Tiểu luận H1N1 và những ảnh hưởng đến môi trường

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU trang 1

PHẦN NỘI DUNG CHÍNH trang 2

1. Tổng quan về cúm H1N1 trang 2

1.1 Tìm hiểu về cúm H1N1 trang 2

1.2 Cấu trúc của virus cúm trang 4

1.3 Sự lây nhiễm của cúm A/H1N1 trang 6

2. Tình hình nhiễm cúm A/H1N1 trang 9

2.1 Tình hình nhiễm cúm A/H1N1 trên thế giới trang 9

2.2 Tình hình nhiễm cúm A/H1N1 ở Việt Nam trang 12

3. Những ảnh hưởng của cúm A/H1N1 trang 14

3.2 Những ảnh hưởng của cúm A/H1N1 đối với kinh tế - xã hội trang 14

3.3. Những ảnh hưởng của cúm A/H1N1 đối với môi trường trang 15

4. Biện pháp phòng bệnh khi có dịch cúm xảy ra trang 17

KẾT LUẬN trang 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 19

 

doc23 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3329 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận H1N1 và những ảnh hưởng đến môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU trang 1 PHẦN NỘI DUNG CHÍNH trang 2 1. Tổng quan về cúm H1N1 trang 2 1.1 Tìm hiểu về cúm H1N1 trang 2 1.2 Cấu trúc của virus cúm trang 4 1.3 Sự lây nhiễm của cúm A/H1N1 trang 6 2. Tình hình nhiễm cúm A/H1N1 trang 9 2.1 Tình hình nhiễm cúm A/H1N1 trên thế giới trang 9 2.2 Tình hình nhiễm cúm A/H1N1 ở Việt Nam trang 12 3. Những ảnh hưởng của cúm A/H1N1 trang 14 3.2 Những ảnh hưởng của cúm A/H1N1 đối với kinh tế - xã hội trang 14 3.3. Những ảnh hưởng của cúm A/H1N1 đối với môi trường trang 15 4. Biện pháp phòng bệnh khi có dịch cúm xảy ra trang 17 KẾT LUẬN trang 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 19 LỜI CẢM TẠ Xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Công Nghiệp Tp.HCM, thư viện trường, trung tâm internet trường, thầy hiệu trưởng cùng các thầy cô. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn GS.TS.KH Lê Huy Bá đã giúp đỡ cho em hoàn thành tốt bài tiểu luận này. LỜI NÓI ĐẦU Từ một số bài học mới đây: Thông tin về bưởi và ung thư làm những người sống vì cây bưởi điêu đứng. Melamin làm nhiều người nông dân nuôi bò sữa kiệt quệ và nhiều người kinh doanh sữa phá sản. Công bố về kết quả nghiên cứu tác dụng chống ung thư của xạ đen làm người ta đổ xô đi lùng đến nỗi cây này biến mất tại nhiều nơi và nhiều người bán cây giả cho người bệnh. Dịch tả làm người sản xuất mắm tôm khóc dở mếu dở trong khi phẩy khuẩn tả chứ không phải mắm tôm là nguyên nhân gây bênh... thiết nghĩ cách thức cung cấp thông tin hiện nay thật quan trọng vì nó ảnh hưởng đến nhiều người, tại nhiều nơi và rộng hơn nữa là lợi ích quốc gia. Vội vàng, không dựa vào căn cứ khoa học và chậm chạp, không công khai thông tin đều có thể gây hậu quả nghiêm trọng như nhau. Khi người dân không thể có thời gian để thu nhận thông tin các bản tin hay bài viết một cách chi tiết nhưng lại truyền miệng một cách đơn giản, ví dụ như "lợn cúm và cúm người", "virus cúm lợn, chết người" v.v.v thì thông tin sẽ dễ dàng làm người chăn nuôi, nhà kinh doanh phá sản khi điều kiện thời tiết thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm thường gặp trên lợn như dịch tả, phó thương hàn, đóng dấu, tụ huyết trùng sảy ra mà những bệnh này hoàn toàn không phải do virus cúm! Tuy nhiên khi có dịch cúm A/H1N1 thì nó là một vấn đề cấp bách. H1N1 là một phân tuýp