MỤC LỤC
Lời mở đầu . . .3
I. Giáo dục học .4
I.1 Định nghĩa khái quát .4
I.2 Đối tượng nghiên cứu của giáo dục học .4
I.3 Nhiệm vụ của giáo dục học 5
II. Khái quát quá trình dạy học .5
II.1 Khái niệm .5
II.2 Các yếu tố tham gia quá trình dạy học .6
II.3 Bản chất của quá trình dạy học .6
II.3.1 Xây dựng môi trường dạy .6
II.3.2 Nhiệm vụ dạy học .7
II.3.3 Cấu trúc logic của một quá trình dạy học .7
III. Nội dung .8
III.1 Hợp đồng dạy học 8
III.2 Cấu trúc nội dung dạy học vĩ mô .9
III.3 Nội dung dạy học cụ thể 10
III.3.1 Chuẩn đầu ra hay đầu ra học tập ( Learning outcomes ) .10
III.3.1.1 Ý nghĩa chuẩn đầu ra 10
III.3.1.2 Mục đích xây dựng chuẩn đầu ra 11
III.3.1.3 Nội dung chuẩn đầu ra .14
III.3.1.4 Các bước xây dựng chuẩn đầu ra 14
III.3.1.5 Một số mẫu chuẩn đầu ra và đánh giá của nhóm .16
III.3.2 Đề cương môn học ( Syllabus ) .21
III.3.2.1 Trong chương trình phổ thông 21
III.3.2.2 Trong các chương trình khác .26
III.3.2.3 Một số điều chỉnh cho đề cương .27
III.3.2.4 Mẫu đề cương môn học cho 13 tuần 28
III.3.2.5 Một số đề cương môn học của các trường .31
III.3.3 Giáo án môn học .38
III.3.3.1 Giáo án .38
III.3.3.2 Lý do của việc soạn giáo án .38
III.3.3.3 Đặc điểm .38
III.3.3.4 Mẫu giáo án của Intel .41
III.3.3.5 Một số giáo án mẫu .44
IV. Quá trình kiểm tra và đánh giá .62
IV.1 Ý nghĩa và chức năng của việc đánh giá 62
IV.2 Yêu cầu cơ bản của việc kiểm tra đánh giá .62
IV.3 Các hình thức và phương pháp kiểm tra .63
IV.4 Đánh giá kết quả học tập .64
IV.4.1 Đo – Lượng giá 64
IV.4.2 Đánh giá – Ra quyết định .64
IV.4.3 Một số mẫu đánh giá theo tiêu chí .65
IV.4.3.1 Đánh giá bài viết 65
IV.4.3.2 Đánh giá trình bày kỹ thuật và thuyết trình .66
IV.4.3.3 Xét duyệt đồ án .66
IV.4.3.4 Các quy định về đánh giá đồ án tốt nghiệp .67
IV.5 Bảng đánh giá chi tiết trình bày kỹ thuật và thuyết trình của nhóm đề xuất 69
V. Đánh giá chi tiết về mặt thái độ 73
V.1 Phân tích chi tiết về 6 yếu tố trong thái độ .73
V.2 Một số mẫu đánh giá thái độ 75
V.2.1 Tinh thần tập thể .75
V.2.2 Ý thức phục vụ cộng đồng 76
V.2.3 Tôn trọng – hiểu biết lẫn nhau .77
V.2.4 Hoài bão – ước mơ 77
V.2.5 Tinh thần sáng tạo 79
V.2.6 Ý chí tiến thủ .81
Tài liệu tham khảo
111 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6054 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giáo dục học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phúc
Mẫu
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
(TÊN MÔN HỌC)
1. Thông tin về giảng viên:
Họ và tên:
Chức danh, học hàm, học vị:
Thời gian, địa điểm làm việc:
Địa chỉ liên hệ:
Điện thoại, email:
Các hướng nghiên cứu chính:
Thông tin về trợ giảng (nếu có) (họ và tên, địa chỉ liên hệ, điện thoại, e-mail):
2. Thông tin chung về môn học
Tên môn học
Mã môn học:
Số tín chỉ:
Môn học: - Bắt buộc:
Lựa chọn:
Các môn học tiên quyết:
Các môn học kế tiếp:
Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):
Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết:
+ Làm bài tập trên lớp:
+ Thảo luận:
+ Thực hành, thực tập (ở PTN, nhà máy, studio, điền dã, thực tập...):
+ Hoạt động theo nhóm:
+ Tự học
- Địa chỉ Khoa/ bộ môn phụ trách môn học:
3. Mục tiêu của môn học
Kiến thức
Kỹ năng
Thái độ, chuyên cần
4. Tóm tắt nội dung môn học (khoảng 150 từ)
5. Nội dung chi tiết môn học (tên các chương, mục, tiểu mục)
6. Học liệu
Học liệu bắt buộc ghi theo thứ tự ưu tiên (tên tác giả, tên sách, nhà xuất bản, năm xuất bản, nơi có tài liệu này, website, băng hình,...)
