PHỤ LỤC
LỜI NÓI ĐẦU: . 3
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CỦA XÃ HỘI HỌC . 4
1. Xã hội học . 4
2. Quan hệ xã hội . 4
3. Tương tác xã hội 5
4. Vị thế xã hội 5
5. Địa vị xã hội 6
6. Vai trò xã hội . 6
7. Hành động xã hội . 7
8. Thiết chế xã hội . 8
9. Bất bình đẳng xã hội . 9
10. Phân tầng xã hội . 10
11. Di động xã hội . 11
II. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI HỌC . 12
1. Lịch sử ra đời của xã hội học . 12
2. Điều kiện và tiền đề của sự ra đời của xã hội học . 13
2.1. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội 13
2.2. Những tiền đề về tư tưởng, lí luận khoa học . 14
2.3. Một số đóng góp của các nhà sáng lập ra xã hội học . 15
III. ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA XÃ HỘI HỌC . 18
1. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học 18
2. Chức năng của xã hội học . 19
2.1. Chức năng nhận thức . 20
2.2. Chức năng tư tưởng 20
2.3. Chức năng thực tiễn 21
2.4. Chức năng dự báo 22
2.5 Chức năng quản lý . 22
2.6. Chức năng công cụ 22
3. Nhiệm vụ của xã hội học . 23
IV. MỘT SỐ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC 23
1. Xã hội học nông thôn . 23
2. Xã hội học đô thị . 24
3. Xã hội học gia đình . 24
4. Xã hội học về chính sách xã hội . 25
5. Xã hội học về pháp luật và tội phạm . 26
6. Xã hội học về dư luận xã hội và thông tin đại chúng . 26
7. Xã hội học giáo dục. 28
V. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC . 29
1. Phương pháp chọn mẫu . 29
2. Phương pháp phân tích các nguồn tài liệu . 30
3. Phương pháp phỏng vấn . 31
4. Phương pháp qua sát . 32
KẾT LUẬN . 33
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3152 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giới thiệu khái quát về điều tra xã hội học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm công cụ cho quá trình nghiên cứu sáng tạo.
Dựa vào và kế thừa nhiều thành tựu của các khoa học khác khi xác lập xã hội học, Auguste Comte đã cố gắng làm rõ, phân biệt đối tượng, phương pháp nghiên cứu, hình thành nội dung và cấu trúc của xã hội với tư cách là một khoa học riêng biệt so với các khoa học khác trong hệ thống các khoa học xã hội.
Trong quá trình nghiên cứu, xã hội học cũng đã tiếp thu và vận dụng có kết quả, nhất là về phương pháp nghiên cứu của khoa học tự nhiên, các khoa học về con người, kể cả một số phương pháp của khoa học kỹ thuật. Nhờ vậy mà chất lượng nghiên cứu ngày càng cao, càng có độ tin cậy. Trong các phương pháp ấy phương pháp nghiên cứu theo cấu trúc – hệ thống vốn có trong các khoa học tự nhiên, trong khoa học kỹ thuật (nghiên cứu về vật chất) đã được mô phỏng, chọn lọc, áp dụng vào việc nghiên cứu xã hội và tương quan giữa cá nhân với đời sống xã hội.
Trong rất nhiều công trình nghiên cứu xã hội học từ trước tới nay người ta đã áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu của các khoa học khác nhau (như các phương pháp toán học, các phương pháp nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu triết học…), đặc biệt là các phương pháp định lượng trong các khoa học tự nhiên vào việc tìm hiểu, đo đạc, lượng giá các vấn đề xã hội, tăng thêm độ chính xác, tường minh, tính khoa học trong nghiên cứu xã hội học. Ngày nay xã hội học ngày càng cố gắng nâng cao tính chất khoa học của mình qua việc thu thập số liệu, thực hành quan sát, phân tích dữ liệu, xử lí thông tin, mô tả, biểu diễn tổng quát và áp dụng những phương pháp, kĩ thuật, thủ thuật nghiên cứu của nhiều khoa học có liên quan.
