Do dặc thù của việc thực hiện, người hiến BPCT sau khi chết không có quyền lợi gì về mặt vật chất. Các quyền ủa họ là những giá trị tinh thần đơn thuần và chỉ được xác lập khi họ đã chết (trừ quyền được cung cấp và bảo vệ thông tin); đương nhiên họ cũng không phải gánh chịu một nghĩa vụ nào cả. Đây thực chất là một trong những cố gắng của nhà nước nhằm an ủi tinh thần thân nhân của người hiến đồng thời tuyên truyền tích cực đến cộng đồng về hoạt đọng đầy ý nghĩa này. Quyền gần như quan trọng nhất của người hiến sau kh chét là được tôn trọng và khôi phục thẩm mỹ sau khi hiến. Để ghi dấu tri ân người quá cố nhân hậu như một sự khích lệ về mặt tinh thần, những người này sẽ được tặng kỷ niệm chương. Vì sức khỏe nhân dân tôn vinh tấm long hữu ái cộng đồng của họ. Ngoài ra, trong thực tiễn đại diện cơ sở y tế lấy BPCT người chết tham gia lễ viếng như một sự động viên lớn về mặt tinh thần cho gia đình họ. Bên cạnh đó nghĩa cử cao đẹp của người hiến theo truyền thống còn được khắc khắc lên bia mộ và trồng cây bên cạnh vừa có ý nghĩa tâm linh vừa bảo vệ môi trường, như khẳng định giá trị trường tồn của món quà sự sống quý giá mà người quá cố hiến tặng.
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2469 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hiến bộ phận cơ thể người theo luật thực Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người không thể bị xâm hại. Pháp luật yêu cầu phải có sự đồng ý của chủ thể để có thể tiến hànhmột sự xâm hại bất kỳ đến cơ thể người đó nhưng chỉ là điều kiện cần có tính tiên quyết song chưa đủ. Người ta không thể xâm hại đến cở thể một người chỉ với sự cho phép của chính họ. Sự can thiệp chỉ thực sự hợp pháp khi sự tự nguyện là vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học phục vụ công đồng và toàn bộ hoạt động này đều phải được tiến hành trên tinh thần hoàn toàn phi lợi nhuận. Mọi hoạt động hiến BPCT người ngoài mục đích trên đều bị coi là vi phạm pháp luật. Đây là sự cụ thể hóa BLDS 2005 (điều 33, 34), một biểu hiện cao đẹp của long nhân ái, tinh thần giác ngộ khoa học, khẳng định tính nhân bản vì con người của cộng đồng.
. Phi lợi nhuận:
Nguyên tắc phi lợi nhuận được áp dụng với tư cách là điều kiện đủ trog hoạt động hiến BPCT người so với điều kiện cần là nguyên tắc tự nguyện và ục đích hiến luật định ở trên. Nguyên tắc này được kỳ vọng như là “thành trì bảo vệ chống lại ọi hành vi vi phạm có tổ chức đối với cơ thể người và nhất là việc buôn bán các BPCT người”. Vì thế nó trở thành nguyên tắc quan trọng, bao trùm lên toàn bộ hệ thống các quy định cua pháp luật về vấn đề hiến BPCT người. Nguyên tắc phi lợi nhuạn gồm 2 nội dung chính sau:
Thứ nhất, không trả tiền cho việc hiến BPCT người. Theo nội dung này,không có việc đền bù tài chính trực tiếp cho người hiến; họ không có quyền đòi hỏi bất cứ sự trả giá nào cũng như được phép nhận thù lao dưới bất kỳ hình thức nào từ hành vi hiến BPCT của mình. Người nhận cấy ghép, sử dụng giảng dạy, nghiên cứu không phải trả bất cứ khoản nào do việc có được BPCT người. Đối với các bác sĩ thực hiện kỹ thuật lấy cũng không được trả thêm tiền vì tiến hành phẫu thuật, đây phải được coi là một nhiệm vụ của bác sĩ làm nhiệm vụ hưởng lương tại cơ sở y tế. Toàn bộ chi phí phát sinh do việc lấy BPCT người do cơ sở y tế thực hiện chi trả. Việc “không trả tiền” được áp dụng trên cả 4 đối tượng: người hiến, người nhận, bác sĩ, cơ sở y tế nhằm ngăn chặn những biến tướng thương mại hóa cơ thể người từ bất cứ nguồn, hướng nào trong hệ thống hoạt động hiến BPCT người. Việc tả tiền được cho là một thách thức đối với công bằng xã hội. Người bán sẽ luôn là người nghèo còn người mua sẽ luôn là người giàu trong khi đây là một việc liên quan đến sức khỏe thậm chí là sự sống còn, dẫn dến áp lực lợi nhuận gia tăngbiến hoạt động cao cả, tốt đẹp, đầy nhân văn của con người trở thành phương tiện “hốt bạc”. Tính không đền bù được xem là khởi nguồn của hoạt động đầy nhân văn và được đa số các nước áp dụng. Tuy nhiên không phải tất cả, một số nước không áp dụng nguyên tắc phi lợi nhuận, đại diện là Mĩ.