Học liệu tham khảo ghi theo thứ tự ưu tiên (tên tác giả, tên sách, nhà xuất bản, năm xuất bản, nơi có tài liệu này, website, băng hình…)
Hình thức tổ chức dạy học
* Lịch trình chung: (Ghi tổng số giờ cho mỗi cột)
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp
Thực hành, thí nghiệm, thực tập giáotrình, rèn nghề, …
Tự học, tự nghiên cứu
Lý thuyết
Bài tập
Thảo luận
Nội dung 1
Nội dung 2
Nội dung 3
8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên : yêu cầu và cách thức đánh giá, sự hiện diện trên lớp, mức độ tích cực tham gia các hoạt động trên lớp, các qui định về thời hạn, chất lượng các bài tập, bài kiểm tra….
9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học : phân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá.
9.1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên
9.2. Kiểm tra - đánh giá định kì: Bao gồm các phần sau
Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt và tích cực thảo luận…)
Phần tự học, tự nghiên cứu (hoàn thành tốt nội dung, nhiệm vụ mà giảng viên giao cho cá nhân /tuần; bài tập nhóm /tháng; bài tập cá nhân/ học kì, …)
Hoạt động theo nhóm
Kiểm tra - đánh giá giữa kì
Kiểm tra - đánh giá cuối kì
Các kiểm tra khác
934. Lịch thi, kiểm tra (kể cả thi lại)
Giảng viên Duyệt Chủ nhiệm bộ môn Hiệu trưởng đơn vị đào tạo
(Ký tên) (Ký tên) (Ký tên
III.3.2.5 Một số đề cương môn học của các trường :
CHƯƠNG TRÌNH HỌC 13 TUẦN MÔN SINH HỌC 11
TÊN CHƯƠNG TRÌNH: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
I. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHO HỌC SINH:
Sách giáo khoa Sinh Học 11 ( NXB Giáo Dục).
Một số tài liệu tham khảo thêm sẽ bổ sung trong khoá học.
II. HÌNH THỨC CHO ĐIỂM:
- Chuyên cần: 1đ.
- Giữa kỳ: 2đ.
1 bài báo cáo: 2đ. (3 nhóm è 3 đề tài trong khoá học.)
1 bài thực hành: 2đ.
Cuối kỳ: 3đ.
III. ĐỀ TÀI :
Vận chuyển các chất trong cây?
Vai trò của các nguyên tố khoáng?
Quang hợp ở thực vật?
IV. BỐ CỤC CHƯƠNG TRÌNH:
NGÀY THÁNG
TÊN BÀI
BÀI ĐỌC
THẢO LUẬN/ BÁO CÁO
BÀI VIẾT
GHI CHÚ
04/10/2010
Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ.
Bài 1 (SGK/6)
Không
Không
11/10/2010
Vận chuyển các chất trong cây
Bài 2 (SGK/10)
Báo cáo của học sinh
Không
18/10/2010
Thoát hơi nước
Bài 3 (SGK/15)
Thảo luận nhóm
Kiểm tra ngắn
25/10/2010
Vai trò của các nguyên tố khoáng
Bài 4 (SGK/20)
Báo cáo của học sinh
Không
1/11/2010
Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật
Bài 5 (SGK/25)
Thảo luận nhóm
Không
8/11/2010
Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật (tt)
Bài 6 (SGK/28)
Không
Không
15/11/2010
Thực hành
Bài 7 (SGK/32)
Không
Không
22/11/2010
Thi giữa kỳ
29/11/2010
Quang hợp ở thực vật
Bài 8 (SGK/36)
Báo cáo của học sinh
Không
6/12/2010
Quang hợp ở thực vật các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
Bài 8 (SGK/36)
Thảo luận nhóm
Kiểm tra ngắn
13/12/2010
Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp của thực vật
Bài 8 (SGK/36)
Thảo luận nhóm
Không
20/12/2010
Quang hợp và năng suất cây trồng
Bài 8 (SGK/36)
Không
Không
27/12/2010
Hô hấp ở thực vật
Bài 8 (SGK/36)
Thảo luận nhóm
Không
3/1/2011
Ôn tập
THI CUỐI KỲ
V. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ:
Nhận xét quá trình học và làm việc của học sinh.
Đánh giá học sinh theo thang điểm đề nghị ở mục II.
Đề cương môn Lý Thuyết Biên Phiên Dịch
Văn Hóa Học – Văn Hóa Khmer Nam Bộ - Đại Học Trà Vinh
Giảng Viên
Hồ Đắc Túc, Ph.D. E-Mail: hodactuc@gmail.com Mobile: 0918 007 347 - Website: hodactuc.wordpress.com
Giờ lên lớp
7:30 - 11:00 am; 1:30 – 4:30 pm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Hiến Lê. 2006. Tuyển tập Nguyễn Hiến Lê III: Ngữ Học. Nguyễn Quyết Thắng tuyển chọn. Hà Nội: Nxb Văn Học.