Nhờ có tiên đề lí thuyết phong phú, vững chức với quá trình nghiên cứu bám sát thực tế đời sống, trong các công trình nghiên cứu xã hội học đã thật sự tôn trọng, đảm bảo các điều kiện sau:
- Dựa trên các bằng chứng hiển nhiên, có đủ điều kiện có thể thẩm tra, kiểm chứng được độ chính xác.
- Thực tiễn xã hội luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển, do đó trong quá trình nghiên cứu không nên tuyệt đối hóa, xem xét vấn đề với thái độ cực đoan, chỉ chấp nhận sự thật khoa học sau khi đã lật đi lật lại, nghiên cứu vấn đề với nhiều phương pháp, kiểm chứng thử nghiệm khác nhau.
- Trong xã hội học có thể lập luận, chứng minh, trả lời câu hỏi nào đó đặt ra bằng những kiến thức mới mẻ. Nhưng giá trị của các phát hiện, các lí thyết mới ấy cần được đánh giá sau khi đã vận dụng vào thực tế đời sống, không xuất phát từ ý chí chủ quan, hoặc từ thái độ có tính định kiến, từ xúc cảm của người nghiên cứu.
- Phải đảm bảo tính khách quan trong quá trình nghiên cứu, từ những việc đơn giản, riêng lẻ cho đến việc tập hợp, xử lí đánh giá những vấn đề lớn, không thiên vị, thành kiến đối với đối tượng.
- Nghiên cứu xã hội rộng lớn muốn chính xác cần tiêu chuẩn hóa các tiêu chí đánh giá, khảo sát, kiểm tra và phải vận dụng các phương pháp nghiên cứu một cách chính xác, tie mỉ khách quan.
Tóm lại, sự phát triển nhanh chóng của xã hội Tây Âu cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã đòi hỏi sự xuất hiện cảu khoa học nghiên cứu về sự vận động và phát triển của xã hội.
2.3. Một số đóng góp của các nhà sáng lập ra xã hội học.
a). Auguste Comte (1798 – 1857).
Ông sinh tại Montpellier, nước pháp, trong một gia đình theo đạo Giatô theo xu hướng quân chủ.
Trong các tác phẩm đầu tiên của mình, Auguste Comte đã phân tích sự khủng hoảng của xã hội Tây Âu hồi đầu thế kỷ 19 với sự sụp đổ của xã hội thần học và quân sự, đồng thời là sự ra đời của xã hội khoa học và công nghệ.
Ông đã phát hiện, xây dựng nên quy luật ba trạng thái trong đó trình bày ba giai đoạn phát triển tinh thần của con người:
- Kỷ nguyên thần học, trong đó tinh thần giải thích các hiện tượng bằng những thực thể hay sức mạnh có hình người.
- Kỷ nguyên siêu hình học, trong đó tinh thần giải thích các hiện tượng bằng những thực thể trừu tượng.
- Kỷ nguyên thực chứng, trong đó tinh thần thiết lập những liên hệ đều đặn gọi là các quy luật.
Theo ông tất cả các môn học trí tuệ đều phải trải qua ba kỷ nguyên đó nhưng không đồng thời với nhau. Do đó theo ông, có thể phân loại khoa học theo thư tự vừa logic vừa lịch sử mà trong đó khoa học cuối cùng, phức tạp nhất là xã hội học. Đặc trưng của xã hội học là ở tính tổng hợp của nó, cho nên đối tượng của xã hội học chỉ có thể là lịch sử loài người.
Auguste Comte quan niệm rằng xã hội học sẽ mạng lại giải pháp cho sự khủng hoảng của văn minh phương Tây, là một thứ “kinh Phúc âm” của khoa học thực chứng mà ông truyền giảng với tư cách là nhà “cải cách xã hội”. Nhưng ông không có ảo tưởng đối với vệc can thiệp vào đời sống xã hội, vì đó là việc quá phức tạp. Cải cách xã hội cũng đòi hỏi phải xét lại nhiều khái niệm căn bản, phải chỉnh đốn phong tục, rất tốn thời gian và công sức. Ông xem chiến tranh là lỗi thời và dự báo trước sự xuất hiện một quyền lực tinh thần mới: quyền lực của các nhà bác học và các nhà triết học.
Về sau Auguste Comte được tôn vinh là người khai sáng ra xã hôi học. Ông luôn luôn tin tưởng rằng muốn nghiên cứu xã hội học phải dựa trên sự quan sát có hệ thống và phân loại.
Ông cũng thừa nhận rằng xã hội học luôn luôn bị chi phối bởi các nguyên tắc và phương pháp của khoa học tự nhiên.
Với những cống hiến to lớn như trên, ông được xem là người có công đầu xây dựng nên xã hội học với vai trò của một khoa học chân chính.
b). Karl Marx (1818 – 18830.
Là nhà triết học, kinh tế học người Đức. Lúc sinh thời Karl Marx không coi mình là nhà xã hội học, nhưng những tư tưởng trong di sản đồ sộ của ông đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của xã hội học, đến nỗi ngày nay ai cũng coi ông mặc nhiên là một trong những người sáng lập ra xã hội học. Dường như tất cả các nhà xã hội học hiện đại khi giải thích xã hội đều tiếp cận bằng lý thuyết mâu thuẫn và xung đột của Karl Marx. Các nhà xã hội học "đều vay mượn của Karl Marx các lý giải về giai cấp, ngay cho dù nhà xã hội học đó kết thúc bằng cách bài bác Karl Marx như là sai lầm và bị lịch sử vượt qua". Karl Marx chủ yếu sử dụng lý thuyết mâu thuẫn để làm sáng tỏ biến chuyển xã hội. Đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa hai giai cấp cơ bản kiến tạo nên xã hội. Các vấn đề như: phân tầng xã hội, tội phạm, biến chuyển xã hội,... đều được các nhà xã hội học đương đại xem xét dưới ánh sáng lý thuyết mâu thuẫn của Karrl Marx.
Các tác phẩm chính: Gia đình thần thánh (1845), Hệ tư tưỏng Đức (1846), Sự khốn cùng của triết học (1847), Tư bản (1875).
c). Herbert Spencer (1820 – 1903).
Spencer là nhà triết học và xã hội học người Anh được giới triết học xem là cha đẻ của triết học tiến hóa. Ông phản bác sự phân chia khoa học thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Ông cố gắng xây dựng một hệ thống lí luận thống nhất về sự tiến hóa, theo công thức: chuyển từ đơn giản thuần nhận trong một số trường hợp riêng biệt có sự vận động ngược lại.
Ông cũng chủ trương phân loại xã hội thành “xã hội quân sự” và “xã hội công nghiệp” theo đó, các xã hội quân sự là những xã hội độc tài, trong đó sự ganh đua và gây hấn luôn luôn ngự trị, còn các xã hội công nghiệp là các “xã hội tự do”. Quá trình tiến hóa xã hội diễn ra từ kiểu này sang kiểu kia, tùy thuộc vào thời kì chiến tranh hay hòa bình. Hòa bình có lợi cho xu thế tự nhiên chuyển từ các xã hội quân sự sang các xã hội công nghiệp, còn chiến tranh thì cản trở và xóa bỏ sự tiến hóa ấy, tạo điều kiện cho phản cách mạng xuất hiện.
Lí thuyết “tiến hóa xã hội” của Spencer có lúc đã được giới khoa học thừa nhận nhưng sau đó bị bác bỏ và ông đã phục hưng chúng bằng cách có những thay đổi và đổi mới nhất định.
d). Emile Durkheim (1858 – 1917).
Nhà xã hội học nổi tiếng được coi là cha đẻ của xã hội học Pháp. Ông là người lập ra chuyên ngành xã hội học ở trường Đại học Bordeaux và ở Đại học Sorbonne của Paris. Các nhà xã hội học trên thế giới ngày nay đều ảnh hưởng rất nhiều lối tiếp cận cấu trúc, chức năng của ông. E. Durkheim đã cố gắng tách các sự kiện, hiện tượng xã hội ra khỏi sự chi phối của con người và yêu cầu xem xét chúng như các "vật thể" để không áp đặt vào chúng những định kiến đã có sẵn. Ông cũng là người sáng lập ra "Niên giám xã hội học" nhằm tập hợp các công trình khoa học của các nhà xã hội học đương thời. Ông là người có công lao rất lớn trong việc hình thành và phát triển ngành xã hội học hiện đại.