của virus cúm A mang kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H1 và enzym tan nhầy N1. Phân tuýp H1N1 có khả năng đột biến thành nhiều chủng trong đó có chủng virus cúm Tây Ban Nha, các chủng virus gây cúm nhẹ ở người, virus cúm lợn và nhiều chủng gây bệnh ở gia cầm. Một biến thể của H1N1 là nguyên nhân gây dịch làm tử vong từ 50 đến 100 triệu người vào khoảng thời gian 1918-1919 trong thời gian sảy ra dịch mang tên dịch cúm Tây Ban Nha lan khắp thể giới. Ước tính 50% trường hợp nhiễm cúm do những chủng virus H1N1 độc lực thấp tồn tại trong tự nhiên gây nên. Một biến chủng của H1N1 tồn tại trên lợn. Chỉ với một tỷ lệ biến đổi rất nhỏ (khoảng 25 đến 30 axit amin trong tổng số hơn 4 ngàn axit amin của virus) đã có thể biến một virus cúm gia cầm thành "kẻ giết người" và có thể lây từ người sang người. PHẦN NỘI DUNG CHÍNH 1. Tổng quan về cúm H1N1: 1.1. Tìm hiểu về H1N1: Các virus cúm được chi thành 3 nhóm chính: A, B và C. Virus thuộc nhóm B và C thường tìm thấy ở con người nhưng chúng không có tác hại lớn và không có khả năng gây tử vong cho bệnh nhân. Trong khi đó, các virus thuộc nhóm A là đáng quan tâm hơn hết, bởi vì chúng có thể đột biến một cách nhanh chóng thành những virus có khả năng kháng nguyên (antigenic), có nghĩa là chúng có thể tiến hóa thành những virus mà hệ thống miễn nhiễm của con người không nhận ra được (và không có khả năng phòng chống chúng). Virus cúm thuộc nhóm A có cấu trúc gồm hai nhóm protein: hemagglutinin (HA) và neuraminidase (NA). HA có 15 chi với mã danh H1 đến H15. NA có 9 chi với mã danh N1 đến N9. Virus H1N1 và H5N1 là một trong những chi virus này. Virus thuộc chi H1, H2 và H3 đã được biết có lan truyền trong con người từ 100 năm qua nhưng virus H5 thì vẫn còn là một "kẻ thù" xa lạ đối với hệ thống miễn nhiễm của con người. Vi rút cúm A/H1N1 Như chúng ta biết virus cúm A/H1N1 còn được gọi là cúm lợn. Cúm lợn (Swine influenza hay Swine flu) là một bệnh đường hô hấp thường gặp ở lợn do các chủng vi rút cúm A gây nên. Thông thường con người không mắc bệnh cúm lợn nhưng có thể nhiễm vi rút. Đã từng ghi nhận có trường hợp vi rút cúm lợn lây từ người sang người nhưng trước đây sự lây nhiễm này rất hạn chế và không lây lan đến quá 3 người. Trên lợn, vi rút cúm lợn gây ra tỷ lệ nhiễm cao nhưng tỷ lệ chết thấp. Vi rút cúm lợn có thể lưu hành trên lợn suốt cả năm nhưng thường gây dịch trong các tháng cuối mùa Thu và mùa Đông, tương tự như mùa dịch cúm trên người. Vi rút cúm lợn thể cổ điển (là một loại vi rút cúm A/H1N1) lần đầu tiên được phát hiện trên lợn vào năm 1930. Các tuýp phụ vi rút cúm lợn đã từng được phân lập trên lợn bao gồm: H1N1, H1N2, H3N1, H3N2, và H2N3, trong đó các týp phụ H1N1, H3N2 và H1N2 là thường gặp nhất. Ở Mỹ vi rút tuýp phụ H1N1 đã được phát hiện lưu hành trên các đàn lợn trước năm 1998 nhưng kể từ tháng 8/1998 thì đã phân lập được cả tuýp phụ H3N2 trên lợn. Tại Việt Nam chưa phát hiện vi rút cúm lợn, cả thể cổ điển và thể vi rút mới hiện nay. Sơ đồ về sự biến đổi của các chủng cúm Mặc dù vi rút gây bệnh trên người hiện nay ở Mỹ và Mê-hi-cô cũng được gọi bằng tên vi rút cúm lợn (cũng thuộc týp phụ vi rút cúm A/H1N1) nhưng theo CDC đây là thể vi rút mới, rất khác biệt so với vi rút cúm lợn thể cổ điển. Vi rút mới này là một chủng vi rút cúm A (H1N1) có chứa nguyên liệu di truyền từ 4 nguồn: vi rút cúm lợn Bắc Mỹ, vi rút cúm loài cầm Bắc Mỹ, vi rút cúm người và vi rút cúm lợn chủng châu Á và châu Âu. Đây là kiểu kết hợp chưa từng xảy ra trước đây. Trong tuyên bố ngày 26/4/2009, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ Vilsack khẳng định không phát hiện thấy trường hợp lợn nào nhiễm vi rút mới này. Hiện nay, trong số các loại thuốc kháng vi rút hiện có thì Tamiflu (oseltamivir) và zanamivir là những loại thuốc tỏ ra có hiệu quả trong điều trị và phòng vi rút cúm A (H1N1) nhưng cũng giống như các loại thuốc kháng vi rút khác, thuốc này chỉ có tác dụng nếu được sử dụng sớm. Việc phát triển vắc xin cũng đã được đề cập và theo Tiến sỹ Richard Besser, Quyền giám đốc của CDC, CDC đã tạo ra “vi rút giống” có cấu trúc gen giống với chủng vi rút cúm A mới có thể dùng để sản xuất vắc xin khi Chính phủ thấy cần phải sản xuất vắc xin. Tóm lại, H1N1 là một phân tuýp của virus cúm A mang kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H1và enzym tan nhầy N1. Phân tuýp H1N1có khả năng đột biến thành nhiều chủng trong đó có chủng virus cúm Tây Ban Nha, các chủng virus gây cúm nhẹ ở người, virus cúm lợn và nhiều chủng gây bệnh ở gia cầm. 1.2. Cấu trúc của virut cúm: - Vỏ của virut cúm được cấu tạo bởi hai lớp lipid, trên bề mặt hai lớp lipid đó có những vị trí trồi lên giống như những gai bề mặt dài từ 10- 12nm nhô ra từ lớp vỏ. Dưới kính hiển vi điện tử, virut cúm hình cầu, đường kính khoảng 100-120nm.Các gai này cấu tạo bởi glycoprotein và có hai loại hemaglutinin và neuraminidase ký hiệu là H và N. Virut chứa 8 mẫu ARN, một sợi đơn nhất, mà hóa ít nhất 10 protein. Mỗi loại ARN có chức năng như một gen mã hóa 1 hoặc 2 protein. Hiện nay có 16 cấu trúc kháng nguyên H và 9 cấu trúc kháng nguyên N khác nhau đặc hiệu cho từng thứ týp . Đặc điểm của vi-rút H1N1. Ảnh lấy từ Internet. Bộ gen của virut cúm gồm có: Colorized transmission electron micrograph depicting the A/New Jersey/76 (Hsw1N1) virus, while in the virus’ first developmental passage through a chicken egg. This is an H1N1 strain of influenza A. (Credit: Dr. E. Palmer; R.E. Bates) Chức năng của các gen trong cấu trúc virut Gen Kích thước (nm) Polypeptid Chức năng 1 2341 PB2 Là tiểu đơn phân của Polymerasa, nhận diện mũ chụp của ARN tế bào chủ 2 2341 PB1 Là tiểu đơn phân xúc tác của polymerase 3 2233 PA Là tiểu đơn phân của Polymerasa, tham gia tổng hợp ARN 4 1778 HA Gắn kết virut vào thụ thể tế bào 5 1565 NP Là thành phần của phức phiên mã, vận chuyển ARN giữa nhân và tế bào chất 6 1413 NA Phóng thích virut 7 1027 M1 Protein nền, là thành phần chính của virion M2 Protein nội màng, kênh ion 8 890 NS1 Vận chuyển mARN ra khỏi tế bào chất, dịch mã NS2 Vận chuyển RNP rời khỏi nhân Sự biến đổi cấu trúc gen của virut cúm: Chỉ cần một sự thay đổi di truyền nhỏ là virus cúm vô hại sẽ chuyển đổi thành độc gây tử vong cho gia cầm và con người. Virus cúm A rất không bền vững vì cấu tạo của chúng gồm tám mảnh RNA rời nhau, dễ tái tổ hợp với virus cúm A khác kháng nguyên khi cùng nhiễm vào tế bào.Cấu trúc HA là một cấu trúc đặc biệt. Ðấy là một cấu trúc khác thường: Protein là một chất tam phân với 2 vùng phân biệt rõ ràng, một cuống bao gồm ba thành phần xoắn lấy nhau, mở rộng đến 76 angstrom từ màng virus và có một vùng hình cầu ở bên trên.Quá trình phiên mã, sao chép của vi-rút cúm đặc biệt khác với các RNA vi-rút khác ở điểm chỉ xảy ra trong nhân tế bào bị xâm nhiễm. 