Thứ hai: cấm quảng cáo cho một người hoặc cho một tổ chức cụ thể. Nội dung này đòi hỏi hoạt động cung cấp thông tin, giới thiệu, môi giới về nhu cầu hiến, nhận BPCT cho một người, một tổ chức cụ thể mang tính thương mại đều bị cấm. Tuy nhiên, trong hoạt động này do tính nhạy cảm đặc biệt nên thông tin tuyên truyền là hết sức quan trọng, chính nó quyết định sự thành công hay thất bại của chúng ta. Sẽ không thể xây dựng được chương trình hiến BPCT người thành công nếu không thực hiện được các hoạt dộng thông tin, tuyên truyền rộng rãi đối với nhân dân. Vì thế, việc cấm quảng cáo này cũng không được làm cản trở hoạt động thông tin, tuyên truyền về hiến BPCT trong cộng đồng. Để có thể vừa làm tốt công tác thông tin tuyên truyền vừa ngăn chặn được những biến tướng quảng cáo thương mại BPCT người cần có một chương trình, kế hoạch thông tin, tuyên truyền hiệu quả nằm trong chính sách chung của ngành y tế.
Vô danh
Nguyên tắc vô danh là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo trật tự các quan hệ xã hội, ngăn chặn cáchiện tượng thương mại hóa BPCT người đồng thời bảo vệ người hiến, nhận về mặt riêng tư cá nhân. Nguyên tắc này rất quan trọng, nó cho phép tránh mọi áp lực không cần thiết về mặt tinh thần cũng như vật chất từ phía người hiến, nhận và gia đình họ đối với nhau; qua đó ngăn chặn khả năng thương mại hóa do quan hệ trực tiếp giữa các đối tượng này. Vô danh có nghĩa là mọi thông tin về danh tính cá nhân đèu không thể được biết đến. Nguyên tắc này đtặ ra yêu cầu: mọi thông tin về người hiến, nhận phải được mã hóa và bảo mật, người hiến không được biết căn cước người nhận và ngược lại; cấm tiết lộ thông tin nào cho phép xác định người hiến, nhận. Bảo mật thông tin là nghĩa vụ bắt buộc của các nhân viên hoạt động trong mạng lưới hiến tặng. Hồ sơ người hiến, nhận sẽ được lưu trong một thời gian xác định trước khi công bố. nhưng khi công bố thì vẫn phải đảm bảo khuyết danh. Thời hạn lưu trữ tùy thuộc vào quy định của mỗi nước, thường là 30 năm (Việt Nam có áp dụng).
Ngoài 4 nguyên tắc cơ bản trên đây, tuy không được luật Việt Nam trực tiếp quy định nhưng trên tinh thần của luật, khi tiếp cận vấn đề hiến BPCT người cần phải tuyệt đối tôn trọng các nguyên tắc sau:
Tôn trọng cơ thể con người.
Quyền được thông tin của người hiến.
