Tiểu luận Hiện trạng quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 4

NỘI DUNG 5

1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 5

2. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM CTR VÀ CTNH 10

3. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN CTNH 12

4. LƯU GIỮ CTNH 14

4.1 Các nguyên tắc tồn trữ chất nguy hại 14

4.2 Kho lưu trữ chất thải rắn nguy hại 15

4.3 Lưu trữ chất thải rắn nguy hại ngoài trời 19

5. THỰC TRẠNG XỬ LÝ CTNH Ở VIỆT NAM 20

6. CÔNG CỤ PHÁP LUẬT VÀ CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN

LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI 23

6.1 CÔNG CỤ PHÁP LUẬT 23

6.1.1 Các văn bản quy phạm pháp luật 23

6.1.2 Một số tiêu chuẩn Việt Nam 24

6.2 CÔNG CỤ KINH TẾ 25

7. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ CHẤT NGUY HẠI Ở VN 27

8. CÁC CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM CTNH 30

8.1. Kiểm toán chất thải nguy hại 30

8.1.1. Kiểm toán việc phát sinh chất thải nguy hại 30

8.1.2. Các giai đoạn thực hiện kiểm toán 31

8.2. Áp dụng sản xuất sạch hơn 32

8.3. Sản xuất và tiêu thụ bền vững 32

8.3.1. Sản xuất bền vững 32

8.3.2. Tiêu thụ bền vững 33

8.4. Tiết kiệm tài chính 34

KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

 

doc37 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 6561 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hiện trạng quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sách chính quyền địa phương và đóng góp của các hộ dân (mức đóng góp do chính quyền địa phương quyết định, thường là 2500-5000VND/người/tháng).Sơ đồ dưới đây cho thấy mô hình thu gom và xử lý chất thải ở các đô thị Việt Nam, trong đó các tổ chức môi trường đô thị chủ yếu làm công việc thu gom và vận chuyển đến nơi chôn lấp. Mô hình thu gom và xử lý chất thải ở các đô thị Việt Nam Việc thu gom chất thải ở Việt Nam hiện còn chưa thực hiện phân loại tại nguồn 1 cách rộng rãi.Sự phân loại chất thải tại nguồn đang được tiến hành thử nghiệm ở 1 số đô thị lớn và sẽ được mở rộng trong 1 tương lai gần để giảm áp lực cho việc xử lý chất thải (chôn lấp, tái sử dụng, tái chế, làm phân hữu cơ,…). Hiện tại theo đánh giá trong các Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia hàng năm thì năng lực thu gom chất thải ở các đô thị vừa và nhỏ chỉ vào khoảng 20-30%, ở đô thị lớn khoảng 60-80% tổng lượng thải phát sinh. Tỷ lệ thu gom chất thải ở đô thị còn khiêm tốn là bởi 1 phần năng lực hoạt động của các tổ chức môi trường còn yếu, thiếu phương tiện thu gom và vận chuyển thô sơ cũng như nguồn tài chính huy động được cho công việc này còn rất hạn chế, phần khác công tác này chưa mở rộng ra được để thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân. Việc thu gom chất thải công nghiệp cho đến nay vẫn chưa được tổ chức 1 cách có hệ thống, nhất là đối với chất thải công nghiệp nguy hại.Các cơ sở công nghiệp thường lưu giữ chất thải rắn ở cơ sở mình và hợp đồng với các công ty môi trường đô thị vận chuyển khỏi cơ sở của họ để xử lý cùng với chất thải đô thị đến bãi chôn lấp nếu như không có 1 cơ sở sản xuất, kinh doanh nào khác có nhu cầu mua lại để tái chế/tái sử dụng. Đối với việc thu gom chất thải y tế, do đặc thù của loại chất thải này Bộ Y tế có quy định là các bệnh viện phải phân loại thành chất thải y tế nguy hại và không nguy hại.Chất thải y tế thông thường được thu gom sau đó sẽ được các tổ chức môi trường đô thị vận chuyển đi chôn lấp.Chất thải y tế nguy hại được yêu cầu phải được xử lý bằng các thiết bị chuyên dụng (thiêu đốt). HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN CTNH Vận chuyển chất thải nguy hại là quá trình hoạt động quản lý chất thải nguy hại từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ đến nơi tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại là xe chuyên dùng. Xe vận chuyển đường bộ, xe lửa và tàu thủy là những phương tiện chủ yếu sử dụng để vận chuyển chất thải nguy hại.Hệ thống khí nén và hệ thống thủy lực cũng được dùng. Ở những nơi có thể vận chuyển chất thải từ trạm trung chuyển đến bãi chôn lấp bằng xe vận tải thì các loại xe có toa moóc, xe có toa kéo 1 cầu và xe ép được dùng để vận chuyển.Tất cả các loại xe này có thể sử dụng ở bất cứ loại trạm trung chuyển nào. Hiện tại có rất nhiều phương cách thu gom và vận chuyển như: Thu gom và vận chuyển bằng các xe chở rác: Loại này thường được sử dụng để thu gom và vận chuyển CTCN dạng rắn. Chất thải được chất lên xe bằng máy xúc bánh lốp hoặc guồng xúc và đổ xuống bằng cách nghiêng thân ben. Thu gom và vận chuyển bằng các xe có cẩu xếp dỡ: Loại xe này có kiểu thân giống với các thiết bị cơ khí bốc dỡ như là cần cẩu hay bàn nâng phía sau. Thu gom và vận chuyển bằng xe