Các tác phẩm chính: Phân công lao động xã hội (1893), Các qui tắc của phương pháp xã hội học (1897), Tự tử (1897), Các hình thức cơ bản của đời sống tôn giáo (1912).
Sau khi ra đời, xã hội học đã phát triển rực rỡ và có được những bước tiến dài trong việc xây dựng nền tảng cũng như các phân nghành xã hội học ở các nước công nghiệp phát triển. Có thể nói những thành tựu to lớn mà các nước công nghiệp phát triển đạt được là có sự đóng góp đáng kể của ngành khoa học xã hội học. Ngày nay, xã hội học đã có mặt ở hầu khắp các nước trên thế giới và chiếm một vị trí xứng đáng trong hệ thống lý thuyết cũng như ứng dụng. Nó được coi là môn khoa học phát triển. Rất nhiều trường phái xã hội học hiện đai nổi tiếng có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Chẳng hạn như trường phái lý thuyết hệ thống của Talcott Parsons (Đại học Harvard), trường phái xã hội học đô thị (Đại học Chicago), trường phái xã hội học tội phạm (Đại học Michigan), trường phái lý thuyết tương tác Marx (Bulgaria), ...
e). Max Weber (1864 – 1920).
Nhà xã hội học Đức, được coi là một trong những nhà xã hội học lớn nhất đầu thế kỷ 20. Lĩnh vực được ông chú ý nhiều là hành động xã hội. Ngoài ra, Max Weber còn dành khá nhiều thì giờ nghiên cứu về đạo Tin lành, về tổ chức quan liêu, về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản... Những tư tưởng của ông đã để lại khá đậm nét cho các thế hệ xã hội học sau này không chỉ về lý thuyết mà còn các phương pháp tiếp cận xã hội.
Các tác phẩm chính: Những tiểu luận phương pháp luận (1902), Đạo đức Tin lành và tinh thần của CNTB (1904), Kinh tế và xã hội (1910-1914), Xã hội học tôn giáo (1916).
III. ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA XÃ HỘI HỌC.
1. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học.
Đối tượng nghiên cứu của xã hội chính là xã hội loài người, trong đó quan hệ xã hội (tương quan xã hội) được biểu hiện thông qua các hành vi xã hội giữa người và người.
Từ việc nghiên cứu các quan hệ của con người trong gia đình, bạn bè, trong cộng đồng… chúng ta tìm ra logic, cơ chế vận hành thường tàng ẩn trong đó, phát hiện tính quy luật của các hình thái vận động và phát triển của xã hội.
Như vậy là cái mang tính phổ quát, bao trùm trong các công trình nghiên cứu xã hội học là các hành vi xã hội của con người.
Vấn đề thứ hai mà xã hội học quan tâm nghiên cứu là hệ thống xã hội, ở đây cá nhân trong tương quan xã hội với nhóm, với cộng đồng diễn ra như thế nào. Qua đó có thể thấy được cấu trúc hệ thống xã hội, và cấu trúc này trong từng phân hệ của nó lại có mối liên hệ, tác động lẫn nhau, định hình dưới dạng các thiết chế xã hội, những hệ thống giá trị chuẩn mực lại quy định cơ chế hoạt động của hệ thống.
Nhiệm vụ của xã hội học từ chỗ phát hiện ra cơ cấu xã hội thể hiện dưới dạng các thiết chế xã hội, chúng do con gười thiết lập nên nhưng lại tác động trở lại cuộc sống của con người theo các chiều hướng khác nhau: mang tính quy luật khách quan. Tất nhiên về lĩnh vực này, do xuất phát nghiên cứu ở nhiều xã hội khác nhau, các tác giả cũng có nhận xét, khái quát khác nhau và thể hiện quan điểm khác nhau.