Ngoài ra, các tài liệu khác do giảng viên phát hoặc có thể tải từ Internet do giảng viên giới thiệu trong buổi học đầu tiên.
Trang web hữu ích:
thảo luận của các thông dịch viên chuyên nghiệp, thuật ngữ chuyên ngành, các mẫu đơn thường gặp.
tạp chí điện tử chuyên ngành phiên dịch thảo luận về cả lý thuyết phiên dịch đương thời lẫn kinh nghiệm thực tế trong công tác chuyển ngữ.
MÔ TẢ MÔN HỌC : khi dịch từ một ngôn ngữ gốc (L1) qua ngôn ngữ đích (L2), làm thế nào để dịch một khái niệm có trong L1 nhưng không có trong L2? Khi chuyển ngữ thì người phiên dịch ưu tiên dịch từ ngữ hay “dịch” văn hóa? Đâu là cơ sở để đánh giá một bản dịch?
Tất cả các vấn đề này có trong đời sống hàng ngày. Môn học nhằm giúp sinh viên giải quyết các vấn đề trên bằng nền tảng lý thuyết và thực hành biên phiên dịch.
Môn học này gồm 60 tiết và có 3 tín chỉ.
MỤC TIÊU
Sau khi học xong môn này sinh viên:
• Có thể giải thích bản chất và sự tương đương trong dịch thuật và văn hóa
• Làm quen với một số lý thuyết phiên dịch và ứng dụng vào thông phiên dịch
• Có khả năng áp dụng lý thuyết phiên dịch trong công tác dịch thuật hàng ngày
• Biết cách tìm và sử dụng tài liệu cho công tác dịch thuật (tự điển, mạng internet)
• Có khả năng đánh giá và thảo luận về một tác phẩm dịch
• Hiểu biết phương pháp học đại học kể cả kỹ năng nghe, đọc, nói và ghi chép
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Đây là môn học ứng dụng, vì vậy lý thuyết chỉ là phần phụ, thực hành là hoạt động chính trong lớp. Quá trình đánh giá sẽ căn cứ trên thảo luận nhóm, thuyết trình, tranh luận, viết luận. Lớp học tổ chức theo hình thức thảo luận tập huấn (workshop).
Tham dự lớp (20% - 2 điểm):
Sinh viên phải tham dự tất cả các giờ lên lớp và tham gia thảo luận. Vắng mặt hai lần sẽ bị trừ 10% tổng số điểm của toàn môn học. Hai lần đi trễ tương đương với một lần vắng mặt.
Luận văn (30% - 3 điểm):
Sinh viên viết một luận văn bằng tiếng Việt có nội dung so sánh hai nền văn hóa khác nhau, thí dụ giữa Khmer và Việt, Pháp hay Mỹ. Mục đích để ý thức sự khác biệt trong văn hóa (lối sống), từ đó dùng từ ngữ thích hợp khi chuyển ngữ.
Bài luận dài tối đa 1.000 chữ, nộp bản in và qua email. Hạn nộp: trước ngày 26.12.2006. Tôi sẽ giải thích qui cách trình bày bài nộp vào buổi học đầu tiên. Xem gợi ý đề tài bên dưới.
Bài kiểm tra (20% - 2 điểm):
Bài kiểm tra kỹ năng giải quyết các tình huống khó nhưng thường gặp trong phiên dịch. Bài kiểm không nhằm khảo sát vốn từ vựng, vì vậy sinh viên ĐƯỢC dùng từ điển.
Đề án nhóm (30% - 3 điểm):
Sinh viên tự chọn nhóm (từ 3 đến 5 người) để làm poster quảng cáo cho một lễ hội văn hóa của người Khmer Nam Bộ (thí dụ lễ hội Óc Om Bok, lễ hội Sen Đolta). Poster phải đủ ba (3) ngôn ngữ: Khmer, Việt và Anh ngữ.
Yêu cầu: nhóm tự thiết kế poster và chọn chữ thích hợp để quảng cáo cho lễ hội. Mỗi nhóm dùng PowerPoint và thuyết trình nội dung. Chú trọng khía cạnh ngôn ngữ.
QUY ĐỊNH LỚP HỌC
- Bài luận văn phải nộp đúng thời gian. Bài nộp trễ bị trừ một nửa số điểm. Bài nộp trễ hơn một tuần sẽ không được chấp thuận trừ trường hợp đặc biệt.
- Hình thức bài luận văn: Đánh máy và chừa khoảng cách đôi (double spaced), có số trang cuối mỗi trang. Nộp bài bản in (print copy) và bản điện tử (soft copy).
