Baamboo.com là một trong những dự án trọng điểm của VC Corp (Công ty Cổ phần truyền thông Việt Nam - Vietnam Communications Corporation) . Với các dịch vụ tiện ích phục vụ miễn phí như tìm nhạc MP3, video, tra từ điển v.v nhằm đắp ứng nhu cầu giải trí cao của cộng đồng mạng.
Với tên Bamboo.com đã thu hút người dùng nhờ cái tên nghe lạ lạ mà lại quen quen ( Bamboo có nghĩa là cây tre – hình ảnh tượng trưng cho dân tộc Việt Nam) Và nếu đã từng dùng thử bamboo.com thì chắc chắn cũng sẽ ấn tượng với giao diện đẹp, màu sắc dễ chịu. Đây là những yếu tố ban đầu thể hiện sự tiến bộ của Bamboo so với những trang wed tìm kiếm còn lại. Với kinh nghiệm sử dụng của mình, Nhóm cũng xin rút ra một vài nhận xét riêng của mình về Bamboo.com
39 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2865 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Google và công cụ tìm kiếm Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và đây cũng là lý do khiến các doanh nghiệp, các công ty làm bên lĩnh vực IT của Việt Nam không thể bị động đứng bên ngoài cuộc chơi. Tiếp theo, nhóm xin đưa ra những phân tích phần cốt lỗi của bài luận này…
2.2. Công cụ tìm kiếm Việt Nam
Thế hệ cũ:
Ở phần đặt vấn đề chung, Nhóm đã đề cập đến cụm từ “thế hệ cũ” để ám chỉ đến các công cụ tìm kiếm như hoatieu.com, pan Vietnam và đặc biệt là vinaseek. Đó là những trang tìm kiếm đã xuất hiện vào khoảng thời gian 2001- 2002. Ở khoảng thời gian này thì cả Google và Yahoo đều “chưa tới” Việt Nam. Thực ra, các trang này hiện nay không còn tồn tại nữa, hoặc hay chuyển đổi tên mới như Vinaseek.com của công ty Tinh Vân sang Xalo.vn. Nhưng vì hoatieu, vinaseek, pan Vietnam hiện nay không còn tồn tại nữa nên Nhóm không thể phân tích mô hình mà các trang này đã sử dụng để xem xét những dịch vụ mà nó có cung cấp có đáp ứng đúng thị hiếu của người dùng lúc bấy giờ hay không? Thế nên chỉ đưa ra lý do mà những người làm trong ngành công nghệ đề cập. Các lý do chỉ xoay quanh hai điểm yếu:
Thứ nhất, kết quả xuất ra quá ít, thiếu phong phú, khả năng hiểu ngữ nghĩa kém..
Thứ hai, không có kho hình ảnh, giao diện kém thân thiện.
Cả hai điểm trên đều là do các trang tìm kiếm Việt Nam không biết khai thác triệt để ưu điểm của mình, đó là đào sâu khai thác khả năng hiểu nghĩa tiếng Việt, đưa nội dung phụ hợp với văn hóa bản xứ, kho dữ liệu ít ỏi khan hiếm… dẫu biết bài toán tìm kiếm là một bài toán khó về công nghệ, về mã nguồn, về máy chủ ...Nói tóm lại là vì thiếu tài chính để đầu tư, đưa ra chiến lược dài hạn, trong khi đó Google là một tập đoàn vững mạnh đến từ Hoa kỳ, hội đủ các yếu tố để thành công ở bất cứ thị trường nào mà nó xâm nhập.Tuy nhiên, nói đi cũng nói lại, sống phải có niềm tin, phải lạc quan.Tuy rằng, Google là một tập đoàn toàn cầu thật đấy nhưng mỗi địa phương, mỗi bản xứ đều có một ngôn ngữ riêng, đó là nét độc đáo.Thế nên, dù có là “tập đoàn toàn cầu, am hiểu địa phương” đi nữa vẫn có điểm yếu là không thể hiểu sâu sắc cho từng ngôn ngữ một được, vì gắn với mỗi ngôn ngữ là cả vấn đề văn hóa đặc trưng bản sắc của dân tộc đó. Chính vì vậy, một số trang tìm kiếm bản địa của một số nước đã đánh thắng Google ở thị trường nội địa, cụ thể ở đây là Baidu.com ở Trung Quốc và Naver.com ở Hàn Quốc, nhóm sẽ dành khoảng ba trang viết để phân tích một số lý do thành công và rút ra bài học cho Công cụ tìm kiếm Việt Nam.
2.2.2. Mô hình tham khảo:
2.2.2.1 Baidu.com
Baidu.com là trang web tìm kiếm số một tại Trung Quốc, thị phần của nó chiếm khá lớn, bỏ xa đối thủ Google Trung Quốc. Với số liệu mới nhất, vào ngày 01/06/2009, iResearch, một công ty chuyên nghiên cứu thị trường công nghệ của Trung Quốc, vừa mới công bố thì thị phần của Baidu.com trong quý một chiếm khoảng 74.1% thị trường tìm kiếm nội địa, tăng 2.1% so với quý 4/2008. Còn Google thì giảm 2.1% xuống còn 20.9% so với quý 4/2008, bao nhiêu thị phần còn lại là giành cho các trang tìm kiếm khác.
Bảng 2: Thị phần trang tìm kiếm ở Trung Quốc qúy 1/2009
Tại sao Baidu có thể làm được như vậy? Mô hình dịch vụ của nó có khác gì so với Google?
Trước tiên, Nhóm xin đề cập đến chữ tượng hình của Trung Quốc, vốn là kiểu chữ rất khó hiểu, khó đọc. Nó hầu như trái ngược với chữ Latinh, vì vậy mà dĩ nhiên Google gặp trở ngại lớn khi muốn tiếp cận thị trường này. Tuy vậy, ở Nhật, tiếng Nhật cũng một cùng dạng chữ như chữ Hán, cả hai ngôn ngữ có những nét tương đồng nhất định nhưng trong thị trường này, hầu như Google đã thắng lớn mặc dù chính phủ Nhật có những tuyên bố sẽ hỗ trợ đầu tư vào dự án công nghệ đủ tầm để làm đối thủ của Google, độ khoảng 60 triệu bảng Anh. Rõ ràng, ngôn ngữ vẫn chưa phải là điều kiện tiên quyết duy nhất để giúp cho Baidu thành công. Lý do mà các chuyên gia công nghệ đưa ra chỉ ngắn gọn là “đáp ứng đúng thị hiếu của giới trẻ”, đó là thứ nhất. Thứ hai, Baidu có được sự bảo hộ rất lớn từ Chính phủ Trung Quốc. Riêng phần này, chúng tôi chỉ đề cập đến hình thức dịch vụ mà Baidu đã lựa chọn, không đi phân tích sự bảo hộ của chính phủ Trung Quốc như thế nào vì đó là một vấn đề không đơn giản. Baidu tự cho rằng mình thành công chính là do biết cách khai thác, khám khá thị hiếu, sở thích của giới trẻ. “Lý giải điều này, giới phân tích cho rằng đối tượng khách hàng của Baidu hoàn toàn khác với phương tây vì người Trung Quốc thích giải trí hơn tin tức, đọc sách hay thuê xe nhiều. 70% số người sử dụng Internet ở Trung Quốc chưa đến 30tuổi, Richard Ji, nhà phân tích của Morgan Stanley, nhận định về lượng người dùng này: “Hầu hết chưa có gia đình và muốn giải trí. Trang web của Baidu thu hút hàng triệu người vào tải nhạc, lập blog và tìm ảnh người đẹp”... (*). Đó là nhận định của một bài báo từ năm 2007, tin cũ, nhưng thực ra Baidu đã vẫn giữ “phong độ” cho tới nay, và dĩ nhiên trong thời điểm hiện tại thì số lượng và chất lượng dịch vụ mà Baidu đã tăng lên đáng kể. Nhận thức và mức độ phổ cập của nó cũng ngày càng được khẳng định trong lòng người dân Trung Quốc. Những tính năng tìm kiếm phù hợp với tâm lý người dân cộng với một phần là ý thức về lòng tự tôn của một dân tộc giàu mạnh, đó là bài học đến từ Baidu.
Bên cạnh đó, website này cũng có chiến lược rất rõ ràng, kiên quyết bám chặt thị trường Trung Quốc, cho rằng, đây là thị trường nội địa có tiềm năng chưa khai thác hết vì thế không thể lơ đãng để Google có cơ hội tấn công. Thế nên, ngoài thị trường Trung Quốc thì Baidu chỉ mới mở rộng ra trang tiếng Nhật, chưa có ý định mở rộng sang các thị trường khác.
