MỤC LỤC
Trang
I. Khái niệm về tự do hoá thương mại 1
II. Làn sóng tự do hoá thương mại hiện nay ở các nước đang phát triển 1
1. Thương mại là một trong những điều kiện cần thiết để các nước đang phát triển phát triển kinh tế
1
2. Toàn cầu hoá, khu vực hoá đã trở thành xu thế của nền kinh tế thế giới, trong đó tự do hoá thương mại là một mũi nhọn 6
3. Sự thất bại của cơ chế kế hoạch hoá tập trung 11
4. Những thay đổi trong ưu thế cạnh tranh dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ 13
III. Tác động của tự do hóa thương mại đến tăng trưởng và nghèo đói 14
1. Tác động của tự do hoá thương mại đến tăng trưởng 14
2. Tác động của tự do hoá thương mại tới nghèo đói 17
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6546 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hãy đánh giá tác động của tự do hoá thương mại tới tăng trưởng và nghèo đói ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y nói cách khác, có nhiều yếu tố đang tồn tại trong quá trình phát triển của thương mại thế giới đã làm cho thương mại tự do không những hấp dẫn, mà còn là cần thiết đối với các nước đang phát triển để phát triển. Đó là:
Thứ nhất, trong suốt nhiều thập kỷ qua, khối lượng trao đổi mậu dịch giữa các nước trên thế giới không ngừng tăng lên. Nó lớn gấp 15 lần so với thời điểm sau đại chiến thế giới lần thứ hai. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của nó luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng sản lượng thế giới, thậm chí trong thập kỷ vừa qua nó còn gấp đôi. Điều đặc biệt hơn là, trong những năm cuối thập kỷ 80 và đầu 90, tốc độ tăng trưởng của nhóm các nước đang phát triển, tuy vẫn mang tính không đều giữa các khu vực. Sự phát triển này đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và giải quyết nhiều vấn đề khác của kinh tế vĩ mô như việc làm, mức sống v.v...
Thứ hai, sự thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế cũng là một yếu tố thúc đẩy làn sóng tự do hoá thương mại ở các nước đang phát triển. Tuy buôn bán hàng hoá vẫn chiếm phần chủ yếu, nhưng vai trò của buôn bán dịch vụ trong thương mại quốc tế đang dần tăng lên. Nó đã trở thành một lĩnh vực không thể thiếu trong các cuộc đàm phán về tự do hoá của các tổ chức thương mại quốc tế.
Yêu cầu đối với các nước đang phát triển trong việc tiến hành tự do hoá thương mại dịch vụ được bắt nguồn từ đặc điểm đặc trưng của dịch vụ (tức là sản xuất và tiêu dùng cùng đồng thời xảy ra theo không gian và thời gian) và nhu cầu phát triển của nền kinh tế hiện đại. Trên quy mô toàn cầu, các nước xuất khẩu dịch vụ nhiều thường là các nước phát triển và một số NIC, còn đại bộ phận các nước khác đều có nhu cầu nhập khẩu chúng. Trong điều kiện có nhiều hạn chế quốc gia từ phía các nước nhập khẩu, việc tiến hành tháo giỡ chúng dần dần là một nhu cầu cần thiết và trước mắt. Bên cạnh đó, sự phát triển hiện nay của khoa học và công nghệ đòi hỏi các nước muốn phát triển thì phải tham gia tích cực vào lĩnh vực trao đổi dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ viễn thông. Nhờ trao đổi này, trong một thời gian ngắn, ngành viễn thông của nhiều nước đang phát triển đã trở thành khu vực tăng trưởng nhanh nhất như ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Malayxia.
Bảng 2: Tỷ trọng của mậu dịch hàng hoá trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) về hàng hoá (%).