Ngoài việc nghiên cứu về giai cấp, xã hội còn nghiên cứu cơ cấu xã hội với các nhóm, các cộng đồng khác trong xã hội (nhóm dân tộc, nhóm tôn giáo, nhóm theo giới tính…)
Nghiên cứu nhóm cộng đồng xã hội chính là nghiên cứu về mối quan hệ, tác động qua lại giữa các cá nhân trong cộng đồng về lợi ích để xem xét mức độ gần gũi về quan điểm, tín ngưỡng, về định hướng chính trị, mục tiêu và phương thức hành động để đạt tới mục đích. Nhờ vậy sẽ có cơ sở để xem xét tác động qua lại giữa các nhóm, các cộng đồng tạo nên một chỉnh thể xã hội với tất cả những mâu thuẫn, xung đột, vận động và phát triển…qua đó có thể đoán định được tính ổn định, tính bền vững của mỗi thể chế xã hội, trong những điều kiện chủ quan và khách quan có tính xác định.
Nhờ nghiên cứu sâu nhóm cộng đồng, chúng ta cũng sẽ phát hiện được bản sắc đặc thù trong hành vi xã hội của người. Trong trường hợp này các chuẩn mực giá trị, thiết chế xã hội, bản sắc văn hóa chính là khuôn mẫu, chuẩn mực hành vi của mỗi nhóm người. Vậy đối tượng nghiên cứu của xã hội học nói một cách khái quát chính là hành vi xã hội của con người. Chúng ta chỉ có thể hiểu rõ hành vi xã hội dựa trên cơ sở làm rõ một tương quan giữa người và người trong các nhóm và trong cộng đồng xã hội dựa trên các dấu hiệu đặc trưng.
Những nhóm cộng đồng xã hội khác nhau tương tác với nhau tạo nên một kết cấu chỉnh thể của một xã hội. Nghiên cứu các vấn đề trên, xã hội học phát hiện ra tính quy luật chi phối các quan hệ, các mối liên hệ tạo thành hệ thống tổng thể, hoàn chỉnh của xã hội.
2. Chức năng của xã hội học.
Mỗi một môn khoa học đều có một số chức năng nhất định. Chức năng của mỗi môn khoa học được phản ánh ở mối quan hệ và sự tác động qua lại của chính môn khoa học đó với thực tiễn xã hội. Xã hội học có sáu chức năng cơ bản sau đây:
2.1. Chức năng nhận thức.
Chức năng nhận thức của xã hội học được thực hiện trong một số mặt cơ bản sau:
Trang bị cho người học hệ thống tri thức khoa học về sự phát triển của xã hội, quy luật của sự phát triển ấy, đồng thời vạch ra cơ chế của quá trình phát triển đó.
Thông qua việc vạch ra những quy luật khách quan của các quá trình phát triển của các hiện tượng và các quá trình xã hội mà tạo nên các tiền đề để nhận thức về những triển vọng nhằm phát triển hơn nữa đời sống xã hội cũng như các mặt, các khía cạnh riêng biệt của nó.
Thông qua nghiên cứu, các nhà xã hội học xác định được nhu cầu phát triển của xã hội, của các giai cấp, các cộng đồng… biểu lộ ra ở các hoạt động xã hội của con người, góp phần xác định các hình thức cụ thể nhằm đạt được nhu cầu, sự kết hợp được lợi ích của các cá nhân với lợi ích của tập thể và cộng đồng…
Cùng với các khoa học có liên quan, xã hội học góp phần xây dựng, làm sáng tỏ lí luận và phương pháp luận nhận thức về xã hội thông qua các công trình nghiên cứu, so sánh, đối chiếu, tổng hợp về các mô hình xã hội khác nhau tìm ra những hạt nhân hợp lí, những mô thức tối ưu.
Chức năng nhận thức của xã hội học được thể hiện qua chức năng phương pháp luận của nó. Ý nghĩa phương pháp luận của xã hội học được thể hiện ở chỗ, nó là những thông tin khoa học tập trung và chọn lọc, loại trừ tất cả những gì là thứ yếu, nó đóng vai trò những nguyên lí và những chuẩn mực cho các tiến trình nghiên cứu khoa học. Mọi hoạt động của con người đều thực hiện trên cơ sở những nguyên lí cụ thể, chứa đựng những vấn đề mang tính quy luật rút ra từ kinh nghiệm của quá khứ và hiện tại.
