MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG 1
1.1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU 1
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG 2
2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 2
2.1.1. Khái niệm 2
2.1.2. Đặc điểm 2
2.2. PHÂN LOẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 3
2.2.1. Cơ sở pháp lý của việc thành lập 3
2.2.2. Địa giới họat động 3
2.2.3. Phạm vi thẩm quyền 4
2.2.4. Chế độ lãnh đạo 4
2.3. HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 4
2.4. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 5
2.4.1. Chính phủ 5
2.4.1.1. Vị trí và vai trò 5
2.4.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền 6
2.4.1.3. Cơ cấu tổ chức 7
2.4.1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ 8
2.4.2. Bộ và cơ quan ngang Bộ 9
2.4.2.1. Vị trí và vai trò 9
2.4.2.2. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng 10
2.4.2.3. Cơ cấu tổ chức của Bộ 13
2.4.3. Ủy ban nhân dân các cấp 14
2.4.3.1. Vị trí và vai trò 14
3.4.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 14
2.4.3.3. Hình thức làm việc 15
2.4.4. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND 16
2.4.4.1. Vị trí và vai trò 16
3.4.4.2. Nhiệm và quyền hạn 16
2.4.4.3. Chế độ làm việc 17
2.5. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC QUẢN LÝ CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 18
2.5.1. Khái niệm và hệ thống các phương pháp quản lý của các CQHCNN 18
2.5.1.1. Khái niệm phương pháp quản lý 18
3.5.1.2. Hệ thống các phương pháp quản lý 19
2.5.2. Khái niệm và hệ thống các hình thức quản lý của các CQHCNN 21
2.5.2.1. Khái niệm hình thức quản lý 21
2.5.2.2. Hệ thống các hình thức quản lý 22
2.6. CẢI TỔ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG CUỘC CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA 24
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9094 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị những đề án lớn, có tính chất liên ngành, có thể thành lập Hội đồng hoặc ủy ban thường xuyên hoặc lâm thời thuộc Chính phủ. Các Hội đồng và ủy ban này với địa vị pháp lý và cơ cấu tổ chức hợp lý, có thể làm việc đạt hiệu quả thiết thực với tư cách là cơ quan nghiên cứu, tư vấn, chuẩn bị đề án hoặc giao trách nhiệm chỉ đạo phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành.
2.4.2. Bộ và cơ quan ngang Bộ
2.4.2.1. Vị trí và vai trò
Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực; thực hiện việc đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật (Điều 22, Luật tổ chức Chính phủ).
Điều 116 Hiến pháp 1992 quy định: Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực, ngành do mình phụ trách, bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở theo quy định của pháp luật. Phạm vi quản lý (hành chính) nhà nước của bộ đối với ngành hoặc lĩnh vực được phân công, bao gồm hoạt động của mọi tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội ... hoặc mọi tổ chức hành chính, sự nghiệp thuộc các thành phần khác nhau và trực thuộc các cấp chính quyền, các đòan thể, các tổ chức xã hội khác nhau, hoạt động của mọi công dân, cũng như hoạt động của mọi tổ chức và của người nước ngoài tại Việt Nam trên lĩnh vực thuộc Bộ quản lý. Bộ trưởng, một mặt là thành viên của Chính phủ, cơ quan hành pháp cao nhất, tức là mang tính quyền lực chính trị trong quyền lực thống nhất; mặt khác, là người đứng đầu bộ thực hiện quyền hành pháp, tức là người đứng đầu hệ thống hành chính nhà nước đối với ngành hay lĩnh vực, để quản lý các ngành hay lĩnh vực được giao trong phạm vi cả nước.
Có hai loại bộ: bộ quản lý nhà nước đối với ngành, và bộ quản lý đối với lĩnh vực (cũng có thể gọi là bộ quản lý tổng hợp, hay quản lý chức năng, hay quản lý liên ngành).
