuế cho nhà thầu chính. Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với tổ chức Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hoá tại Việt Nam để viện trợ: - Văn bản đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 01/HTBT. - Bảng kê khai tổng hợp số thuế đầu vào được hoàn. - Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào mẫu số 01-2/GTGT. - Quyết định phê duyệt các khoản viện trợ của cấp có thẩm quyền . - Văn bản xác nhận của Bộ Tài chính về khoản tiền viện trợ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao: - Công hàm đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan đại diện; - Văn bản đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 01/HTBT có xác nhận của Vụ Lễ tân (Bộ Ngoại giao); - Bản gốc kèm theo 2 bản sao có đóng dấu cơ quan đại diện của các hoá đơn giá trị gia tăng. III.Thực trạng và nguyên nhân gian lận trong hoàn thuế GTGT Thực trạng Kể từ lúc Luật thuế GTGT bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/1999 cho đến nay, thuế GTGT đã đạt nhiều mục tiêu quan trọng: - Chiếm tỷ trọng lớn nhất - khoảng 20% tổng thu nội địa. Cùng với các sắc thuế khác thuế GTGT đã góp phần hoàn thành dự toán thu ngân sách Nhà nước đảm bảo nhu cầu chi thường xuyên của đất nước. - Hỗ trợ tốt cho hoạt động xuất khẩu do cơ chế hoàn thuế đầu vào tạo điều kiện cho nhà xuất khẩu giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh ở thị trường nước ngoài. - Thuế giá trị gia tăng góp phần thay thế vai trò của thuế nhập khẩu trong bối cảnh phải cắt giảm khi hội nhập kinh tế thế giới, góp phần bảo hộ sản xuất trong nước. - Cơ chế khấu trừ thuế buộc các cơ sở kinh doanh phải sử dụng chứng từ hoá đơn khi bán ra, mua vào, từ đó tạo điều kiện quản lý thuế chặt chẽ hơn, nhất là tạo hiệu quả nhất định đối với thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh  những ưu điểm trên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề phải giải quyết đó là vấn nạn gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng: - Tính đến tháng 6/2002, số thuế thực hoàn hơn 13.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, một số đối tượng đã lợi dụng cơ chế hoàn trước - kiểm sau và việc khấu trừ theo tỷ lệ % nhất định đối với hàng nông sản để chiếm đoạt tiền thuế. Theo thống kê, tiến hành kiểm tra sau khi hoàn thuế với 3.311 đơn vị đã có 1.215 trường hợp vi phạm với số tiền 140 tỷ đồng, và 325 đơn vị vi phạm nghiêm trọng. Thực tế cho thấy, việc chiếm đoạt tiền thuế thông qua việc hoàn thuế và khấu trừ theo tỷ lệ % đã và đang diễn ra ngày một cách tinh vi. - Theo Luật thuế GTGT, đối với hàng hoá xuất khẩu chịu thuế suất là 0% và được khấu trừ toàn bộ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Đây là một chủ trương nhằm khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước. Để được hoàn thuế, doanh nghiệp phải có đầy đủ các hoá đơn hợp pháp. Tuy nhiên, do điều kiện đặc thù của nền kinh tế nước ta, những trường hợp mua hàng là nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất không có hoá đơn được khấu trừ theo tỷ lệ tính trên giá trị theo bảng kê. Ngoài ra, ta cũng ban hành cơ chế hoàn trước - kiểm sau, nhằm tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp. Căn cứ chủ yếu để được hoàn thế là hoá đơn hợp