Trẻ vị thành niên có hành vi vi phạm pháp luật , phạm tội không chỉ tăng về số lượng mà cả về hình thức và quy mô phạm tội.Theo số liệu của Tổng cục cảnh sát nhân dân- Bộ công an, qua phân tích 1394 em phạm tội năm 1996 thì cơ cấu phạm tội như sau: 45,6% phạm tội trộm cắp, 12,3% phạm tội hiếp dâm, 1,8% phạm tội giết người, 1,6% phạm tội chống người thi hành công vụ và 10,6% phạm các tội khác. Thông thường nam vị thành niên phạm tội nhiều hơn nữ vị thành niên ( namlà 96%, nữ là 4%) , các em vị thành niên sống ở khu đô thị, thành phố phạm tội nhiều hơn những em sống ở nông thôn (70% sống ở đô thị, thành phố, 24% sống ở nông thôn, 0,76% sống ở miền núi, 5,3% sống ở vùng giáp ranh thành thị và nông thôn). Các em thường gây án ở nơi,đông người như nhà ga, bến tàu, bến xe ôtô, chợ,công viên, 58,4%, 23% gây án ở nhà dân, cơ quan, nhà kho, 4,6% gây án ở trường học, 14% gây án trên các phương tiện giao thông.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8617 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hành vi phạm tội ở trẻ em vị thành niên có nguyên nhân từ phía gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TÂM KÝ HỌC
*******************
TIỂU LUẬN MÔN : TÂM LÍ HỌC PHÁP LÝ
HÀNH VI PHẠM TỘI Ở TRẺ EM VỊ THÀNH NIÊN CÓ NGUYÊN NHÂN TỪ PHÍA GIA ĐÌNH
Học viên cao học: Lê Thị Lan Hương K4
Hà Nội 2005
Trong những năm gần đây người ta nói nhiều đến trẻ em vị thành niên. Nó đã trở thành một vấn đề thu hút được sự quan tâm lớn của các nhà giáo dục học, các nhà nghiên cứu xã hội học và tâm lý học, của các bậc cha mẹ học sinh…. Tuổi vị thành niên trở thành mối quan tâm lớn như vậy không chỉ vì đây là một giai đoạn đặc biệt trong sự phát triển nhân cách con người mà vì trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn chiếm tỷ lệ khá lớn và đang có xu hướng gia tăng.
Trẻ em vị thành niên phạm pháp đã trở thành một vấn đề xã hội có tính toàn cầu. Ở nước ta trẻ em vị thành niên gây ra gần 20% số vụ phạm pháp. Điều tra của Uỷ ban chăm sóc và bảo vệ trẻ em Nhà nước tháng 12/1996 , cả nước có 8.530 em vị thành niên phạm pháp, đó là một điều đáng lo ngại cho trật tự trị an xã hội. Tội phạm vị thành niên rất đa dạng và phức tạp. Phân tích 1394 em phạm tội có 45,6% em phạm tội trôm cắp, 12,5% em phạm tội cướp giật, 12,3% em phạm tội đánh người gây thương tích, 3,5% em phạm tội lừa đảo, 2,1% phạm tội hiếp dâm, 1,8% phạm tội giết người, 1,6% phạm tội chống người thi hành công vụ.... Các em vị thành niên phạm tôi thường có các thói quen xấu như nghiệt thuốc lá, thuốc lào, nghiện các chất xì ke ma tuý, thích uoóng bia, rượu,thích xem phim kích động tình dục, không thích đọc sách báo, có kết quả học tập kếm....
Lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi từ 11 – 18 , có đặc điểm về thể chất đặc trưng biểu hiện của con người trưởng thành , về mặt tâm lý - xã hội thì còn non nớt, kinh nghiệm sống còn ít, sự định hướng về giá tri xã hội còn thấp, tính kiếm chế trong mỗi các em còn hạn hẹp, nhu cầu cơ bản của họ là nhu cầu ăn uống, tự vệ chiếm ưu thế, không biết đánh giá đúng hiện tượng, có thiên hướng bắt chước , nhưng muốn vươn lên tự khẳng định mình, muốn trở thành người lớn nhưng lại chưa hiểu rằng các em làm được điều đó thì phải hành động theo một khuôn khổ nhất định, theo đúng pháp luật, phù hợp với phong tục tập quán truyền thống của dân tộc. Nghĩa là các em phải tuân theo đúng chuẩn mực mà xã hội đòi hỏi. Chuẩn mực xã hội tồn tại khách quan như những quy tắc , yêu cầu chung của xã hội đối với cá nhân, nó định hướng điều khiển thái độ, hành vi cá nhân hay nhóm xã hội. Hệ thống chuẩn mực của nước ta thể hiện ở pháp luật xã hội chủ nghĩa, đường lối của Đảng, đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, các giá trị chân,, thiện, mỹ…Là thành viên của xã hội , công dân tương lai của đất nước- trẻ vị thành niên tiếp nhận và lĩnh hội các chuẩn mực này thông qua con đường tự phát ( tác động của xã hội) và con đường tự giác (giáo dục của gia đình và nhà trường. Chính vì vậy mà môi trường chăm sóc, giáo dục , văn hoá của gia đình đối với trẻ vị thành niên có vai trò to lớn tới sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ vị thành niên. Vào thời kỳ bộc phát trẻ vị thành niên thường không có kiến thức, không đủ kiến thức để ra những quyết định hợp lý, chín chắn trong tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Cha mẹ giữ vai trò gắn kết quan trọng , là người động viên , nâng đỡ khi trẻ vị thành niên tìm tòi , khám phá thế giới xã hội rộng lớn và phức tạp.Chính vì vậy mà Đảng , Nhà nước luôn khẳng định gia đình Việt Nam là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là mô trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuyên bố của Liên hợp quốc về tiến bộ xã hội trong phát triển khẳng định “ Gia đình là đơn vị cơ bản của tổ chức xã hội và là môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mỗi thành viên, nhất là trẻ em”.
Gia đình ,tích cực, mẫu mực, hoà thuận , cha mẹ tôn trọng lẫn nhau, quan tâm đến nhu cầu của nhau, bình đẳng, chia sẻ trách nhiệm nuôi dạy con cái , lúc đó gia đình sẽ có ảnh hưởng tích cực lên sự phát triển của trẻ vị thành niên, khuyến khích lòng tin cậy và sự mở rộng mối quan hệ giao tiếp ở trẻ. Qua thực tiễn lịch sử cho thấy trước khi trở thành con người của xã hội thì con người trước hết là phải là sản phẩm của gia đình, được gia đình tác hợp và nưôi dưỡng, con người được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục ngay từ khi lọt lòng cho đến lúc trưởng thành. Thông qua gia đình, trẻ vị thành niên tiếp nhận những kinh nghiệm , những hiểu biết về thực tiễn xung quanh, những kỹ năng và thói quen sống trong xã hội. Trẻ vị thành niên học được từ cha mẹ qua quan sát , phân tích, đánh giá các hiện tượng và cách giải quyết vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, với sự động viên , khuyến khích, hỗ trợ từ phía gia đình, trẻ vị thành niên có thể vượt qua , mọi sự khó khăn trong học tập, vui chơi, giao lưu với bạn cùng trang lứa, để trẻ có thể tự khẳng định mình trong xã hội bằng cách nâng cao trình độ học vấn, biết cách ứng xử phù hợp, tôn trọng phong tục tập quán…Tuy nhiên nước ta đang trong quá trình giao lưu và hội nhập kinh tế – văn hoá với thế giới và quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước có nhiều điều mới mẻ và tốt đẹp , sự phát triển nhanh chóng, đa dạng của các phương tiện thông tin đại chúng đã mở rộng tầm nhìn , nâng cao sự hiểu biết của mọi người, đặc biệt là giới trẻ ,những cũng có nhiều cám dỗ, bất trắc của thế giới người lớn ảnh hưởng tới trẻ vị thành niên, cũng khó tránh khỏi những tác động tiêu cực đến lối sống , đạo đức của trẻ vị thành niên, có trường hợp bất ngờ đến nỗi gia đình và cả bản thân đứa trẻ vị thành niên không chuẩn bị , không kịp sẵn sàng về mặt cảm xúc và nhận thức để tiếp nhận. Chúng ta phải cảnh giác với những sách vở, băng hình dâm ô, truỵ lạc, khích thích bạo lực và tình dục được lén lút chuyển vào nước ta và lớp trẻ hay tò mò tìm đọc.