2.2.2.2 Naver.com
Hàn Quốc là đất nước thú vị, “ghê gớm” với chiến thuật chủ nghĩa kinh tế yêu nước. Nếu tập đoàn kinh tế nào không nghiên cứu kỹ tâm lý người dân trước khi xâm nhập để đưa ra chiếc lược tốt, phù hợp thì khó mà trụ vững ở xứ sở kim chi, bằng chứng là cả Nokia, Walmart, Nestle’…đều thất bại, bị đánh bật khỏi thị trường này và Google thì cũng không ngoại lệ. Nói về công cụ tìm kiếm tại Hàn Quốc thì Google không được may mắn như ở Trung Quốc là còn được xếp hạng ở vị trí thứ hai. Tại đây, Naver.com đứng vị thứ nhất, Daum.net vị thứ hai, còn các vị thứ còn lại luôn bị dao động theo thời gian giành cho các trang tìm kiếm khác trong đó có Google.
Thị trường Hàn Quốc là thị trường lạ, độc đáo do người dân Hàn Quốc có lối suy nghĩ thích dùng hàng nội địa.Tuy nhiên, đó không phải là lý do duy nhất để trang Naver thắng lởn ở đây. Có ý kiến cho rằng Google bị thất bại vì không rõ tâm lý chung của người dân Hàn, dân mạng nước này thích tương tác với những người khác, thích hỏi và thích nhận được phản hồi. Vì thế, mô hình của Naver đưa ra có tính tương khá cao. Bên Naver đã tung ra một dịch vụ được gọi là Knowledge iN, đây là nơi người dùng Internet có thể đưa câu hỏi và những người dùng khác sẽ gởi lên câu trả lời, nếu biết. Thoạt nhìn thì dịch vụ này có lẽ hơi giống Yahoo!Hỏi&Đáp ở Việt Nam nhưng hình như dịch vụ này của Yahoo không được yêu thích cho lắm vì câu trả lời được người dùng post lên thường là copy câu trả lời trên các báo điện tử hay từ địa chỉ của một Forum nào đó. Với lại các dạng câu hỏi không được phong phú trong khi đó Naver đã tích lũy được kho dữ liệu hơn 70 triệu câu giải đáp phát sinh từ người sử dụng. Đồng thời các câu trả lời cũng mang tính chính xác khá cao do nhờ những người tham gia trả lời có tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình cao. Kho dữ liệu tương tác hỏi đáp được nhiều người góp tay xây dựng và phát triển liên tục ở trong mọi lĩnh vực ngành nghề từ khoa học đến đời sống. Nhóm xin lấy lời phát biểu của Lee Kyung Ryul, người phát ngôn cho công ty NHN, chủ sở hữu trang Naver, để thấy rõ hướng đi mà Naver đã chọn khi mới còn chập chững: “Khác với Google, nơi người sử dụng chỉ tìm các dữ liệu có sẵn trên internet bằng tiếng Anh hay phỏng dịch từ tiếng Anh; tại Hàn Quốc, nếu bạn muốn trở thành một cỗ máy tìm kiếm mạnh, bạn phải tự tạo ra kho dữ liệu mới bằng tiếng Hàn không có sẵn trên net”.
Có thể thấy cả hai trang tìm kiếm Baidu.com và Naver.com đều rất biết khai thác điểm mạnh văn hóa, thị hiếu của khách hàng để đưa ra mẫu mô hình thích hợp để tạo dựng cho mình một thương hiệu mà mỗi lần nhắc tới công cụ tìm kiếm ở Trung Quốc phải là Baidu, Hàn Quốc thì nhất định phải là Naver. Còn Việt Nam thì sao? Phần dưới đây, Nhóm xin đề cập đến mô hình mà công cụ tìm kiếm Việt hướng đến và người dùng Việt có những nhận định như thế nào về các trang tìm kiếm của chúng ta?.. 2.2.3 - Các công cụ tìm kiếm Việt hiện nay
Theo cuộc khảo sát của nhóm thì có 100% sinh viên dùng Internet ở Việt Nam thường xuyên dùng các bộ máy tìm kiếm, trong đó có đúng 100% dùng Google. Và một sự thật cần được nhìn nhận rõ rằng Google gần như đã thâu tóm hết thị trường Việt Nam trong lĩnh vực tìm kiếm trên mạng. Điều này là một cản trở và thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt nam trong quá trình tìm chỗ đứng riêng cho mình ngay trên thị trường Việt. Thế nhưng, các nhà doanh nghiệp Việt Nam với lòng quyết tâm và tin tưởng vào năng lực và lợi thế sân nhà cũng không chịu ‘buông tay’ trước ‘ông trùm’ Google. Hiện tại, Việt Nam cũng đã cho ra đời hàng loạt công cụ tìm kiếm như zing.vn, socbay.vn, timnhanh.com, 7sac.com, xalo.vn, bamboo.com…Trong cuộc khảo sát nhỏ của Nhóm về mức độ hiểu biết trong giới sinh viên , nhóm đã thực hiện cuộc điều tra ở các trường đại diện cho 2 ngành học khác nhau là khối ngành CNTT (trường ĐH công nghệ thông tin Tp Hồ Chí Minh, ĐH Sư phạm kĩ thuật, Trường FPT Aptech) điều tra 400 phiếu và khối ngành kinh tế( Đại học Ngân Hàng Tp Hồ Chí Minh) điều tra 200 phiếu; kết quả thu được được phát họa ban đầu qua biểu đồ.