pháp. Thông qua hoá đơn hợp pháp, doanh nghiệp không chỉ khai man trốn thuế, mà còn lợi dụng chủ trương hoàn thuế để chiếm đoạt tiền thuế, gây thiệt hại cho những doanh nghiệp chân chính. - Theo một hướng khác, đầu ra của hàng hoá gian lận không qua con đường xuất khẩu khống mà được thực hiện theo cách thông đồng với các đơn vị sử dụng “khống” tiền của NSNN. Với sự thông đồng này, hoá đơn đầu ra được DN xuất khống giúp cho các hành vi gian lận trong chi tiêu NSNN. Cũng từ các hoá đơn đầu ra này, các DN lại có thêm điều kiện lập các hoá đơn khống đầu vào để gian lận thuế hoặc bòn rút tiền từ NSNN.  Trong quyết toán các công trình xây dựng cơ bản và trong chi tiêu hàng hoá từ NSNN, theo yêu cầu, phải có đầy đủ chứng từ, hoá đơn mới được chấp nhận. Tuy nhiên theo quy định, các khoản chi tiêu chỉ cần có đủ chứng từ, hoá đơn hợp lệ, thuộc danh mục dự toán được duyệt là có thể được thông qua. Việc kiểm tra, đối soát chứng từ, hoá đơn không kỹ như khi xét hoàn thuế GTGT (phần lớn không đối soát chứng từ với nơi xuất hoá đơn). Như vậy, sự tiêu cực “cộng hưởng” của 2 khâu thu và chi NSNN, của cả hoá đơn đầu ra và đầu vào của các doanh nghiệp sẽ làm số thiệt hại của NSNN tăng gấp bội. - Thống kê qua các lần thanh tra, kiểm tra và quyết toán thuế, hoàn thuế cho thấy có rất nhiều hình thức gian lận thuế, chiếm đoạt tiền thuế thông  qua hoá đơn như: + Sử dụng hoá đơn không do Bộ tài chính phát hành, thực chất là hoá đơn giả. + Hoá đơn do Bộ tài chính phát hành nhưng nội dung ghi không đúng qui định. + Các doanh nghiệp liên kết nhau hình thành đường dây “kinh doanh hoá đơn khống” như làm hồ sơ xuất khẩu khống... + Một doanh nghiệp cho ra đời nhiều công ty có đăng ký kinh doanh, có mã số thuế, nhưng không có địa chỉ, nhiều tháng không khai báo thuế, để đi mua hoá đơn. + Bán hàng không lập hoá đơn không kê khai doanh thu và tiền thuế giá trị gia tăng + Bán hàng ghi hoá đơn chênh lệch giữa các liên hoá đơn (giá trị hàng hoá, dịch vụ trên liên giao cho khách hàng cao hơn trị giá hàng hoá, dịch vụ trên các liên còn lại). + Bán hàng lập hoá đơn ghi giá trị thấp hơn thực tế thanh toán. + Sử dụng hoá đơn của đơn vị khác (xin, mua) hoặc đã báo mất. + Xuất hoá đơn theo bảng kê bán lẻ không lưu giữ liên 2 với lý do xé bỏ mất nhưng lại dùng để xuất hàng cho đơn vị khác hoặc đem bán. + Dùng hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành đã sử dụng sau đó tẩy xoá (dùng hoá chất hoặc tẩy cơ học) để dùng lại. + Viết hoá đơn bán hàng không đúng ngày thực tế bán hoặc có trường hợp trước cả ngày mua hoá đơn tại cơ quan thuế. +  Bán hoá đơn trắng. +  Hoá đơn đã sử dụng xuất hàng cho khách nhưng quay vòng lại để báo huỷ. +  Khấu trừ thuế đầu vào không có hoá đơn, hoá đơn không hợp pháp, không đúng tỷ lệ. +  Kê khai hoá đơn dịch vụ không được khấu trừ của hàng hoá không dùng cho hoạt động SXKD. +  Kê khai thuế đầu vào trên bảng kê sai với thực tế. +  Lập hồ sơ, hợp đồng kinh tế khống hoặc với đối tác không có thực để chiếm dụng tiền hoàn thuế. +  Công ty mẹ thành lập nhiều công ty con để hoàn chỉnh hồ sơ rút tiền hoàn thuế của Nhà nước. + Xuất khẩu khống để được hoàn thuế, quay vòng hàng nông sản đã xuất khẩu bằng nhiều đường khác nhau để xuất được nhiều lần. 2. Nguyên nhân. - Thuế GTGT là