Tên nước hoặc nhóm nước
1986
1996
1997
Nhóm các nước thu nhập thấp và trung bình
46,1
76,8
79,6
Đông Á và Thái Bình Dương
48,1
127,3
89,9
Châu Âu và Trung Á
57,2
79,7
89
Mỹ La-tinh và Caribê
40,6
61,7
66,3
Trung Đông và Bắc Phi
52,1
78,4
72,0
Nam Á
22,1
39,2
39,6
Châu Phi Tiểu Sahara
70,3
102,5
94,4
Nhóm các nước thu nhập cao
70,4
178,8
78,7
Số liệu về một số nước đang phát triển riêng lẻ
Achentina
23,1
44,0
33,8
Brasil
26,0
24,9
28,9
Cămpuchia
4,3
95,2
86,8
Hồng Kông
513,0
1227,0
...
Cộng hoà Công-Gô
162,4
323,1
51,0
Ethiopia
32,7
41,2
...
Ghana
44,6
126,6
118,4
Honduras
80,1
234,7
238,2
Indonexia
55,0
69,7
75,9
Jamaica
146,3
299,3
330,2
Malayxia
163,5
269,0
271,4
Mexico
51,2
143,8
144,8
Panama
119,1
1069,3
254,4
Philippin
57,4
98,8
190,7
Singapore
697,4
763,6
753,9
Thái Lan
85,8
138,2
153,2
Nguồn:
- WB (1998), World Development Indicators 1998, p.310 – 312.
- WB (1999), World Development Indicators !999, P.324 -328
Thứ ba, sự phát triển nền kinh tế của các nước đang phát triển ngày càng phụ thuộc vào sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Trong hơn một thập kỷ gần đây, tất cả các nước đều có xu hướng muốn liên kết sâu hơn vào nền kinh tế thế giới với hy vọng nắm bắt được những cơ hội để phát triển kinh tế. Hay nói cách khác, vai trò của quan hệ kinh tế đối ngoại đối với sự phát triển kinh tế ngày càng trở nên quan trọng. Điều này có thể chứng minh bằng giá trị xuất khẩu hàng hóa so với tổng sản phẩm về quốc nội về hàng hoá. Theo số liệu ở bảng 2, xuất khẩu hàng hoá của tất cả các nước trên thế giới, đều có xu hướng tăng lên. Đáng tiếc là sự gia tăng này lại không động đều, đặc biệt ở nhóm các nước đang phát triển. Có những nước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa so với GDP hàng hoá năm 1996 đã tăng so với năm 1986 gấp 20 lần như cămpuchia, 9 lần như panama. Có một vài nước khác, thì chỉ gấp 2 hoặc 3 lần như Jamaica, Honduras, Ghana, Mexico và cộng hoà Công gô. Thế nhưng, cũng có những nước mà mức tăng không đáng kể như Brasil, Ethiopia, Achentina. Cũng cần ghi nhận rằng sự gia tăng này càng lớn có nghĩa là sự phát triển kinh tế của các nước sẽ càng phụ thuộc nhiều hơn vào sự thăng trầm của nền kinh tế thế giới.
Thứ tư, thực trạng chính sách thương mại của các nước đang phát triển có mức bảo hộ cao, đặc biệt đối với ngành chế tạo, với độ phân tán lớn. Bên cạnh đó, đa số các nước trong nhóm này chưa đạt được sự nhất quán giữa chính sách thương mại và các chính sách kinh tế vĩ mô. Trong điều kiện đó, các nguồn lực khan hiếm được sử dụng không có hiệu quả. Vì vậy cải cách thương mại theo hướng mở cửa không những tạo điều kiện sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn, mà còn cho các nước này có cơ hội tranh thủ được kinh nghiệm phát triển kinh tế và thành tựu khoa học công nghệ của các nước đi trước.
Đến đây có thể nhận định rằng từ nhận thức truyền thống về những lợi ích mà thương mại đem lại, trên cơ sở thực tiễn của quá trình phát triển quan hệ mậu dịch quốc tế. Tự bản thân các nước đang phát triển thấy cần thiết phải tích cực thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại mở cửa hơn nữa vì sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Sự hiện diện của nhu cầu nội tại về một nền kinh tế mở cửa hơn là điều kiện cần thiết nhưng chưa là điều kiện đủ cho sự phát triển của làn sóng tự do hoá thương mại hiện nay ở các nước đang phát triển. Vậy cái gì đã thúc đẩy sự vận động của nhu cầu nội tại này? Đó chính là một số nhân tố quốc tế được đề cập đến sau đây.