2.2. Chức năng tư tưởng.
Chức năng tư tưởng thể hiện ở việc phục vụ cho việc giáo dục quần chúng theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy ảnh hưởng tích cực hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường đang tác động vào mọi mặt của đời sống xã hội.
Trong việc giáo dục tư tưởng quần chúng theo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, xã hội học vũ trang cho mọi người tri thức về các qui luật khách quan của sự phát triển xã hội, giáo dục lí tưởng xã hội chủ nghĩa, tiến lên xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Trong quá trình giáo dục xã hội, một bộ phận cảu xã hội học – xã hội học ứng dụng có vai rò và tác dụng sâu sắc.
Xã hội học Mác – Lênin còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tư duy khoa học, hình thành thói quen, nề nếp suy xét trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đối với các hiện tượng của đời sống xã hội, nắm bắt và hành động phù hợp với qui luật khách quan của sự vận động và phát triển của xã hội, phát huy được bản chất tốt đẹp của xã hội xã hội chủ nghĩa.
Lập trường của nhà xã hội học chân chính phải luôn luôn đảm bảo tính khách quan, khoa học trong vấn đề nghiên cứu, đảm bảo nguyên tắc tính Đảng trong khoa học xã hội, trong việc nghiên cứu và vận dụng kiến thức khoa học phục vụ đức lực cho cho công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Điều đó có nghĩa là nhà xã hội học không đứng bên lề xã hội, nghiên cứu khoa học với thái độ bàng quan mà luôn gắn với công tác nghiên cứu khoa học của mình với mục đích, lí tưởng xã hội mà toàn xã hội đang phấn đấu thực hiện.
2.3. Chức năng thực tiễn.
Trong xã hội học chức năng thực tiễn có liên quan trực tiếp với chức năng nhận thức. Nhận thức khoa học luôn luôn bao hàm yếu tố tiên đoán khoa học, do đó chức năng thực tiễn của xã hội học luôn luôn bắt nguồn từ bản chất khoa học của các nhận thức khoa học. Trên cơ sở phân tích thực trạng xã hội và những mặt, những quá trình riêng lẻ của sự vận động, phát triển của nó, xã hội học sẽ làm sáng tỏ triển vọng của sự vận động và phát triển của xã hội trong tương lai gần cũng như tương lai xa.
Khi nghiên cứu thực trạng của các quan hệ xã hội, xã hội học tạo điều kiện để con người có thể kiểm soát được quan hệ xã hội của mình và điều hòa các quan hệ đó sao cho phù hợp với yêu cầu khách quan của sự vận động, phát triển và tiến bộ xã hội.
Việc dự báo trên cơ sở nắm bắt chính xác các quy luật và xu hướng phát triển của xã hội là tiền đề và là điều kiện để kế hoạch hóa và quản lí xã hội một cách khoa học.
Chức năng thực tiễn của xã hội học không tách rời những đề xuất và kiến nghị mà nó đề ra nhằm đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý, nhằm củng cố mối liên hệ giữa khoa học với công tác quản lí, nhằm củng cố mối liên hệ giữa khoa học với đời sống thực tế, phát huy tác dụng của xã hội học đối với công tác quản lí xã hội nói chung. Từ những yếu tố trên có thể hiểu rằng chức năng thực tiễn của xã hội học còn biểu lộ ra ở chức năng quản lí và chỉ đạo của nó. Với chức năng này, xã hội học có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thực tiễn của các cơ quan quản lý và hoạt động của quần chúng. Ý nghĩa lớn lao của chức năng quản lý xã hội học là do hai nhân tố sau qui định: Vai trò của công tác quản lý đối với xã hội và nội dung có tính đặc thù của xã hội học.