hút chân không chở bùn: Loại xe này có thể hút bùn hay chất thải lỏng lên thùng theo cách làm giảm áp suất bằng bơm chân không. Đường kính ống hút của xe này rộng hơn ống trong xe chân không dùng để giải quyết các chất lỏng có độ nhớt cao. Thu gom và vận chuyển bằng hệ thống thùng rời: Hệ thống này sử dụng loại xe tải chuyên dụng với thiết bị bốc dỡ bằng container có thể tháo rời. Do đó, với một xe có khả năng chở nhiều loại container riêng biệt. Thu gom và vận chuyển chất thải bằng xe tải lớn chở chất thải dạng lỏng: Đây là loại xe tải thường kín, nó có thể chở một số dạng chất thải lỏng có độ nhớt thấp khác nhau theo những khoang được trang bị trong thùng chứa này. Thu gom và vận chuyển khác: Tuỳ đặc điểm loại chất thải khác mà lựa chọn phương án vận chuyển cho phù hợp. Hệ thống thu gom vận chuyển chất thải nguy hại được mô tả trong hình dưới đây Thời gian được phép vận chuyển chất thải nguy hại cụ thể như sau: Đối với các tuyến đường vành đai: không hạn chế thời gian. Đối với các tuyến đường nội đô: từ 9h00 đến 16h00 và từ 21h00 đến 6h00 sáng hôm sau. 4. LƯU GIỮ CTNH 4.1 Các nguyên tắc tồn trữ chất nguy hại Chất nguy hại chỉ được lưu trữ tạm thời trong những vị trí, khu vực đã quy định, theo đúng nguyên tắc tiêu chuẩn. Nếu chưa được cấp giấy phép, chỉ nên lưu trữ chất nguy hại trong thời gian tối đa là 90 ngày.Thực ra, cũng có thể lưu trữ lâu hơn (từ 180 – 270 ngày) nếu chất thải sau đó sẽ được chuyển đi trên 300 km, với số lượng không được vượt quá 6000 kg, và phải đảm bảo những nguyên tắc bảo quản, lưu trữ. Bồn chứa chất nguy hại có thể tái sử dụng vào mục đích khác hay đem chôn lấp như chất thải rắn. Bồn chứa chất nguy hại không được sử dụng quá lâu và phải đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật cho việc đóng kín, xử lý khi bị ô nhiễm Đối với chất nguy hại dạng lỏng, ngay cả trong trường hợp chỉ lưu trữ dưới 90 ngày cũng cần phải tuyệt đối tuân thủ những nguyên tắc an toàn. Đối với chất nguy hại là những hợp chất hữu cơ bay hơi, đơn vị quản lý cần phải xác định rõ ngay từ đầu, kiểm soát được sự rò rỉ khí độc của bồn chứa.Khi thu gom, chiết rót chất nguy hại vào bồn có thể tích lớn hơn 0,5m3 phải tuân thủ những quy định về quản lý chất nguy hại. Toàn bộ hệ thống van đóng mở phải được lắp đặt và hoạt động theo đúng nguyên tắc an toàn. Việc thanh kiểm tra những khu vực lưu trữ chất nguy hại, thường xuyên theo định kỳ và đột xuất nếu cần thiết.Dữ liệu báo cáo về chất nguy hại phải được bảo lưu tối thiểu 3 năm để có thể đáp ứng kịp thời khi cần thiết và chứng minh việc tuân thủ những nguyên tắc quy định về quản lý. 4.2 Kho lưu trữ chất thải rắn nguy hại Việc tồn trữ một lượng đáng kể chất nguy hại cần có những nhà kho có điều kiện thích hợp đặc biệt cả về vị trí, kết cấu, kiến trúc công trình nhằm đảm bảo an toàn hàng hoá khi lưu trữ, an toàn cho cộng đồng và môi trường xung quanh. Trong đó, mối nguy hại cần được chú trọng nhất là an toàn cháy nổ. a. Thiết kế kho lưu trữ Chọn vị trí Chọn vị trí xây dựng nhà kho theo các yêu cầu chính sau đây - Nếu chọn vị trí đặt nhà kho nằm trong khu dân cư, loại hàng hoá cần bảo quản phải không được thải vào không khí các chất độc hại, không gây tiếng ồn, các yếu tố có hại khác không vượt mức quy định hiện hành về vệ sinh môi trường, không có yêu cầu vận chuyển bằng đường sắt. - Khi định vị nhà kho nằm trên đất xây dựng, phải đảm bảo yêu cầu công nghệ bảo quản hàng hoá. - Nếu được, nên