- Đạo văn: Đạo văn (plagiarism) là sử dụng ý tưởng hay chữ của người khác mà không ghi xuất xứ. Cách ghi xuất xứ hay trích dẫn nguồn phải theo đúng hướng dẫn trong tài liệu được phát vào buổi học đầu tiên. Tôi không chấp nhận mọi hình thức đạo văn và khi bị phát hiện, sinh viên sẽ bị đánh rớt bài văn đó và tùy trường hợp, có thể bị đánh rớt trọn môn học.
- Gửi email cho tôi: Khi cần hỏi bất cứ điều gì liên quan đến môn học, sinh viên có thể gửi email cho tôi (hodactuc@gmail.com). Email là phương tiện truyền thông chuyên nghiệp, vì vậy cần lưu ý cách sử dụng từ ngữ, dấu chấm câu cho đúng.
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
Trọn môn học sẽ có 14 buổi, tổng cộng 60 tiết vừa lý thuyết lẫn thực hành.
1. (16.11.2009)
Giới Thiệu Môn Học: Lịch Sử, Định Nghĩa và Mục Đích của Phiên Dịch
Tài liệu đọc thêm: Trịnh Nhật. Nói chuyện phiên dịch.
Qui Uớc Đại Học: Phương Pháp Ghi Tham Khảo Theo Hệ Thống Tác Giả-Ngày (Hệ thống của Đại học Harvard)
Tài liệu: Hồ Đắc Túc (2009). Tóm tắt cách ghi tham khảo theo Hệ thống Harvard.
2.
Sự Tương Đương Trong Phiên Dịch
Tài liệu: Nguyễn Hiến Lê. 2006. Tuyển tập Nguyễn Hiến Lê III: Ngữ Học. Nguyễn Quyết Thắng tuyển chọn. Hà Nội: Nxb Văn Học, tr. 1242-1268.
Thực hành dịch: Tập trung khía cạnh ngôn ngữ của bản dịch
đơn vị dịch (chữ, câu), mục lục, dịch thoáng, dịch sát
3.
Tương Đương Khuôn Mẫu & Chủ Động (Formal & Dynamic Equivalence)
Thực hành dịch: Tập trung yếu tố truyền đạt của văn bản trong một đoạn văn.
Tài liệu: Nida, Eugene A. and C.R.Taber (1982) The Theory and Practice of Translation, Leiden: E. J. Brill.
Download from:
4.
Tương Đương Khuôn Mẫu & Chủ Động (Formal & Dynamic Equivalence)
Tài liệu: Vanessa Leonardi. Equivalence in Translation: Between Myth and Reality.
Thực hành dịch: Tập trung mục tiêu của văn bản (e.g. diễn văn)
Phương pháp ghi chép bài giảng
Tài liệu đọc thêm: Hồ Đắc Túc. Kỹ năng ghi chép. Tải bài viết từ
5.
Tương Đương Văn Hóa & Ngữ Cảnh
Thực hành: Tập trung mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ đích.
Tài liệu đọc thêm: Cao Xuân Hạo. Suy nghĩ về dịch thuật.
6.
Cấu Trúc Văn Bản
Thực hành: Nhận dạng văn thể
7.
Trường phái Thông Dịch Paris
Thực hành: Dịch Ý hay Dịch Từ?
Tài liệu: Choi Jungwha. 2003. “The Interpretive Theory of Translation and Its Current Applications.” Interpretation Studies, No. 3, December 2003, pp 1-15.
8.
Nguyên Tắc Viết và Dịch Tựa Đề (Sách, Báo, Phim)
Thực hành: Áp dụng lý thuyết nào? Biên tập và Dấu chấm câu
Tài liệu:
NGHỈ GIỮA KỲ
9.(14.12.2009)
Các Thể Loại Văn Bản Dịch: Tổng quát và Chuyên ngành
Thực hành: Kinh doanh vs Đời sống
(áp dụng cách dùng một từ/nhóm từ trong các ngữ cảnh khác nhau)
Thuyết trình đề tài (2 nhóm)
10.
Phương tiện truyền thông trong kinh doanh
Thực hành: báo cáo, email, kỹ năng truyền đạt trong công việc
Tài liệu đọc thêm: Ngôn Ngữ Nhắn Tin Qua Điện Thoại Di Động: Anh ngữ
Thuyết trình đề tài (2 nhóm)
11.
Phương Pháp Tìm và Đánh Giá Thông Tin Trên Mạng
Thực hành: nhận diện nguồn tin đáng tin cậy
Thuyết trình đề tài (2 nhóm)
12.
Các Hình Thức Thông Dịch (Interpreting)
Dịch đuổi, dịch ca-bin (song song), dịch thầm, dịch thẳng
Thuyết trình đề tài (2 nhóm)
13.
