Tiểu luận Hệ số co giãn cung cầu và can thiệp gián tiếp của chính phủ vào thị trường

Theo thống kê của trung tâm thông tin thương mại - Bộ thương mại, cho thấy số lượng điện thoại nhập khẩu trong những ngày gần đây đã tăng lên 20% trong khi giá hầu hết các loại điện thoại di động đều giảm mạnh, trung bình khoảng 40.000 VNĐ, có loại giảm đến 1.000.000 VNĐ. Đây chính là kết quả của quyết định giảm thuế nhập khẩu điện thoại di động từ 10% xuống còn 5% có hiệu lực từ ngày 9 tháng 11 vừa qua.

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7058 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hệ số co giãn cung cầu và can thiệp gián tiếp của chính phủ vào thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cung được xác định: EDXY = Độ co giãn theo giá của cung đo lường phần trăm thay đổi của lượng cung đối với một mặt hàng khi mức giá của mặt hàng đó thay đổi 1%. Khác với độ co giãn của cầu theo giá độ co giãn của cung theo giá là một số dương. Vì mối quan hệ của lượng cung và giá tỉ lệ thuận. Độ co giãn này lớn hay nhỏ phụ thuộc vào hàng hóa và dịch vụ được xét. Co giãn của cung theo giá cũng xảy ra 5 trường hợp: P P0 S Q Cung co giãn hoàn toàn Trường hợp 1: Cung co giãn hoàn toàn: EPS = Ơ Đường cung là đường nằm ngang. Cho thấy người bán sẵn sàng bán tại mức giá cố định P0. P P1 Q Q1 Cung co giãn P0 Q0 S Trường hợp 2: Cung co giãn: EPS >1 Một sự thay đổi nhỏ của giá mang đến sự thay đổi lớn về lượng cung hay cứ 1% thay đổi của giá làm cho lượng cung thay đổi lớn hơn 1%. Ví dụ như mặt hàng sữa có cung co giãn. Trường hợp 3: Cung co giãn đơn vị: EPS = 1 P P1 Q Q0 Cung co giãn đơn vị P0 Q1 S Giá thay đổi bấy nhiêu phần trăm thì cung thay đổi bấy nhiêu phần trăm. Giá tăng thì lượng cung tăng và ngược lại giá giảm thì lượng cung giảm. Những mặt hàng có cung co giãn đơn vị như: một số loại thực phẩm: mỳ tôm, nước mắm. Trường hợp 4: Cung kém co giãn: EPS < 1 P1 Q Q0 Cung kém co giãn P0 Q1 S Một sự thay đổi lớn về giá mang lại sự thay đổi nhỏ về cung hay cứ 1% thay đổi của giá làm cho lượng cung thay đổi nhỏ hơn 1%. Ví dụ mặt hàng sắt thép, gạch, xi măng. Khi giá tăng nhưng lượng cung ứng không thể tăng nhanh được, do chi phí đầu vào, nguyên liệu và quá trình sản xuất của mặt hàng này không thể đáp ứng trong thời gian ngắn để tăng sản lượng. Trường hợp 5: Cung hoàn toàn không co giãn: EPS = 0. Q Cung hoàn toàn không co giãn P Q0 Đường cung là đường thẳng đứng: nhà sản xuất kinh doanh không phản ứng trước sự thay đổi giá. Dù giá có thay đổi thì sản lượng vẫn ở mức cũ, không thay đổi. Ví dụ: Xăng dầu, than, đá vôi,... Cung cầu và độ co giãn cung cầu là những yếu tố không thể thiếu của nền kinh tế vĩ mô. Cung cầu phối hợp với nhau để cân bằng thị trường. Độ co giãn cung cầu là một cách lượng hóa mức độ phản ứng của cung cầu đối với sự thay đổi của giá. Tác dụng của việc nghiên cứu này được thể hiện khi chúng ta xem xét tác động có tính chất vi mô của Chính phủ thông qua các chính sách kinh tế. 1.3. Công cụ can thiệp gián tiếp của Chính phủ vào thị trường Các nguồn lực trong nền kinh tế hàng hóa được phân bố thông qua thị trường, các cá nhân và các hãng trao đổi buôn bán với các cá nhân hay các hãng khác. Nhưng Chính phủ cũng đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết hành vi kinh tế, đặt ra các quy định chi tiết cho sự hoạt động của các doanh nghiệp. Để làm được điều đó, Chính phủ có trong tay những công cụ của mình để can thiệp gián tiếp đó là pháp luật, các chính sách kinh tế như tài chính, tiền tệ... Chính phủ đặt ra những quy định pháp luật để tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, thật sự công bằng cho những bên tham gia và thị trường. Quy định cho những cá nhân tham gia thị trường chỉ được sản xuất kinh doanh các mặt hàng hợp pháp, không được kinh doanh các mặt hàng bất hợp pháp như hàng nhái, hàng giả, buôn bán thuốc phiện... Các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh phải lành mạnh không độc quyền... Chính phủ sử dụng các chính sách kinh tế như tài chính với các công cụ của nó là thuế, trợ cấp; chính sách tiền tệ nhằm điều tiết, phân phối sản xuất giữa các ngành, các thành phần kinh tế hay điều chỉnh sự phân bổ nguồn lực giữa các thời kỳ. ở chương sau chúng ta sẽ đi phân tích kỹ hơn sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường với các công cụ gián tiếp là thuế và trợ cấp. Chương 2 Phân tích ảnh hưởng của thuế và trợ cấp đối với thị trường 2.1. Thuế và ảnh hưởng của thuế đến thị trường 2.1.1. Khái niệm Thuế là khoản đóng góp bắt buộc của các cá nhân và doanh nghiệp cho ngân sách nhà nước để trang trải chi phí, cung cấp hàng hóa công cộng hoặc hạn chế lượng cung hàng hóa trên thị trường. Thuế có thể được đánh vào bên cung hoặc bên cầu. Khi đầu ra của một doanh nghiệp bị đánh thuế thì đó là thuế đánh vào bên cung, còn khi người tiêu dùng đi mua hàng và phải trả thêm thuế trên tổng số tiền hàng đã mua thì đó là thuế đánh vào bên cầu. 2.1.2. Thuế đánh vào bên cung (người sản xuất) và tác động đến kết quả hoạt động của thị trường Giả sử có phương trình cung khi chưa có thuế: PS = b0 + b1Q. Ta có hai trường hợp đối với thuế: + Thuế đơn vị: Tính trên từng đơn vị sản phẩm. + Thuế tỷ lệ: % trên doanh thu. Thuế tác động làm ảnh hưởng đường cung. Do thuế không đánh vào người mua nên lượng cầu về hàng hóa bị đánh thuế tại mọi mức giá vẫn như cũ, do đó đường cầu không thay đổi. Ngược lại, khi đánh thuế vào người bán giống như chi phí sản xuất tăng lên và người bán cung ứng lượng hàng hóa ít hơn tại mọi mức giá. Đường cung dịch chuyển sang trái (hay lên trên). Trước hết, đường cung sẽ dịch chuyển lên trên đúng bằng một khoản thuế Chính phủ đánh vào hàng hóa này nếu là thuế đơn vị hoặc đường cung dịch chuyển quay càng lúc càng dốc nếu đó là thuế tỷ lệ. Thuế đánh vào nhà sản xuất Q P Q0 PT P0 PS ST S M H N E D QT Q P Q0 PT P0 PS ST S M H N E D QT Giá thị trường tăng lên từ P0 (giá không thuế) lên PT (giá có thuế). Tuy nhiên giá mà người bán nhận được, tức là số tiền mà họ được phép giữ lại sau khi nộp thuế PS, thấp hơn giá thị trường một lượng đúng bằng khoản thuế t. Ví dụ: Nếu giá thị trường của một chiếc bút bi là 500 VNĐ, thuế mà Chính phủ quy định phải nộp cho mỗi chiếc bút mà nhà sản xuất bán được là 500 VNĐ, giá mà người bán thực sự nhận được chỉ là 4500 VNĐ. Cho dù giá thị trường là bao nhiêu thì người bán cũng chỉ cung ứng một lượng bút như trong trường hợp giá thị trường giảm 500VNĐ. Nói cách khác, để làm cho người bán cung ứng bất kỳ lượng nào, giá thị trường bây giờ cũng phải cao hơn 500VNĐ để bù lại tác động của thuế. Do vậy đường cung dịch chuyển đúng bằng mức thuế, tức là từ S tới ST. Khi chuyển từ trạng thái cân bằng cũ sang trạng thái cân bằng mới, giá bút cân bằng tăng từ 5000VNĐ lên 5300VNĐ và lượng cân bằng từ 10.000 chiếc giảm xuống còn 8000 chiếc bút. Như vậy thuế đã làm giảm quy mô của thị trường. Người mua và người bán cũng chia sẻ gánh nặng thuế. Do giá thị trường tăng, người mua phải trả thêm 300VNĐ cho mỗi chiếc bút mà họ mua so với trước khi có thuế nhưng thực sự họ nhận được 4800VNĐ sau khi đóng thuế, giảm 200VNĐ. Như vậy cả người mua và nhà sản xuất đều phải chịu gánh nặng thuế. Phần thuế của người bán là P0PS và gánh nặng thuế về phía người bán là diện tích PSP0HN. Phần thuế của người mua chịu là P0PS và tổng gánh nặng thuế về phía người mua là hình chữ nhật PSP0HN. Phần thuế của người mua phải chịu là P0PT và tổng gánh nặng thuế về phái người mua là hình chữ nhật PSP0MN. Thuế đã có tác dụng phân phối lại thu nhập ở chỗ nó làm cho cả người mua và người bán đều bị thiệt là mang về cho ngân sách nhà nước một khoản thu bằng diện tích PSP0MN. Điểm cần lưu ý là tuy thuế đánh vào bên cung nhưng thực tế người mua phải chịu một phần. Và phần thuế mà người mua phải chịu lớn hơn hay nhỏ hơn phụ thuộc vào đọ co giãn của cung và cầu. Ngoài tác động phân phối lại thu nhập, thuế còn gây ra những gánh nặng phi hiệu quả hay phúc lợi xã hội. Thật vậy, sau khi có thuế, thặng dư tiêu dùng giảm xuống còn bằng diện tích PTMF. Thặng dư sản xuất còn là diện tích PSNG. Như vậy, cộng thêm cả thuế mà Chính phủ thu được là diện tích PTMNPS thì tổng phúc lợi xã hội sau khi có thuế mới chỉ là diện tích tam giác MNE. Diện tích tam giác MNE được gọi là phần mất không hay tổn thất vô ích của thuế. Nó bao gồm hai phần là diện tích MEH và HEN tức là bao gồm tổn thất vô ích về phía người mua và tổn thất vô ích về phía người bán. Về mặt hình học, diện tích phần mất không được tính bằng: DW = 1/2 BC * AG = 1/2 T * DQ. Tổn thất này lớn hay nhỏ phụ thuộc vào thuế suất và độ co giãn của cung và cầu. Thuế suất càng cao hoặc cung, cầu càng co giãn thì tổn thất vô ích do thuế gây ra càng lớn. 2.1.3. Thuế đánh vào bên cầu và tác động đến kết quả thị trường Giả sử có đường cầu: P0 = b0 - b1 . Q Đối với thuế đánh vào người tiêu dùng, ta có thuế đơn vị t: tính trên từng đơn vị hàng hóa mà người tiêu dùng mua. Thuế đánh vào người tiêu dùng làm ảnh hưởng tới đường cầu. Đường cung không bị ảnh hưởng bởi vì đối với bất kỳ mức giá nào, nhà sản xuất vẫn có động cơ cung ứng hàng hóa ra thị trường như cũ. Ngược lại, bây giờ người mua phải nộp thuế cho Chính phủ thông qua giá cho người bán mỗi khi họ mua hàng hóa và dịch vụ. Do vậy khoản thuế này làm dịch chuyển đường cầu về hàng hóa dịch vụ. Do thuế đánh vào người mua làm cho việc mua hàng hóa không còn hấp dẫn như trước nữa nên người mua có lượng cầu thấp hơn tại mọi mức giá. Kết quả là đường cầu dịch chuyển sang trái (hay xuống dưới). DT D A C G B S P 2300 2000 1900 Q 800 1000 Vậy đường cầu dịch chuyển bao nhiêu? Ta thấy do người mua bị đánh thuế t/ ĐVSP nên giá cả hàng hóa sẽ cao hơn giá thị trường đối với người mua là t. Ví dụ: nếu giá kẹo lạc là 2000VNĐ, thuế là 300VNĐ thì giá thực sự bằng 2300VNĐ. Phương trình