bố trí khu lưu trữ chất nguy hại ở bên ngoài nhà xưởng sản xuất. Chất nguy hại khi được lưu trữ trong nhà xưởng thì phải cách phương tiện sản xuất dùng cho chất không dễ bắt lửa tối thiểu 3 mét và phải cách chất dễ cháy hay nguồn dễ bắt lửa ít nhất 10 mét. - Đảm bảo khoảng cách cho xe lấy hàng cũng như chữa cháy ra vào dễ dàng. Nguyên tắc an toàn khi thiết kế kho lưu trữ - Kho lưu trữ chất nguy hại phải được thiết kế sao cho nguy cơ cháy hay đổ tràn là thấp nhất và phải bảo đảm tách riêng các chất không tương thích. - Nhà kho được thiết kế tùy thuộc vào hạng chất nguy hại cần được bảo quản, phân theo nguy cơ nổ, cháy nổ và cháy, như đã quy định trong TCVN-2622:1995.Nhà kho có thể dùng để bảo quản một hoặc một số loại hàng hoá, nhưng phải đảm bảo yêu cầu công nghệ và tuân thủ TCVN 2622:1995. Nguyên tắc Theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam, các nguyên tắc cơ bản để thiết kế nhà kho được ghi trong TCVN 4317-86 và những quy định tại một số TCVN khác.Ngoài những quy định chung về kết cấu công trình, thiết kế các kho lưu trữ chất nguy hại cần đặc biệt quan tâm đến các tiêu chuẩn phòng chống cháy nổ: • Tính chịu lửa • Ngăn cách cháy • Thoát hiểm • Vật liệu trang trí, hoàn thiện cách nhiệt • Hệ thống báo cháy • Hệ thống chữa cháy • Phòng trực chống cháy Vật liệu xây dựng Vật liệu xây dựng kho phải là vật liệu không dễ bắt lửa và khung nhà phải được gia cố chắc chắn bằng bê tông hay thép.Tốt hơn nên bọc cách nhiệt khung thép. Vật liệu cách nhiệt phải là vật liệu không bắt lửa chẳng hạn như len khoáng hay bông thủy tinh. Vật liệu thích hợp nhất vừa chống cháy vừa làm tăng độ bền và độ ổn định là bê tông, gạch đặc hay gạch bê tông. Ống dẫn hay dây điện bắt xuyên qua tường chống cháy phải được đặt trong các nắp chụp chậm bắt lửa. Kết cấu và bố trí kiến trúc công trình Bất kỳ khu vực kín và rộng nào cũng phải có lối thoát hiểm theo ít nhất hai hướng. Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng (bằng bảng hiệu và sơ đồ…) và được thiết kế dễ dàng thoát ra trong trường hợp khẩn cấp. Cửa thoát hiểm dễ mở trong bóng tối hay trong lớp khói dày đặc và tốt hơn nên trang bị thanh thoát hiểm. Kho chứa phải được thông gió tốt có lưu ý đến chất lưu trữ, thích hợp là để hở trên mái, trên tường bên dưới mái hay gần sàn nhà.Sàn kho không thấm chất lỏng.Sàn phải bằng phẳng nhưng không trơn trượt và không có khe nứt để dễ lau chùi và có thể chứa nước rò rỉ, chất lỏng bị đổ tràn hay nước chữa cháy đã bị nhiễm bẩn, ví dụ tạo các gờ hay lề bao quanh. Trong kho lưu trữ chất độc hại phải tránh dùng đường cống hở để ngăn ngừa sự phóng thích không kiểm soát được các chất bị đổ hay nước chữa cháy đã nhiễm bẩn.Mọi đường cống phải được dẫn đến hố ngăn để loại bỏ sau. b. Các thiết bị, phương tiên an toàn tại kho lưu trữ Lắp đặt các phương tiện chiếu sáng và thiết bị điện khác tại vị trí cần thiết và bảo trì bởi thợ điện có năng lực, không được phép lắp đặt tạm thời. Mọi trang thiết bị điện phải được nối đất và có bộ ngắt mạch khi rò điện, bảo vệ quá tải. Nơi lưu trữ dung môi có nhiệt độ bắt cháy thấp hay bụi hóa chất mịn thì phải sử dụng thiết bị chịu lửa. Các thiết bị dụng cụ ứng cứu sự cố được trang bị đầy đủ. Hệ thống báo cháy, dập cháy c. Thao tác vận hành an toàn tại kho lưu trữ Công tác tại kho lưu trữ yêu cầu phải đảm bảo tính an toàn và vệ sinh kho nghiêm ngặt, tránh các nguy cơ có thể xảy ra như cháy, rò rỉ… nhằm đạt hiệu quả cao cho sản