Nguyên nhân phạm tội cốt lõi nằm ở chủ thể vị thành niên, đó là sự lệch chuẩn trong nhận thức và hành vi của trẻ, đó là sự sai lệch các chuẩn mực xã hội.. .Trẻ vị thành niên đã tiếp nhận và lĩnh hội không đúng các chuẩn mực xã hội. Trong ý thức và nhân cách của trẻ đã có những lỗ hổng , thiếu sót lớn như trẻ không biết một số hành vi chuẩn mực xã hội, không biết về những quy định của pháp luật, những quy tắc đạo đức, những truyền thống tốt đẹp của cha ông, điều này có thể thiếu thông tin hoặc không được cha mẹ giáo dục đầy đủ đến nơi đến chốn, dẫn tới việc tiếp thu một cách méo mó, phiến diện hoặc thiên lệch. Vì vậy chúng sẽ hành động tuỳ tiện , tư do để thoả mãn các nhu cầu của mình, chúng bắt chước nhanh chóng các hành vi tiêu cực xã hội qua những băng hình bạo lực, những phim ảnh đồi truỵ, những bản nhạc kích thích bản năng và thị hiếu thấp hèn. Chúng dễ dàng đồng nhất với những tấm gương sai trái về hành vi đạo đức của người lớn vì ý thức chưa phát triển và sự chưa tong trải trong thực tiễn. Hành vi lệch chuẩn của trẻ vị thành niên do sự tác động của nền kinh tế thị trường đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm biến đổi tâm tư, nguyện vọng, quan điểm, lý tưởng sống của trẻ vị thành niên. Sự tác động đó đã làm biến đổi định hướng giá trị trong xã hội, xuất hiện xu hướng đề cao , coi trọng quá mức giá trị vật chất, gia trị kinh tế, giá trị cá nhân mà xem nhẹ , thậm chí coi thường giá trị đạo đức chính trị, giá trị tập thể và giá trị xã hội…của người lớn, của cha mẹ và của cán bộ Đảng viên.
Trẻ vị thành niên có hành vi vi phạm pháp luật , phạm tội không chỉ tăng về số lượng mà cả về hình thức và quy mô phạm tội.Theo số liệu của Tổng cục cảnh sát nhân dân- Bộ công an, qua phân tích 1394 em phạm tội năm 1996 thì cơ cấu phạm tội như sau: 45,6% phạm tội trộm cắp, 12,3% phạm tội hiếp dâm, 1,8% phạm tội giết người, 1,6% phạm tội chống người thi hành công vụ và 10,6% phạm các tội khác. Thông thường nam vị thành niên phạm tội nhiều hơn nữ vị thành niên ( namlà 96%, nữ là 4%) , các em vị thành niên sống ở khu đô thị, thành phố phạm tội nhiều hơn những em sống ở nông thôn (70% sống ở đô thị, thành phố, 24% sống ở nông thôn, 0,76% sống ở miền núi, 5,3% sống ở vùng giáp ranh thành thị và nông thôn). Các em thường gây án ở nơi,đông người như nhà ga, bến tàu, bến xe ôtô, chợ,công viên, …58,4%, 23% gây án ở nhà dân, cơ quan, nhà kho, 4,6% gây án ở trường học, 14% gây án trên các phương tiện giao thông.
Gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng, đặc biệt là giáo dục không tốt , bầu không khí trong gia đình không ấm cúng, không lành mạnh, không trong sáng đấy chính là những nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh những phẩm chất, thuộc tính cũng như ý thức và hành vi phạm tội của trẻ vị thành niên , vì những người trong gia đình cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến từng thành viên trong gia đình . Những gia đình thiếu phương pháp giáo dục đúng đắn cũng dẫn đến hiện tượng pham tội như cha mẹ quá kỳ vọng vào con cái , cha mẹ độc đoán khắt khe, uy quyền, cha mẹ nuông chiều, hoặc thờ ơ với con cái , mối quan hệ giữa anh chị em ruột không hoà thuận …sẽ làm cho trẻ vị thành niên có những khiếm khuyết về cách ứng xử, không biết giải quyết vấn đề một cách độc lập, thiếu hụt các kỹ năng sống, thiếu tự tin… đó là những nguy cơ có thể dẫn đến phạm tội. Theo Erik Erikson trẻ vị thành niên thấy mình không có ý nghĩa với gia đình và xã hội , khi họ cảm thấy mình không thể đáp ứng yêu cầu đặt lên vai họ, thì họ sẽ chọn lấy một chân giá trị tiêu cực. Trẻ vị thành niên có chân giá trị tiêu cực sẽ tìm thấy sự hậu thuẫn hình ảnh phạm pháp của mình trong những người bạn đồng trang lứa cũng có chân giá trị tiêu cực như họ.