đường cầu khi có thuế là: PDT = b0 - b1. Q - t. Do người mua coi tổng chi phí mua hàng bao gồm cả thuế nên họ có nhu cầu mua một lượng hàng hóa giống như trường hợp giá thị trường cao hơn giá bán ra là t (thuế trên từng đơn vị sản phẩm). Nói cách khác, để người mua có nhu cầu về bất kỳ lượng hàng hóa nào như trước thì giờ đây giá thị trường cũng phải thấp hơn một lượng bằng thuế để bù đắp lại ảnh hưởng do thuế gây ra. Cho nên, khoản thuế sẽ làm dịch chuyển đường cầu xuống dưới một lượng đúng bằng mức thuế t, tức dịch chuyển từ D tới DT. Để làm rõ hơn tác động của thuế, chúng ta so sánh điểm cân bằng cũ với điểm cân bằng mới. Có thể nhận thấy với ví dụ kẹo lạc, giá cân bằng đã giảm từ 2000VNĐ xuống 1900VNĐ và lượng cân bằng sẽ giảm từ 1000 xuống còn 800 chiếc. Do người sản xuất bán ít hơn và người tiêu dùng mua ít hơn nên khoản thuế này làm giảm quy mô thị trường kẹo lạc. Người mua sẽ phải nộp toàn bộ số thuế cho Chính phủ khi mua bất kỳ hàng hóa nào không cũng như trường hợp thuế đánh vào người bán thì cả người mua và người bán đều phải chịu gánh nặng thuế. Do thị trường giảm từ P0 xuống PB khi Chính phủ đánh thuế nên người bán thu được một số tiền ít hơn bằng (P0 - PB) từ mỗi đơn vị hàng hóa mà họ bán được so với khi chưa có thuế. Vì vậy, thuế gây ảnh hưởng tiêu cực đối với người bán. Người mua trả giá thấp hơn (PB) nhưng giá thực sự mà họ phải trả gồm cả thuế tăng từ P0 lên PT tức tăng một khoản bằng (PT - P0). Cho nên khoản thuế này cũng làm người mua bị thiệt. Tóm lại, thuế tác động đến thị trường là rõ rệt. Thuế dù đánh vào bên cung hay bên cầu cũng gây cản trở hoạt động thị trường. Khi một loại hàng hóa bị đánh thuế, lượng bán ra của nó giảm khi thị trường đạt trạng thái cân bằng mới. Người mua và người bán cùng chia sẻ gánh nặng thuế, trong trạng thái cân bằng mới, giá mà người mua phải trả cao hơn và giá mà người bán nhận được thấp hơn. Cũng như thuế đánh vào bên cung, thuế đánh vào bên cầu cũng gây ra tổn thất vô ích của thuế là tam giác ABC, bao gồm tổn thất về phía người mua (ABG) và tổn thất về phía người bán (AGC). Kết lại, tác động thức sự của thuế không phụ thuộc vào việc thuế quy định do ai chịu, đánh vào bên cung hay bên cầu. Tác động đó chỉ phụ thuộc vào ảnh hưởng của độ co giãn cung cầu. 1.4. Độ co giãn cung cầu việc phân chia gánh nặng thuế giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng Khi một hàng hóa bị đánh thuế, cả người mua và người bán cùng chia sẻ gánh nặng thuế. Nhưng thực ra gánh nặng thuế được phân chia như thế nào? Để biết rõ hơn về phân chia gánh nặng thuế, ta xem xét ảnh hưởng của thuế đến cả hai thị trường cung - cầu trên cùng một đồ thị. Q P Q Pm P0 Pb S D t Q P Q Pm P0 Pb S D t D Trong cả hai trường hợp, đồ thị (a,b) chỉ ra đường cầu ban đầu, đường cung ban đầu và một mức thuế chèn giữ giá mua và giá bán (Trong cả hai trường hợp đều không vẽ đường cung và cầu mới. Việc đường nào dịch chuyển phụ thuộc vào thuế đánh vào bên cung hay bên cầu. Như đã trình bày ở trên, điều này không liên quan đến ảnh hưởng của thuế). Sự khác biệt giữa hai phần là hệ số co giãn tương đối giữa cung và cầu. Trường hợp (a), cho một loại thuế trên thị trường có cung rất ít co giãn và đường cầu tương đối co giãn. Trong tình huống này, người bán