Thuyết trình đề tài (2 nhóm)
Thi Kiểm Tra Bộ Môn (90 phút)
14.
Ôn Tập
So sánh phương thức dịch nghĩa và dịch diễn đạt
Đánh giá chương trình
GỢI Ý ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
1. Mô tả, so sánh và bàn về đặc tính của hai ngôn ngữ mà bạn quen thuộc.
2. Mô tả, so sánh và bàn các nét tương đồng và khác nhau giữa hai lễ hội của hai nền văn hóa khác nhau (như ngày đầu năm).
3. Phê bình tính xác thực trong ngôn ngữ của một bài viết (báo in/báo mạng) nói về văn hóa của người Khmer Nam bộ.
4. Mô tả và phân tích những khó khăn trong việc tìm từ ngữ tương đương giữa hai ngôn ngữ với các thí dụ cụ thể.
5. Theo anh chị, chúng ta nên áp dụng lý thuyết dịch nào để dịch các văn bản chuyên ngành Kinh doanh Thương mại. Tại sao?
5. Các đề tài tự chọn khác.
Hạn nộp bài: trước ngày 17.12.2009
III.3.3 Giáo án môn học :
III.3.3.1 Giáo án 6 :
Giáo án là kế hoạch của giáo viên để dạy học từng tiết ( hay từng cụm tiết ). Nó không đơn thuần là một bản sao chép lại tri thức trong SGK. Nó thể hiện một cách sinh động mối liên hệ hữu cơ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, thời gian và điều kiện dạy học.
III.3.3.2 Lý do của việc soạn giáo án 7 :
Giáo án là một công cụ quan trọng mà giáo viên sử dụng trong lớp.
Giáo án cần được viết rõ ràng, linh hoạt và mang tính cá nhân hóa cao.
Giáo án giúp giáo viên nắm vững nội dung của tài liệu mà họ sẽ dạy, dự tính được những nguồn tài liệu mà họ sẽ sử dụng cho bài giảng của mình, chẳng hạn như những thiết bị và giáo cụ cần thiết, tiết kiệm được thời gian do đã chuẩn bị chu đáo trước, và tập trung vào nhu cầu của học sinh.
III.3.3.3 Đặc điểm: 7
1. Nêu được nội dung HS cần học
2. Chỉ rõ HS phải học tập như thế nào
3. Chỉ ra được những tiêu chí dùng để đánh giá thành tích của HS
4. Nêu ra được kết quả mong đợi
A. Khi soạn giáo án người Giáo viên cần phải suy nghĩ cẩn thận về 3 điều:
Tôi đang đi đâu? (Mục tiêu của tôi là gì?)
Tôi sẽ đi đến đó bằng cách nào? (Tôi sẽ đạt được mục tiêu của mình bằng cách nào?)
Làm thế nào tôi có thể biết được tôi đã đến đích? (Làm thế nào tôi có thể biết được tôi đã đạt được mục tiêu của mình?)
B. Việc soạn giáo án chi tiết sẽ giúp người GV những thuận lợi:
Nắm vững nội dung tài liệu mà họ sẽ phải giảng dạy.
Biết tất cả các nguồn mà họ sẽ cần để tiến hành bài học.
Tiết kiệm thời gian do đã được chuẩn bị tốt trước đó.
Tập trung vào những gì học sinh cần học
C. Những thành tố chính của một giáo án:
Thông tin về học sinh
Tiếp cận bài học
Phát triển bài học .
Tóm tắt bài học
Thông tin về học sinh ( thông tin cơ sở ban đầu)
Cho dù giáo án có hình thức thế nào đi chăng nữa, chúng cũng luôn phải cung cấp các thông tin cơ sở ban đầu ngay từ khi bắt đầu.
Các giáo án cần nêu rõ chủ đề của chúng là gì, đơn vị bài học/chương của sách giáo khoa mà bài học đang đề cập đến, và môn học đó là gì.
Những thông tin khác có thể bao gồm trong các giáo án là ngày tháng giảng dạy, cấp lớp, giờ học hoặc phần nào đặc biệt, nếu có thể, và tên của giáo viên. Khung thời gian được đề nghị như trong chương trình đã lên sẵn cũng nên được đưa vào.
Tiếp cận bài học
Phần tiếp cận bài học trong một giáo án nói lên mục tiêu hoặc mục đích của một bài học và cung cấp phần giới thiệu cho giáo án
Giáo viên cần quyết định mục tiêu cụ thể của mình cho một bài học cụ thể nào đó để họ không bị lạc đề trong suốt tiến trình giảng dạy.
GV có thể cho học sinh biết khái quát về các chủ đề mà HS học trong một tuần và hỏi HS xem chúng muốn biết những nội dung gì khác về chủ đề đó. Dựa vào các thông tin này, các giáo viên có thể viết các mục tiêu cụ thể cho các giáo án hàng ngày của mình mà vẫn liên quan đến các nhu cầu của HS.
