Tiểu luận Gói kích cầu của Chính phủ và những tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009

Tháng 6, sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng cao hơn tháng trước. Như vậy giá trị sản xuất công nghiệp cả nước tăng liên tục trong 5 tháng qua (tháng 2 tăng 8,4%; tháng 3 tăng 2,3%; tháng 4 tăng 5,4%; tháng 5 tăng 6,8%, tháng 6 tăng 8,2%).

Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng ước đạt 342,2 nghìn tỷ đồng (16,5%) tiếp tục cao hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm ngoái 4,8%. Nhiều sản phẩm công nghiệp tăng cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn ngành như điều hòa nhiệt độ 44,7%, xi măng 24,1%.Một số địa phương có tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao 6 tháng đầu năm là Quảng Ninh 11,5%, Bà Rịa-Vũng Tàu 10,6%.

 

doc19 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2937 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Gói kích cầu của Chính phủ và những tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu chính phủ) tức là hôm nay chính phủ phải đi vay, ngày mai chính phủ phải trả nợ vay đó thì chính phủ sẽ lại lấy của mình bằng cách tăng thuế. Những người ủng hộ kích cầu và rộng hơn là ủng hộ chính sách tài chính thì cho rằng nền kinh tế tồn tại những cái bất hoàn hảo mà một trong số đó là người tiêu dùng - nhất là những người có thu nhập thấp - vì lý do này hay khác (chẳng hạn như vì không đủ thông tin, vì không có công cụ tài chính, vì không có dự tính duy lý, v.v...) không thể ổn định tiêu dùng của mình. Một bộ phận lớn dân cư là những người "có tiền trả thì mới dám tiêu dùng". Chính vì vậy, một sự cắt giảm thuế tạm thời hay chuyển khoản tài chính có thể giúp những người này ổn định tiêu dùng, và do đó ổn định kinh tế vĩ mô. 3. Những yêu cầu của biện pháp kích cầu Theo nhà kinh tế Lawrence Summers, để biện pháp kích cầu có hiệu quả thì việc thực hiện nó phải đảm bảo: đúng lúc, trúng đích và vừa đủ. Đúng lúc (timely) tức là phải thực hiện kích cầu ngay khi các doanh nghiệp chưa thu hẹp sản xuất và các hộ gia đình chưa thu hẹp tiêu dùng. Nếu thực hiện sớm quá, kích cầu có thể làm cho nền kinh tế trở nên nóng và tăng áp lực lạm phát. Nhưng nếu thực hiện chậm quá, thì hiệu quả của kích cầu sẽ giảm. Việc thực hiện kích cầu đúng lúc càng phải được chú ý nếu các quá trình chính trị và hành chính để cho một gói kích cầu được phê duyệt và triển khai là phức tạp. Thường thì chính phủ phải đệ trình quốc hội kế hoạch kích cầu và phải được cơ quan lập pháp tối cao này thông qua. Và, không phải lúc nào công việc này cũng suôn sẻ. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với việc thực hiện kích cầu đúng lúc chính là sự thiếu chính xác trong xác định thời điểm chuyên pha của chu kỳ kinh tế. Có trường hợp kinh tế đã chuyển hẳn sang pha suy thoái một thời gian rồi mà công tác thu thập và phân tích số liệu thống kê không đủ khả năng phán đoán ra. Trúng đích ( targeted) tức là hướng tới những chủ thể kinh tế nào tiêu dùng nhanh hơn khoản tài chính được hưởng nhờ kích cầu và do đó sớm gây ra tác động lan tỏa tới tổng cầu hơn; đồng thời hướng tới những chủ thể kinh tế nào bị tác động bất lợi hơn cả bởi suy thoái kinh tế. Thường thì đó là những chủ thể kinh tế có thu nhập thấp hơn. Người có thu nhập cao thường ít giảm tiêu dùng hơn so với người có thu nhập thấp trong thời kỳ kinh tế quốc dân khó khăn. Việc hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp để họ không phải giảm tiêu dùng hay thậm chí còn tăng tiêu dùng sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa, kích thích doanh nghiệp mở rộng sản xuất và thuê mướn thêm lao động. Để kích cầu trúng đich, các nhà hoạch định chính sách thường dựa vào các mô hình kinh tế lượng để mô phỏng hiệu quả của gói kích cầu qua các kịch bản khác nhau tương ướng với các mục tiêu khác nhau, từ đó tìm ra mục tiêu hợp lý nhất. Vừa đủ (temprorary) tức là gói kích cầu sẽ hết hiệu lực khi nền kinh tế đã trở nên tốt hơn. Nếu gói kích cầu quá bé thì kích thích sẽ bị hụt hơi và tổng cầu có thể không bị kích thích nữa, khiến cho gói kích cầu trở thành lãng phí. Ngược lại gói kích cầu lớn qua tạo ra tác động kéo dài khiến cho nền kinh tế đã hồi phục mà vẫn trong trạng thái tiếp tục được kích thích thì sẽ dẫn tới kinh tế mở rộng quá mức, lạm phát tăng lên. Điều này càng được chú ý nếu ngân sách nhà nước và dự trữ ngoại hối nhà nước không dư dật. CHƯƠNG II : BỐI CẢNH VIỆT NAM KHI THỰC HIỆN GÓI KÍCH CẦU 1. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi thực hiện gói kích cầu năm 2009 1.1. Thuận lợi Thứ nhất: Nhu cầu phát triển hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật và BĐS ở VN còn rất lớn. Đặc biệt, VN có dân số đông thì nhu cầu này đang trở nên cấp bách. Đây là thuận lợi đối với gói kích cầu hướng vào đầu tư của Chính phủ. Từ trước đến nay, tỉ trọng đầu tư của Chính phủ VN trong tổng đầu tư xã hội thuộc vào loại cao trên thế giới và được thực hiện thường xuyên nên hiện Nhà nước đã có sẵn các danh mục đầu tư đã được triển khai dở dang hoặc đang được phê duyệt. Khác với nhiều nước còn phải khảo sát, thiết kế từ đầu các dự án đầu tư công từ gói kích thích kinh tế thì VN đã có thể nhanh chóng lựa chọn các dự án phù hợp với mục tiêu và triển khai trên diện rộng.   Thứ hai: VN đã và đang thực hiện một số chương trình quốc gia về an sinh xã hội, trong đó Chính phủ đóng vai trò điều phối các nguồn lực. Đây là lợi thế lớn khi hướng gói kích cầu vào an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Thứ ba: Một lực lượng lớn lao động của VN nằm ở khu vực nông thôn và trong các DNNVV, chi phí tạo ra việc làm mới trong khu vực này rất thấp và sản phẩm đầu ra là những nhu yếu phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu có nhu cầu tương đối ổn định nên làm gia tăng hiệu quả việc làm và thu nhập của gói kích cầu. Thứ tư: Hệ thống NHTM VN không phải gánh chịu những tổn thất tài chính trực tiếp từ sự sụp đổ thị trường phái sinh toàn cầu. Vì vậy, một mặt Chính phủ không phải bơm tiền cứu trợ hệ thống NH, mặt khác vẫn duy trì được lòng tin của người gửi tiền. 1.2. Khó khăn Đó là thâm hụt ngân sách và thương mại kéo dài. Vì vậy, dư địa để mở rộng chính sách tài khóa để khôi phục tăng trưởng kinh tế là rất hạn chế, nếu kích cầu không ổn có thể gây bất ổn với cán cân thanh toán quốc tế và giá trị VND.Từ năm 2004 đến 2008, VN có tỉ lệ lạm phát khá cao. Lạm phát dự tính năm 2009 thấp do cầu yếu và giá nhiên - vật liệu có thể gây khó khăn nhất định cho việc mở rộng tiền tệ và thực hiện gói kích cầu bằng chính sách tài khóa. Tuy nhiên, nợ của Chính phủ và nợ nước ngoài của VN không lớn, chưa đáng lo ngại. VN có thể chấp nhận một mức thâm hụt ngân sách khá cao trong ngắn hạn và tìm cách ổn định dần trong dài hạn. Từ những điểm bất lợi trên, gói kích cầu của VN cần được thiết kế và triển khai thận trọng với quy mô nhỏ, lộ trình hợp lý, chỉ đạo thực hiện tập trung và khẩn trương. 