2. Toàn cầu hoá, khu vực hoá đã trở thành xu thế của nền kinh tế thế giới, trong đó tự do hoá thương mại là một mũi nhọn
Một nền kinh tế toàn cầu không phải là một hiện tượng hoàn toàn mới mẻ, nó đã được người ta nói đến cách đây khoảng một thế kỷ, khi liên kết kinh tế được bắt đầu phát triển. Lúc này, tính toàn cầu chỉ được thể hiện thông qua việc giảm các hàng rào thương mại và được nảy sinh từ khả năng cắt giảm chi phí vận chuyển do sự phát triển của đường sắt và đường thuỷ.
Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới ngày nay không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực thương mại quốc tế, mà nó còn bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội. Đó là kết quả của quá trình quốc tế hoá trong mọi lĩnh vực sản xuất, lưu thông, tư bản, tài chính - tiền tệ, kỹ thuật v.v... dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Ở đây, sẽ không đề cập một cách chi tiết đến các nhân tố thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá hiện nay cũng như các tác động khác nhau của nó đối với các nước trên thế giới, khi trình độ phát triển kinh tế của họ quá là không đồng đều. Điều cần nhấn mạnh là toàn cầu hoá không còn là một xu thế mà đã trở thành một thực tiễn trong nền kinh tế thế giới. Do đó, để phát triển, mọi nước trên thế giới cần phải chấp nhận nó và cố gắng cải cách nền kinh tế của mình sao cho có thể tranh thủ được tối đa các lợi ích mà quá trình này mang lại.
Trong những năm gần đây, quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá được tăng cường mạnh trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Các nước thành viên WTO đang cố gắng thực hiện các cam kết về tự do hoá thương mại trong vòng đàm phán Urugoay, đồng thời tích cực chuẩn bị cho một vòng đàm phán mới – Vòng thiên niên kỷ. Tuy vậy, vì nhiều lý do, triển vọng của việc xây dựng thương mại đa phương còn nhiều hạn chế
Bên cạnh đó, các chương trình tự do hoá thương mại khu vực đang được phát triển rất rầm rộ. Thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại đa bên, nhiều khối thương mại tự do đã được thành lập (bảng 3). Cho đến nay, đã có trên 100 liên minh thương mại được ra đời, tập trung chủ yếu ở Châu Âu và Châu Mỹ. Ở Châu Á, tuy các hiệp định thương mại tự do không nhiều (theo số liệu của JESTRO thì có 3 liên minh, nhưng theo WTO thì nó có 10 vì nó bao hàm cả các liên minh chỉ mới ký kết trên giấy tờ chứ chưa được thực hiện), nhưng chúng được đánh giá là thực hiện rất tích cực và đạt kết quả ban đầu đáng khích lệ. Các khối thương mại tự do này có thể là do các nước phát triển và các nước đang phát triển cùng thành lập nên như NAFTA, APEC, hoặc cũng có thể chỉ do các nước đang phát triển thành lập như MERCOSUR, SAFTA. Cần ghi nhận thêm rằng các khối thương mại tự do mới thành lập đều được định hướng ra thị trường thế giới rộng lớn, chứ không mang tính hướng nội như các khối thương mại được thành lập trước đây.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự phát triển thương mại khu vực là:
a/ Sự gần gũi về địa lý: Do có sự gần gũi về địa lý, các nước thành viên của các khối thương mại tự do hy vọng trao đổi thương mại giữa họ sẽ được tăng cường hơn vì chi phí vận tải và viễn thông thấp hơn, đồng thời lại đáp ứng được yêu cầu muốn vươn ra thị trường thế giới của các nhà sản xuất địa phương.