Đặc biệt là những gia đình thiếu hụt, không đầy đủ. Theo UNESCO 9/10 những trẻ phạm tội đều xuất thân từ gia đình không đầy đủ bị bố mẹ, anh chị em hắt hủi, 52% trẻ em phạm pháp do sống trong gia đình làm ăn buôn bán không hợp pháp, 40% đứa trẻ phạm tội sống trong gia đình có người thân phạm tội hình sự.
* Trẻ trong gia đình có cha mẹ sống không hoà thuận:
Có 24,6% trẻ phạm tội trong gia đình có bố mẹ thường xuyên cã nhau. Qua điều tra 624 học sinh ở 3 trường giáo dưỡng có 30% trẻ em phạm pháp trong gia đình có cha mẹ không gương mẫu về đạo đức. Trẻ vị thành niên ở những gia đình này sẽ lúng túng trong thể hiện tình cảm, hành vi ứng xử, mất long tin vào cuộc sống, hình tượng lý tưởng về cha mẹ bị sụp đổ.
* Trẻ vị thành niên trong gia đình có thành viên đã và đang phạm tội:
Qua số liệu điều tra 550 trẻ tại trường Giáo dưỡng số II Ninh Bình cho thấy 1/5 các em có bố, mẹ hoặc anh chị đã, đang phạm tội, gần 20% trẻ có người thân trong gia đình của mình từng phạm tội, có tiền án, đã và đang ở trong trại cải tạo, 23,93% số trẻ phạm pháp có bố mẹ thường xuyên sử dụng ma tuý, 60,65% số trẻ nói cha mẹ của chúng không gương mẫu.
Một công trình nghiên cứu 521 học sinh trường giáo dưỡng cho thấy 13,4% trẻ phạm pháp trong gia đình có người phạm tội.
Đứa trẻ lớn lên ngay trong cái nôi của sự bất hạnh, từ đó đứa trẻ học ở cha mẹ chúng những hành vi, chuẩn mực đạo đức lệch lạc, lâu dần trẻ chai lì đón nhận sự khinh rẻ của bạn bè đồng trang lứa và xã hội
* Trẻ vị thành niên trong gia đình li dị và trong gia đình tái hôn thường gặp một số vấn đề sau:
Thích nghi kém, khó thích nghi với môi trường mới.
Thường gặp những vấn đề trong học tập, hay đánh nhau với các bạn, hay lo lắng hoặc trầm uất
Ít có trách nhiệm với xã hội, ít có mối quan hệ thân tình, lòng tự trọng thấp , xa lánh bạn cùng trang lứa, ít gắn bó với các thành viên khác trong gia đình.
Qua khảo sát ở trường giáo dưỡng Ninh Bình cho thấy 60% trẻ có gia đình không hoàn thiện. Nghiên cứu 521 học sinh trường giáo dưỡng có 32,6% trẻ phạm pháp trong gia đình không hoàn thiện. Trẻ sống trong những gia đình như vậy luôn có áp lực tâm lý tiêu cực gây cho trẻ các trạng thái cảm xúc đau khổ, tự ti , mặc cảmchán nản… Trẻ luôn thấy thiếu vắng tình cảm ruột thịt thiêng liêng,các em khôngthấy được sự thanh thản và yên ổn thực sửơ gia đình. Do vậy, đứa trẻ tìm thấy sự giải toả tâm lý với sự nông nổi, bồng bột của tuổi vị thành niên ở những nhóm bạn cùng cảnh ngộ hoặc các tệ nạn xã hội như nghiệt hút, cờ bạc, trộm cắp…
* Trẻ trong gia đình không có phương pháp giáo dục đúng đắn:
Trẻ được hình thành, lớn lên là do cha mẹ chăm sóc ,giáo dục. Sự hình thành , phát triển nhân cách phụ thuộc vào gia đình nhưng có những gia khi biết con mình có những hành vi phạm pháp, họ đều có thái độ tức giận, không kiềm chế được cảm xúc của mình, họ đã tức giận và đánh đập trẻ thậm chí đuổi trẻ ra khỏi nhà , hầu hết phương pháp giáo dục con cái của các cha mẹ này không dựa trên những đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi vị thành niên. Thái độ thô bạo, độc ác đã xúc phạm đến nhân cách của trẻ. Ở trường giáo dưỡng số II Ninh Bình thấy 49,2% họ coi những đứa trẻ này không phải là con mình, 14,6% cha mẹ nhốt trẻ trong nhà, đôi khi bỏ đói trẻ, 25,7% cha mẹ không quan tâm đến trẻ. Một nghiên cứu 2206 trẻ vị thành niên phạm tội có 49,81%, trẻ bị đối xử hà khắc, thô bạo, độc ác, 23% trẻ hay bị đánh.