2.QUY MÔ GÓI KÍCH CẦU 2. Thực hiện gói kích cầu như thế nào ? 2.1.Kích cầu bao nhiêu? Theo Báo cáo của Chính phủ, đến nay tổng gói kích cầu lên tới 143 nghìn tỷ đồng (xấp xỉ 8 tỷ USD) và 17 nghìn tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD) vốn vay có bảo lãnh. Trong đó, Chính phủ dành hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng là 17 nghìn tỷ đồng; miễn giảm thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp là 28 nghìn tỷ đồng; tạm hoãn thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước là 3,4 nghìn tỷ đồng, ứng trước dự toán năm sau là 37,2 nghìn tỷ đồng, chuyển nguồn vốn đầu tư năm 2008 sang năm 2009 là 27,6 nghìn tỷ đồng; phát hành bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP) là 20 nghìn tỷ đồng, các khoản chi kích cầu khác và đảm bảo an sinh xã hội là 9,8 nghìn tỷ đồng. So với các nước trên thế giới, quy mô gói kích cầu hiện nay của nước ta phù hợp với yêu cầu ngăn chặn đà suy giảm của nền kinh tế. 2.2. Đối tượng kích cầu Theo Quyết định 443 do Thủ tướng ban hành và có hiệu lực ngày 4/4/2009,. Đối tượng áp dụng của gói kích cầu số hai vẫn là các ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển Việt Nam, công ty tài chính thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định của Thủ tướng trước đây về việc cho vay hỗ trợ lãi suất từ đầu tháng 1/2/2009 tới hết ngày 31/12/2009, các khoản vay được hỗ trợ lãi suất là khoản vay trung, dài hạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam theo hợp đồng tín dụng của các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng ký kết trước và sau ngày 1/4/2009 mà thực tế giải ngân từ ngày 1/4/2009 được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo thống kê thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế. Phạm vi đối tượng của gói kích cầu số hai cũng thu hẹp, chọn lọc hơn. Nó không thể dàn đều cho mọi doanh nghiệp, mọi ngành. Chỉ ưu tiên những đơn vị sử dụng nhiều lao động, làm ra nhiều của cải, khai thác tốt thị trường nông thôn, những ngành, lĩnh vực có triển vọng tốt cho thị trường nội địa, đẩy mạnh được xuất khẩu …. Đối tượng hỗ trợ đó phải là những doanh nghệp vừa và nhỏ là chính, chứ không phải là những tập đoàn kinh tế lớn. Thời hạn nên ngắn hơn, có thể trong 1-2 quý đầu với mức độ hỗ trợ ít hơn để các doanh nghiệp thích nghi dần với môi trường tự mình bươn trải chứ không cần sự giúp đỡ của Nhà nước. Đầu tháng 3/2009 vừa qua, Thủ tướng đã quyết định bổ sung đối tượng được thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất là các công ty tài chính. Kết quả sau 2 tháng triển khai Chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, hơn 202.130 tỷ đồng tiền vốn vay hỗ trợ lãi suất đã đến các đối tượng đang cần vay vốn. Vốn vay này nhằm giúp doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm, duy trì sản xuất kinh doanh, và tạo công ăn việc làm trong điều kiện nền kinh tế bị tác động bởi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Nhìn trên tổng thể gói kích cầu, có khoản kích cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng; có khoản hướng vào người dân để tăng cầu hàng hóa; đặc biệt là nhiều khoản hướng đến doanh nghiệp, nhằm giải quyết các khó khăn về tiếp cận vốn vay ngân hàng, về thiếu vốn lưu động, vốn đầu tư; có khoản về thuế nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, của doanh nghiệp… 2.3.Kích cầu như thế nào? Về tổng thể, những con “át chủ bài” quan trọng nhất trong gói giải pháp kích cầu của Chính phủ là các chính sách tài khóa, tài chính, tiền tệ, chủ yếu tập trung vào việc cung thêm tiền cho chi tiêu, giãn, giảm thuế, bảo lãnh vay vốn ngân hàng, hỗ trợ lãi suất…  Cụ thể, về chính sách thuế sẽ điều chỉnh giãn, gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2009 trong thời gian 9 tháng đối với một số ngành, lĩnh vực kinh tế; giãn thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân đến tháng 5-2009. Chính phủ cũng đã quyết định giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 1-2 đến 31-12-2009 đối với một số hàng hóa, dịch vụ; tạm hoàn 90% thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa thực xuất và hoàn tiếp 10% khi có chứng từ thanh toán. Ngoài ra còn có các chính sách giãn thời gian ân hạn nộp thuế; giảm thuế suất thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu một số mặt hàng quan trọng. Biện pháp kích thích chủ lực trong gói kích thích của Chính phủ là cho vay hỗ trợ lãi suất 4% một năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế. Việc hỗ trợ lãi suất được thực hiện từ 1/4/2009 đến 31/12/2011 và mục đích của gói kích cầu lần thứ hai là tạo ra nguồn vốn dài hơi hơn cho doanh nghiệp. Đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn Nhà nước sẽ hỗ trợ lãi suất 100% và 4% đối với các khoản vay ngắn, trung hạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam của các tổ chức, cá nhân vay để mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn. (theo Quyết định 497/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành ngày 17/4/2009) CHƯƠNG III : HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA CHÍNH PHỦ TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng GDP cả nước đạt 3,9%, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp là 4,8%, kim ngạch xuất khẩu đạt 27,6 tỷ USD. Trong bối cảnh kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, những kết quả này được đánh giá là tương đối thành công và chứng tỏ các gói kích cầu của chính phủ ban đầu mang lại hiệu quả. 1. Kinh tế phục hồi rõ và tích cực hơn Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tình hình kinh tế - xã hội qua các tháng đã có dấu hiệu phục hồi rõ hơn và tích cực hơn: tăng trưởng kinh tế quý II đạt 4,5% (quý I đạt 3,1%), nâng mức tăng trưởng chung 6 tháng đầu năm đạt 3,9%; sản xuất công nghiệp 6 tháng tăng 4,8%, với xu hướng tháng sau cao hơn tháng trước; sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định; kim ngạch xuất khẩu tuy đạt thấp so với cùng kỳ năm trước (giảm khoảng 10%), song lượng xuất khẩu của nhiều mặt hàng đạt khá; các lĩnh vực dịch vụ tiếp tục phát triển, sức mua thị trường có xu hướng tăng dần, chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng tăng 2,68%; các hoạt động bảo đảm an sinh xã hội tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh... Cụ thể là: 1.1. Sản xuất tiếp tục tăng trưởng dương 1.1.1. Về cơ cấu ngành kinh tế a. Về công nghiệp Tháng 6, sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng cao hơn tháng trước. Như vậy giá trị sản xuất công nghiệp cả nước tăng liên tục trong 5 tháng qua (tháng 2 tăng 8,4%; tháng 3 tăng 2,3%; tháng 4 tăng 5,4%; tháng 5 tăng 6,8%, tháng 6 tăng 8,2%). Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng ước đạt 342,2 nghìn tỷ đồng (16,5%) tiếp tục cao hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm ngoái 4,8%. Nhiều sản phẩm công nghiệp tăng cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn ngành như điều hòa nhiệt độ 44,7%, xi măng 24,1%...Một số địa phương có tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao 6 tháng đầu năm là Quảng Ninh 11,5%, Bà Rịa-Vũng Tàu 10,6%... b. Về nông – lâm – ngư nghiệp Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp vượt qua nhiều khó khăn đạt được kết quả tốt, ước đạt 96,6 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng, tăng 2,5% so với cùng kỳ. Do diện tích và năng suất các vùng đều tăng mạnh nên sản lượng lúa đông xuân đạt trên 18,6 triệu tấn, tăng 32,2 vạn tấn so với cùng kỳ 2008. Vụ Đông xuân được mùa có ý nghĩa tích cực cả về kinh tế-xã hội, góp phần ổn định giá lương thực. Sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 2,278 triệu tấn, tăng 5%. Diện tích trồng rừng cũng tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. c. Dịch vụ Mặc dù nền kinh tế gặp khó khăn, nhu cầu tiêu dùng giảm sút song tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 6 vẫn tăng 2,3% (đạt 94 nghìn tỷ đồng) so với tháng 5 đưa tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ xã hội 6 tháng lên 547 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. 1.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu a. Xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2009 ước đạt 27,6 tỷ USD, giảm 10,1% so với cùng kỳ. Tuy nhiên theo Bộ Công Thương, nếu tính theo số lượng (sản lượng xuất khẩu dầu thô, khoáng sản giảm) và giá trị tuyệt đối do không tính tới yếu tố tăng đột biến của giá dầu năm 2008 thì kim ngạch xuất khẩu 6 tháng 2009 vẫn tăng so với cùng kỳ 2008. Tuy nhiên suy thoái kinh tế và thị trường xuất khẩu bị thu hẹp đã khiến giá bình quân hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều giảm như dầu thô (53%), cao su (44%), café (28,3%)…Mặc dù vậy, 6 tháng đầu năm các mặt hàng xuất khẩu nông sản như sắn, gạo, hạt tiêu, hàng thủy sản liên tiếp có mức tăng trưởng dương và tăng cao so với cùng kỳ. b. Nhập khẩu Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu tháng 6 ước đạt 5,9 tỷ USD, tăng 4,1% so với tháng 5. Tính chung kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đạt 29,7 tỷ USD, giảm 34% so với cùng kỳ. Những mặt hàng nhập khẩu giảm chủ yếu là sắt thép các loại (54,7%), ô tô nguyên chiếc (47,9%), thức ăn gia súc giảm 23,3%, máy móc thiết bị phụ tùng (19,2%). Tuy nhiên tháng 6 cũng là tháng thứ 3 liên tiếp Việt Nam nhập siêu trở lại sau 3 tháng đầu năm xuất siêu. MPI dự báo riêng tháng 6 nhập siêu có thể lên tới 1 tỷ USD, tính chung nhập siêu 6 tháng hơn 2,1 tỷ USD. 1.2. Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng tăng nhẹ Theo báo của Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 năm 2009 tăng 0,55% so với  tháng 5 và tăng 0,82% so với tháng 12/2008. CPI tháng 6 tăng ở cả 10 nhóm hàng với mức tăng từ 0,07-1,45%. Tăng mạnh nhất là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng với mức tăng là 1,45%. Tiếp theo là nhóm đồ dùng và dịch vụ khác với mức tăng 1,36%; nhóm phương tiện đi lại và bưu điện với mức tăng 1,35% trong đó chủ yếu là tăng ở nhóm phương tiện đi lại. Trong tháng 6, nhóm thực phẩm tăng khá mạnh với mức tăng 0,67% trong khi nhóm này chiếm tới 25% trong rổ hàng hóa chung. Tăng thấp nhất vẫn là nhóm giáo dục với mức tăng 0,07%.  