b/ Do những nhu cầu chính trị của các nước thành viên: Các hiệp định thương mại khu vực sẽ góp phần tích cực trong việc ổn định bầu không khí chính trị trong vùng và chống lại những mối đe doạ từ bên ngoài. Có thể chứng minh điều này qua những ví dụ về thực tế. Việc tham gia vào liên minh Châu Âu đã làm giảm đến mức tối thiểu nguy cơ bùng nổ chiến tranh dưới bất kỳ dạng nào giữa Pháp và Đức. Mối hiềm khích giữa Achentina và Brasil đã được xoá bỏ khi họ tham gia vào MERCOSUR. Mối quan hệ giữa các nước lớn ở vùng Châu Á – Thái Bình Dương đã được cải thiện đáng kể nhờ sự ra đời và hoạt động của APEC.
Bảng 3: Một số hiệp định thương mại khu vực với sự tham gia của các nước đang phát triển (Tính đến năm 1997)
Tên hiệp định
Viết Tắt
Thành Viên
Hiệp ước Lome lần thứ tư
ACP
70 nước, gồm các nước đang phát triển ở Châu Phi, Caribe và Thái Bình Dương với cộng đồng Châu Âu.
Thị trường chung Anđơ (hay hiệp ước Anđơ)
ANCOM
Bolivia, Colombia, Ecuador, Peru, Venezuela.
Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
APEC
Australia, Brunei, Canada, Chile, Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Indonexia, Hàn Quốc, Malayxia, Niu Dilân, Mêxico, Papua New Guine, Philippin, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Mỹ, Nga, Peru và Việt Nam.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEAN
Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore, Thái Lan, Lào, Brunei, Myanma, Cămpuchia và Việt Nam.
Khu vự mậu dịch tự do ASEAN
AFTA
Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore, Thái Lan, Lào, Brunei, Myanma, Cămpuchia, Việt Nam.
Cộng đồng hợp tác kinh tế và thị trường chung Caribe
Caricom
Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Belize, Dominaca, Grenada, Guyana, Jamaica, Montserrat, St.Kitt và Nevi, St.Lucia, St. Vincent và Grenadina, Surinam, Trinidad và Tobago.
Liên minh kinh tế và thuế quan trung phi
UDEAC
Cameroom, Chad, Gabon, Công-Gô, Cộng hoà Trung Phi
Thị trường chung Trung Mỹ
CACM
Costa Rica, El Salvador, guatemala, Honduras, Nicaragoa.
Khu vực mậu dịch tự do Trung Âu
CEFTA
Cộng hoà Séc, Hungry, Ba lan, Cộng hoà Slovac, Slovenia, Rumania.
Cộng đồng kinh tế Tây Phi
CEAO
Benin, Burkina Faso, Cabe Verde, Cote dlvoire, Nhóm đảo Gambia, Mali, Ni-ghê, Senegal, Togo.
Cộng đồng Đông Phi
EAC
Kenya, Tanzania, Uganda.
Hiệp hội kinh tế Đông Á
EAEG
Brunei, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Philippin, Indonexia, Malayxia, Singapore, Nhật Bản.
Hiệp hội hợp tác các vùng vịnh
GCC
Bahrain, Co-oet, Oman, Quata, Ả rập Xê-ut, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.
Khu vực mậu dịch tự do Mỹ Latinh
LAFTA
Achentina, Boliavia, Brasil, Chile, Colombia, Peru, Ecuador, Mexico, Paraguay, Urugoay, Vennezuale.
Hiệp hội liên kết tự do Mỹ Latinh
LAIA
Achentina, Bolivia, Brasil, Chile, Colombia, Peru, Ecuador, Mexico, Paraguay, Uruguay, Vennezuela.
Thị trường chung Nam Mỹ
MERCOSUR
Achentina, Brasil, Paraguay, Uruguay.