Gia đình quá nuông chiều con luôn luôn đáp ứng mọi đòi hỏi, mọi yêu cầu của con, rơ và những gia đình hiếm con trai, gia đình có con một, gia đình có co muộn màng, qua điều tra 2206 trẻ em phạm tội có tới 21,2%
* Trẻ vị thành niên là “ tay hòm chìa khoá”:
Trẻ trong gia đình có bố mẹ đi là từ sáng đến tối mới về , mải mê với việc mưu sinh , họ đã quên trách nhiệm làm cha mẹ, không kiểm soát việc học tập, các hoạt động giao lưu, vui chơi của con, họ giao trách nhiệm nuôi dạy con cái cho nhà trường và bảo mẫu, đứa trẻ không được quan tâm đầy đủ về mặt tinh thần, ít có sự gắn bó với cha mẹ, ít được chăm sóc, dạy dỗ, những đứa trẻ này dễ sa vào đánh nhau, ăn cắp, phá hoại tài sản công cộng. Đó là một trong những nguyên nhân một số trẻ vị thành niên con nhà giàu phạm pháp. 24,6% trẻ phạm tội trong gia đình giàu có, 40,7% trẻ phạm tội trong gia đình đủ ăn
* Trẻ vị thành niên sống trong điều kiện gia đình khó khăn về kinh tế
Để dảm bảo cho chúng đến trường, chúng sớm phải tham gia lao động giúp đỡ công việc gia đình, có một số bộ phận lên thành phố kiếm sống để kiếm tiền về cho gia đình, nuôi bản thân lúc đầu là lương thiện nhưng dần dần nếu không có sự giúp đỡ của gia đình, xã hội, trẻ dễ hành động liều lĩnh dẫn tới phạm pháp.
Cuộc sống tự lập, xa nhà không được chăm sóc đầy đủ về ăn mặc, sức khoẻ, vui chơi, học hành, thiếu sự chăm sóc về tình cảm . Trước môi dưỡng sống và làm việc không bình thường đối với đứa trẻ thì dễ bị lạm dụng, bóc lột về sức lao động, kinh tế và thể xác. Đây là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội và phạm tội ở người chưa thành niên lang thang. Có 32,3% trẻ phạm tội trong gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn
* Trẻ vị thành niên trong gia đình luôn thay đổi chỗ ở:
Mặt trái của nền kinh tế thị trường làm cho người dân ở nông thôn đua nhau đổ xô về thành phố làm ăn, kiếm sống cũng gây ra những căng thẳng cho trẻ vị thành niên vì các em phải cắt đứt mối quan hệ bạn bè và những hoạt động quen thuộc , lối sống , cách sống quen thuộc. Khi các em đến nơi ở mới, hoàn toàn xa lạ với môi trường sống trước đây, những kiến thức, hiểu biết về nơi ở mới chưa có.. . đó cũng là nguyên nhân , làm cho các em khó thích nghi với nơi ở mới.