phản ứng mạnh đối với giá cả trong khi người mua ít phản ứng đối với giá cả. Khi có một loại thuế trên thị trường có cung co giãn, như vậy giá người bán thu được không giảm nhiều nên người bán chỉ phải chịu một phần nhỏ gánh nặng thuế. Ngược lại, người mua phải trả tăng lên đáng kể, điều này cho thấy người mua phải chịu phần lớn gánh nặng thuế. Trường hợp (b) cho một loại thuế trong thị trường có cung tương đối không co giãn và cầu rất co giãn. Trong trường hợp này, người bán rất ít phản ứng đối với giá nhưng người mua lại phản ứng mạnh. Đồ thị b cho thấy khi có thuế, giá người mua phải trả tăng nhiều không đáng kể trong khi giá người bán nhận được lại giảm mạnh. Cho nên người bán phải chịu hầu hết gánh nặng thuế. Như vậy, thông qua hai trường hợp trên, ta rút ra kết luận: gánh nặng thuế nghiêng nhiều về bên thị trường co giãn. Về bản chất, hệ số co giãn phản ánh sự sẵn sàng rời bỏ thị trường của người mua và của người bán khi thị trường trở nên bất lợi. Còn không co giãn thể hiện rằng người mua không có các phương án tốt thay thế cho việc tiêu dùng một loại hàng hóa khi hàng hóa đó bị đánh thuế. Cung ít co giãn hàm ý người bán không có các phương án tốt thay thế cho việc sản xuất một loại hàng hóa. Khi hàng hóa đó bị đánh thuế, bên thị trường ít có sự lựa chọn hơn sẽ không dễ dàng rời bỏ thị trường do đó phải chịu gánh nặng thuế lớn hơn. 2.2. Trợ cấp và tác động của trợ cấp đến thị trường 2.2.1. Khái niệm Trợ cấp là chuyển giao của Chính phủ tạo ra một khoản đệm giữa giá mà người tiêu dùng trả và chi phí sản xuất khiến cho chi phí thấp hơn chi phí biên. Trợ cấp có thể áp dụng cho bên cung và bên cầu. 2.2.2. Trợ cấp cho bên cung - Trợ cấp áp dụng cho bên cung có tác dụng tăng cung về hàng hóa và dịch vụ. Vì thế nó có tác dụng làm tăng lượng hàng hóa cung ứng, khắc phục ngoại ứng tích cực. Trợ cấp sản xuất còn được áp dụng vì mục tiêu công bằng nhằm trợ giúp cho các doanh nghiệp thuộc diện ưu tiên hoặc đang chịu sức ép cạnh tranh không bình thường. Các khoản trợ cấp này có thể dưới dạng trợ giá và trợ thuế. a) Trợ giá - Hình thức này phổ biến nhất trong nền kinh tế mở hiện nay, trong đó căn cứ vào mỗi đơn vị hàng hóa sản xuất ra, Chính phủ sẽ trợ cấp cho một số tiền hoặc theo một tỷ lệ nhất định. Khi chính quyền cấp trên tài trợ cho chính quyền cấp dưới theo hình thức tài trợ. Ví dụ: Trong tình hình kinh tế hiện nay giá dầu tăng cao, theo ước tính của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên cả nước lỗ mỗi ngày khoảng 3,3 tỷ đồng. Khoản tiền này được nhà nước bù lỗ dưới hình thức trợ giá. b) Trợ thuế sản xuất Một hình thức khác để trợ cấp cho người sản xuất là thông qua việc trợ thuế, tức là cho phép người sản xuất được trừ bớt một khoản nhất định khỏi thu nhập chịu thuế doanh nghiệp của mình. Các hình thức trợ cấp khác tương đương với trợ thuế là trợ cấp bằng tiền hay xóa nợ, vì những hình thức này đều có tính chất giống như việc chuyển giao một khoản tiền mặt cho người sản xuất. Ví dụ: Nhà nước có chính sách ưu tiên về thuế với các doanh nghiệp đầu tư tại các khu công nghiệp Miếu Môn như: miễn thuế đất trong 5 năm đầu và giảm 10% thuế sản xuất trong 3 năm đầu tiên. c) Tác động của trợ cấp bên cung Q P PT P1 P2 S2 C Q1 DT Q2 S1 Khi có trợ cấp bên cung, đường