xuất, giảm tổn hại nếu sự cố gây ra. Mọi nhân viên phụ trách kho phải sẵn sàng áp dụng các chỉ dẫn sau: Bảng dữ liệu an toàn (MSDS) của tất cả các chất được lưu trữ và vận chuyển Các hướng dẫn và công tác an toàn, công tác vệ sinh. Các hướng dẫn những khi có sự cố. Bố trí hàng trong kho. Phải tách biệt chất nguy hại với khu vực có người ra vào thường xuyên. Có khoảng trống giữa tường với các kiện lưu trữ gần tường nhất và chừa lối đi lại bên trong các khối lưu trữ để kiểm tra, chữa cháy và được thoáng gió. Phải sắp xếp khối lưu trữ sao cho không cản trở xe nâng và các thiết bị lưu trữ hay thiết bị ứng cứu khác. Chiều cao khối lưu trữ không vượt quá 3m trừ khi sử dụng hệ thống giá đỡ. Các chất nguy hại phải cách ly theo phân loại quốc tế quy định Chất nguy hại không được Lưu trữ trong kho chung với nguyên liệu thực phẩm. Chở và vận chuyển trên cùng một phương tiện với nguyên liệu thực phẩm. Công tác an toàn, vệ sinh. Nhập và xuất hàng trong kho theo đúng hướng dẫn an toàn sử dụng đối với từng loại hàng hoá nguy hại.Kiện hàng lưu trước phải được sử dụng trước. Kho hàng phải thường xuyên được kiểm tra rò rỉ hay hư hại cơ học.Phải giữ sàn kho sạch sẽ.Tất cả các thiết bị ứng cứu, đường đi dẫn đến lối ra phải thông thoáng, không có vật cản và giữ sạch sẽ.Bảo trì máy móc, thiết bị thường xuyên đảm bảo ở tình trạng hoạt động tốt. Lập sơ đồ kho, chỉ rõ dạng nguy hại trong từng phần của khu lưu trữ bao gồm một bảng kê khai trình bày vị trí và số lượng của chất hoặc nhóm chất được lưu trữ với các đặc tính nguy hại của chúng; chỉ ra vị trí thiết bị chữa cháy và cứu ứng sẵn sàng sử dụng; chỉ ra đường đi lại và lối thoát hiểm.Thủ kho giữ một bản và cập nhật hàng tuần. 4.3. Lưu trữ chất thải rắn nguy hại ngoài trời Khi lưu trữ chất nguy hại ngoài trời phải có mái che mưa nắng.Các thùng chứa phải đặt thẳng đứng trên gỗ lót, phải lưu trữ các thùng sao cho luôn có đủ đường ra vào để chữa cháy.Thùng lưu trữ trên mặt đất phải được đặt trong khu vực có đắp gờ ngăn cách có thể tích không nhỏ hơn 110% thùng lớn nhất đặt bên trong. Các chất nguy hại chứa trong thùng trên mặt đất không được lưu trữ chung trong các khu vực riêng biệt nếu không có cùng cách phân loại quốc tế.Gờ ngăn cách từng khu vực phải được làm bằng vật liệu chống thấm. Các thùng lưu trữ lượng lớn chất lỏng dễ cháy không được đặt trong cự ly 500m cách khu dân cư hay 200m cách khu sinh hoạt của công nhân.Mọi thùng lưu trữ mới ngầm dưới đất (kể cả lưu trữ sản phẩm dầu khí) phải được trang bị phương tiện kiểm tra rò rỉ và nếu đặt trong vùng nhạy cảm (gần nguồn nước ngầm dùng cho sinh hoạt hay dùng cho nông nghiệp) phải thiết kế tường đôi.Mọi thùng chứa, mạng ống ngầm, hệ thống chuyển tải và máy móc thiết bị phải được nối đất hay được bảo vệ bằng phương tiện thích hợp khác.Các phương thức hoạt động phải tránh được sự cố. Nhà ăn, phòng thay quần áo không được xây dựng như là một phần cấu thành nhà kho mà phải xây tách biệt với khu lưu trữ ít nhất 10m.Cần phải có các phương tiện rửa thích hợp, có vòi nước rửa mắt trong trường hợp khẩn cấp.Không cho phép đặt khu nhà ở hay nhà bếp trong kho bãi lưu trữ chất nguy hại. 5. THỰC TRẠNG XỬ LÝ CTNH Ở VIỆT NAM Ở Việt Nam thu hồi và tái chế, tái sử dụng chất thải còn hạn chế, việc xử lý chất thải chủ yếu là chôn lấp. Các bãi chôn lấp chất thải ở các địa phương, kể cả ở các đô thị lớn, được xây dựng chưa hợp vệ sinh và chưa được quy hoạch phù hợp với yêu cầu phát triển