Phát triển bài học
Hãy quyết định xem sử dụng phương pháp nào sẽ là hiệu quả nhất để phổ biến thông tin được mong đợi đến học sinh. Việc quyết định bản chất của các kinh nghiệm học tập mà giáo viên muốn các học sinh của mình trải qua sẽ rất có ích ở đây. Những kinh nghiệm học tập này sẽ cho phép học sinh không những chỉ thu thập được thông tin mà còn có thể ứng dụng chúng trong đời sống thực tế nữa
Tóm tắt bài học
Hai hoạt động cơ bản cần phải có trong phần này là :
Tóm tắt bài học .
Hoạt động đánh giá .
Phần Tóm tắt bài học
Tổng kết bài học, bao gồm tất cả các hoạt động trong bài học.
Đưa ra kết luận.
Hình thành các điều khái quát.
Ôn lại các khái niệm chính đã dạy.
Liên hệ bài học với các kinh nghiệm học tập của học sinh cũng như với các bài học trước đó và các bài học sắp tới.
Phần Hoạt động đánh giá
Giúp GV xác định câu trả lời cho câu: ”Làm thế nào tôi có thể biết được tôi đã đạt được mục tiêu của mình?” Giúp cho chúng ta biết được về những gì HS tiếp nhận được một cách cụ thề. Khi chuẩn bị các hoạt động đánh giá, trước tiên, giáo viên cần đảm bảo rằng chúng phải thích hợp.
Có rất nhiều phương pháp đánh giá: Một bài kiểm tra ngắn hoặc một bài đánh giá dưới dạng bài kiểm tra là thông dụng nhất. Giáo viên có thể quyết định dùng các câu hỏi gợi nhớ, đúng sai, câu hỏi trắc nghiệm, điền vào chổ trống, hoặc các câu hỏi kiểu liệt kê. Họ cũng có thể lựa chọn các kiểu câu hỏi viết luận hoặc kiểm tra miệng.
6_ Th.S Trần Sơn Quân – Tài liệu Phương pháp giảng dạy 2 - Chương IX ” Kế hoạch dạy học” – Đại học Khoa học tự nhiên
7_ [Online] www.tranthily.com/sb1/upload/52/files/2579_Module%205.ppt
8_ TS Trần Thị Hương(chủ biên) - TS Nguyễn Thị Bích Hạnh - TS Hồ Văn Liên - TS Ngô Đình Qua - Giáo trình Giáo dục học đại cương - bộ môn Giáo dục học khoa Tâm lý giáo dục – NXB đại học sư phạm – trang 217 - 218 - 219
III.3.3.4 Mẫu giáo án của Intel 8 :
MẪU KẾ HOẠCH BÀI DẠY
I. Người soạn bài:
Họ và tên:
Địa chỉ E-mail
Khoa
Khóa
Tên khóa học
Tên giảng viên hướng dẫn
Tổng quan bài dạy
Tiêu đề kế hoạch bài dạy
Mô tả tên bài dạy của bạn
Bộ câu hỏi xây dựng bài
Câu hỏi khái quát
Câu hỏi bao quát toàn diện có thể liên quan đến nhiều bài học và môn học. Xem như mục các câu hỏi khái quát trong CD-ROM chương trình.
Các câu hỏi bài học
Các câu hỏi hướng dẫn cho bài dạy của bạn. Xem như mục các câu hỏi khái quát trong CD-ROM chương trình.
Câu hỏi nội dung
Các câu hỏi nội dung hay các câu hỏi định nghĩa
Tóm tắt bài dạy:
Một cái nhìn tổng quan súc tích bài dạy của bạn bao gồm: các chủ đề trong môn học sẽ được trình bày, một mô tả các khái niệm chính đã được học, và một giải thích ngắn gọn các hoạt động giúp học sinh trả lời các câu khái quát và câu hỏi hỏi bài học.
Lĩnh vực môn học (Liệt kê tất cả các môn học)
Bao gồm tất cả các môn học mà bài dạy hướng tới
Câp độ [ Chọn tất cả các mức độ mà bài dạy hướng tới
□ 1-2 □ 3-5
□ 6-9 □ 10-12
□ Học sinh tiếp thu trung bình □ học sinh tiếp thu chậm
□ Học sinh giỏi/ năng khiếu □ Khác:
Khung công việc/ các chuẩn nội dung/ các điểm chuẩn
Một danh mục đã phân mức ưu tiên các tiêu chuẩn được nắm tới trong bài dạy
Mục tiêu bài dạy/ Kết quả học tập
Một danh mục đã phân mức ưu tiên các mục tiêu nội dung mà học sinh sẽ nắm được sau khi kết thúc bài học
Các bước tiến hành bài dạy
Một bức tranh rõ ràng của chu kì giảng dạy. Một mô tả về phạm vi và trình tự hoạt động của học sinh và giải thích các hoạt động này sẽ thu hút học sinh trong việc lập kế hoạch của họ.