Bộ quản lý theo lĩnh vực là cơ quan nhà nước trung ương của Chính phủ thực hiện sự quản lý hành chính nhà nước theo từng lĩnh vực lớn (kế hoạch, tàichính, khoa học – công nghệ, lao động, ngoại giao, nội vụ ... ) liên quan đến hoạt động của tất cả các bộ, các cấp quản lý hành chính nhà nước, các tổ chức trong xã hội và công dân. Bộ quản lý lĩnh vực có nhiệm vụ giúp Chính phủ nghiên cứu và xây dựng chiến lược kinh tế – xã hội chung; xây dựng các dự án kế hoạch tổng hợp và cân đối liên ngành; xây dựng các quy định chính sách, chế độ chung (tham mưu cho Chính phủ), hoặc tự mình ra những pháp quy về lĩnh vực mình phụ trách, và hướng dẫn các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội thi hành; kiểm tra và bảo đảm sự chấp hành thống nhất pháp luật nhà nước trong hoạt động của các Bộ và các cấp về lĩnh vực mình quản lý, đồng thời có trách nhiệm phục vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho bộ quản lý ngành hòan thành nhiệm vụ.
Bộ quản lý ngành, là cơ quan nhà nước trung ương của Chính phủ có trách nhiệm quản lý những ngành kinh tế – kỹ thuật, văn hóa, xã hội: (như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, thương mại, văn hóa, giáo dục, y tế), có thể tập hợp với nhau thành một hay một nhóm liên ngành rộng. Bộ cũng có trách nhiệm chỉ đạo tòan diện các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, kinh doanh do mình quản lý về mặt nhà nước.
2.4.2.2. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng
a) Vai trò của Bộ trưởng
Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực, ngành mình phụ trách trong phạm vi cả nước nên Bộ trưởng cũng có những chức năng lập quy, quản lý, tổ chức và nhân sự với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước thẩm quyền riêng.
Về trách nhiệm, theo điều 117 Hiến pháp 1992 quy định : Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về lĩnh vực ngành mình phụ trách.
b) Quan hệ giữa Bộ trưởng với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ
Bộ trưởng hoạt động và quản lý vừa là với tư cách thành viên Chính phủ vừa là với tư cách thủ trưởng của Bộ. Do đó, Bộ trưởng chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề thuộc quyền hạn, trách nhiệm thẩm quyền của bộ, và chịu sự lãnh đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách; chịu sự điều hành, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
c) Quan hệ với Quốc hội
Bộ trưởng chịu trách nhiệm không chỉ trước Thủ tướng Chính phủ mà cả trước Quốc hội về lĩnh vực, ngành mình phụ trách; phải trình bày vấn đề và trả lời chất vấn của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của các Ủy ban của Quốc hội, và của đại biểu Quốc hội.
d) Quan hệ giữa các Bộ trưởng
Các Bộ trưởng có trách nhiệm tôn trọng quyền quản lý của nhau; tùy thuộc lẫn nhau, phối hợp với nhau, và khi cần thì ra những văn bản liên bộ; có quyền hướng dẫn và kiểm tra các bộ thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành hay lĩnh vực, có quyền kiến nghị bộ khác đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quy định của cơ quan đó trái với các văn bản pháp luật của nhà nước hoặc của bộ, tức là trái với nội dung quản lý thống nhất của ngành hoặc lĩnh vực mình phụ trách; nếu yêu cầu đó không được chấp nhận thì trình lên Thủ tướng xem xét và quyết định.
e) Quan hệ với chính quyền địa phương
Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, Bộ trưởng có quyền chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra UBND các cấp thực hiện các nhiệm vụ công tác ngành, lĩnh vực theo đúng nội dung quản lý theo ngành, lĩnh vực, có quyền đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng bãi bỏ những quy định của UBND và Chủ tịch UBND cấp tỉnh trái với các văn bản của bộ về ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ phụ trách và chịu trách nhiệm về quyết định đình chỉ đó.
Trong trường hợp UBND tỉnh, thành phố không nhất trí với quyết định đình chỉ việc thi hành của Bộ trưởng thì vẫn phải chấp hành, nhưng có quyền kiến nghị với Thủ tướng.
Bộ trưởng có quyền kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ thi hành nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc thuộc trung ương trái với các văn bản pháp luật của nhà nước hoặc của bộ về ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách.