Bảng 3: Mức độ hiểu biết về công cụ tìm kiếm Việt
Từ biểu đồ trên , ta cũng nhận thấy rằng mức độ Sinh Viên sử dụng các công cụ tìm kiếm Việt vẫn chưa cao và chỉ tập trung ở một vài trang Web nhất định. Để tìm hiểu rõ hơn về những công cụ tìm kiếm Việt Nam, nhóm xin giới thiệu sơ bộ về 3 công cụ tìm kiếm Việt khá phổ biến hiện nay là Bamboo.com ; Zing.vn, Xalo.com và ảnh hưởng của nó đối với SV nói riêng và giới trẻ ngày nay nói chung.
2.2.3.1 - Xalo.vn
3.2.1.1– Quá trình ra đời
Trước tiên, Nhóm xin giới thiệu sơ qua về tập đoàn Tinh Vân . Ra đời vào ngày 10/7/1997 , Tinh Vân được đánh giá là đơn vị luôn đi đầu trong định hướng phát triển dịch vụ và sản phẩm lĩnh vực Công nghệ thông tin và truyền thông. Tinh Vân Group đã không ngừng phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động, đầu tư vào lĩnh vực Truyền thông, với những dịch vụ Thương mại Điện tử lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam
Năm 2001, khi Google chưa thâm nhập thị trường Việt Nam, Tinh Vân từng tung ra công cụ tìm kiếm Vinaseek. Vinaseek là bộ máy tìm dữ liệu đầu tiên cho phép người dùng Internet có thể tìm kiếm trên các trang tiếng Việt. Với sự tiện ích và mới mẻ của mình nên Vinaseek nhanh chóng gây một tiếng vang lớn và có 1 lượng người sử dụng kỷ lục. Lý do thành công của Vinaseek vào thời điểm đó là do Việt Nam tồn tại khoảng 20 bảng mã khác nhau và các Công cụ tìm kiếm khi đó như Altavista hay Yahoo không hỗ trợ mã tiếng Việt nên gây khó khăn cho người sử dụng Việt Nam, bởi thế sự ra đời của Vinaseek được ủng hộ cao. Nhưng những thành công đó kéo dài không bao lâu, bởi theo xu thế chung nên Việt nam dần dần chuyển sang mã Unicode ( là mã chữ đang dùng hiện nay) nên làm mất đi lợi thế của Vinaseek bởi Google đã hỗ trợ tốt bảng mã quốc tế này. Và như thế, dần dần Vinaseek bị rơi vào quên lãng và không được Tinh Vân đầu tư từ vài năm nay. Mặc dù thất bại, những Vinaseek cũng đánh dấu một mốc son quan trọng, tạo những nền tảng nhất định cho cho Công cụ tìm kiếm ở Việt Nam sau này. Với những ý chí và niềm tin đối với tương lai của Công cụ tìm Việt Nam, phục vụ cho người Việt Nam. Tinh Vân Group đã đối diện với thất bại và lập ra những kế hoạch mới để phát triển, nâng cao Vinaseek nhằm đối đầu, giành lại thị phần với google. Đầu năm 2007, Tinh Vân thành lập công ty con là Công ty cổ phần truyền thông Tinh Vân và bắt đầu phát triển Xalo.vn, công cụ tìm kiếm mới thay thế Vinaseek.
3.2.1.2– Quá trình hoạt động của Xalo.vn
Xalo.vn phát triển theo 2 hướng chính đó là :
+ Thứ nhất là phát triển công cụ tìm kiếm chuyên biệt như tìm nhạc số, tìm tin tức, tìm địa điểm, bản đồ.