1.3. Sự lây nhiễm của cúm A/H1N1: Không giống như virus cúm gia cầm H5N1, gây lây nhiễm qua máu, nội tạng và mô gia cầm, cúm lợn chỉ giới hạn ở đường hô hấp. Nghĩa là nguy cơ con người bị nhiễm bệnh từ lợn nhỏ hơn 10 hoặc 1.000 lần so với nhiễm bệnh từ gia cầm, ông Lubroth cho hay. Hậu quả của xâm nhập và nhân lên do H1N1 là nguyên nhân kích thích cơ thể sản sinh một lượng lớn các cytokine (các protein, peptide hay glycoprotein có chức năng trong quá trình truyền thông tin giữa các tế bào). Đối với các tế bào miễn dịch, một lượng lớn các cytokine là nguyên nhân của "cơn bão cytokine". Các cytokine hoạt hóa các tế bào miễn dịch như lympho bào T và đại thực bào, kích thích chúng sản sinh thêm nhiều cytokine. Bình thường, quá trình này được kiểm soát nhưng trong một số trường hợp phản ứng của các tế bào đối với cytokine vượt khỏi ngưỡng và vô số tế bào tại một vị trí được hoạt hóa. Virus cúm được cho là một trong những nguyên nhân của những cơn bão phản ứng này. Hậu quả của những cơn bão cytokine là sự tán phá các mô, các cơ quan. Tuy vậy, người ta đặc biệt lo ngại về lợn bởi chúng có một số đặc điểm sinh học cơ bản tương đồng với người và chúng là vật chủ nơi các chủng cúm khác nhau trao đổi vật liệu di truyền. Đó là những gì đã xảy ra để tạo nên chủng cúm lợn hiện nay. Virus cúm Tây Ban Nha gây đại dịch cúm năm 1918. Nguồn der Spiegel, CHLB Đức Ông Nguyễn Trần Hiển, viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, cho rằng tuy độc lực của virus H1N1 không mạnh như ban đầu người ta tưởng, nhưng tính chất lây lan lại rất mạnh. Chưa kể đã có những chùm bệnh nhân đông người chưa tìm được nguồn lây, có trường hợp lây từ người sang động vật (như ở trại chăn nuôi heo ở Canada). Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn, chúng ta chưa biết sự tái tổ hợp virus trên gia cầm và động vật nuôi gần nhà đến mức nào. Chưa kể mỗi lần tái tổ hợp, virus sẽ được gắn thêm những mảng gen phù hợp với vật chủ mà nó ký sinh... Rất may trong thời gian qua, sau mỗi lần tái tổ hợp, độc lực của virus lại giảm đi. Theo ông Andrew Pekosz, một chuyên gia về sinh học phân tử tại Trường Y tế công cộng thuộc Đại học John Hopkins, người ta không biết gì nhiều về loại virut H1N1 gây ra cúm lợn đang phát sinh tại nhiều nước. Virut cúm lợn là virut cúm loại A gây nên những triệu chứng hô hấp từ nhẹ đến nặng, và khi trầm trọng có thể gây chết người. Virut này lại lây lan dễ dàng từ người sang người. Ông Pekosz nói không một ai có tính miễn nhiễm đối với virut cúm lợn, là loại virut được cấu thành bởi những yếu tố gien từ lợn, người và chim. Người thường nhiễm từ lợn bệnh, tuy nhiên, một số trường hợp mắc bệnh mà không thấy tiền sử có tiếp xúc với lợn.