nhanh và rộng của sản xuất, kinh doanh cũng như đô thị hóa. Sự tồn tại các bãi chôn lấp chất thải ở các địa phương đang tạo nên những nỗi bức xúc về môi trường không chỉ cho cộng đồng dân cư gần bãi chôn lấp mà còn cả cư dân ở các địa bàn thu gom chất thải. Số liệu thống kê về phát thải chất thải nguy hại chưa đầy đủ nên chưa quản lý và xử lý tốt loại chất thải này. Đó là chưa kể sau nhiều năm chiến tranh còn tồn lưu các hóa chất độc ở nhiều địa bàn và nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật không còn giá trị sử dụng cũng còn tồn đọng khá nhiều đòi hỏi phải sớm có giải pháp xử lý. Năng lực quản lý chất thải nguy hại nói chung và xử lý chất thải nguy hại nói riêng ở Việt Nam còn rất hạn chế. Các chất thải rắn nguy hại công nghiệp phát sinh và tập trung chủ yếu ở các khu vực kinh tế trọng điểm và phần lớn đang được lưu giữ tạm thời để chờ xây dựng các cơ sở xử lý. Các chất thải nguy hại công nghiệp cũng phát sinh từ các cơ sở sản xuất tái chế chất thải, tập trung ở các làng nghề tái chế chất thải (chủ yếu trong nước thải). Sự ô nhiễm bởi các chất thải nguy hại ở các làng nghề tái chế tăng lên rất nhiều bởi nước thải với các chất thải nguy hại( kim loại nặng, hóa chất độc,..) không được xử lý và xả thẳng vào các nguồn nước hoặc cống rãnh thoát nước tự nhiên trong làng. Phương thức xử lý chất thải rắn nói chung và chất thải nguy hại công nghiệp nói riêng chủ yếu là chôn lấp vì nhiều lý do như kinh tế, quản lý,... Phương thức xử lý chất thải rắn nguy hại bằng thiêu đốt cũng đang được sử dụng thông qua tận dụng , sử dụng công nghệ sản xuất xi măng đang rất phát triển ở Việt Nam. Thiêu đốt bằng lò nung xi măng được xem là ưu việt vì tận dụng được nguồn nguyên liệu và xử lý môi trường tốt hơn. Đối với chất thải y tế thì chất thải rắn y tế hiện thường được thu gom và xử lý chung cùng với chất thải rắn đô thị, là đưa đi chôn lấp ở bãi rác. Còn đối với chất thải rắn y tế nguy hại thì phương pháp đốt đang được áp dụng với tỷ lệ đốt ngày càng tăng nhờ những cố gắng nỗ lực đầu tư của Nhà nước. Đầu tư trung bình cho 1 lò đốt y tế thiết kế và sản xuất trong nước cỡ 300 triệu đồng và cho 1 lò đốt nhập ngoại là cỡ 3 tỷ đồng. Tuy vậy các lò đốt chất thải y tế nguy hại hiện nay còn chưa sử dụng hết công suất và việc xử lý chất thải y tế nguy hại không đúng kỹ thuật đã gây ra những rủi ro về sức khỏe. Các bệnh viện đều phải tự đầu tư tài chính để trang trải cho các khoản chi phí vận hành lò đốt từ nguồn kinh phí hiện có của bệnh viện nên không đủ nguồn lực để vận hành các lò đốt, các chất thải y tế nguy hại thường không được xử lý 1 cách thích hợp và thường xuyên bị lẫn với các loại chất thải y tế thông thường khác. Nước thải từ các bệnh viện đang còn là 1 vấn đề không nhỏ đối với môi trường bởi 2 lý do: - Đa phần nước thải bệnh viện không được xử lý trước khi đưa vào hệ thống thoát nước chung - Cơ sở hạ tầng của các địa bàn nơi có bệnh viện còn yếu kém, hầu hết các nguồn nước thải đều đổ chung vào hệ thống thoát nước chung để rồi sau đó thải ra sông, gây ô nhiễm các nguồn nước mặt. Nhìn chung việc xử lý chất thải ở Việt Nam còn chưa tốt, tạo nên sức ép và thách thức ngày càng gia tăng đối với bảo vệ môi trường và việc khắc phục chúng đòi hỏi thời gian và nguồn tài chính không nhỏ. Hiện tại có tới 96% chất thải thu gom được vận chuyển tới bãi chôn lấp không chỉ làm tăng gánh nặng cho việc tìm kiếm các địa điểm lựa chọn làm nơi chôn lấp chất thải rắn, làm tăng các nguy cơ, hiểm họa đối với môi trường và người dân xung quanh mà còn làm lãng phí 1 nguồn vật liệu và năng lượng có thể thu hồi cho tái chế và sản xuất. Hiện trạng một số công nghệ xử lý CTNH điển hình ở Việt Nam Tính tới tháng 10/2010, Tổng cục Môi trường đã cấp phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH liên tỉnh cho 36 cơ sở. Chưa kể, còn có các cơ sở do các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố cấp phép. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu này không đề cập đến các cơ sở do địa phương cấp phép do tính không phổ biến và đại diện. Các công nghệ điển hình và phổ biến hiện nay được tóm tắt trong bảng 4 dưới đây. Bảng 4. Một số công nghệ xử lý CTNH phổ biến ở Việt Nam TT Tên công nghệ Số cơ sở áp dụng Số môđun hệ thống Công suất phổ biến 1 Lò đốt tĩnh hai cấp 21 24 50 - 1000 kg/h 2 Đồng xử lý trong lò nung xi măng 2 2 30 tấn /h 3 Chôn lấp 2 3 15.000 m3 4 Hóa rắn (bê tông hóa) 17 17 1 – 5 m3/h 5 Xử lý, tái chế dầu thải 13 14 3-20 tấn/ngày 6 Xử lý bóng đèn thải 8 8 0,2 tấn/ngày 7 Xử lý chất thải điện tử 4 4 0,3 – 5 tấn/ngày 8 Phá dỡ, tái chế ắc quy chì thải 6 6 0,5 – 200 tấn/ngày 6. CÔNG CỤ PHÁP LUẬT VÀ CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI 6.1 CÔNG CỤ PHÁP LUẬT 6.1.1 Các văn bản quy phạm pháp luật LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Chương VIII: Quản lý chất thải Mục 2: Quản lý chất thải nguy hại Điều 70.Lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại Điều 71.Phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại Điều 72.Vận chuyển chất thải nguy hại Điều 73.Xử lý chất thải nguy hại Điều 74.Cơ sở xử lý chất thải nguy hại Điều 75.Khu chôn lấp chất thải nguy hại Điều 76.Quy hoạch về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2006. Nghị định số 80/2006/ NĐ – CP và số 21/2008/NĐ – CP của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành 1 số điều của Luật Bảo Vệ Môi Trường Nghị định 59/2007/NĐ-CP của Chính Phủ về Quản lý chất thải rắn ban hành ngày 9/4/2007 Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT của Bộ TNMT về việc ban hành Danh mục các chất thải nguy hại Thông Tư số 12/2006/TT- BTNMT của Bộ TNMT Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại Quyết định số 43/2007/ QĐ-BYT- của Bộ Trưởng Y tế về việc ban hành quy chế quản lý chất thải Y tế Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các chất thải nguy hiểm và việc tiêu hủy chúng. 6.1.2 Một số tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5938:2005: chất lượng không khí – nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh TCVN 5940: 2005: chất lượng không khí – tiêu chuẩn khí thải công nghiệp với một số chất hữu cơ TCVN 6560:2005: Lò đốt chất thải rắn y tế - khí thải lò đốt chất thải rắn y tế- giới hạn cho phép TCVN 6705-2000: Chất thải không nguy hại. TCVN 5507-2002: hoá chất nguy hiểm- quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển. 6.2 CÔNG CỤ KINH TẾ Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải nguy hại nói riêng được áp dụng dựa trên các nguyên lý quản lý của nền kinh tế thị trường và được phổ biến rất rộng rãi trong những năm qua ở nhiều nước trên thế giới. Các công cụ kinh tế có thể bao gồm các loại phí, lệ phí về bảo vệ môi trường thuế tài nguyên và môi trường...với mục đích tạo ra các cơ chế kinh tế bắt buộc các nhà sản xuất-kinh doanh-dịch vụ phải tìm mọi cách để tiết kiệm tài nguyên, tăng cường sử dụng