+ Thứ hai là tìm kiếm web chung, hiện có rất ít bộ máy tìm kiếm Việt tham gia nhưng cản trở lớn nhất là Google.
Với mục tiêu đặt ra của Tinh Vân là đưa Xalo.vn trở thành sự lựa chọn thay thế cho google. Để đạt được điều này, những năm vừa qua, xalo.vn đã không ngừng được chỉnh sửa và nâng cấp để ngày càng hoàn thiện hơn. Tinh Vân hiện đã đầu tư hai triệu đô-la Mỹ cho “cỗ máy” tìm kiếm Xa Lộ, và việc đầu tư sẽ còn tiếp tục trong các năm tiếp theo. Tinh Vân đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 500.000 lượt truy cập mỗi ngày trong thời gian tới, đến năm 2010 sẽ chiếm 35-40% thị trường tìm kiếm Việt.
3.2.1.3- Thực trạng nghiên cứu :
Để tìm hiểu về mức độ sử dụng Xalo.vn trong giới sinh viên.Nhóm đã tiến hành điều tra và chia ra 2 nhóm :
+ Nhóm sinh viên chuyên ngành kinh tế (cụ thể là trường ĐH Ngân Hàng Tp Hồ Chí Minh ): Điều tra 200 bạn thì chỉ có 21 bạn ( chiếm 10,5%) đã từng nghe và dùng thử Xalo.vn. Và chức năng chủ yếu các bạn sử dụng khi dùng xalo.vn là Xalo dịch.
+ Nhóm sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin (cụ thể là ĐH công nghệ thông tin TP Hồ chí Minh) : điều tra 360 bạn thì có đến 305 bạn ( chiếm 84,7% ) đã từng nghe và dùng thử xalo.vn . Chức năng chủ yếu khi sử dung là tìm Web và tin tức.
- Qua kết quả khảo sát, ta thấy có sự chênh lệch mức độ hiểu biết và sử dụng của SV 2 chuyên ngành khác nhau đối với dịch vụ của Xalo.vn,điều đó nói lên rằng xalo.vn vẫn chưa thực sự phổ biến rộng rãi trong SV hiện nay nói riêng và trong cộng đồng dân cư mạng nói chung, chưa nhắm tới được mục đích, dịch vụ mà có thể thỏa mãn được nhu cầu của tất cả cộng đồng mạng. Bởi thế, cũng có thể lý giải được rằng tại sao SV chuyên ngành công nghệ sử dụng nó chiếm đên 84,7% ? Bởi do tính chất học tập, nghiên cứu nên tìm tòi và khám những điều mới trong lĩnh vực CNTT. Còn ngược lại , Sinh viên bên chuyên ngành kinh tế thì ít tìm hiểu về công nghệ thông tin, thường xài những dịch vụ đã có từ trước như google và yahoo nên mức độ phố biến ít hơn.
3.2.2 Zing.vn
3.2.2.1 – Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 09/01/2008, cổng thông tin giải trí trực tuyến Zing.vn bắt đầu ra mắt trên thị trường internet do Công ty VinaGame phát triển và cung cấp tại địa chỉ Đây là kết quả của hơn 2 năm nghiên cứu và phát triển, các tính năng của Zing Search được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm nâng cao và chuyên sâu vào từng lĩnh vực cụ thể. Theo ông Nguyễn Văn Thành Nhân, Trưởng phòng tiếp thị sản phẩm Zing Search, dịch vụ hiện hỗ trợ tra cứu hơn 6.000.000 từ khóa theo ngành nghề và lĩnh vực, 250.000 từ khóa liên quan đến khoảng 1.000 người nổi tiếng và 2.000 công ty trên cả nước.
Cổng thông tin trực tuyến Zing.vn là một hệ thống tích hợp các dịch vụ giải trí trực tuyến với khả năng khai thác thông tin nhiều chiều như: xem tin tức online, sử dụng Email , Chat, Diễn đàn. Ngoài ra người dùng cũng có thể sử dụng những dịch vụ theo yêu cầu như nghe nhạc tại ZingMP3, hát karaoke qua Zing Star, xem phim qua Zing Movie, Zing Video và dịch vụ giải trí trực tuyến khác như blog ( tán gẫu ( mua sắm trực tuyến (www.123mua.com.vn).