Theo Bộ Công Thương, CPI tháng 6 tăng là do giá cả một số mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, xăng dầu, chất đốt tăng khá mạnh; kéo theo sự tăng giá của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ khác. Bên cạnh đó, gói kích cầu tiêu dùng của Chính phủ tiếp tục phát huy tác dụng với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 6 tăng 2,3% so với tháng 5; 6 tháng tăng 20% so với cùng kỳ 2008 khiến giá cả tăng nhẹ. Bên cạnh đó, số liệu 6 tháng qua cũng cho thấy: Xu hướng tăng giá của các tháng trong năm 2009 so với các tháng trong năm 2008 đang giảm dần theo từng tháng (từ mức 17,48% của tháng 1 xuống 14,78% của tháng 2; xuống 11,25% của tháng 3; xuống 9,23% của tháng 4; xuống 5,58% của tháng 5 và tháng 6 là 3,94%). Đại diện Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân (MPI) nhận định, với diễn biến như vậy, CPI bình quân cả năm 2009 so với 2008 sẽ chỉ ở mức một con số (không phải ở mức hai con số như trước đó các chuyên gia kinh tế dự báo). Như vậy chúng ta có khả năng đạt chỉ tiêu CPI tăng dưới 10% Quốc hội đề ra... 2. Các doanh nghiệp hồi sức tốt nhờ những chính sách thuế ưu đãi của chính phủ Trong 6 tháng đầu năm, công tác nghiên cứu, xây dựng, ban hành các chính sách thuế, phí của Bộ Tài chính được triển khai khẩn trương, đúng lộ trình của Chiến lược cải cách thuế đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt; Bảo đảm thực hiện đầy đủ các cam kết hội nhập quốc tế, ổn định kinh tế vĩ mô. Những nỗ lực này của Bộ Tài chính đã góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, đồng thời giúp bình ổn giá, ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và tăng thu ngân sách nhà nước. Một số biện pháp cụ thể đã được thực hiện và đem lại kết quả, như: Bộ cho phép doanh nghiệp được tạm hoàn 90% số thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa xuất khẩu trong trường hợp doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng và hoàn tiếp 10% khi có chứng từ thanh toán theo Nghị quyết 30/2008/NQ-CP. Giảm 50% mức thuế suất GTGT áp dụng từ ngày 01/2/2009 đến hết ngày 31/12/2009 đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ có thuế suất 10% là đầu vào của sản xuất kinh doanh. Cho phép kéo dài thời hạn nộp thuế đến 180 ngày (theo Quyết định 58/2009/QĐ-TTg) đối với số thuế GTGT phải nộp cho các lô hàng nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải... nhằm giúp cho doanh nghiệp giảm bớt căng thẳng về nguồn vốn để nộp thuế. Giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của quý IV năm 2008 và năm 2009 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị quyết 30/2008/NQ-CP và giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của quý IV năm 2008 đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất sợi, dệt, nhuộm, may, da giầy theo Quyết định 58/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009. Giãn thời hạn nộp thuế TNDN trong 9 tháng đối với số thuế TNDN phải nộp trong năm 2009 của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói trên, của các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử (theo Nghị quyết 30/2008/NQ-CP) và của các doanh nghiệp có thu nhập từ các hoạt động như: (i) sản xuất sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất; (ii) sản xuất vật liệu xây dựng, gồm: gạch, ngói các loại, vôi, sơn; (ii) xây dựng, lắp đặt; (iv) dịch vụ du lịch; (v) kinh doanh lương thực; (vi) kinh doanh phân bón (theo QĐ 16/2009/QĐ-TTg). CHƯƠNG IV : HẠN CHẾ TRONG CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA CHÍNH PHỦ Đối phó với tác động tiêu cực từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, Chính phủ đã thông qua gói kích cầu 8 tỷ USD (chiếm khoảng 12% GDP) gồm: giảm, giãn thuế; bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp (DN), thực hiện tài trợ lãi suất 4%, tăng đầu tư công... Bên cạnh đó là hàng loạt giải pháp về an sinh xã hội đã và đang được thực hiện như: điều chỉnh lương, bảo hiểm thất nghiệp, tài trợ việc làm. Với việc gia tăng liều lượng gói kích cầu, Chính phủ đã tích cực và quyết tâm hỗ trợ DN vượt qua khó khăn, trong đó gói kích cầu trước hết có hiệu ứng tâm lý tích cực, như một chiếc phao cứu sinh làm gia tăng tức thời lòng tin cho các DN, ngân hàng, nhà đầu tư trong nước và quốc tế vào trách nhiệm và quyền năng của Nhà nước. Tuy nhiên, song song với quá trình thực hiện gói kích cầu, một số vấn đề "mặt trái của kích cầu" cũng đang dần bộc lộ, đòi hỏi phải tiến hành ngay những biện pháp xử lý, nhằm làm cho việc kích cầu thật sự có hiệu quả. Dưới đây là những mặt nổi cộm trong “ mặt trái của gói kích cầu”: 1. Nguy cơ lạm phát quay trở lại Ngày 1 tháng 7, Chính phủ công bố, GDP nửa đầu năm nay của Việt Nam tăng 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó tăng trưởng kinh tế quý đầu là 3,1%, quý II tăng 4,5%. Giá cổ phiếu cũng tăng mạnh, chỉ số cổ phiếu cơ bản của Việt Nam so với đầu tháng 3 tăng 83%. Tuy nhiên bên cạnh đó giá một số mặt hàng trên thị trường đang bị ảnh hưởng tăng lên theo giá thị trường thế giới như: xăng, dầu, gas, vàng cộng với tình hình các ngân hàng đang đua nhau tăng lãi suất huy động Chính phủ đã thực hiện chính sách kích cầu nên lãi suất của các ngân hàng hạ xuống. Điều này đã khiến lượng tiền lưu thông trên thị trường tăng lên, kích cầu cũng khiến nguồn tiền của các doanh nghiệp tăng lên. Do đó giá trị đồng tiền giảm đi, giá cả một số mặt hàng đi lên. Điều này là dấu hiệu sự quay trở lại của lạm phát. Đúng là có lo lắng về lạm phát, nhưng trong giai đoạn này không nên quá lo lắng lạm phát trở lại. Bởi nhiều nước và khu vực vẫn còn trong tình trạng giảm phát như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu. Lạm phát ở VN bảy tháng đầu năm là 3,2% nhưng lạm phát trong thời điểm này là cần thiết. Nó là chất dầu để bôi trơn, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Vấn đề là kiểm soát đừng để nó tăng cao.Lạm phát rất cần thiết cho nền kinh tế thị trường, lạm phát trong năm 2009 ở mức 7-8%, là đạt mục tiêu lạm phát cả năm dưới 10% và an toàn cho nền kinh tế. Mặt khác, lạm phát cao không chỉ do yếu tố bên trong mà còn do yếu tố bên ngoài như giá dầu thô tăng, giá gạo trên thế giới tăng kéo giá trong nước tăng theo... Và để lạm phát không trở thành nguy cơ mà vẫn tăng trưởng GDP, chính phủ đang phải tìm ra những giải pháp để các gói kích cầu đạt hiệu quả cao nhất và kiềm chế lạm phát ở mức một con số. Chính phủ đang phải đối đầu với những nhiệm vụ khó nhất từ trước tới nay khi vừa phải đề phòng nguy cơ tái lạm phát cao, vừa phải đối mặt với nguy cơ suy giảm kinh tế; vừa phải gia tăng kích cầu, vừa phải chống lại nguy cơ gia tăng nợ xấu; vừa chịu áp lực tổng cầu giảm, lại phải chịu áp lực mở cửa thị trường trong nước... Chính sách nào áp dụng trong thời kỳ này cũng đều mang tính hai mặt nên việc giữ kinh tế vĩ mô ổn định quả thật không dễ dàng”. 