II. HIẾN BPCT NGƯỜI THEO LUẬT THỰC VIỆT NAM.
1. Hiến BPCT người sau khi chết.
1.1. Chủ thể.
Cái chết là một phần nỗi đau và luôn gây ra những buồn não. Con người đã cố gắng tự an ủi mình bằng các yếu tố tâm linh nào đó như một sự xoa dịu. Với tư cách là loài động vật duy nhất nhận thức được cái chết, nhận thức được mình sẽ chết, con người đã chọn một trong những cách đơn giản để giảm bớt nỗi đau do cái chết gây ra và chia sẻ với người khác khi để phúc lại cho người sống bằng chính một phần cơ thể của mình. Việc này cũng làm cho mối liên kết giữa con người với con người trong xã hội bền chặt hơn. Các quy định pháp luật về điều kiện chủ thể tham gia thực hiện quyền hiến BPCT sau khi chết được đặt ra gần giống với với trường hợp hiến khi còn sống, có 2 tiêu chí được chú ý là: điều kiện tuổi vàn năng lực hành vi, điều kiện sức khỏe. Người hiến không bị rang buộc điều kiện quan hệ giữa người hiến/nhận do không có áp lực đòi tra công từ phía người hiến, nguyên tắc vô danh được áp dụng gần như triệt để.
Điều kiện sức khỏe người hiến cũng không thực sự quan trọng khi xét đơn đăng ký của họ vì phải đến khi sự kiện chết xảy ra mới có thể can nhắc việc có hay không lấy BPCT người hiến. Điều kiện này chỉ thực sự được đặt ra khi mục đich sử dụng BPCT là chữa bệnh, nếu dùng vào mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy thì không nhất thiết phải có nó. Đương nhiên khi dùng vào mục đích chữa bệnh thì người hiến phải không mắc các bênh truyền nhiễm, di truyền nguy hiểm, khối u, ung thư… như khi hiến còn sống.
Đối với điều kiện tuổi và năng lực hành vi, pháp luật quy định thành hai trường hợp: đăng ký và không đăng ký.
Nếu một người dăng ký hiến sau chết họ phải thỏa mãn yêu cầu về tuổi và NLHV một cách chặt chẽ: từ đủ 18 tuổi, có NLHV đầy đủ (khoản 1 điều 18, điều 5 luật 75/06), lý do ở đây là xuất phát từ sự nhân đạo và lợi ích của người được lấy. Thực tế lập pháp và hoạt động thực tiễn ở Việt Nam đã chứng minh không ít hành vi hay trách nhiệm mà người dưới 18 tuổi có thể thực hiện hoặc có thể có (Luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Lao động), đặc biệt theo BLHS 1999 lứa tuổi từ đủ 14 tuổi đã có được những sự phát triển nhất định cho phép khả năng suy nghĩ độc lập và chịu trách nhiệm về những hành vi của mình. Không có lý gì các em phải chịu trách nhiệm về việc làm sai của mình lại không có quyền được thực hiện một lựa chọn không có hại cho các em mà còn có ích cho cộng đồng, việc cho các em cơ hội thể hiện sự đồng ý cũng là cho các em cơ hội cân nhắc về sự từ chối khi các em đã chọn thái độ cho mình, lẽ nào không tôn trọng? Trongkhi thực tế lại trao quyền đó cho gia đình khi các em đã mất như vậy là chưa thực sự công bằng với các em. Phong tục Á Đông khó chấp nhận chết không toàn thây nên rất nhiều trường hợp cha mẹ quyết định cho BPCT con cái họ đặc biệt khi các em không may qua đời ở tuổi rất nhỏ bởi xót thương quá lớn! Nhưng nếu các em thể hiện sự dồng ý cho BPCT sau khi chết thì kại khác, có thể cha mẹ sẽ tôn trọng ý nguyện của các em, đây cũng là một động lực giúp họ can đảm quyết đinh hiến BPCT đứa con xấu số của mình để cứu đứa trẻ đang trong tình trạng hiểm nghèo khác. Việc cho các em có quyền quyết định có ý nghĩa giáo dục rất lớn và tuyên truyền rộng mở vì đối tượng cần được tuyên truyền chính là những người trẻ tuổi, mặt khác nó đảm bảo tính thực hiện của điều luật. Như vậy các em hoàn toàn có khả năng thể hiện ý chí tự nguyện về việc hiến BPCT của mình sau khi không may qua đời và quyết định đó cần phải được tôn trọng. Có thể tồn tại những lo ngại về sự chín chẵn cũng như khả năng bị lợi dụng trong quyết định ủa các em nhưng lưu ý rằng đây là hiến BPCT sau khi chết, việc hiến của các em chỉ là cách dự liệu về rủi do trước cuộc sống, luật có thể cho phép các em thực hiệnquyền hiến sau khi chết kèm theo sự đồng ý của cha mẹ, người giám hộ. Cùng một vấn đề, luật pháp cho phép người 13 tuổi có quyền đưa ra quyết định; luật Úc tuy quy định điều kiện tuổi là 18 nhưng vẫn cho phép đối tượng từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể đưa ra quyết địnhnhư một dự khuyến và chỉ chính thức có hiệu lực khi đủ 18 tuổi; Việt Nam không chấp nhận bất cứ trường hợp nào dưới 18 tuổim thiết nghĩ như vậy là quá cứng nhắc. Nếu người bệnh là một em nhỏ thì việc thải ghép sẽ rất nhanh nếu đó là mảnh ghép từ người lớn, khi cặp cho/nhận có tuổi tương đương nhau thì không đặt nhiều vấn đề cho sức khỏe người nhận. không nên phó mặc toàn bộ quyết định cho gia đình người hiến mà nên cho những người hiến chhưa thành niên có cơ hội để nói lên nguyện vọng của chính mình. Nên cho người đủ 14 đến dưới 18 tuổi có thể đăng ký hiến nếu có sự đồng ý của cha mẹ, người giám hộ. Còn trường hợp dưới 14 tuổi thì do cha mẹ, người giám hộ quyết định.