Ở người, cúm lợn có thể lây lan giữa người này với người khác. Biểu hiện của bệnh tương tự như các triệu chứng cúm thông thường, bao gồm: sốt - ho - đau họng - đau người - đau đầu - ớn lạnh - ỉa chảy và ói mửa. Những trường hợp nặng như viêm phổi và suy hô hấp cũng từng được ghi nhận, tại Mexico đã có nhiều người tử vong. H5N1 và H1N1 đều có khả năng xâm nhập các phế nang của phổi, gây kích thích quá ngưỡng hệ thống miễn dịch do một lượng lớn cytokine được sản xuất trong các tế bào của phổi dẫn đến xâm nhập của bạch cầu. Nói một cách đơn giản, các bạch cầu cùng "kéo nhau về phổi". Tương tự như một dòng cổ động viên hay một đám đông quá khích, hậu quả do chúng để lại là hủy hoại mô phổi, tăng tiết dịch viêm gây tràn dịch phổi và biểu hiện khó thở cùng những triệu chứng khác của cúm xuất hiện. Do đặc điểm của quá trình bệnh lý nên cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh lại mẫn cảm với bệnh hơn. Chính vì vậy những người trẻ tuổi lại mẫn cảm hơn trẻ em hay người già. 2. Tình hình nhiễm bệnh cúm A/H1N1: 2.1. Tình hình nhiễm bệnh cúm A/H1N1 của thế giới: Ngày 5/5, WHO cho biết số ca mắc cúm A H1N1 đã vượt qua con số 1.000 ca tại 20 nước trên 5 châu lục Chính quyền Mexico đã ra tuyên bố dịch cúm A/H1N1 “đang ở giai đoạn thoái trào” sau khi số người nhiễm mới giảm và các ca nhiễm mới cũng có triệu chứng nhẹ hơn trước. Tại thủ đô Mexico, lệnh ngưng các hoạt động kinh tế đối với nhà hàng, quán cà phê, hộp đêm, rạp chiếu phim, nhà hát... dự kiến được gỡ bỏ vào ngày 6-5. Theo ước tính, biện pháp mạnh này gây tổn thất cho nền kinh tế Mexico khoảng 100 triệu USD/ngày và đe dọa việc làm của khoảng 450.000 người. Hiện số ca tử vong được xác nhận là nhiễm cúm A/H1N1 ở Mexico đã tăng lên 22 người với 568 trường hợp nhiễm được xác nhận. Số người chết do cúm A H1N1 tại Mexico đã lên tới 26 người. (Ảnh AP) Người dân Mexico mang khẩu trang phòng bệnh. Ảnh: 24h.heures. Các quan chức Canada thông báo, 200 con lợn ở một trang trại nước này đã nhiễm virus cúm A H1N1 - bằng chứng đầu tiên cho thấy virus đã lây sang loài khác. Vụ lây nhiễm này liên quan tới một nông dân vừa từ Mexico về. Tuy nhiên, tới giờ, người nông dân trên đã bình phục, số lợn nhiễm bệnh đã được cách ly. Giới chức nông nghiệp Canada cho rằng người lao động trên đã hắt hơi hoặc ho gần những chú lợn trong chuồng. Khoảng 10% đàn lợn bỏ ăn và bị sốt nhưng đều đã bình phục. Theo Trung tâm phòng chống dịch bệnh tại Hoa Kỳ đã xét nghiệm xác định 20 ca bệnh người nhiễm vi rút cúm A/H1N1 (8 ở New York, 7 ở California, 2 ở Texas, 2 ở Kansas, và 1 ở Ohio). Cả 20 trường hợp bệnh đều có triệu chứng cúm nhẹ và chỉ có 1 người phải nằm viện, các trường hợp khác được điều trị ngoại trú. Không bệnh nhân nào bị chết. Cả 20 trường hợp này đều nhiễm chủng vi rút giống nhau là vi rút cúm A/H1N1 mà trước đây chưa từng được phát hiện thấy trên lợn hay trên người. Việc tất cả các trường hợp bệnh đều không có tiền sử tiếp xúc với lợn và có 2 chùm ca bệnh khiến người ta nghi ngờ đã có sự lây truyền từ người sang người. Cảnh sát mang khẩu trang tại Seattle (Mỹ) khi dịch cúm Tây Ban Nha tràn đến thành phố. Nguồn [1] Tại Mê-hi-cô đã ghi nhận cơ hơn 1400 ca bệnh nghi nhiễm cúm trên địa bàn 19 bang trong tổng số 32 bang của nước này, trong đó 86 người đã chết; trong số này phòng thí nghiệm đã xác định 20 ca nhiễm vi rút cúm A (H1N1). Hiện nay các ca bệnh này đang được điều tra nhằm xác định tính nguy kịch và quy mô lây lan của ổ dịch ở Mê-hi-cô. Canada cũng đã xác nhận có 6 ca (4 ca ở Nova Scotia và 2 