Theo số lượng thu thập được từ Với số lượng truy cập 250 triệu lượt/tháng và thời gian lưu lại trung bình trên trang là 7 phút/người, Zing.vn đã được xếp thứ hai trong các wesite được yêu thích nhất hiện nay và đang được xây dựng để trở thành cổng thông tin tiện ích hàng đầu dành cho người Việt.
Ngày 24/4/2009 vừa qua, Zing.vn đã giành được sự tôn vinh trong buổi lễ trao giải Sao khuê với phần mềm Ưu Việt và xếp hạng 5 sao. Đây là lần thứ ba liên tiếp VinaGame được vinh danh tại lễ trao giải Sao Khuê vì những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển ngành công nghiệp phần mềm và ngành CNTT VN.
3.2.2.2- Thực trạng nghiên cứu :
Theo thống kê của nhóm thì có khoảng 66,6 % bạn SV được điều tra biết về Zing.vn và đã từng sư dụng qua dịch vụ của Zing với những mục đích khác nhau được liệt kê như :
Bảng 4 : Mức độ sử dụng các dịch vụ của Zing.vn
Qua bảng thống kê ta cũng có thể thấy. Zing.vn được giới sinh viên sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực MP3, Tin tức và video .Còn lại những lĩnh vực khác như rao vặt, blog , hình ảnh…cũng chưa được sử dụng nhiều. Tất cả các thành viên trong nhóm đã đều dùng qua những dịch vụ của Zing.vn và cùng thống nhất rằng ZingMP3 đã có những tính năng vượt trội và tiện ích của nó so với những trang wed khác đó là được cập nhập những album, bài hát mới hằng ngày ; kho tàng bài hát phong phú với cách sắp xếp bài hát theo tên ca sĩ, theo thời gian tạo dễ dàng cho việc tìm kiếm ; chất lượng bài hát tốt, dễ dàng thực hiện download… Còn về Zing new chủ yếu với những vấn đề bao quanh lối sống của dân teen, những sao teen, hot girl, hot boy được giới trẻ quan tâm. Nắm bắt được thị hiếu và những gì giới trẻ đang cần đã góp phần tạo nên thành công cho Zing.vn. Điều này đánh dấu bước đi đúng hướng cho Zing.vn khi chon thị trường mục tiêu là giới trẻ.
3.2.3 Bamboo.com
3.2.3.1 – Quá trình hình thành và phát triển.
Baamboo.com là một trong những dự án trọng điểm của VC Corp (Công ty Cổ phần truyền thông Việt Nam - Vietnam Communications Corporation) . Với các dịch vụ tiện ích phục vụ miễn phí như tìm nhạc MP3, video, tra từ điển…v..v nhằm đắp ứng nhu cầu giải trí cao của cộng đồng mạng.
Với tên Bamboo.com đã thu hút người dùng nhờ cái tên nghe lạ lạ mà lại quen quen ( Bamboo có nghĩa là cây tre – hình ảnh tượng trưng cho dân tộc Việt Nam) Và nếu đã từng dùng thử bamboo.com thì chắc chắn cũng sẽ ấn tượng với giao diện đẹp, màu sắc dễ chịu. Đây là những yếu tố ban đầu thể hiện sự tiến bộ của Bamboo so với những trang wed tìm kiếm còn lại. Với kinh nghiệm sử dụng của mình, Nhóm cũng xin rút ra một vài nhận xét riêng của mình về Bamboo.com
Nguồn nhạc: Tương đối đa dạng và phong phú , cách tìm kiếm và hiển thị kết quá thông minh, chỉ cần đánh tên bài hát, kết quả hiển thị và ta có thể nghe trực tiếp bài hát đó trên trang chủ Bamboo.com và thực hiện download dễ dàng với một cái nhấp chuột. Bên cạnh đó còn có bổ sung thêm lời bài hát tạo thích thú cho người dùng.
Xem Video nhanh: Thường thì ta rất ngại khi xem clip trực tiếp trên mạng bởi chất lượng đường truyền yếu làm cho clip luôn bị đứng hình. Hạn chế này đã được khắc phục khá tốt tại Bamboo.com. Đây là yếu tố quan trọng tạo nên những thành công nhất định cho Bamboo.com
Vừa qua, bamboo.com cũng đã được Quỹ IDG Ventures đầu tư 2 triệu đô-la Mỹ . Đây là một động lực lớn thôi thúc sự tìm tòi, phát triển không ngừng để tạo chỗ đứng cho Công cụ tìm kiếm Việt Nam nói chung và Bamboo.com nói riêng.
