Khả năng nắm kinh nghiệm Hoạt động Âm nhạc như chăm
chú lắng nghe, biết so sánh và đánh giá những khái niệm Âm
nhạc đơn giản và dễ hiểu nhất. (Như phân biệt những phương
tiện diễn tả cơ bản của Âm nhạc: như âm thanh cao –thấp, to-nhỏ, âm sắc của các giọng hát, nhạc cụ, phân biệt tính biểu cảm
của các hình tượng Âmnhạc khác nhau, tính êm dịu ngân nga
của đường nét, giai điệu, tính sôi nổi linh hoạt của các nhịp
điệu. nhận biết được cấu trúc âm nhạc đơn giản nhất.
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5034 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giúp trẻ phát triển trí tuệ thông qua giáo dục Âm nhạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Phòng Giáo Dục Quận 10
Trường Mầm Non Phường 1.
Giáo viên: Bùi Sơn Thảo
Nhóm lớp: 25 -36 tháng
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Đề tài: Giúp trẻ phát triển trí tuệ thông qua giáo dục Âm nhạc.
NHÂN THỨC:
Giáo dục Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo
dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có
khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và
thể hiện Âm nhạc: Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất,
tình cảm của Âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
trong tác phẩm. Đồng thời Âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với
những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành
sự liên tưởng. Nhịp điệu rắn rỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ
niềm vui, hào hứng phấn khởi... Bài hát êm dịu đưa trẻ đến tình
cảm nhẹc nhàng.....
Ví dụ: Nghe bản nhạc vui vẻ trẻ lắc lư, đập tay vào đùi, vỗ
tay, nhảy; nhạc buồn trẻ lắng đọng, ngồi đung đưa nhè
nhẹ...Trên cơ sở đó, trẻ dần nảy sinh tình cảm với âm nhạc,
hứng thú và nhu cầu hoạt động với Âm nhạc.
Khả năng nắm kinh nghiệm Hoạt động Âm nhạc như chăm
chú lắng nghe, biết so sánh và đánh giá những khái niệm Âm
nhạc đơn giản và dễ hiểu nhất. (Như phân biệt những phương
tiện diễn tả cơ bản của Âm nhạc: như âm thanh cao – thấp, to-
nhỏ, âm sắc của các giọng hát, nhạc cụ, phân biệt tính biểu cảm
của các hình tượng Âm nhạc khác nhau, tính êm dịu ngân nga
của đường nét, giai điệu, tính sôi nổi linh hoạt của các nhịp
điệu... nhận biết được cấu trúc âm nhạc đơn giản nhất.
Việc tích lũy những khái niệm đơn giản và riêng lẻ về Âm
nhạc, cũng như số lượng tác phẩm mà trẻ nghe được, học thuộc
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
lòng bài hát sẽ đặt cơ sở đầu tiên của quá trình tiếp nhận tri thức
mới.
Khả năng thể hiện nhạc một cách độc lập và sáng tạo như: Trẻ
tự biểu diễn, tự tổ chức chơi ở góc Âm nhạc, giáo dục ý chí: Trẻ
tự sáng tác, ứng tác một bài hát, tự sáng tạo vận động theo các
bài hát. Cho nên để trẻ tự do sáng tạo vận động cho trẻ, tạo điều
kiện cho trẻ thể hiện ý thích của mình, thể hiện cảm nhận của
bản thân.
BIỆN PHÁP:
Nên tổ chức giờ học nhẹ nhàng để trẻ cảm thấy thoải mái và
tham gia giờ học tích cực hơn.
Trong giờ học rèn tính tập thể: cả lớp, nhóm, tính tập trung
chú ý, tính tự tập độc lập. Khi trẻ biểu diễn các bài hát điệu múa,
tính chất giá trị của các trò chơi Âm nhạc giúp trẻ nhút nhát,
thiếu tự tin sẽ trở nên mạnh dạn, hồn nhiên hơn trong hoạt động,
hòa nhập tốt hơn trong cộng đồng...
Sự thay đổi luân phiên các hoạt động Âm nhạc trong tiết học
hát, nghe hát, vận động theo nhạc, trò chơi Âm nhạc còn đòi hỏi
trẻ sự chú ý, độ nhanh nhạy, tính tổ chức, giáo dục ở trẻ biết
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
kềm chế, biết điều khiển vận động sao cho phù hợp với Âm
nhạc, giáo dục ý chí: trẻ vượt qua cái tôi của bản thân( cố gắng
thực hiện yêu cầu của cô, có lúc hát được những bài hát mà trẻ
không thích do đó trẻ phải vượt qua sở thích cá nhân để thực
hiện cùng các bạn....)
- Cần lựa chọn những bài hát ngắn, vừa phải, dễ thuộc
- Những động tác mua, minh họa đơn giản để dạy trẻ.
- Cho trẻ có những ấn tượng, làm quen với các tác phẩm Âm
nhạc đa dạng qua nghe trẻ hát, xem những điệu múa...
- Phát triển cảm xúc Âm nhạc, khả năng và tai nghe, cảm giác
tiết tấu, hình thành giọng hát và những động tác biểu cảm.
Âm nhạc vẫn được xem là một phần quan trọng trong chương
trình giáo dục mầm non.Giáo dục Âm nhạc là hoạt động nghệ
thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, tạo ra đời sống văn hóa
lành mạnh, góp phần phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Giáo
dục âm nhạc được thực hiện với mục đích nâng cao khả năng
thực hành, giúp trẻ cảm thụ nghệ thụât thông qua các tác phẩm
âm nhạc.
Sự an toàn về tâm lý cho trẻ:
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Chấp nhận tấc cả những vận động mà trẻ thực hiện không
xét tới điều kiện đẹp hay chưa đẹp, thể hiện đầy đủ thừa
hay thiếu... chủ yếu là trẻ được thể hiện ý tưởng của mình.
Giáo viên phải tôn trọng trẻ, mọi hành động của trẻ luôn
được đề cao và đặt sự tin tưởng ở trẻ, từ đó đặt tâm trạng an
toàn, tâm trạng này được củng cố và phát triển cao, nó có
thể trở thành sự nhận thức, tự giác và tự tin, thúc đẩy sự
phát triển ý tưởng.
Sự hiểu biết sâu rộng kết hợp với những điều kiện đã nêu
trên tạo nền tảng cho sự phát triển an toàn tâm lý cho trẻ.
Trẻ thích thú sáng tạo cởi mở hơn và thể hiện tình cảm của
mình từ chính những điều mà trẻ cảm nhận.
Trẻ có thể sáng tạo ra một bài hát đồng thời nghĩ những
động tác thân thể và giọng nói để diễn tả cảm giác của
mình và làm tăng sự hứng thú....
Giáo viên cho trẻ hoàn toàn tự do, diễn đạt biểu tượng, trẻ
tự do nghĩ, cảm nhận và thể hiện ý tưởng của mình. Phát
triển khả năng hứng thú với đời sống từ đó lôi cuốn trẻ sáng
tạo.
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Trẻ có thể tự làm ra những nhạc cụ âm nhạc như đàn, bộ
gõ... và phát âm: o-o-o hay ưm-ưm- ưm hay tùng –tùng-
tùng.
Người viết
Bùi Sơn Thảo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10_135.pdf