Nói như vậy, bởi vì quản lý xã hội học chính là một kiểu quan hệ và hoạt động của con người, gắn liền với việc đặt ra các quyết sách có tính quyết định đối với sự ứng xử của mỗi người và của các chủ thể xã hội, kể cả việc kiểm soát việc thi hành các quyết định đó. Tất cả đều là hành động có ý thức, có mục đích của từng các nhân và các cộng đồng, cũng như của toàn xã hội. Như vậy cũng có nghĩa là các hệ thống xã hội, các thể chế xã hội duy trì hoặc thay đổi tình trạng của chúng thông qua cơ chế điều chỉnh của ý thức. Chức năng quản lý của xã hội học còn thể hiện ở sự dự báo. Đây chính là một khâu nối liền hoạt động lý thuyết với hoạt động thực tiễn của công tác quản lí. Dự báo xã hội trong thực tế không thể thực hiện được nếu không dựa vào xã hội học, không dựa vào các phương pháp khoa học, đặc biệt là dựa vào các thực nghiệm của xã hội.
Qua các chức năng quản lý của mình xã hội học góp phần vào việc giải quyết đúng đắn nhiều vấn đề quan trọng trong công tác qản lý xã hội và kinh tế, văn hóa, giáo dục và phát triển xã hội… Qua đó xã hội học cũng nâng cao chất lượng nghiên cứu, chất lượng phục vụ đời sống xã hội và nâng cao chất lượng khoa học của chính mình.
2.4. Chức năng dự báo.
Trên cơ sở nhận diện được hiện trạng xã hội thực tại và sử dụng các lý thuyết dự báo, các nhà xã hội học sẽ mô tả được triển vọng vận động của xã hội trong tương lai gần cũng như tương lai xa hơn. Dự báo xã hội là một thế mạnh của xã hội học. Có thể nói trong tất cả các môn khoa học xã hội thì xã hội học có chức năng dự báo mạnh nhất và hiệu qủa nhất.
2.5 Chức năng quản lý.
Trước hết cần phải nói rõ ngay rằng xã hội học không phải là khoa học quản lý, nhưng có một điều chắc chắn rằng tất cả các hoạt động quản lý kể cả quản lý kinh tế, hành chính hay nhân sự chỉ trở nên tối ưu khi mà biết sử dụng tốt các kết luận, nhận định và dự báo của xã hội học.
2.6. Chức năng công cụ.
Các phương pháp, các kỹ thuật thao tác, các cách thức tiếp cận xã hội của xã hội học được các ngành khoa học khác nhau cũng như các lĩnh vực khác nhau của kinh tế, chính trị, văn hóa,... sử dụng như một công cụ hữu ích và hết sức cần thiết trong quá trình hoạt động. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua các cuộc thăm dò dư luận xã hội trước các cuộc tranh cử, hay các phương pháp điều tra của xã hội học được ứng dụng vào việc thăm dò nhu cầu, thị hiếu khách hàng trong marketing. Do vậy "xã hội học sẽ làm một công cụ hữu hiệu để cho con người có thể xây dựng cho mình một xã hội tốt đẹp hơn ".
3. Nhiệm vụ của xã hội học.
- Nhiệm vụ hàng đầu của xã hội học là nghiên cứu các hình thái biểu hiện và các cơ chế hoạt động của các quy chế hoạt động của xã hội.
- Nhiệm vụ tiếp theo của xã hội học là phục vụ cho công tác tổ chức và quản lí xã hội một cách trực tiếp và gián tiếp.
Xã hội học đại cương cung cấp thông tin phục vụ gián tiếp cho công tác quản lí xã hội vĩ mô, xem như là một bộ phận của nhân sinh quan, như cơ sở phương pháp luận của các xã hội học chuyên ngành và kể cả các khoa học trong hệ thống khoa học xã hội.
IV. MỘT SỐ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC.
1. Xã hội học nông thôn.
Xã hội học nông thôn là một chuyên ngành học trong xã hội học. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học nông thôn là các hiện tượng, các quá trình xã hội trong phạm vi đời sống xã hội diễn ra trong bối cảnh nông thôn. Như vậy, nông thôn là môi trường xã hội được xem xét, xác đinh theo để phân biệt với vùng đô thị, là đơn vị kinh tế xã hội, có những nét đặc thù về cơ cấu dân cư, các tập quán, lối sống và các truyền thống của cộng đồng dân cư.
Nội dung nghiên cứu của xã hội học nông thôn.
- Nghiên cứu về cơ cấu của xã hội nông thôn: về các giai cấp và sự phân tầng xã hội diễn ra ở nông thôn.