3.2.3.2 - Thực trạng điều tra.
Qua kết quả điều tra, thì kết quả không có sự chênh lệch lớn về nhu cầu sử dụng bamboo.com. Hầu hết tập trung vào mảng tìm kiếm video và nhạc MP3. Vì thế, dưới đây nhóm xin đưa ra bảng tổng kết về mục đích sử dụng Bamboo.com của tất cả sinh viên được điều tra.
Bảng 5: Mức độ sử dụng các dịch vụ của Baamboo.com
Nhìn biểu đồ ta cũng thấy được sự vượt trội hơn hẳn về mức độ sử dụng mảng tìm kiếm Video so với các mảng còn lại. Đây chính là thế mạnh của Bamboo.com và nên phát huy để giữ vững được thế mạnh đó. Bên cạnh những thành công nhất định đó là những thách thức rất lớn đối với chính nó, mảng tìm kiếm video là mảng khá nhạy cảm với những video xấu ( nội dung trụy lạc, phản động… ) được tung lên Internet ngày càng nhiều. Để ngăn chặn và xử lý kịp thời những tình huống như thế thật sự không phải là điều dễ dàng. Cũng hơn một lần, Bamboo.com bị báo chí lên án vì những clip ‘bẩn’ trong trang wed. Đây quả là bài học đáng nhớ cho Bamboo.com và qua đó, Bamboo cần nâng cao công cụ lọc cho trang Web nhằm đảm bảo chất lượng và uy tín cho trang Web.
@Chương 3 LỐI ĐI NÀO CHO CÔNG CỤ TÌM KIẾM VIỆT NAM
Như đã nói ở trên, Google đã chiếm lĩnh gần 100% thị phần khách hàng Việt và sản phẩm của Google được đánh giá là rất tốt. Do đó muốn cạnh tranh được với Google,Yahoo thì chúng ta buộc lòng phải có một sản phẩm dịch vụ tốt hoặc không thua kém quá nhiều so với sản phẩm của đối thủ. Vấn đề tiếp theo ở đây là làm sao để có được người tài, người giỏi xây dựng được những sản phẩm cạnh tranh đó? Và khi đã có được 1 sản phẩm tốt thì chúng ta lại phải đưa ra phương thức để giành lại thị phần đã bị chiếm lĩnh gần hết ở thị trường trong nước.
Nhóm đã suy nghĩ rất nhiều và đi đến thống nhất để đề xuất một chiến lược cho sự chiến thắng của các công cụ tìm kiếm Việt, và Nhóm gọi chiến lược của mình là “ chiến lược 3 hiệu quả”.
Chiến lược đó được chia làm 3 giai đoạn như sau:
3.1 Giai đoạn : Nhân lực tốt
3.1.1 Mục tiêu: Đào tạo được 1 đội ngũ CNTT đủ trình độ tầm khu vực cho các trang tìm kiếm Việt
Rõ ràng ở thế giới ngày nay, nhân lực đã và đang trở thành yếu tố quan trọng nhất cho sự thành bại của một công ty dù lớn hay nhỏ ở mọi ngành, mọi nghề. Đối với ngành nghề trên lĩnh vực đòi hỏi “giàu chất xám” như CNTT thì điều đó lại càng quan trọng. Do đó,việc xây dựng một đội ngũ nhân viên CNTT đủ năng lực, đủ trình độ tầm khu vực và thế giới là một điều sống còn cho các trang tìm kiếm nói riêng và CNTT Việt Nam nói chung. Nhóm xin đề cập vài phương thức để góp phần nâng cao tầm lực của đội ngũ CNTT trong nước.
3.1.2 Giải pháp
3.1.2.1 Đào tạo nhân lực trong nước.
ü Về các trung tâm đào tạo CNTT lâu đời ở Việt Nam, chúng ta có vài trường nổi bật như Trường Đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ chí Minh, Đại học Bách Khoa (khoa CNTT) Hà Nội, Đại học Bách Khoa ( khoa CNTT) Hồ Chí Minh, Đại học Công nghệ thông tin Tp Hồ Chí Minh nhưng rõ ràng thực tế đã chứng minh các trường này không đáp ứng được nguồn nhân viên chất lượng cao trong nước, và gần như các kĩ sư khi ra trường đều phải được đào tạo lại. Phương án an toàn được lựa chọn chính là các trường CNTT tư nhân mới thành lập gần đây là: Niit, FPT Arena và FPT Aptech. Dù là các trường mới thành lập nhưng các trường đã khẳng định được chất lượng đào tạo tốt của mình,và ngày càng được đánh giá cao. Có lẽ, ngoài một số trường công lập như trên thì sự lựa chọn tốt nhất cho việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng ngay trong nước chính là FPT hoặc NIIT.