Nếu một người không đăng ký hiến BPCT sau chết thì cơ bản sẽ không có cuộc phẫu thuật nào để lấy BPCT họ. Tuy nhiên, ngoại lệ vẫn có thể áp dụng đối với những chủ thể này nếu có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó (điểm c khoản 2 điều 21 luật 75/06). Nghĩa là, mọi cá nhân đều có thể trở thành chủ thể hiến BPCT sau chết mà không chịu bất kỳ áp lực về điều kiện nào. Đây có thể là một tín hiệu tốt mang tính cởi mở của pháp luật trước tình trạng khan hiếm nguồn hiến hiện nay. Nhưng rắc rối là nếu những người có quyền cho phép hiến BPCT người thân quá cố mâu thuẫn về ý kiến, khi đó tranh chấp xảy ra thì không thể tién hành lấy BPCt được, bên cạnh đó do luật chưa quy định cụ thể về giải quyết tranh chấp kiểu này trong khi trình độ thẩm phán của ta còn nhiều hạn chế nên đây sẽ là một vướng mắc rất khó đối với thực tiễn xét xử.
1.2. Quyền của người hiến.
Do dặc thù của việc thực hiện, người hiến BPCT sau khi chết không có quyền lợi gì về mặt vật chất. Các quyền ủa họ là những giá trị tinh thần đơn thuần và chỉ được xác lập khi họ đã chết (trừ quyền được cung cấp và bảo vệ thông tin); đương nhiên họ cũng không phải gánh chịu một nghĩa vụ nào cả. Đây thực chất là một trong những cố gắng của nhà nước nhằm an ủi tinh thần thân nhân của người hiến đồng thời tuyên truyền tích cực đến cộng đồng về hoạt đọng đầy ý nghĩa này. Quyền gần như quan trọng nhất của người hiến sau kh chét là được tôn trọng và khôi phục thẩm mỹ sau khi hiến. Để ghi dấu tri ân người quá cố nhân hậu như một sự khích lệ về mặt tinh thần, những người này sẽ được tặng kỷ niệm chương. Vì sức khỏe nhân dân tôn vinh tấm long hữu ái cộng đồng của họ. Ngoài ra, trong thực tiễn đại diện cơ sở y tế lấy BPCT người chết tham gia lễ viếng như một sự động viên lớn về mặt tinh thần cho gia đình họ. Bên cạnh đó nghĩa cử cao đẹp của người hiến theo truyền thống còn được khắc khắc lên bia mộ và trồng cây bên cạnh vừa có ý nghĩa tâm linh vừa bảo vệ môi trường, như khẳng định giá trị trường tồn của món quà sự sống quý giá mà người quá cố hiến tặng.