- Cơ cấu về xã hội, lao động nghề nghiệp ở nông thôn theo xu hướng tiến bộ và phát triển xã hội hiện nay.
- Đời sống chính trị - xã hội ở nông thôn (vấn đề làng xã, họ tộc, đời sống gia đình…)
- Đời sống văn hóa ở nông thôn, vấn đề truyền thống, văn hóa (vùng văn hóa, lễ hội, tập tục…)
- Vấn đề nghề nghiệp, lối sống, vấn đề dân cư, các yếu tố có liên quan đến sự phát triển và tiến bộ của cộng đồng dân cư nông thôn…
- Con đường tiến lên xã hội nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa…
2. Xã hội học đô thị.
Xã hội học đô thị cũng là một chuyên ngành quan trọng trong xã hội học, có vai trò to lớn đối với việc nghiên cứu sự vận động và phát triển của xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay.
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học đô thị là các hiện tượng và các quá trình xã hội diễn ra ở đô thị. Nói khác đi, đó chính là quá trình đô thị hóa với tất cả tác động và ảnh hưởng của nó đối với đời sống và hoạt động của con người.
Trong xã hội học đo thị người ta tập trung nghiên cứu vào hai khía cạnh sau:
- Các yếu tố thuộc phạm vi không gian – vật chất của đô thị.
- Các yếu tố về tổ chức xã hội đô thị.
Các vấn đề trong nghiên cứu xã hội học đô thị hiện nay là:
- Các vấn đề về cơ cấu dân số và sinh thái học ở đô thị.
- Lối sống đô thị, hiện tượng quá tải ở đô thị nguyên nhân và giải pháp.
- Cộng đồng dân cư và các thiết chế xã hội ở vùng đô thị.
- Vấn đề đô thị trung tâm với các vệ tinh và các vùng phụ cận.
- Dự báo quy hoạch đô thị trong điều kiện xã hội phát triển.
- Môi trường văn hóa ở đô thị, sự giao lưu văn hóa ở các đô thị.
- Chính sách xã hội ở vùng đô thị…
3. Xã hội học gia đình.
Xã hội học gia đình cũng là một chuyên ngành trong xã hội học chuyên nghiên cứu về quan hệ xã hội trong phạm vi gia đình. Gia đình được quan niệm là một nhóm xã hội, hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
Trong xã hội học gia đình chúng ta nghiên cứu gi đình ớ các mặt sau:
- Gia đình được xem là một thiết chế xã hội, là tế bào của xã hội luôn luôn gắn với mọi mặt của đời sống xã hội và luôn luôn có tác động tương hỗ lẫn nhau thông qua các chức năng của gia đình.
- Gia đình là nhóm xã hội, có đời sống tâm lí và tình cảm sâu sắc, gắn kết có tính đặc thù giữa các thành viên, quan hệ giới tính, quan hệ giữa các thế hệ. Tình cảm gia đình gắn kết con người trong suốt cuộc đời.
Nội dung nghiên cứu của xã hội học gia đình.
- Xuất phát từ quan niệm là nơi quá trình xã hội hóa của con người được bắt đầu và nguồn gốc gia cấp xã hội của gia đình có ảnh hưởng sâu đậm tới quá trình này cho nên cần chú ý nghiên cứu sâu sắc các vấn đề.
- Cơ cấu về qui mô của gia đình biểu hiện ở số lượng, thành phần và quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Cơ cấu có ảnh hưởng sâu xa đến các hoạt động kinh tế, văn hóa, giáo dục… của gia đình và biểu hiện cụ thể ở sự phát triển của cá nhân.
- Nghiên cứu về các chức năng và xu thế biến đổi các chức năng của gia đình, sự đóng góp của gia đình vào quá trình tồn tại và phát triển của xã hội nói chung: xu hướng biến đổi chức năng của gia đình trong xã hội hiện tại.
- Nghiên cứu về quá trình hình thành, các giai đoạn phát triển khách nhau trong đời sống gia đình. Vấn đề văn hóa gia đình: gia đạo, gia phong, gia giáo – những mặt t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giới thiệu khái quát về điều tra xã hội học.doc