3.1.2.2 Đào tạo nhân lực từ bên ngoài .
ü Ngoài sự lựa chọn trên, chúng ta cần phải có phương án đưa người đi học thêm ở các cường quốc về CNTT nói chung và công cụ tìm kiếm nói riêng trên thế giới, và cụ thể là: Hoa Kỳ, Anh, Đức, Pháp, Isarel.Chúng ta cũng có thể lựa chọn các nước Châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản và Singapore. Tất nhiên đi kèm với đó là kinh phí rất lớn. Do đó vấn đề điều phối nguồn nhân lực du học cần được giải quyết thấu đáo. Cụ thể: nhân lực quan trọng, cao cấp nhất (số lượng ít) sẽ được cử đi du học ở Hoa Kỳ,sau đó có thể là Nhật, Đức..các nguồn nhân lực khác,không cần trình độ quá cao,sẽ được cử du học ở các nước trong khu vực như Ấn Độ, Singapore. Và lĩnh vực đào tạo sẽ tập trung vào phần mềm, thuộc toán máy tính để có có thể có được khả năng viết những chương trình lớn với chất lượng quốc tế. Như vậy, chúng ta có thể điều phối được nguồn lực cần đào tạo phù hợp với khả năng tài chính hạn chế. Và tất nhiên chúng ta sẽ không bỏ qua những điều kiện đi kèm để “kéo” lực lượng này trở về và những chính sách đúng đắn để tận dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao này.
ü Bên cạnh đó, chúng ta cần phải gia tăng thêm các khóa học liên kết với các trường quốc tế có chất lượng tốt ở các cường quốc CNTT.Song song là chiến dịch thu hút nhân tài về nước phục vụ, và nếu có thể chúng ta sẽ thuê, tuyển dụng người nước ngoài có trình độ cao về nước để học hỏi và khai thác kinh nghiệm.Và tất nhiên một điều rất quan trọng chính là phải cải cách lại chất lượng giáo dục còn kém hiệu quả trong nước và xác định rõ rằng: trong dài hạn, nguồn nhân lực được đào tạo trong nước mới là nguồn nhân lực dồi dào,ổn định và quan trọng nhất.
Nếu làm được điều đó,chúng ta sẽ có được 1 lực lượng nhân viên CNTT đủ chất lượng được dàn điều ở các cấp độ.Và đó là cơ sở,nền móng vững chắc cho sự phát triển của chúng ta trong tương lai.
3.2 Giai đoạn: Sản phẩm chất lượng
3.2.1 Mục tiêu: nghiên cứu các phương án hay để phát triển các công cụ tìm kiếm.Xây dựng thành công một công cụ tìm kiếm trong nước về tất cả các mặt, đáp ứng được nhu cầu hiện nay của đa số người sử dụng.
3.2.2 Giải pháp
Theo nghiên cứu của nhóm chúng tôi thực hiện thì những sản phẩm “cây nhà lá vườn” của Việt Nam hiện nay được đánh giá là còn rất nhiều hạn chế (nếu không muốn nói là thua hẳn so với sản phẩm của Google).Và kết quả cụ thể cho sự đánh giá đó.
Cũng với 400 mẫu đủ điều kiện thống kê, được thực hiên với các sinh viên CNTT như trên ; phạm vi đánh giá là các khía cạnh của công cụ tìm kiếm Việt Nam hiện nay nói chung và kết quả chúng tôi thống kê được là:
Biểu đồ 1: Đánh giá nội dung
Biểu đồ2: Đánh giá khả năng hiểu nghĩa
Biểu đồ 3: Đánh giá giao diện
Biểu đồ 4 : Đánh giá đường truyền
Bảng 6 : Đánh giá của sinh viên về trang công cụ tìm kiếm Việt Nam
Và tổng kết thì có 0 % số bạn được khảo sát cảm thấy thõa mản với công cụ tìm kiếm Việt. (gần như với điều đó,có 100% số sinh viên CNTT được khảo sát chọn Googl
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Google và công cụ tìm kiếm Việt.doc