một loại thuế mới tiên tiến, nhưng công nghệ quản lý thu thuế chưa thể hiện đầy đủ tính tiên tiến, hiện đại. Tính mới của thuế GTGT thể hiện ở những điểm: + Cơ sở tính thuế là GTGT chứ không phải doanh thu hay lợi nhuận. + Hai phương pháp tính áp dụng riêng cho hai đối tượng nộp. + Diện chịu thuế với thuế suất 0% khác cơ bản diện không chịu thuế + Giá tính thuế khác với giá mà người mua thanh toán + Khấu trừ thuế khác nhau giữa các mặt hàng chịu thuế GTGT và mặt hàng không chịu thuế GTGT. + Hoá đơn GTGT và hoá đơn thường. + Khái niệm thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu ra và đặc biệt là thuế GTGT đầu ra bằng 0 đồng còn quá mới mẻ đối với người kinh doanh. Những điểm nói trên không chỉ mới đối với người nộp mà đối với cả cơ quan thu thuế. Tất nhiên, cái gì mới thoạt đầu sẽ được hiểu một cách lệch lạc, thậm chí bị một số cá nhân xấu lợi dụng để tư lợi. Về trường hợp gian lận: có thể thấy còn nhiều bộ phận gian lận khác hiện nay còn nằm “ngoài tầm” chú ý của cơ quan thuế như:Ngoài số ít các DN được hoàn thuế GTGT, số rất lớn còn lại, chỉ thực hiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào, không thuộc diện hoàn thuế (tại TP.HCM, với khoảng 15.000 DN, nhưng trong vòng 3 năm qua chỉ có xấp xỉ 3000 trường hợp hoàn thuế. Chiếm tỷ lệ bình quân hàng năm dưới 7%). Ngay trong mỗi DN được hoàn thuế GTGT, số hoá đơn chứng từ đầu vào được xem xét để tính toán hoàn thuế chỉ giới hạn trong phạm vi có liên quan đến hoàn thuế, tức chỉ gắn liền với lô hàng xuất xuất được hoàn thuế hay trong thời hạn “3 tháng luỹ kế âm liên tục” theo quy định. Đa số hoá đơn, chứng từ còn lại cũng nằm ngoài tầm. Số “ngoài tầm” này rất lớn và thường không bị kiểm tra. Hoặc nếu có, thì việc kiểm tra cũng không nghiêm ngặt như trong các trường hợp hoàn thuế. Vì với phương pháp truy xuất, đối chiếu chứng từ, hoá đơn thủ công và số lượng cán bộ có hạn như hiện nay,  thì khối lượng hoá đơn đã vượt quá xa khả năng kiểm soát của ngành thuế. Chẳng hạn ở TP.HCM, với khoảng 5 triệu hoá đơn giao dịch mỗi năm, nhưng chỉ có 3.300 biên chế ăn lương theo ngành thuế, trong đó cán bộ nghiệp vụ chỉ khoảng 50%, hiện nay theo quy định của pháp luật thời gian hoàn thuế là trong vòng 15 ngày, tối đa là 30 ngày là quá ngắn. Với thời gian này, cơ quan thuế không có đủ thời gian để kiểm tra, thẩm định hồ sơ chứng từ hoàn thuế nên không thể phát hiện được những sai phạm lợi dụng khai man của doanh nghiệp. - Chính sách thuế GTGT hiện hành còn quá nhiều khe hở, quá nhiều bất cập, không phù hợp với thực tại và yêu cầu phát triển của nền kinh tế, chưa có sự phân tích đánh giá cẩn thận những tác động lan toả, bóp méo các hành vi kinh tế, sự mất trắng do cải cách thuế có khả năng gây nên. - Trong tư tưởng cải cách thuế vẫn còn mang nặng dấu ấn cơ chế cũ – cơ chế kế hoạch hoá tập trung. không tôn trọng thuộc tính trung lập của hệ thống thuế hiện đại, tức là vẫn còn tồn tại các quy định miễn giảm, khấu trừ làm xói mòn những mục tiêu cốt lõi của thuế, dễ gây nên tình trạng trốn, lậu thuế. Đây là một vấn đề nhức nhối của hệ thống thuế trong nền kinh tế chuyển đổi. - Quá trình cải cách thuế chỉ mới tập trung nhiều đến khía cạnh chính sách mà chưa có sự quan tâm thích đáng đến việc cải cách hành chính thuế ngay