Về phía mình, bộ phải tôn trọng quyền quản lý trên lãnh thổ của chính quyền địa phương theo pháp luật quy định, và phải xem xét ý kiến, kiến nghị của UBND các vấn đề về chính sách, chế độ ngành, lĩnh vực để điều chỉnh, sửa đổi nếu cần thiết.
f) Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý của Bộ được quy định trong điều 22 Chương IV Luật Tổ chức Chính phủ, và Nghị định số 86/2002/NĐ – CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, bao gồm:
Chuẩn bị các dự án pháp luật (luật, pháp lệnh) và các dự án khác theo sự phân công của Chính phủ, về những vấn đề thuộc phạm vi quản lý hành chính nhà nước của bộ để Chính phủ xem xét và trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Trên cơ sở pháp luật của nhà nước, Bộ trưởng ban hành các văn bản pháp quy cụ thể, hướng dẫn chế độ quản lý và kế hoạch hóa theo cơ chế thị trường, các chính sách kinh tế-xã hội cụ thể, các chế độ, thể lệ quản lý, các tiêu chuẩn, quy trình quy phạm, các định mức về kinh tế – kỹ thuật để làm cơ sở quản lý ngành hay lĩnh vực.
Về quy hoạch, kế hoạch: trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội – khoa học – công nghệ thuộc ngành hay lĩnh vực phụ trách; phương hướng mục tiêu và các cân đối lớn của kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn để định hướng cho các ngành, các địa phương, các địa phương, các đơn vị cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch của mình; tổng hợp và phân tích hoạt động kinh tế – kỹ thuật tòan ngành. Bộ trưởng có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch trong phạm vi cả nước.
Về tài chính: Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành xây dựng trình Chính phủ kế hoạch tài chính toàn ngành hoặc lĩnh vực gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, chương trình mục tiêu bao gồm phần do bộ quản lý và thực hiện.
Để đề cao trách nhiệm quyền hạn của bộ trong phạm vi tổng mức thu, chi được duyệt, Bộ trưởng có quyền điều chỉnh chi tiết để thực hiện nhiệm vụ được giao, nhưng không được thay đổi mục tiêu kế hoạch đã được duyệt. Bộ phải rất quan tâm quản lý hạch tóan, kế tóan, kiểm tóan, đánh giá việc bảo tồn vốn, sử dụng vốn và tài sản được nhà nước giao cho bộ, các tổ chức sự nghiệp và các doanh nghiệp do bộ trực tiếp quản lý về mặt nhà nước.
Xây dựng trình Chính phủ kế hoạch hợp tác quốc tế và tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch ấy; trình Chính phủ việc ký kết, tham gia, phê duyệt các điều ước quốc tế; tổ chức thực hiện và hướng dẫn các bộ, các UBND thực hiện việc hợp tác quốc tế theo kế hoạch và sự phân công của Chính phủ; theo dõi, chỉ đạo các đơn vị tổ chức thuộc ngành hoặc lĩnh vực triển khai các quan hệ hợp tác quốc tế trong hoạt động kinh doanh, sự nghiệp theo các hiệp định ký kết với nước ngoài.
Các bộ quản lý ngành cũng như lĩnh vực có trách nhiệm lớn, và đây là một nhiệm vụ đặt ra nhiều vấn đề mới và đòi hỏi kiến thức, năng lực mới.
Về tổ chức, cán bộ, công chức nhà nước: xây dựng và hòan thiện bộ máy tổ chức quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của Chính phủ; trình Chính phủ quyết định phân cấp nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước cho UBND địa phương; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định về hệ thống tổ chức của ngành, về các chính sách, chế độ quản lý, về tổ chức và cán bộ bao gồm các chức danh, tiêu chuẩn công chức, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu ... đối với cán bộ, công chức của ngành hoặc lĩnh vực công tác thuộc phạm vi quản lý của bộ.
Bộ trưởng đề nghị Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thứ trưởng và các chức vụ tương đương; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Vụ trưởng, Phó vụ trưởng và các chức vụ tương đương.
Bộ, cơ quan ngang bộ kiểm tra các bộ khác, các Ủy ban nhân dân, các tổ chức và công dân trong việc chấp hành luật pháp, thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ, thể lệ quản lý hành chính nhà nước thuộc ngành hoặc lĩnh vực công tác của bộ.
Thực hiện khen thưởng, kỷ luật hoặc kiến nghị khen thưởng, kỷ luật các tổ chức và cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc vi phạm pháp luật và chính sách, gây thiệt hại đến lợi ích chung.
Ngoài ra bộ còn quản lý (hành chính) nhà nước các tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực; bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của các cơ sở theo quy định của pháp luật; bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu nhà nước của ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.
Đối với các tổ chức sự nghiệp trực thuộc bộ thì bộ có nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn:
Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, tách, nhập, giải thể hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản.
Quy định nhiệm vụ và cấp kinh phí.
Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ lãnh đạo.