2. Nguồn vốn không được sử dụng hiệu quả Xét về mặt toàn diện thì việc đưa ra gói kích cầu bổ sung đảm bảo duy trì sự ổn định và mục tiêu tập trung của Chính phủ trong các giải pháp kích cầu. Các khoản hỗ trợ lãi suất đầu tư trung và dài hạn này sẽ giúp cho doanh nghiệp tự tin và an toàn hơn trong việc đầu tư vay vốn, cải cách cơ cấu sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh...tuy nhiên gói hỗ trợ không mang tính dài hạn, về lâu dài dễ gây ra lạm dụng. Thứ nhất, gây một sức ỳ cho Doanh nghiệp dựa vào hỗ trợ của nhà nước mà không đẩy mạnh sản xuất tối đa, sử dụng vốn không hiệu quả. Thứ hai là lạm dụng ngân sách Nhà nước như ngân hàng và doanh nghiệp bắt tay nhau tạo ra khoản vay ảo với lãi suất hỗ trợ sau đó là chia chác kiếm lời, hay đáng nói và lo ngại nhất là hiện tượng doanh nghiệp lạm dụng vay nhưng lại không đầu tư theo cam kết mà dùng để trả nợ, đáo hạn rồi gửi lại ngân hàng ăn lãi…gây thất thoát ngân sách Nhà nước và Nhà nước không kiểm soát được lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế gây lạm phát và những mặt tiêu cựu khác. Trên thị trường hiên tại có 2 loại lãi suất là lãi suất ưu đãi (4%) và lãi suất không ưu đãi (10,5%) xuất hiện một tâm lý ỷ lại trong doanh nghiệp, tạo ra một sân chơi không công bằng, cạnh tranh khônh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Chưa kể, việc hỗ trợ lãi suất như vậy sẽ đẩy nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đứng trước nguy cơ có thể bị kiện phá giá khi hàng được xuất sang các nước khác.Doanh nghiệp được sử dụng khoản vốn này dù là đầu tư hạ tầng, máy móc thiết bị hay sản xuất trực tiếp hàng xuất khẩu cũng đều được coi là bằng chứng để các đối tác nước ngoài kiện lại. Chính vì những lý do đó sự minh bạch của gói kích cầu là vấn đề hết sức quan trọng, vì tất cả các gói kích cầu trên thế giới hiện nay đều có vai trò giám sát của Quốc hội. Đối với hoạt động tín dụng, giám sát bao giờ cũng là công việc khó khăn vì luôn bất đối xứng về thông tin, người vay thường “vẽ” ra các dự án rất đẹp nhưng lại không hiệu quả khi thực hiện hay như nhiều trường hợp chưa thu được kết quả gì đã phải ngừng dự án như: dự án nuôi bò sữa ở Sơn La, dự án Trung tâm phần mềm Thủ Thiêm hàng tỷ đô đang bên bờ phá sản…Trong khi đó người cho vay không có nhiều cơ sở để biết người ta vay tiền cho mình để làm gì, hiệu quả ra sao. Do đó, việc giám sát cho vay đối với gói kích cầu thứ hai cần phải hết sức lưu ý. 3. Vốn chưa phân bổ hiệu quả đến nông dân Gói kích cầu nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ có tổng kinh phí khoảng 17.000 tỷ đồng. Nguồn vốn này nhằm hỗ trợ nông dân vay vốn và bù lãi suất các khoản vay để mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và xây dựng nhà ở nông thôn một trong những khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu là vô cùng hợp lý. Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi này không dễ dàng bởi còn nhiều trở ngại. Số nông dân được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của chương trình quá ít. ..Có không ít tỉnh thành làm tốt công tác đầu tư, cho vay… thì thiếu tiền, trong khi nhiều tỉnh khác làm kém thì không tiêu được tiền, cá biệt có nơi không thể giải ngân được. Điển hình như TP. Hà Nội, hầu hết các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT trên địa bàn đều chưa có người đến vay vốn hỗ trợ lãi suất mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp và vật tư xây dựng nhà ở khu vực nông thôn. An Giang là địa phương sớm triển khai công tác cho vay nhưng nhiều xã khẳng định hiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiAu luAn KTCC.doc
Tài liệu liên quan