Hiệp định tự do Bắc Mỹ
NAFTA
Mỹ, Canada, Mexico
Khu vực mậu dịch tự do Nam Á
SAFTA
Băng-la-đét, Bu tan, Ấn Độ, Mandivơ, Nêpal, Pakistan, Srilanka.
c/ Đáp ứng nhu cầu của các nước về một thể chế thương mại đa phương trong điều kiện các vòng đàm phán của GATT/WTO chưa đạt kết quả mong đợi: Sau khi kết thúc vòng đàm phán Uruguay, mức thuế trung bình trên thế giới đã giảm đáng kể và các nước bắt đầu chuyển sang đàm phán về việc xoá bỏ các rào cản phi thuế cũng như các vấn đề liên quan đến hoạt động của các thị trường mở cửa như quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp và thương mại dịch vụ. Thế nhưng, đàm phán các vấn đề này không những đòi hỏi nhiều thời gian mà trong nhiều trường hợp không đạt được hiệu quả mong muốn. Trước thực tại đó, các nước hy vọng thông qua các hiệp định thương mại khu vực, các vấn đề mà WTO đang cần giải quyết sẽ được giải quyết nhanh chóng hơn, do số lượng thành viên ít hơn. Không dừng lại ở đó, đa số các hiệp định thương mại khu vực được hình thành hiện nay đều cố gắng đáp ứng những yêu cầu pháp lý của WTO đến mức tối đa có thể. Để được coi là có tính pháp lý theo WTO, các hiệp định khu vực cần đáp ứng ba tiêu chuẩn sau: cần phải bao hàm lớn thương mại của các nước thành viên, phải hạn chế tối đa khả năng xuất hiện các trở lực thương mại mới đối với các nước không phải là thành viên và phải đạt được chế độ thương mại tự do sau một thời hạn nhất định (thường là không quá 10 năm). Các liên minh khu vực quan trọng như EU và NAFTA đã đáp ứng rất tốt các chỉ tiêu này và chúng sẽ là nền tảng của hệ thống thương mại đa phương sau này. Chính vì vậy, có thể nói rằng các khối thương mại tự do khu vực giữ vai trò bổ sung, chứ không phải là thay thế hệ thống thương mại toàn cầu.
d/ Là bước thử nghiệm để tham gia tự do hóa thương mại toàn cầu: Trong điều kiện thế giới chưa sẵn sàng cho tự do hoá thương mại toàn cầu, khi tham gia một hiệp định thương mại khu vực nào đó, các nước thành viên sẽ có cơ hội để làm quen với tự do hoá ở cấp cao hơn và từ đó có kinh nghiệm để tham gia vào hợp tác đa phương. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu còn cho rằng trong phạm vi tổ chức thương mại khu vực, các nước thành viên sẽ có cơ hội khảo cứu và thử nghiệm các giải pháp cho các vấn đề thương mại phức tạp hơn mà hệ thống thương mại toàn cầu chưa thể đề cập đến.
Khi tham gia vào WTO, cũng như các tổ chức thương mại khu vực, các nước đang phát triển có nghĩa vụ thực hiện các cam kết về tự do hoá thương mại. Hiện tại, vị thế của các nước đang phát triển trong các tổ chức quốc tế nói chung và các tổ chức thương mại nói riêng đã tăng lên rõ rệt. Ngày nay, không chỉ các nước Châu Âu và Mỹ được lợi từ cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, mà các nước đang phát triển cũng bắt đầu thu lợi từ cơ chế này. Đây là một trong những lý do làm cho tự do hoá thương mại khu vực trở thành làn sóng được phát triển mạnh mẽ trên phạm vi thế giới trong những năm gần đây.