Khi trẻ vị thành niên cảm thấy gia đình không phải là chỗ dựa cho trẻ vị thành về vật chất và tinh thần , gia đình không đáp ứng được nhu cầu về sự nghỉ nghơi, giải toả tâm lý, “ tổ ấm gia đình “ đã trở thành “ tổ lạnh” thì vô tình gia đình đã đẩy họ ra ngoài xã hội, từ đó dẫn đến hành vi phạm pháp. Theo John W. Santrock trẻ vị thành niên phạm pháp là do gia đình thiếu quan tâm, thiếu hướng dẫn, ít hỗ trợ kỷ luật lỏng lẻo. Một khi gia đình đã trở nên không an toàn đối với trẻ thì nhóm bạn đồng trang lứa đối với trẻ vị thành niên lúc này rất quan trọng, trẻ cố gắng hoà nhập với bất cứ cái gì chỉ để được đón nhận là thành viên của nhóm bạn, mối quan hệ với bạn đồng trang lứa tích cực , gắn liền với mối quan hệ xã hội tích cực, lúc này nhóm bạn sẽ giúp đứa trẻ vượt qua những khó khăn trong học tập, cuộc sống, ngược lại là mối quan hệ với bạn đông trang lứa tiêu cực có thể dẫn trẻ tới bỏ học, phạm pháp. Ông John W. Santrock cho rằng trẻ vị thành niên sử dụng ma tuý, thuốc phiện, hút thuốc, uống rượu …sẽ làm giảm những căng thẳng, chán nản, giải phóng sự buồn tẻ, mệt mỏi, trong một vài trường hợp còn giúp trẻ vị thành niên giải thoát khỏi thế giới khắc nghiệt của mình. Nhưng tất cả những cái đó sẽ gây trở ngại cho sự phát triển các kỹ năng sống, kỹ năng hoạt động, giao tiếp xã hội của đứa trẻ và không có những quyết định về trách nhiệm đối với bản thân. Lúc trẻ cảm thấy không hạnh phúc (như bị đánh đập, bị lạm dụng tình dục, cuộc sống phải đối mặt với nguy hiểm đang rình rập hàng ngày, cha mẹ nghiện rượu , nghiện ma tuý, hoặc gia đình quá nghèo không có đủ cơm ăn, áo mặc..) ở nhà thì nó sẽ bỏ nhà đi để tìm kiếm sự bù đắp về vật chất và tinh thần. Theo Windle trong cuộc điều tra năm 1989 ở Mỹ trẻ vị thành niên bỏ nhà ra đI ở tuổi 14 -15 thì 4 năm sau sẽ nghiện ma tuý và nghiện rượu. Bà Judith Brook (1990) trẻ sử dụng ma tuý khi không nhận được sự chăm sóc của cha mẹ , gia đình xung đột, thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc, thiếu kỹ năng hội nhập. Những đứa trẻ đã sử dụng ma tuý luôn có cảm giác dễ chịu, niềm vui, thư giãn, những ảo giác đầy màu sắc, niềm phấn khích trào dâng, thoả mãn trí tò mò của nó… tất cả những điều đó chỉ là những cảm giác thăng hoa tức thời mà phải trả một giá quá đắt, lệ thuộc vào ma tuý, huỷ hoại bản thân, phá rối xã hội, mắc nhiễm các căn bệnh chết người, khi cơ thể lệ thuộc vào thuốc, nếu đói thuốc liên miện, thuốc bị ngắt quãng thì sẽ có triệu trứng khó chịu và có tâm lý khao khát thèm thuốc và càng ngày thì cơ thể càng đỏi hỏi phả tăng liều lượng thuốc lên thì mới có cảm giác thăng hoa tương tự . Việc tăng liều lượng sẽ tốn rất nhiều tiên bạc , trong khi trẻ vị thành niên chưa đến tuổi lao động, không có việc làm, không có đủ tiền để mua ma tuý , đứa trẻ sẽ đI ăn trộm, cướp giật , móc túi…Theo số liệu của cục phòng chống tệ nạn xã hội – Bộ lao động thương binh- Xã hội thì số thanh thiếu niên chiếm 85,5% tổng số người sử dụng ma tuý, trong đó 50,4% là trẻ em vị thành niên.
Để ngăn chặn hiện tượng trẻ vị thành niên có hành vi vi phạm pháp luật, hành vi phạm tội ngay trong phạm vi quản lý của gia đình thì các bậc cha mẹ phải làm gương cho con cái trong mọi việc làm của bản thân mình. Cha mẹ phaỉ tạo mọi điều kiện cho con cái được vui chơi, đến trường học hành. Cha mẹ phải có lối sống chung thuỷ, lành mạnh, yêu thương lẫn nhau. Ngoài ra chúng ta cần phải có các trung tâm tư vấn để giúp các em , bậc cha mẹ, lựa chọ các phương pháp giáo dục con cáI cho phù hợp với hoàn cảnh của họ. Trang bị kiến thức chon am nữ thanh niên khi bước vào cuộc sống gia đình.
Tài liệu tham khảo
Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm – Nguyễn Xuân Yêm. NXB Công an nhân dân
Tâm lý tuổi vị thành niên- Vũ Dũng. Tạp chí Tâm lí học . Số 4/1998
Những nguyên nhân dẫn đến trẻ em hư hỏng và phạm pháp – Nguyễn Thị Hồng Nga. Tạpp chí Tâm lí học . Số 9/2002
Vị trí và chức năng của gia đình trong sự phát triển xã hội – Lê Thị Thu Tạp cí khoa học dân số gia đình và trẻ em. Số 2/2004
Tâm lí học pháp lí – Nguyễn Hồi Loan- Đặng Thanh Nga. NXB Đại học quốc gia
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TLH (61).doc