1.3. Trình tự thủ tục.
- Thể hiên ý chí hiến: hiến máu, tế bào sinh dục không xảy ra ở trường hợp này, nếu có cũng như hiến tế bào thông thường, tủy phải áp dụng tương tự luật 75/06. Trên thế giới, việc thể hiện ý chí của chủ thể chủ yếu thực hiện bằng hình thức đăng ký, có 2 cơ chế: đăng ký sự đồng ý và đăng ký sự từ chối. Phần lớn các quốc gia đều chọn đăng ký sự đồng ý trong đó có Việt Nam. Các trình tự thủ tục đăng ký, thay đổi, hủy bỏ đơn được thực hiện tương tự như hiến BPCT người sống (chi tiết tại điều 18, điều 20 luật 75/06), điểm khác biệt duy nhất là kết quả của việc đăng ký, thay đổi, hủy bỏ đơn là việc cấp, cấp lại, thu hồi thẻ đăng ký hiến cho chủ thể. Việc đăng ký hiến có hiệu lực ngay khi chủ thể nhận được thẻ. Thủ tục đăng ký, thay đổi, hủy bỏ đơn hiến đơn giản, rành mạch như vậy tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực thi. Thường theo kinh nghiệm của các nước, để người hiến có cảm giác thoải mái khi quyết định, không có sư phân vân thì các giấy tờ lien quan đến thủ tục đăng ký, hủy bỏ đơn chỉ theomột mẫu duy nhất, thiết kế đơn giản, dễ hiểu hướng dẫn tường tận cho chủ thể. Sự thay đổi, hủy bỏ hay từ chối được thiết kế chung với bản đăng ký hiến, mục đích là làm cho người hiến có đầy đủ thông tin để quyết định hiến hay không, và khi đã quyết định thì ít khả năng thay đổi. Mặt khác cũng tạo điều kiện cho người có ý kiến phản đối từ trước được cung cấp thêm thông tin về việc hiến để có cái nhìn toàn diẹn và đầy đủ hơn về vấn đề này, đây là một cách tuyên truyền gián tiếp tương đối hay.Một số nước muốn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lấy BPCT người hiến đã thực hiện việc ghi ý kiến đồng ý vào bằng lái xe, chứng minh thư, cách này rất thuận tiện nhưng lại khó nếu muốn thay đổi quyết định. Trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký hiến, ở khâu tư vấn cho người hiến cần lưu ý người hiến việc thảo luận với người thân để chuẩn bị tâm lý thuận lợi cho thân nhân họ khi tiến hành lấy BPCT sau này. Đặc biệt nếu có sự hợp tác tích cực từ gia đình người hiến quá cố là rất quan trọng. Vì thân nhân luôn là một phần trong tiến trình hiến tặng và do đó cần được biết về sự ưng thuận của người hiến. Thành viên trong gia đình có thể được hỏi về nguyện vọng hiến của người chết, cũng có thể được hỏi về tiền sử bệnh lý để xác định bộ phận thích hợp cho việc cấy ghép. Một trong những kênh truyền thống, quan trọng trong huy động nguồn hiến là bệnh viện, khi vào viện bệnh nhân và gia đình có thể được tư vấn về việc hiến BPCT, nó đi kèm văn bản chỉ định cách thức điều trị mà người bệnh lựa chọnkhi họ không còn khả năng tự quyết định việc điều trị của mình. Văn bản được ký trong trạng thái bình thường, minh mẫn và hoàn toàn tỉnh táo của người bệnh trược mặt người làm chứng.
- Thực hiện lấy BPCT: không phải mọi cái chét đều được xem xét lấy BPCT cho dù trước họ đã đăng ký hiến. Thực ra, cách thức tử vong ới quyết định người chết có thể hiến hay không. Nếu hiến được, khoa học cho phép có thể lấy tạng của những người tuổi từ 60 thậm chí 80 nếu như kết quả xét nghiệm sinh học cũng như kết quả chuẩn đoán hình ảnh đều tốt. Song đa số trường hợp BPCT chỉ có thể hiến tặng dưới một số tình huống đặc biệt mà người ta gọi là não chết, ít hơn 1% của tất cả những người chết trong bệnh viện qua đời theo kiểu này [105]. Nhưng nếu thuộc trường hợp phải giám định pháp y thì không được phép lấy vì lúc này đáp án cái chết của người hiến còn quan trọng hơn việc hiến. Thông thường có 3 trường hợp lấy BPCT ở người chết.