3. Sự thất bại của cơ chế kế hoạch hoá tập trung
Sau đại chiến thế giới lần thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa được hình thành như là một mô hình đối lập với thế giới CNTB. Ở các nước này, nhà `nước can thiệp sâu vào hoạt động kinh tế thông qua kế hoạch hóa tập trung. Cho đến cuối thập kỷ 70, sự can thiệp này tỏ rõ hữu hiệu, nền kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa đã có những bước chuyển biến khá rõ rệt. Đồng thời, người ta cũng nhận thấy những hạn chế của nó: tính mệnh lệnh của các kế hoạch đã làm cho chúng mang tính chủ quan và từ đó làm cho sản xuất không đáp ứng nhu cầu của tiêu dùng - một bất hợp lý cơ bản bắt nguồn từ sự can thiệp, cùng với hàng loạt các khuyết tật khác, đã buộc các nước XHCN phải cải cách.
Trung Quốc là nước đi đầu trong sự thay đổi này. Từ thập kỷ 70, nhiều lực lượng thị trường đã được thực hiện rộng rãi ở đây, rồi sau đó lan rộng sang các nước khác. Sang thập kỷ 80, các chương trình cải cách, đổi mới, perestroika... đã lan rộng và góp phần lớn vào sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống vào năm 1989. Đây là một nhân tố gây tác động mạnh lên các nước đang phát triển, giúp họ quyết tâm từ bỏ con đường phát triển kinh tế với sự can thiệp sâu của nhà nước.
Tình hình đó đã làm nảy sinh câu hỏi: tại sao các nước đang phát triển lại lựa chọn chiến lược phát triển theo hướng thị trường và liệu họ có từ bỏ ngay được sự can thiệp của nhà nước hay không. Có ba lý do chính để các nước này chấp nhận điều tiết nền kinh tế bằng cơ chế thị trường. Đó là:
- Thị trường sẽ khuyến khích hoạt động của kinh tế tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho một nền kinh tế đa thành phần
- Thị trường có thể đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của tiêu dùng và sản xuất lại ít tốn kém hơn
- Thị trường linh hoạt hơn và mềm dẻo hơn các cơ quan nhà nước nên nó dễ thich nghi hơn với những thay đổi nhanh chóng trên thực tế.
Tuy nhiên, các nước đang phát triển, cũng như các nước XHCN trước đây, chưa thể từ bỏ ngay sự can thiệp của nhà nước. Đối với họ, nhiệm vụ trước mắt là phải tìm kiếm một sự can thiệp có hiệu quả hơn và chỉ ở những nơi cần thiết. Nhà nước thông qua các chính sách của mình, vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các nền kinh tế chưa phát triển nâng cấp và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, bảo vệ những ngành công nghiệp non trẻ và hoàn thiện xã hội theo hướng công bằng hơn. Điều đó hàm ý rằng nhiệm vụ chính của quá trình tự do hoá thương mại hiện nay trong các nước này là tìm kiếm một sự can thiệp có hiệu quả của nhà nước theo hướng thị trường và vì mục tiêu phát triển.
4. Những thay đổi trong ưu thế cạnh tranh dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ
Nhờ có những thành tựu to lớn của khoa học và công nghệ, nền kinh tế thế giới đang chuyển dần sang một cơ sở công nghệ mới về chất và mang tính toàn cầu. Những công nghệ dựa trên kỹ thuật cơ khi , sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường đang dần bị loại bỏ. Nó đã để lại cho chúng ta hàng loạt các vấn đề xã hội nan giải, mà việc giải quyết chúng đòi hỏi phải tốn kém nhiều tiền của và sức lực với sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các nước trên thế giới. Thay thế vào đó là một cơ sở công nghệ mới đang hình thành theo xu hướng tự động hoá ở mức cao, trình độ thông tin hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu và không gây ô nhiễm môi trường. Tuy mới chỉ đang ở điểm khởi đầu, nhưng những gì đạt được trên thực thực tế của sự dịch chuyển này cho thấy một triển vọng tốt đẹp.