từ đầu. Điều này đã dẫn đến năng lực quản lý hành chính thuế thấp, hiệu quả chưa cao, làm xuất hiện nhiều tồn tại trong công tác hành thu. - Chưa chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện thuế GTGT có hiệu quả. Đặc biệt là chưa coi trọng việc cải cách thể chế trong những lĩnh vực hỗ trợ cho việc cải cách hệ thống thuế như: hệ thống kế toán, kiểm toán, hệ thống các luật lệ liên quan đến hệ thống thuế. - Cơ sở kế toán quốc dân chưa hình thành hoặc chưa được chuẩn bị. Đại bộ phận cơ sở kinh doanh quy mô dưới doanh nghiệp tư nhân không quan tâm đến chế độ kế toán quốc dân mà phản ánh hoạt động kinh doanh theo logic thô sơ. Nguy hiểm hơn là họ cho rằng sổ sách kế toán là công cụ của cơ quan Nhà nước kiểm tra, kiểm soát họ mà không nghĩ rằng sổ sách, tài khoản, chứng từ,... là những phương tiện căn bản giúp họ tiếp cận hoạt động kinh doanh một cách hệ thống để đánh giá, đo lường và phân tích kết quả kinh doanh cũng như dự báo tương lai. Thêm nữa, nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế tiền mặt. Mọi thanh toán và giao dịch đều có thể dùng tiền mặt: tiền Việt, vàng và ngoại tệ (chủ yếu là đô la Mỹ). Điều này được các doanh nghiệp khai thác lập bộ hồ sơ thanh toán khống; đồng thời cơ quan thuế cũng khó phát hiện để ngăn chặn kịp thời. - Sự lúng túng của những cơ quan chức năng. Thể hiện rõ nét nhất là quá nhiều văn bản được ban hành. Chỉ trong một thời gian ngắn năm 1999 Chính phủ và Bộ Tài chính cho ra đời hàng trăm văn bản liên quan đến thuế GTGT. Điều này gây ra vấn đề “chỏi nhau” trong điều hành và thực hiện. Tiếp đến, cơ chế “xin – cho” xuất hiện: xin được hưởng thuế suất thấp hơn, xin được nộp thuế 0%, xin mở rộng diện khấu trừ theo tỷ lệ tính trên giá mua không có hoá đơn GTGT, v.v.... Ngoài ra, việc áp dụng đồng thời hai phương pháp tính cho hai loại đối tượng nộp thuế gây nhiều tốn kém và cản trở sự vận hành của thuế GTGT trên phạm vi toàn nền kinh tế - xã hội. - Yếu kém trong dự báo và thiếu đánh giá tác động của chính sách. Điển hình là quy định cho phép các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được khấu trừ thuế đầu vào không căn cứ vào hoá đơn GTGT cho một số trường hợp. Tỷ lệ khấu trừ tính trên giá mua ban đầu là 5% và 3%, tiếp theo là 5%, 4% và 3%, rồi giảm còn 3% và 2%, đến tháng 10 năm 2002 là 1%. Diện được hưởng khấu trừ thoạt tiên không áp dụng cho xuất khẩu, sau đó, mở rộng cho xuất khẩu v.v... Quy định này nhằm khuyến khích doanh nghiệp tiêu thụ hàng của nông dân, góp phần thúc đẩy khu vực nông nghiệp phát triển. Đó là một chủ trương đúng. Nhưng khi thi hành thì không dự báo được tác động ngoại ý của nó. Vì vậy làm nảy sinh hiện tượng lập chứng từ không trung thực để chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT và gây ra những hậu quả nặng nề: Chính phủ mất tiền, dân chúng mất niềm tin chính sách thuế mới, và doanh nghiệp lương thiện nghi ngờ cách thức và năng lực điều hành nền kinh tế của Chính phủ. - Thiếu sự quyết liệt trong xử phạt: Ở Trung Quốc đã xử tử 60 phạm nhân liên quan đến hoàn thuế. Thế nhưng ở nước ta chưa tử hình tội phạm nào cả, thậm chí xử tù 20 năm cũng chưa có. Mức phạt cao nhất là 100 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm chế độ sử dụng hoá đơn như: lập hoá đơn