Trường hợp 1: Tử vong tại bệnh viện. Đây là trường hợp được trông đợi nhất để lấy nguồn ghép cho phương pháp chữa bệnh thay thế trị liệu, khi đó tim ngừng đập, ngừng thở trong mọt thời gian nhất định hoặc chết lâm sang trong khi đang thở máy mà vẫn duy trì được chức năng huyết học. Theo WHO một người trong tình trạng chết não có nghĩa là người đó đã chết, quan điểm này được chấp nhận trên toàn thế giới. Nghĩa là chết não là định nghĩa mới, cho một cái nhìn mới về cái chết. vấn đề chỉ là sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn chết não mà mỗi quốc gia sẽ xây dựng dựa trên khuyến cáo của WHO.
Khoảng thời gian để lấy BPCT trung bình là 20 giờ kể từ khi các kết quả chuẩn đoán khẳng định rằng người đó chết não. Đây là một cuộc chạy đua nước rút, vì thời gian là rất ngắn. Mọi thao tác đều phải được tiến hành một cách nhanh nhất có thể. Các mô như xương, mạch máu, màng não, van tim, tinh trùng… có thể được bảo quản trong thơi gian tương đối dài, thế nhưng các nội tạng như thận, tim, gan, phổi, ruột, tụy… chỉ có thể bảo quản trong một thời gian rất ngắn (lâu nhất là thận 72 giờ) nên chúng phải được chuyển tới nơi thực hiện việc cấy, ghép ngay sau khi lấy ra từ cơ thể và phải được ghép trong 24h sau khi người hiến chết. Do đó khi kết luận chết não được công bố, tiến trình hồi sức cấp cứu các BPCT người chết vẫn phải được tiếp tục, song song với nó là kiểm tra ý nguyện từ thẻ đăng ký, tiếp xúc nhân thân người chết/người làm chứng…, kiểm tra an toàn y tế, lấy BPCT, xác định người nhận ghép.
Đối với việc kiểm tra đăng ký hiến, phương thức hiệu quả nhất là xem người hiến có thẻ đăng ký hiến không. Nhưng nếu họ bị mất, bị dấu thẻ hoặc đã hủy ý định hiến nhưng chưa kịp hủy thẻ… thì sẽ cho thông tin thiếu chính xác dẫn đến an toàn pháp lý cho nhân viên y tế và cơ sở lấy BPCT không được đảm bảo nếu xảy ra tranh chấp. thủ tục đăng ký thông tin đăng ký của người hiến quan trọng như thế nhưng luật không có quy định nào về nó mà chỉ nêu rất chung chung điều kiện đấy là có thể đăng ký. Vì thế, cần có một phương thức tra cứu chính thống, có giá trị pháp lý. Theo đó chỉ có thể láy BPCT người chết não khi đã thực hiện đầy đủ các thao tác tra cứu danh sách đăng ký và chắc chắn về sự đồng ý của người đó. Không phải ai cũng có thể tiép cận hồ sơ người hiến nên việc tra cứu phải xác định rõ người tra cứu, mục đích, thời gian tra cứu nhằm quản lý và bảo vệ người hiến về mặt thông tin. Chỉ mất tối đa 15 phút là biết được kết quả. Nếu người hiến đã đồng ý thì liên lạc với gia đình họ để thông báo và bàn thảo về việc lấy BPCT. Để đảm bảo tốt hơnnguyện vọng người quá cố, pháp luật một số nước quy định trước khi tiến hành lấy BPCT người chết, bác sĩ phải lấy lời chứng của thân nhân để đảm bảo chắc chắn rằng trước khi chết người này đã không phản đối việc cho BPCT (Pháp). Thảo luận với thân nhân người hiến chết là một cách để chắc chắn về sự đồng ý, tránh khiếu kiện, là một hình thức tôn trọng ý nguyện người quá cố và gia đình họ, cũng là một sự chia sẻ với gia đình người chết và là một cách tuyên truyền về hoạt động nhân đạo này.khả năng gia đình sẽ nói dối hoặc từ chối hay mời người làm chứng về sự từ chối về sự từ chối của ngườ chết, thậm chí nững người trực tiếp tiến hành lấy BPCT có thể gặp phải sự phản đối kịch liệt. Đó là những trường hợp rất khó giải quyết, thông thường việc phẫu thuật lấy BPCT người chết không không xảy ra vì e ngại nếu cứ kiên quyết lấy thì sẽ có dư luận không tốt, gây phản cảm cho công tác hiến BPCT mà ta đang gắng sức tuyên truyền. Như vậy mặc dù luật cho phép tuy nhiên đôi khi chúng ta không thể vượt qua một số giới hạn, lúc tang gia bối rỗi gia đình không đồng thuận thf cũng đành chịu, không thể tranh dành hay cưỡng chế được. Dù kết quả việc lấy BPCt người hiến như thế nào thì cơ sở y tế vẫn phải báo cho trung tâm điều phối quốc gia trong đó nêu rõ nguyên nhân bằng tổng kết báo cáo định kỳ.