ca ở British Columbia), cả 6 ca bệnh này đều có triệu chứng nhẹ và đều là những người gần đây trở về từ Mê-hi-cô. Trong một nỗ lực nhằm kiểm soát dịch bệnh lây lan, Mê-hi-cô đã áp dụng các biện pháp giống như trước đây Hồng Kông đã từng áp dụng để với ứng phó dịch SARS, bao gồm đóng cửa trường học, bảo tàng, không tụ tập đông người, phát miễn phí khẩu trang… Bên cạnh các ca bệnh đã được xác chẩn ở Bắc Mỹ, các ca bệnh nghi ngờ cũng được phát hiện tại các nước khác như Niu-di-lân, Tây Ban Nha, Israel - tất cả các trường hợp này đều là những người gần đây mới trở về từ Mê-hi-cô. Các trường hợp bệnh thường có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm mùa vụ như sốt, đau nhức mình mẩy ho, chảy nước mũi, đau họng; một số trường hợp nặng thì có biểu hiện nôn mửa và tiêu chảy. Tăng cường kiểm soát người nhiễm cúm A H1N1. Bên cạnh các nước Châu Âu xảy ra các ca nhiễm cúm rất nặng thì các nước ở khu vực Châu Á cũng có các ca nhiễm cúm nghiêm trọng cũng không kém phần nguy hiểm đến con người và cũng gây thiệt hại kinh tế. Công nhân nhà máy may mặc ở tỉnh Bataan (Philippines) gấp rút may quần áo bảo hộ cho nhân viên cách ly ngày 30-4. 2.2. Tình hình nhiễm cúm A/H1N1 ở Việt Nam: HÀ NỘI, TP.HCM – Ngày 5-7 Bộ Y tế xác nhận có thêm 11 trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 trong ngày nâng tổng số người nhiễm bệnh đến nay lên 226 người. Trong đó, có 196 người miền Nam, 9 người miền Trung, 21 người miền Bắc. 123 người trong số nay đã ra viện. Bộ Y tế khuyến cáo trong những ngày tới, số người mắc bệnh tiếp tục tăng nhanh do lượng bệnh nhân và các nước có dịch đã tăng lên 125 quốc gia với gần 90.000 người được xác nhận nhiễm cúm A/H1N1. Khu cách ly tại Viện Các bệnh Nhiệt Đới và truyền nhiễm quốc gia đã được chuẩn bị trong trường hợp có bệnh nhân nhiễm và nghi nhiễm cúm A/H1N1 (ảnh chụp chiều 4-5) - Ảnh: Việt Dũng Riêng TP.HCM – Sở Y tế TP.HCM cho biết ngày 5-7 đã phát hiện thêm 6 trường hợp nhiễm dương tính với cúm A/H1N1. Như vậy, tính đến nay tại TP.HCM đã phát hiện 175 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1, trong đó có 135 trường hợp nhiễm cúm và đã xuất viện. Tại buổi giao ban giữa Sở Y tế TP.HCM với các quận huyện, ông Nguyễn Đắc Thọ - phó giám đốc Y tế dự phòng TP.HCM – cho biết đến nay tỉ lệ hành khách được cách ly kiểm dịch ngày càng giảm nhanh. Tại TP.HCM hiện đã có 21/24 quận huyện có người nhiễm cúm A/H1N1 (trừ Gò Vấp và 2 huyện Củ Chi, Cần Giờ). Đa số bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 dưới 20 tuổi, trình trạng bệnh đều có diễn biến nhẹ hơn so với các nước khác. Dịch cúm A H1N1 đã vượt tầm kiểm soát  Đến thời điểm này VN ghi nhận 338 trường hợp nhiễm cúm A/H1N1, 279 bệnh nhân đã ra viện không có tử vong. Giám sát tại sân bay cửa khẩu Tây Sơn Nhất, Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế đã phát hiện 18 hành khách nghi nhiễm cúm A/H1N1, và đã đưa tất cả vào bệnh viện để cách ly và theo dõi. Bảng thống kê tỷ lệ mắc bệnh của các nước: Nước Tổng mắc Tổng chết Azerbaijan 8 5 Bangladet 1 0 Campuchia 8 7 Trung quốc 38 25 Diibouti 1 0 Ai cập 63 23 Indonesia 141 115 Irắc 3 2 CHDCND Lào 2 2 Myanmar 1 0 Nigeria 1 1 Pakistan 3 1 Thái lan 25 17 Thổ Nhĩ kỳ 12 4 Việt Nam 110 55 Theo dự báo của Trung ương