cung sẽ dịch chuyển qua phải từ S1 tới S2. Mức giá cân bằng mà người mua phải trả là P2, còn người bán được trợ cấp với mỗi đơn vị hàng hóa cung ứng nên mức giá thực sự mà họ nhận được là Pt, khoảng cách giữa hai đường cung chính là mức trợ cấp: k Tổng số tiền trợ cấp mà Chính phủ chi tiêu là diện tích PTS1CP2. Mặc dù là danh nghĩa trợ cấp nhưng thực tế là cả người sản xuất và người tiêu dùng chia nhau lợi ích trợ cấp. Người bán được hưởng một phần lợi ích trợ cấp khi bán được với giá là PT cao hơn mức giá P1 khi chưa có trợ cấp. Còn người mua được hưởng lợi do múa được với giá thấp P2. Tuy nhiên trợ cấp cũng gây những tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội là diện tích tam giác ABC. 2.2.3. Trợ cấp cho bên cầu - Trợ cấp cho bên cầu nhằm mục đích là tăng lượng tiêu dùng của một hàng hóa nào đó bằng cách làm giảm giá của nó đối với người tiêu dùng cuối cùng, hoặc đảm bảo công bằng xã hội. Có ba hình thức cơ bản thực hiện trợ cấp bên cầu là thông qua trợ cấp: bằng hiện vật, trợ giá (tem phiếu), hoặc trợ thuế tiêu dùng. Việc sử dụng trợ giá bên cầu cũng được giải thích bằng những lý do chủ yếu như để nội hóa ngoại ứng tích cực trong tiêu dùng, khắc phục thất bại về thông tin không cân bằng, và công bằng xã hội. a) Trợ cấp bằng hiện vật Trợ cấp bằng hiện vật là chuyển giao trực tiếp một lượng hàng hóa nào cho đối tượng được hưởng chính sách như trợ cấp bằng lương thực, thuốc men cho đồng bào ở vùng lũ lụt. b) Tem phiếu Một hình thức khác để trợ cấp cho người tiêu dùng là phân phát cho họ các loại tem phiếu đặc biệt, trong đó quy định rõ số lượng hàng hóa và dịch vụ mà họ được phép nhận miễn phí hoặc với mức giá được bù lỗ. Người nhận trợ cấp khi cần tiêu dùng hàng hóa dịch vụ sẽ mang những tem phiếu để đổi lấy hàng hóa dịch vụ. c) Trợ thuế tiêu dùng Là hình thức khác của trợ cấp bên cầu cho phép miễn hoặc giảm thuế đối với việc tiêu dùng một số hàng hóa và dịch vụ của người nghèo. Tuy nhiên chợ thuế là nguồn thu ngân sách bị cắt giảm theo cách không lường trước nên dẫn đến không dự đoán mức thâm hụt do trợ thuế gây ra. Trợ thuế khác nhau sẽ phân phối lại không giống nhau. Vì thế thuế không được thường xuyên áp dụng. d) Tác động của trợ cấp bên cầu: Q P PT P1 P2 Q1 D1 Q2 D2 Tác động trợ cấp của bên cầu làm cho đường cầu chuyển qua phải từ D tới Ds. Cũng như trợ cấp với đường cung thì P2 là mức giá cân bằng mà người mua phải trả sau khi nhận được trợ cấp với mỗi đơn vị hàng hóa. Con người bán thì bán được với mức giá PT trong trạng thái cân bằng mới. Cả hai bên người bán và người tiêu dùng đều chia nhau lợi ích trợ cấp. Người bán cũng bán được với mức giá cao hơn so với trước khi có trợ cấp nhờ mua hàng hóa với giá rẻ hơn. Trợ cấp bên cầu cũng gây ra những khoản tổn thất thất mất không giống như trợ cấp bên cung. Cũng giống như việc đánh thuế, vấn đề người sản xuất và tiêu dùng ai nhận được lợi ích từ trợ cấp hơn, chỉ phụ thuộc vào độ co giãn của cung và cầu chứ không chịu ảnh hưởng của việc Chính phủ trợ cấp bên cung hay bên cầu. Điểm khác biệt duy nhất khi phân tích thuế và trợ cấp là khi đánh thuế giá mua cao hơn giá bán, còn khi trợ cấp giá bán cao hơn giá mua. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán bao giờ cũng thể hiện mức thuế hoặc mức trợ cấp. 2.2.4. Kết luận Khi phân tích chính sách thuế và trợ cấp, ta có thể rút ra những kết luận sau đây: - Tác động của thuế hoặc trợ cấp không phụ thuộc vào việc đánh thuế hoặc trợ cấp cho bên cung hay bên cầu. Dù trên danh nghĩa áp dụng cho bên nào thì thực tế cả hai bên đều gánh chịu hoặc cung được hưởng. - Sự phân chia gánh nặng thuế hoặc chia sẻ lợi ích của trợ cấp chỉ phụ thuộc vào độ co giãn của cung và cầu. Nếu các yếu tố khác nhau thì đường cung (hoặc cầu) càng phải chịu ít thuế (hoặc được hưởng ít lợi ích của trợ cấp). - Cả hai công cụ thuế và trợ cấp đều gây ra tổn thất cho phúc lợi xã hội (hay sẽ tạo ra một khoảng phúc lợi mất không). Chương 3 Những ví dụ cụ thể can thiệp gián tiếp của chính phủ và ý kiến đề xuất 3.1. Những ví dụ về can thiệp gián tiếp của chính phủ 3.1.1. Tác động của thuế đối với mặt hàng cầu co giãn: EDP > 1 a) Quyết định giảm thuế nhập khẩu điện thoại di động và ảnh hưởng đến thị trường điện thoại di động. Theo thống kê của trung tâm thông tin thương mại - Bộ thương mại, cho thấy số lượng điện thoại nhập khẩu trong những ngày gần đây đã tăng lên 20% trong khi giá hầu hết các loại điện thoại di động đều giảm mạnh, trung bình khoảng 40.000 VNĐ, có loại giảm đến 1.000.000 VNĐ. Đây chính là kết quả của quyết định giảm thuế nhập khẩu điện thoại di động từ 10% xuống còn 5% có hiệu lực từ ngày 9 tháng 11 vừa qua. Việc giảm thuế này đã tác động trực tiếp đến mức cung điện thoại di động, khiến cho mức cung điện thoại di động trên thị trường tăng vọt, trong khi giá cả thị trường giảm mạnh. Điều này chứng tỏ điện thoại di động là hàng hóa có cầu co giãn. Thật vậy, ngay sau khi quyết định giảm thuế có hiệu lực hai ngày, các loại máy trên thị trường có sự giảm giá, cụ thể như sau: Chủng loại máy Giá ban đầu (triệu) Giá sau khi giảm thuế S200 4,3 3,7 E700 6,1 5,5 S500 3,9 3,5 X430 3,3 2,9 N7260 6 5,6 K700i 4,99 4,6 K500i 6,9 6,2 T630 4,3 3,9 Nguồn: tintucvietnam.vn Theo nhận định của các chuyên gia nghiên cứu thị trường, trong đợt giảm giá do giảm thuế này, có loại máy giảm tới hơn 10% vì có thể nhân dịp giảm thuế, các hãng đã kết hợp các chương trình khuyến mại khác để đưa giá máy xuống thấp. Có một số loại máy chỉ có thể giảm 3% vì hiện thuế giảm 5% nhưng các doanh nghiệp vẫn phải chịu một số khoản phí khác. Tuy nhiên theo khảo sát từ hệ thống bán lẻ điện thoại di động hàng đầu Việt Nam VN Fonemart cho thấy mức tăng trưởng doanh số trong những ngày qua đã đạt đến 20% và dự kiến trong tháng 12/2004 sẽ đạt đến 15 tỷ đồng. Những hệ thống bán lẻ khác cũng cho biết họ tăng trưởng 10% - 15% so với tháng trước. b) Tác động của chính sách thuế đối với mặt hàng ôtô, xe máy Hàng hóa có cầu co giãn điển hình ở nước ta như: ôtô, xe máy, hàng điện tử, điện lạnh cao cấp... Với những loại hàng hóa Chính phủ đã có những chính sách bảo hộ khuyến khích phát triển đồng thời trong những năm qua nhà nước đã thường xuyên điều chỉnh chính sách thuế để phù hợp với nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. - Nhà nước đã có chính sách ưu đãi bảo hộ về thuế suất đối với mặt hàng ôtô, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi thuế này là các doanh nghiệp có số vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện sản xuất ôtô chở