Ước tính thời gian cân thiết:
VD: 8 tiết trên lớp, 6 tuần, 3 tháng…..
Kỹ năng cần có:
Kiến thức và kỹ năng công nghệ mà học sinh cần có để tham gia bài dạy này
Trang thiết bị
Công nghệ - Phần cứng ( Chọn các phần cừng cần thiết)
□ Máy ảnh □ Đĩa CD-ROM □ Đầu Video
□ Máy tình □ Máy in □ Máy quay phim
□ Máy ảnh KTS □ Máy chiếu □ Thiết bị hội thảo truyền hình
□ Đầu đọc DVD □ Máy quét ảnh □ Khác
□ Kết nối Internet □ Tivi
Công nghệ - phần mềm ( Chọn lọc các phần mềm cần thiết)
□ Cơ sở dữ liệu/Bảng tính □ Xử lý ảnh □ Xây dựng trang Web
□ Chế bản □ Trình duyệt Internet □ Soạn thảo văn bản
□ Phần mềm E-mail □ Đa phương tiện □Khác
□ CD-ROM Microsoft Encarta
Tài liệu in sẵn
Sách giáo khoa, chuyện đọc, tải liệu hướng dẫn, tài liệu tra cứu
Cung cấp
Những gì bạn muốn đặt hàng hoặc thu thập để thực hiện bài dạy của bạn
Tài nguyên Internet
Địa chỉ Web hỗ trợ thực hiện bài dạy của bạn. Nên bổ sung thêm những từ khóa giáo viên cần gợi ý cho học sinh sau khi tra mạng
Khác
Khách mời, tư vấn……
Điều chỉnh cho các đối tượng học khác nhau
Học sinh tiếp thu chậm
Yêu cầu bị thay đổi, nội dung giảng dạy và tiêu chí đánh giá thay đổi, thời gian dài hơn, có các mẫu hướng dẫn, các cấu trúc hỗ trợ và nhân sự
Học sinh không ở các nước nói tiếng Anh
Internet và các tài nguyên bằng tiếng mẹ đẻ, Có nhiều cách thể hiện mức độ học của học sinh, nhân sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
Học sinh năng khiếu, giỏi
Nhiều công việc nhỏ hơn, mở rộng tới mức độ chuyên sâu, tìm hiểu, mở rộng tới các chủ đề liên quan đến học sinh, đố án mở.
Đánh giá học sinh
Mô tả cách đánh giá. Ngữ cảnh vá các thủ tục cụ thể đánh giá việc học của học sinh. Việc đánh giá có thể thông qua phỏng vấn, quan sát, nhật ký, viết bài luận, thi vấn đáp, kiểm tra và đồ án. Những đánh giá có thể do giáo viên hoặc giữa học sinh với nhau thưc hiện.
III.3.3.5 Một số giáo án mẫu :
Ngày soạn: 11/08/2008
Số tiết: 02 Chương I §2 CỰC TRỊ CỦA HÀM SỐ
I. Mục tiêu:
+ Về kiến thức:
Qua bài này học sinh cần hiểu rõ:
- Định nghĩa cực đại và cực tiểu của hàm số
- Điều kiện cần và đủ để hàm số đạt cực đại hoặc cực tiểu.
- Hiểu rỏ hai quy tắc 1 và 2 để tìm cực trị của hàm số.
+ Về kỹ năng:
Sử dụng thành thạo quy tắc 1 và 2 để tìm cực trị của hàm số và một số bài toán có liền quan đến cực trị.
+ Về tư duy và thái độ:
- Thái độ: tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của Gv, năng động, sáng tạo trong quá trình tiếp cận tri thức mới, thấy được lợi ích của toán học trong đời sống, từ đó hình thành niềm say mê khoa học, và có những đóng góp sau này cho xã hội.
- Tư duy: hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
+ Giáo viên: Bảng phụ minh hoạ các ví dụ và hình vẽ trong sách giáo khoa.
+ Học sinh: làm bài tập ở nhà và nghiên cứu trước bài mới.
III. Phương pháp:
- Thuyết trình, kết hợp thảo luận nhóm và hỏi đáp.
IV. Tiến trình bài học:
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Xét sự biến thiên của hàm số: y = -x3 + 3x2 + 2
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
10’
- Gọi 1 học sinh lên trình bày bài giải.
- Nhận xét bài giải của học sinh và cho điểm.
- Treo bảng phụ 1 có bài giải hoàn chỉnh.