Trong thơi gian này vẫn phải tiến hành hồi sức đối với một số BPCT người đã chết não, công việc hết sức khó khăn và mệt mỏi, cần phải có sự can thiệp của cả một ê kíp bác sĩ, y tá hồi sức cấp cứu, đồng thời tiến hnhf các xét nghiệm cần thiết để phát hiện bệnh truyền nhiễm, thực hiện các chuẩn đoán bằng hình ảnh để phát hiện những khối u nếu có trên BPCT cũng như kiểm tra sinh huyết học. Các kiểm tra sẽ cho phép đánh giá chất lượng của các mảnh ghép và được tiến hành tương tự như hiến còn sống nhưng các thao tác khẩn trương hơn. Có một bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện các xét nghiệm đối với người hiến chết nhằm đảm bảo nó được tiến hành kịp thời, phù hợp với hoạt động ghép, trên thực tế hoạt động này mất khoảng 4-6h. Tất cả công việc trên mất rất nhiều thời gian nên vấn đề tối quan trọng là cần phảiphối hợp tổ chức một cách hợp lý tránh để kéo dài thời gian chờ đợi không cần thiết, gây lãng phí , phá vỡ ý nguyện cao cả của người quá cố.
Quá trình lấy, xử lý BPCT được lấy phải được tiến hành trong điều kiện kỹ thuật, vệ sinh y tế đảm bảo theo đúng ccs vnư bản hướng dẫn. Cuối cùng nhưng rất quan trọng, bác sĩ tiến hành phẫu thuật lấy BPCT tuân thủ nghiêm ngặt trách nhiệm khôi phục thẩm mỹ thi thể người hiến. Bác sĩ sẽ đảm bảo tình trạng thi thể chỉ mất đi những BPCT mà người chết hoặc gia đình họ đồng ý hiến, ngăn chặn mọi sự lợi dụng việc hiến để trục lợi đối với bộ phận khác.
Trung tâm điều phối quốc gia hoặc đại diện ở các khu vực căn cứ vào những chỉ sốy học của người đăng ký để tìm người nhận phù hợp, nếu chưa có ngườ nhận thì các cơ quan chuyên biệt được trả lại hoặc sử dụng vào mục đích giảng dạy, nghiên cứu, còn mô sẽ được xử lý và đem về ngân hàng mô thích hợp để bảo quản.
Trường hợp 2: Tử vong ngoài bệnh viện. Là trường hợp thường thấy ở Việt Nam nhưng để có thể láy được BPCT lại rất hiếm, nó chỉ xảy ra nếu có sự hợp tác tích cực từ gia đình người chết bởi cả khi người hiến có thẻ đăng ký, gia đình chỉ quên không thông báo thì cũng không thể lấy BPCT ngườ chết được. Khi nhận thông tin về ca tử vong, nhân viên có trách nhiệm nhanh chóng kiểm tra người chết có thẻ đăng ký không kể cả khi gia đình người chết là người báo vì có thể tranh chấp ý kiến giữa nhngữ người trong gia đình. Về cơ bản việc tra cứu, tiép xúc với gia đình người chết cùn các thủ tục hiến, việc lấy và xử lý, bảo quản và phân phối chúng được tiến hành không khác gì trường hợp chết tại bệnh viện.
Nếu việc đồng ý thuận lợi thì bác sĩ sẽ kiểm tra thi thể người chết. Người chết do tim mới ngừng đập sẽ được tiến hành cấp cứu và đưa đến bệnh viện để thực hiện việc lấy BPCT hiến. Đây là trường hợp tương đối tế nhị vì người ta sẽ không thể hiểu tại sao một người chết rồi vẫn tiến hành các biện pháp hồi sức cấp cứu và trở đến bệnh viện chỉ để phục vụ việc lấy BPCT. Tùy vào kết quả hồi sức cấp cứu có thể lấy được mô hoặc nội tạng nhưng đa phần là mô còn nội tạng thì rất hiếm, vì hiến mô không cần tình huống đặc biệt như nội tạng để việc cấy ghép được thành công.