chênh lệch giữa các liên; dùng hoá đơn khống, hoá đơn giả và hoá đơn không còn giá trị; tẩy xoá nội dung các chỉ tiêu của hoá đơn đã sử dụng. Trên thực tế, thiệt hại do sử dụng hoá đơn không trung thực khiến Nhà nước thất thoát hàng trăm tỷ đồng. Có vụ, một cá nhân chiếm đoạt nhiều tỉ đồng tiền thuế. Nếu không trị quyết liệt thì luật pháp không còn khiến người ta sợ. Do đó, tình hình phạm tội liên quan đến thuế GTGT, mặc dù đã được công luận cảnh báo cơ quan chức năng, vẫn tiến triển nhanh, đa dạng, tinh vi và ngày càng lớn về số tiền thuế chiếm đoạt. Mức phạt chưa đủ khả năng răng đe, Luật pháp Việt Nam chưa có những quy định thật cụ thể về nghĩa vụ lập hoá đơn GTGT khi bán hàng hoá, dịch vụ có giá trị thấp dưới mức quy định (100.000 đ). Hơn nữa, đối với người mua là người tiêu thụ cuối cùng những hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT thì hoàn toàn không có quyền lợi gì trong việc yêu cầu bên bán phải thực hiện nghĩa vụ lập hoá đơn. Khi bên bán không thực hiện nghĩa vụ lập hoá đơn thì quyền lợi của Nhà nước bị xâm hại. Vì vậy, Nhà nước cần phải bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách bắt buộc bên bán phải lập hoá đơn.Ngành thuế chưa thực hiện hết chức năng của mình trong trường hợp thực hiện trách nhiệm xử phạt hành chính đối với các trường hợp gian lận thuế GTGT. Nếu cơ quan thuế thực hiện nghiêm chỉnh việc phạt tiền từ 1 – 5 lần số tiền thuế gian lận, thì doanh nghiệp cũng đủ tán gia bại sản. - Sự thoái hoá của một số cán bộ thuế: Không hiếm trường hợp chính cán bộ thuế gợi ý và tiếp tay cho một số cá nhân gian lận tiền thuế. Chủ trương xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới bị lợi dụng với sự tiếp sức của một vài cán bộ thuế biến chất. Để thu một tỷ đồng thuế, nhiều cán bộ thuế phải nỗ lực phấn đấu trong thời gian có khi cả năm. Thế nhưng chỉ cần hai ba cán bộ thuế thoái hoá cũng đủ gây thất thoát nhiều lần hơn trong thời gian ngắn. Điều này khiến cho hình ảnh về cơ quan thuế dưới con mắt doanh nghiệp và dân chúng bị hoen ố. - Thiếu phương tiện kỹ thuật hỗ trợ. Không gian của hoạt động kinh doanh thường rộng lớn. Một doanh nghiệp ở Cà Mau có thể mua bán với các doanh nghiệp ở Lạng Sơn, Gia Lai hoặc Bình Phước, và cũng có thể xuất khẩu thông qua nhiều cửa khẩu. Vì vậy, thông tin về lô hàng của từng đợt xuất nhập khẩu phải được phối kiểm trên phạm vi cả nước chứ không chỉ gói gọn tại một địa phương. Trong khi đó, thời gian xét hoàn thuế lại ngắn, nên cơ quan thuế không đủ sức thẩm tra toàn bộ chứng từ cũng như lai lịch của các bên có liên quan. Điều này dễ gây ra những sai sót không chủ ý và xảy ra những sai lệch khi hoàn thuế. Ngay công tác kiểm tra sau thông quan cũng khó mang lại kết quả tốt vì thiếu hệ thống điện toán toàn diện, thiếu máy kiểm tra chuyên dùng, camera, cân điển tử,... - Sự yếu kém về mặt nhận thức của một bộ phận khá lớn công chúng và thói quen mua hàng lấy hoá đơn chưa hình thành, có nhiều trường hợp được quy tội gian lận thuế không do chủ ý của cá nhân kinh doanh mà do hiểu không đúng các quy định của thuế. Về phía người tiêu dùng, bản thân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGian lan khau tru thue GTGTNhom 3.doc
  • pptGian lan khau tru thue GTGTNhom 3.ppt
Tài liệu liên quan