dự phòng và Kiểm soát dịch bệnh Châu Âu (ECDC), đến ngày 15-7 toàn thế giớ ghi nhận 125.993 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1 tại 135 quốc gia/vùng lãnh thổ, trong đó có 667 trường hợp tử vong. 3. Những ảnh hưởng của cúm A/H1N1: 3.1. Ảnh hưởng của cúm A/H1N1 đối với kinh tế - xã hội: Ngay sau khi chính quyền Hongkong xác nhận trường hợp nhiễm virus H1N1 đầu tiên, Trung Quốc đã ra lệnh cấm các chuyến bay từ Mexico tới nước này, đồng thời giám sát chặt chẽ tất cả hành khách trên chuyến bay từ Mexico tới Thượng Hải mới đây, àng trăm người trong khách sạn Metropark ở Hongkong đã bị cách ly sau khi một khách trọ tại đây (mang quốc tịch Mexico) được xác định nhiễm virus cúm A H1N1. Tuy chưa có thêm bệnh nhân nào chết vì nhiễm virus H1N1, nhưng số người bị cúm tại Mỹ đã lên tới gần 150 người. Nhiều nước đã và đang gửi hàng viện trợ giúp Mexico chống dịch. Nhật Bản sẽ gửi hàng cứu trợ trị giá khoảng 1 triệu USD đến Mexico. Số hàng viện trợ này bao gồm 190.000 khẩu trang, 3.000 găng tay, 3.000 áo khoác trắng và 20 thiết bị đo nhiệt độ cơ thể bằng tia hồng ngoại. Nhật Bản sẽ tiếp tục viện trợ nếu Mexico đề nghị. Bộ trưởng Y tế Mexico Jose Angel Cordova cho biết, những nỗ lực của chính phủ đã mang lại một số hiệu quả tích cực. Ở Việt Nam, Tiến sỹ Lý Ngọc Kính, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh đã yêu cầu các bệnh viện tuyến trên khẩn trương thống kê số máy thở hiện còn sử dụng được. Theo báo cáo mới nhất của 13 bệnh viện tuyến Trung ương, hiện có 401 máy thở, nhưng chỉ có 376 máy sử dụng được bởi nhiều máy hoạt động "quá công suất". Chính phủ liên bang Mexico tạm ngưng các hoạt động không thiết yếu, yêu cầu người dân không ra khỏi nhà 3.2. Ảnh hưởng của cúm với môi trường: Kinh tế xã hội Con người Môi trường không khí Môi trường Nước Môi trường đất Môi trường chung Cúm H1N1 Đối với môi trường đất: Với tình hình nhiễm dịch ngày càng phát triển mạnh, tình hình ô nhiễm môi trường cũng đứng trước những nguy cơ phức tạp. Với mô hình chăm nuôi của nước ta không hiện đại, quy mô kém thì việc ô nhiễm môi trường là điều tất yếu xảy ra. Một khi những con vật nuôi bị nhiễm cúm A/H1N1 thì việc ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. Chất thải và nước thải từ những khu chăn nuôi thải ra đất làm cho môi trường đất bị ô nhiễm. Cùng với thói quen sống của người dân ta khi những con lợn nuôi nhiễm bệnh chết thì họ đã đem xác của những con vật nay đem chôn vào đất. Quá trình phân hủy diễn ra trên xác những con vật nay trong đất gây ô nhiễm môi trường. Một khi con lợn bị nhiễm cúm A/H1N1 thì sẽ có hiện tượng lây lan nhanh làm cho số con lợn chết tăng lên nhiều thì những xác con lợn nay sẽ làm môi trường đất bị ô nhiễm ngày càng nặng. Ở con người chúng ta một khi bị nhiễm cúm A/H1N1 thì việc gây ô nhiễm môi trường đất cũng xảy ra, vì với lối sống kém vệ sinh nước thải sinh hoạt, chất thải sinh hoạt cứ thải bừa bãi ra môi trường đất. - Đối với môi trường nước: Với môi trường đất bị ô nhiễm thì thông qua mạch nước ngầm môi trường nước cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng xảy ra khi có đại dịch cúm A/H1N1. Cộng với việc xả thải trực tiếp của các chuồng trại ra nguồn nước, xác động vật chết được xả bừa bãi ra các sông