Trường hợp 3: Ngừng chăm sóc. Đây là trường hợp liên quan đến quyết định ngừng chăm sóc khi không còn khả năng chữa trị cho người bệnh. Việc ngừng chăm sóc được thực hiện theo ý nguyện của bệnh nhân hoặc do người đại diện của họ chỉ định khi vào viện lúc còn minh mẫn, sáng suốt bằng một văn bản hoặc theo quyết định của người có quyền đương nhiên mà pháp luật ghi nhận. Khi đó việc lấy BPCT được thực hiện ngay khi ngừng chăm sóc nếu trước đó họ đã đồng ý hiến. Trường hợp này được áp dụng ở các nước Bắc Âu, Tây Ban Nha, Úc… Việt Nam bỏ ngỏ vấn đề này và là trường hợp tránh áp dụng do ta chưa thừa nhận quyền được chết như một quyền đích thực cần phải có của cá nhân.
III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ HIẾN BPCT NGƯỜI.
1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hiến BPCT người.
Đến hiện tại, nhiều bệnh viện đã công bố khả năng thực hiện các ca phẫu thuật ghép trị liệu, các ngân hàng mô lần lượt được thành lập và bước đầu đi vào hoạt dộng; việc thành lập TTĐPQG (Trung tâm điều phối quốc gia) cũng được đề cập nhưng đến nay vẫn chưa thấy dấu hiệu tồn tại nào của nó ngay cả một trang web đơn giản để giới thiệu cũng không thể tìm thấy, tình hình triển khai xây dựng và đưa vào vận hành rõ rang là rất chậm chạp trong khi chính nó lại đóng vai trò quan trọng nhất, là đầu mối quản lý hoạt động hiến, ghép BPCT. Trong khi TTĐPQG chưa thể hoạt đọng mà thực trạng công tác quản lý y tế của nước ta còn chưa theo kịp với sự phát triẻn là điều chỉnh ngành y tế cũng phải thừa nhận đã làm cho lo ngại về việc kiểm soát khả năng thương mại, sự buông lơi quản lý, quản lý thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ đối với những ngân hàng này hiện hữu ngày càng rõ nét, đặc biệt chưa có một chế tài nghiêm khắc nào liên quan đến lĩnh vực này được luật hóa. Lúc này việc thực hiện quyền hiến của nhân dân còn rất khó khăn nếu không nói là chưa có bước nào đáng kể dù luật 75/06 đã ra đời và có hiệu lực từ năm 2006. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu vẫn xoay quanh vấn đề thiếu kinh phí, nhân lực nhưng thiếu nhất chính là hoạt động tuyên truyền chưa thực sự tích cực và có chiều sâu, chưa có kế hoạch cụ thể.
Khác với các nước phát triển khoảng 90% nguồn cung cấp BPCT từ bệnh nhân chết não, thì ở Việt Nam nguồn cho BPCT chủ yếu vẫn lấy từ ngườ co sống cùng huyết thống. Tháng 11/2007 mới có một ca hiến thận tự nguyện không cùng huyết thống đầu tiên tại Việt Nam là của một sư ông hiến cho một bé trai 15 tuổi. Hiến giác mạc có đơn giản hơn về kỹ thuật so với hiến ghép các tạng như thận, gan, tim nhưng mới chỉ có 40 người đăng ký hiến tặng giác mạc sau khi qua đời và 9 người đã hiến tặng giác mạc cho Ngân hàng mắt thuộc Viện Mắt Trung ương, trong khi ở Việt Nam có tới 300.000 người có nhu cầu ghép giác mạc. Để thêm nguồn giá mạc góp phần giải phóng mù lòa cho người bệnh, đã có hơn 400 thầy thuốc của bệnh viện Mắt trung ương tình nguyện đăng ký hiến giác mạc sau khi qua đời.
Tình hình này cũng tương tự ở nhiều nước trên thế giới, phải nhiều
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hiến bộ phận cơ thể người (luật dân sự 1).doc