Đối với các cơ quan chuyên môn thuộc quyền địa phương. Bộ trưởng có quyền ra những quy định pháp lý mà UBND phải thi hành.Theo hệ thống tổ chức hành chính hiện hành, thì các sở và cơ quan quản lý ngành hay lĩnh vực ở các tỉnh và thành phố là cơ quan chuyên môn thuộcUBND tỉnh, thành phố giúp UBND thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước các ngành hay lĩnh vực ở địa phương; đồng thời cơ quan này chịu sự chỉ đạo của bộ về chuyên môn. Đó là chế độ song trùng phụ thuộc, trừ những ngành có tính sự nghiệp thống nhất đọc trong cả nước, như hải quan, thuế, bưu điện, ngân hàng Nhà nước, đường sắt ...
Về cán bộ, Bộ thỏa thuận việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc sở để Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định, trường hợp không nhất trí, thì Chủ tịch quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
2.4.2.3. Cơ cấu tổ chức của Bộ
Cơ cấu tổ chức của bộ gồm:
Các vụ, thanh tra bộ, Văn phòng bộ
Cục, tổng cục (không nhất thiết các bộ đều có)
Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc bộ
Vụ được tổ chức để tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực theo hướng một vụ được giao nhiều việc, nhưng một việc không bao giờ giao cho nhiều vụ đảm nhiệm.Văn phòng bộ có chức năng giúp Bộ trưởng tổng hợp, điều phối hoạt động các tổ chức của bộ theo chương trình, kế hoạch làm việc và thực hiện công tác hành chính quản trị đối với các hoạt động của cơ quan bộ.
Thanh tra bộ có chức năng thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật về thanh tra.Cục thuộc bộ được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; cục không ban hành văn bản quy phạm pháp luật ... Cục được thành lập phòng và đơn vị trực thuộc; cục có con dấu và tài khỏan riêng.
Tổng cục thuộc bộ được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành lớn, phức tạp không phân cấp cho địa phương, do Bộ trực tiếp phụ trách và theo hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương trong phạm vi toàn quốc; tổng cục không ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tổng cục có cơ cấu tổ chức gồm: cơ quan tổng cục và cục ở cấp tỉnh, chi cục ở cấp huyện (nếu có). Cơ quan tổng cục gồm văn phòng, ban và đơn vị trực thuộc. Tổng cục có con dấu và tài khoản riêng.
Tổ chức sự nghiệp thuộc bộ được thành lập để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc bộ hoặc để thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng cần thiết do bộ trực tiếp thực hiện.
2.4.3. Ủy ban nhân dân các cấp
2.4.3.1. Vị trí và vai trò
Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Như vậy, Ủy ban nhân dân có hai tư cách:
Cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân : Ủy ban nhân dân có nghĩa vụ chấp hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân, chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân, chịu sự đôn đốc, kiểm tra của thường trực Hội đồng nhân dân.
Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương : Ủy ban nhân dân có trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên (đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Chính phủ), điều hành các quá trình kinh tế – xã hội, hành chính – chính trị ở địa phương dưới sự lãnh đạo chung của Chính phủ. Để tăng cường tính thống nhất và thứ bậc của bộ máy hành chính, Hiến pháp, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quy định: Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn việc bầu cử; miễn nhiệm, điều động cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân phê chuẩn kết quả bầu cử Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; điều động, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp.
3.4.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp được quy định trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001) và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. Ngòai ra nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân còn được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành tương ứng với từng lĩnh vực quản lý nhà nước. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định tại các điều từ Điều 82 đến Điều 96 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định tại các điều từ Điều 97 đến Điều 110 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã – từ Điều 111 đến Điều 118 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước thẩm quyền chung, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có các nhiệm vụ, quyền hạn trên các lĩnh vực : kinh tế; nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và đất đai; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng, giao thông vận tải; thương mại, dịch vụ, du lịch; giáo dục, đào tạo; văn hóa, thông tin, thể dục thể thao; y tế và xã hội; khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường; quốc phòng, an ninh và trật tự, an tòan xã hội; thi hành pháp luật; xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính; Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã có các nhiệm vụ, quyền hạn trong các lĩnh vực : kinh tế; nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và tiểu thủ công nghiệp; xây dựng, giao thông vận tải; giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa và thể dục thể thao; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật ở địa phươn; thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo; thi hành pháp luật.