Trước tình hình đó, nền kinh tế thế giới đã phải có những thay đổi nhất định. Ngoài tính nhạy cảm và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn, cuộc cạnh tranh giữa các nước cũng trở nên gay gắt hơn. Trong lĩnh vực kinh tế, không chỉ có các công ty cạnh tranh nhau giành thị trường và các vùng ảnh hưởng, mà các chính phủ cũng là các chủ thể tích cực. Người thắng thế trong cuộc cạnh tranh gay gắt này không thể chỉ dựa vào giá cả hay giảm chi phí, mà phần lớn dựa vào chất lượng sản phẩm của họ thể hiện thông qua mức độ thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Để đạt được điều này, các chính phủ và các công ty phải rất nỗ lực trong hoạt động nghiên cứu và triển khai để đưa ra những sản phẩm thoả mãn tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng. Như vậy, có thể nói một cách tổng quát rằng ngày nay, cạnh tranh dựa trên ưu thế về tài nguyên thiên nhiên như các nguyên liệu và nguồn nhân lực, với tư cách là các đầu vào, đang giảm dần ý nghĩa và dần được thay thế bằng những ưu thế về trình độ trí tuệ.
Trên thực tế, các nước phát triển hơn trên thế giới có được một nền tảng khoa học cao hơn, rộng hơn và do đó họ có ưu thế hơn về các sản phẩm có hàm lượng khoa học cao. Sự phân bố sản xuất không đồng đều này làm nảy sinh nhu cầu trao đổi. Vì vậy, một chế độ thương mại tư do hơn ở các nước đang phát triển sẽ hấp dẫn các nước khác chuyển giao công nghệ mới cho họ. Mặt khác, chuyển giao công nghệ còn là con đường để các nước phát triển mở rộng thị trường và vùng ảnh hưởng của mình. Do vậy, bằng cách nào đó họ sẽ ép các nước kém phát triển hơn mở cửa cho công nghệ của họ nói riêng và sản phẩm của họ nói chung.
III. Tác động của tự do hoá thương mại đến tăng trưởng và nghèo đói ở Việt Nam
1. Tác động của tự do hoá thương mại đến tăng trưởng
Khi bàn về những yếu tố thành công trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội sau gần hai thập kỷ “đổi mới”, các nhà nghiên cứu luôn đánh giá cao vai trò của các quan hệ kinh tế đối ngoại. Bằng việc mở rộng quan hệ ngoại thương với nhiều nước trên thế giới (hiện với khoảng trên 120 quốc gia và lãnh thổ), và áp dụng các biện pháp khuyến khích xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong suốt thập kỷ 90 đạt khoảng 20%/ năm, làm cho tổng kim ngạch ngoại thương gia tăng đáng kể - trước đây chỉ bằng 20% GDP nay đã tăng lên bằng 80% GDP. Hoạt động ngoại thương hiện đang có ý nghĩa then chốt trong một số ngành như dầu khí, dệt, và may mặc. Ngoài ra, có một số ngành trước đổi mới hầu như chưa có quan hệ với bên ngoài, thì nay cũng đã có nhiều sản phẩm xuất khẩu, như ngành nông nghiệp. Việt Nam hàng năm đã xuất khẩu khoảng 3-4 triệu tấn gạo , sau Thái Lan và đã vượt qua Mỹ. Khả năng xuất khẩu của ngành nông nghiệp còn rất lơn, mà hiện tại chưa khai thác hết. Trong tương lai, với chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn đã được đề ra. Việt Nam có triển vọng là sẽ xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến, các loại hoa quả tươi. Như vây, có thể nói rằng mọi ngành, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế của nước ta hiện nay, để đảm bảo hoạt động có hiệu quả, đều cần phải tham gia tích cực vào trao đổi quốc tế.
Phát triển song song với lĩnh vực ngoại thương là lĩnh vực đầu tư quốc tế. Cho đến nay, rất nhiều nước đã đầu tư vào Việt Nam. Nhiều chính phủ và các tổ chức quốc tế đã tài trợ cho Việt Nam dưới dạng vốn ODA. Kể từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài vào cuối năm 1987, Việt Nam thu hút hàng tỷ đô la vốn nước ngoài dưới dạng FDI và ODA. Các nguồn vốn đã góp phần làm gia tăng nguồn dự trữ ngoại tệ, đồng thời là động lực quan trọng để phát triển kinh tế.