khách. Riêng công ty cơ khí ôtô 1-5 thuộc tổng công ty cơ khí giao thông vận tải được áp dụng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định quyết định số 1223/QĐ - TTg ngày 11/9/2001 của thủ tướng Chính phủ các doanh nghiệp này được áp dụng các chính sách ưu đãi sau: + Miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị máy móc, phương tiện chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ để tạo tài sản cố định mà trong nước chưa sản xuất được theo quy định của bộ công nghiệp. + Các doanh nghiệp sản xuất ôtô chở khách được miễn thuế hai năm đầu kể từ khi phát sinh thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời gian 2 năm tiếp theo cho hoạt động sản xuất là sản phẩm ôtô chở khách. Song trong tình hình giá hàng hóa dịch vụ tăng nhanh hơn nữa mặt hàng này cũng thay đổi nhanh. Giá ôtô, xe máy vẫn ở mức cao từ cuối năm 2003 sau khi các liên doanh công bố tăng giá bán mức tăng trung bình 20 -30% so với năm 2003 nhà nước điều chỉnh một số loại thuế đánh vào ôtô, tổng tất cả loại thuế đánh vào ôtô tăng lên khoảng 34% (thuế nhập khẩu tăng 5%, thuế tiêu thụ đặc biệt tăng 19%, thuế VAT tăng 10%). Trong đó, trước khả năng Hà Nội tiếp tục ngừng đăng kí xe máy tại tất cả các quận nội thành, thị trường xe máy đang rất sôi động. Giá các loại xe đã lần lượt lên rõ nét nhất là một số loại xe ga như Honđa Spacy từ 5200 USD/ xe lên 3500 USD/xe, Yamaha Foarce từ 3500 USD/xe lên 36.000USD/xe... Như vậy việc ưu đãi hay tăng thuế đối với mặt hàng ôtô xe máy đã ảnh hưởng rất lớn đến giá cả song mặt hàng này vẫn rất sôi động và được sự chú ý của người mua. 3.1.2. Tác động của thuế đối với mặt hàng cầu ít co giãn: EDP <1 a) Đối với mặt hàng xăng dầu Mặt hàng này đang lên cơn sốt rất nóng vì thế Chính phủ đã có những giải pháp kiềm chế giá xăng dầu. Theo đánh giá của các chuyên gia cục quản lý giá: Giá dầu tiếp tục tăng cao kỷ lục trong nửa đầu tháng 10 và đã tăng 65% kể từ đầu năm đến nay (giá dầu tăng lên mức cao nhất trong 23 năm qua với 54,75/USD thùng, giá rổ OPEC cũng đạt 46,49 USD/thùng. Giá xăng dầu thế giới lên cao khiến thị trường trong nước có nhiều biến động, do giá dầu tác động đến nhiều ngành kinh tế nên nhà nước có biện pháp xử lý đồng bộ các giải pháp về tài chính như: giảm thuế nhập khẩu xăng dầu xuống còn 0%; chỉ tiêu chỉnh giá bán dầu ở mức độ kiềm chế (giá các loại dầu chỉ tăng 4-5%, giá xăng tăng lên dưới 17%). Như vậy, để bình ổn giá bán xăng dầu trong nước cũng như trong 10 tháng đầu năm đến nay nhà nước đã giảm thu thông qua giảm thuế nhập khẩu xăng dầu cùng với chính sách bù lỗ cho các doanh nghiệp đã làm cho giá của mặt hàng xăng dầu tuy có tăng nhưng không gây ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp. b) Đối với hàng thuốc lá Mặt hàng này đầu năm 2004 không mấy suôn sẻ bên cạnh những khó khăn về chi phí đầu vào là sự cạnh tranh gay gắt của thuốc lá nhập lậu. Nhà nước đã điều chỉnh tăng thuế, tăng thuế thuốc lá là một trong những biện pháp can thiệp có hiệu quả của nhà nước trong việc phòng chống tác hại của thuốc lá. Thuế thuốc lá được đánh bởi các sắc thuế như: thuế tiêu thụ đặ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHệ số co giãn cung cầu và can thiệp gián tiếp của chính phủ vào thị trường.doc
Tài liệu liên quan