2.4.3.3. Hình thức làm việc
Ủy ban nhân dân làm việc thông qua kỳ họp của Ủy ban nhân dân, thông qua hoạt động của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên Ủy ban nhân dân. Những vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phải được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số như: lập chương trình làm việc, kế hoạch và ngân sách, các biện pháp thực hiện nghị quyết của HĐND về kinh tế – xã hội, thông qua báo cáo của UBND trước HĐND, đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn; phân vạch và điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính ở địa phương …
Chủ tịch Ủy ban nhân dân là người lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình, cùng với tập thể Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt động của UBND trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước cơ quan nhà nước cấp trên.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của UBND trừ những vấn đề phải giải quyết trên phiên họp của Ủy ban nhân dân; đồng thời Chủ tịch Ủy ban nhân dân có những quyền hạn riêng của mình do pháp luật quy định; tổ chức tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân theo quy định của pháp luật; triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban nhân dân; phê chuẩn kết quả bầu các thành viên của Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; điều động, đình chỉ công tác, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của UBND cấp dưới trực tiếp; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức nhà nước theo sự phân cấp nhà nước quản lý; đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình và những văn bản sai trái của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp dưới trực tiếp; đình chỉ việc thi hành nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ…
Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công, và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Mỗi thành viên của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cấp mình, và trước cơ quan nhà nước cấp trên.
2.4.4. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
2.4.4.1. Vị trí và vai trò
Địa vị pháp lý của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định tại Nghị định của Chính phủ số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 và Nghị định 16/2009/NĐ-CP ngày 16/02/2009 (sửa đổi, bổ sung Nghị định 13/2008/NĐ-CP) quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Địa vị pháp lý của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định tại Nghị định của Chính phủ số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 và Nghị định số 12/2010/NĐ-CP ngày 26/02/2010 (sửa đổi, bổ sung Nghị định 14/2008/NĐ-CP) quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh.
Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (được thành lập ở cấp tỉnh, cấp huyện, ở cấp tỉnh gọi là sở, ở cấp huyện gọi là phòng và các cơ cấu tương đương) là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở hoặc địa phương.Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên .
3.4.4.2. Nhiệm và quyền hạn
Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn tương tự nhau, cụ thể là:
Trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định, chỉ thị về lĩnh lực quản lý được giao.
Trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
Trình Ủy ban nhân dân cùng cấp chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình.
Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp (đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý của mình cho cơ quan chuyên môn cấp dưới.
Tổ chức nghiên cứu (đối với cấp tỉnh), ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước chuyên môn của cơ quan chuyên môn của mình.
Thực hiện công tác thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cùng cấp và của cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực cấp trên.
Kiểm tra, thanh tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật hoặc phân công của Ủy ban nhân dân.
Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của cơ quan chuyên môn cấp huyện theo quy định của pháp luật, theo sự phân công của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cùng cấp giao. Ngòai những nhiệm vụ, quyền hạn chung nói trên, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có một nhiệm vụ, quyền hạn khác với nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn cấp huyện do địa bàn và phạm vi quản lý của cấp tỉnh rộng lớn hơn so với cấp huyện.
2.4.4.3. Chế độ làm việc
Cơ quan chuyên môn là cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực hoạt động theo chế độ thủ trưởng. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân là người đứng đầu và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và trước cơ quan cấp trên về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn do mình phụ trách.
Phó Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân là người giúp Thủ trưởng chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng về nhiệm vụ được phân công. Khi Thủ trưởng vắng mặt một Phó Thủ trưởng được Thủ trưởng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của cơ quan chuyên môn Thủ trưởng cơ quan chuyên môn căn cứ vào quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cùng cấp xây dựng quy chế làm việc, chế độ thông tin báo cáo của cơ quan và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chế độ đó.
Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và các công việc được Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phân công hoặc ủy quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng tham nhũng, gây thiệt hại trong tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình.
Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thực hiện chế độ báo cáo với Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và với cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp trên về tổ chức và hoạt động của mình; xin ý kiến về những vấn đề vượt quá thẩm quyền và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp khi có yêu cầu; phối hợp với Thủ trưởng cơ quan chuyên môn khác, tổ chức chính trị – xã hội cùng cấp để giải quyết các vấn đề liên quan đế chức năng, nhiệm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- h7879 th7889ng c417 quan hnh chnh nh n4327899c.doc