suối thì việc ô nhiễm môi trường không thể không xảy ra. Việc sống thiếu vệ sinh của con người thì môi trường nước cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nước là nguồn sống không thể thiếu của con người vì vậy một khi môi trường nước bị ô nhiễm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Nguồn nước cũng được coi là một nguồn lây nhiễm chính của dịch cúm A/H1N1. Đối với môi trường không khí: Bệnh cúm A/H1N1 lây lan qua con đường chính là hô hấp nên ô nhiễm môi trường không khí là điều tất yếu xảy ra. Cùng với việc môi trường đất và môi trường nước bị ô nhiễm thì đồng thời việc ô nhiễm môi trường nước cũng xảy ra. Môi trường không khí bị ô nhiễm nặng thì việc lây lan bệnh sẽ tăng cao hơn Tóm lại khi có dịch cúm A/H1N1 xảy ra thì việc ô môi trường tất yếu sẽ xảy ra. 4. Biện pháp phòng bệnh khi có dịch cúm xảy ra: Theo quyền giám đốc Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Mỹ Richard Besser, vắc-xin phòng bệnh cúm theo mùa hiện nay dường như không hiệu quả. Một vắc-xin chỉ có hiệu quả khi dạng virus trong vắc-xin đó phải tương đối giống với loại virus cúm đang lây nhiễm. Đến nay hoàn toàn không có vắc-xin nào có dạng virus giống virus cúm mới đang lây nhiễm ở Mexico và một số nước. Tại Mỹ, hàng triệu người đã tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm heo vào năm 1976. Dòng virus cúm heo năm đó hoàn toàn khác với dòng virus cúm mới hiện nay ở Mexico. Theo các chuyên gia, ngày nay chỉ có 2 loại thuốc là Tamiflu và Relenza có đủ khả năng trị bệnh cúm lợn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo mỗi nước phải lập tức trang bị cho mình ít nhất là một lượng thuốc đủ để điều trị cho 10% dân số.  Cuối cùng là vacxin. Các khoa học gia đang ngày đêm làm việc nhằm tạo ra thuốc chủng ngừa chống lại loại virut mới này, nhưng chính họ cũng thừa nhận phải cần từ 4 đến 6 tháng mới có thể chế tạo được vacxin. Trong khi đó, câu hỏi bao giờ mới có đầy đủ vacxin cho mọi người trên hành tinh, bất kể giàu nghèo, thì chưa có lời giải. Nhưng có một sự thật rằng nếu đại dịch xảy ra nay mai, vacxin, nếu có, cũng sẽ rất muộn màng. Điều đáng lưu ý là loại thuốc chủng ngừa loại cúm theo mùa có sẵn đang được sản xuất cho mùa cúm sắp tới không có hiệu quả đối với H1N1. Tuy nhiên, theo giám đốc nghiên cứu lâm sàng Robert Booy (Trung tâm quốc gia về giám sát và nghiên cứu miễn dịch ở Sydney, Úc), người đã tiêm vắc-xin cúm heo năm 1976 có thể không bị nhiễm cúm heo mới nếu tiếp xúc với nguồn bệnh hoặc chỉ nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ. Có thể phòng chống bằng các phương pháp đơn giản như thường xuyên rửa tay, che miệng khi ho, ở nhà nếu bị sốt. KẾT LUẬN Dịch cúm A/H1N1 hiện đang là vấn đề cấp bách của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Dịch cúm xảy ra làm ảnh hưởng đến môi trường, kinh tế - xã hội, chính trị. Hiện nay số lượng nhiễm cúm A/H1N1 trên thế giới và cả ở Việt Nam ngày càng tăng nên tổ chức thế giới WHO và các ban ngành phòng chống dịch ở các nước/vùng quốc đã nhanh chóng đề ra các biện pháp phòng tránh và khi có dịch bệnh xảy ra thì đã nhanh chóng tìm ra các biện pháp trị bện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH1n1 và những ảnh hưởng đến môi trường.doc
Tài liệu liên quan