- Trình bày bài giải
(Bảng phụ 1)
3. Bài mới:
Tiết 1
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm cực trị của hàm số
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
8’
- Yêu cầu học sinh dựa vào BBT (bảng phụ 1) trả lời 2 câu hỏi sau:
* Nếu xét hàm số trên khoảng (-1;1); với mọi x thì f(x) f(0) hay f(x) f(0)?
* Nếu xét hàm số trên khoảng (1;3); ( với mọi x thì f(x)f(2) hay f(x) f(2)?
- Từ đây, Gv thông tin điểm x = 0 là điểm cực tiểu, f(0) là giá trị cực tiểu và điểm x = 2 là gọi là điểm cực đại, f(2) là giá trị cực đại.
- Gv cho học sinh hình thành khái niệm về cực đại và cực tiểu.
- Gv treo bảng phụ 2 minh hoạ hình 1.1 trang 10 và diễn giảng cho học sinh hình dung điểm cực đại và cực tiểu.
- Gv lưu ý thêm cho học sinh:
Chú ý (sgk trang 11)
- Trả lời : f(x) f(0)
- Trả lời : f(2) f(x)
- Học sinh lĩnh hội, ghi nhớ.
- Định nghĩa: (sgk trang 10)
Hoạt động 2: Điều kiện cần để hàm số có cực trị
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
12’
- Gv yêu cầu học sinh quan sát đồ thị hình 1.1 (bảng phụ 2) và dự đoán đặc điểm của tiếp tuyến tại các điểm cực trị
* Hệ số góc của tiếp tuyến này bằng bao nhiêu?
* Giá trị đạo hàm của hàm số tại đó bằng bao nhiêu?
- Gv gợi ý để học sinh nêu định lý 1 và thông báo không cần chứng minh.
- Gv nêu ví dụ minh hoạ:
Hàm số f(x) = 3x3 + 6
, Đạo hàm của hàm số này bằng 0 tại x0 = 0. Tuy nhiên, hàm số này không đạt cực trị tại x0 = 0 vì: f’(x) = 9x2nên hàm số này đồng biến trên R.
- Gv yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm để rút ra kết luận: Điều nguợc lại của định lý 1 là không đúng.
- Gv chốt lại định lý 1: Mỗi điểm cực trị đều là điểm tới hạn (điều ngược lại không đúng).
- Gv yêu cầu học sinh nghiên cứu và trả lời bài tập sau:
Chứng minh hàm số y = không có đạo hàm. Hỏi hàm số có đạt cực trị tại điểm đó không?
Gv treo bảng phụ 3 minh hoạ hinh 1.3
- Học sinh suy nghĩ và trả lời
* Tiếp tuyến tại các điểm cực trị song song với trục hoành.
* Hệ số góc của cac tiếp tuyến này bằng không.
* Vì hệ số góc của tiếp tuyến bằng giá trị đạo hàm của hàm số nên giá trị đạo hàm của hàm số đó bằng không.
- Học sinh tự rút ra định lý 1:
- Học sinh thảo luận theo nhóm, rút ra kết luận: Điều ngược lại không đúng. Đạo hàm f’ có thể bằng 0 tại x0 nhưng hàm số f không đạt cực trị tại điểm x0.
* Học sinh ghi kết luận: Hàm số có thể đạt cực trị tại điểm mà tại đó hàm số không có đạo hàm. Hàm số chỉ có thể đạt cực trị tại những điểm mà tại đó đạo hàm của hàm số bằng 0, hoặc tại đó hàm số không có đạo hàm.
- Học sinh tiến hành giải. Kết quả: Hàm số y = đạt cực tiểu tại x = 0. Học sinh thảo luận theo nhóm và trả lời: hàm số này không có đạo hàm tại x = 0.
- Định lý 1: (sgk trang 11)
- Chú ý:( sgk trang 12)
Hoạt động 3: Điều kiện đủ để hàm số có cực trị
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
15’
- Gv treo lại bảng phụ 1, yêu cầu học sinh quan sát BBT và nhận xét dấu của y’:
* Trong khoảng và , dấu của f’(x) như thế nào?
* Trong khoảng và , dấu của f’(x) như thế nào?
- Từ nhận xét này, Gv gợi ý để học sinh nêu nội dung định lý 2
- Gv chốt lại định lý 2:
Nói cách khác:
+ Nếu f’(x) đổi dấu từ âm sang dương khi x qua điểm x0 thì hàm số đạt cực tiểu tại điểm x0.
+ Nếu f’(x) đổi dấu từ dương sang âm khi x qua điểm x0 thì hàm số đạt cực đại tại điểm x0.
- Gv hướng dẫn và yêu cầu học sinh nghiên cứu hứng minh định lý 2.
- Gv lưu ý thêm cho học sinh : Nếu f’(x) không đổi dấu khi đi qua x0 thì x0 không là điể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BAI TIEU LUAN GIAO DUC HOC.doc