Bảng 4: FDI vào Việt Nam 1988-2001
1988-1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Tổng số
Số dự án đầu tư:
Vốn đầu tư đăng ký
(triệu $):
1543
18477
325
8497
345
4649
275
3897
312
1568
332
1926
463
1385
3250
40399
Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư.
Khu vự kinh tế đầu tư có vốn nước ngoài đang trở thành bộ phận quan trọng thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển. Doanh thu xuất khẩu của khu vực có vốn FDI (không kể dầu lửa) thời kỳ 1988-1991 là 52 triệu USD, năm 1995 đã đạt 495 triệu, năm 1997 đã tăng lên đến 1,79 tỷ đô la, năm 2000 và 2001 mỗi năm đạt trên 3,2 tỷ USD. Đồng thời, FDI cũng góp phần đẩy mạnh sự phát triển của các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như du lịch, hàng không. Điều đáng nói hơn cả là tỷ lệ đóng góp của khu vực có vốn FDI vào GDP ngày một tăng, từ 2% năm 1992 lên 6,3% năm 1995 và lên 13,3% năm 2000. Tỷ lệ đóng góp của nó trong tổng sản lượng công nghiệp cũng có xu hướng gia tăng tương tự - từ 25,1% năm 1995 lên 35,5% năm 2000. Bên cạnh đó, khu vực kinh tế có FDI đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách, tạo ra gần nửa chỗ làm việc mới và hàng ngàn chỗ làm việc trong các ngành có liên quan, tạo ra một số năng lực sản xuất mơi, ngành sản xuất mới như khai thác dầu thô, sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, mang đến một phương thức kinh doanh mới.
Tầm quan trọng của hoạt động đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam còn được nhân lên, bởi nó luôn được gắn với việc chuyển giao công nghệ. Nhờ thu hút được lượng vốn đầu tư nước ngoài khá lớn và chủ yếu đước chuyển giao dưới dạng máy móc, thiết bị, nên trình độ công nghệ của nước ta đã được nâng lên đáng kể, nổi bật nhất là trong ngành bưu chính viễn thông. Tóm lại, vốn đầu tư nước ngoài đã có tác động tích cực ngày càng rõ rệt đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
So với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đóng góp của ngoại thương Việt Nam vào tăng trưởng GDP có phần hạn chế hơn. Một số công trình nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, trong suốt thập kỷ 90, sự đóng góp vào xuất khẩu ròng vào tăng trưởng GDP là không đáng kể, thậm chí còn tác động ngược chiều. Điều này một phần là do Việt Nam chưa dựa vào khu vực công nghiệp chế biến có giá trị gia tăng cao (năm 1998, tỷ trọng của khu vực này trong GDP chỉ khoảng 17,7%) và trong thời gian qua đã chú trọng đến phát triển các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu so với đẩy mạnh xuất khẩu ( thể hiện sự gia tăng thâm hụt trong cán cân thương mại).
Việc chú trọng hơn đến các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu, từ kinh nghiệm của các nước ASEAN, đã dẫn đến thực trạng rằng mức độ bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ của nước ta không thể là thấp. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng nền kinh tế Việt Nam đang được bảo hộ rất mạnh (xét cả về mức bảo hộ danh nghĩa, lẫn hiệu quả), mức bảo hộ lại phân tán giữa các ngành, từ đó tạo nên những méo mó rất lớn trong phân bổ các nguồn lực.Trong điều kiện đó, một chế độ thương mại tự do hơn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế.
Một chế độ tự do thương mại hơn không chỉ tác động tích cực lên việc phân bổ các nguồn lực trong nước, mà còn làm tăng tác động của lượng FDI thu hút được lên tăng trưởng năng suất toàn bộ các yếu tố và xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Đây là mối quan hệ thuận chiều, tức là tác động lên tăng trưởng kinh tế của FDI sẽ tăng lên khi c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111147.doc