các loại nguyên-nhiên-vật liệu thân thiện với môi trường hơn, tăng cường trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ sự cân bằng sinh thái, giảm thiểu chất thải tại nguồn, tái sử dụng một cách tối đa các chất thải được phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.Công cụ kinh tế có khả năng hỗ trợ đắc lực cho các công cụ pháp luật trong kiểm soát ô nhiễm, giảm bớt sức ép nặng nề cho các cơ quan cưỡng chế thi hành pháp luật. Những công cụ kinh tế có tác động mạnh mẽ và trực tiếp nhất vào các nhà sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là các loại thuế, phí và lệ phí về tài nguyên và môi trường, như: - Thuế tài nguyên: là loại thuế trực thu hay gián thu đối với việc khai thác, sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên như: khoáng sản rắn, khoáng sản nhiên liệu, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, nước mặt, nước ngầm, đất đai v.v... - Phí môi trường: là các loại phí được thu đối với việc xả thải vào môi trường xung quanh các chất thải rắn, lỏng, khí và các chất thải khác; phí sử dụng các hệ sinh thái nhạy cảm hoặc hệ sinh thái đặc thù.Phí môi trường được thu nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên cho việc duy trì, bảo vệ và cải thiện các thành phần môi trường, giữ gìn sự cân bằng sinh thái và các chi phí khác về tổ chức và quản lý phục vụ cho vấn đề bảo vệ môi trường nói chung.Có nhiều phương pháp tính phí môi trường như tính phí môi trường dựa vào lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường, tính phí môi trường dựa vào mức tiêu thụ đầu vào các loại nguyên liệu, tính phí môi trường dựa vào mức sản xuất đầu ra, tính phí môi trường dựa vào lợi nhuận của doanh nghiệp... Phương pháp tính phí môi trường dựa vào lượng chất thải là cách tính theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Ngoài các loại thuế và phí nói trên, còn có một số công cụ kinh tế khác, như: - Lệ phí hành chính - Tạo lập thị trường ô nhiễm - Giấy phép chuyển nhượng/ bán lượng xả thải chất ô nhiễm. - Các khoản trợ cấp, các khoản vay lãi suất thấp - Hệ thống ký quỹ - hoàn trả - Côta môi trường: - Ký quỹ môi trường -Hỗ trợ tài chính của Nhà nước Tóm lại, sử dụng công cụ kinh tế trong việc quản lý chất thải nguy hại có một số ưu điểm như: - Khuyến khích sử dụng các biện pháp chi phí - hiệu quả để đạt được các mức ô nhiễm có thể chấp nhận được. - Kích thích sự phát triển công nghệ và tri thức chuyên sâu về kiểm soát ô nhiễm môi trường. - Cung cấp cho chính phủ một nguồn thu nhập để hỗ trợ cho các chương trình kiểm soát ô nhiễm môi trường. - Cung cấp tính linh động cho việc kiểm soát ô nhiễm môi trường. - Xác định mức độ kiểm soát khả thi và thích hợp đối với mỗi nhà máy và sản phẩm. 7. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ CHẤT NGUY HẠI Ở VIỆT NAM Việc quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp của các bộ, ngành và các địa phương hiện nay chưa đáp ứng được những đòi hỏi của tình hình thực tế.Vì vậy, nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải đang là một vấn đề cấp bách đối với hầu hết các đô thị trong cả nước. Hiện nay, phần lớn các tỉnh, thành phố chưa có các bãi chôn lấp chất thải được xây dựng đúng quy cách đảm bảo vệ sinh môi trường, ngoại trừ một số địa phương như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng (có nơi đã hoặc đang tiến hành xây dựng bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh). Công tác quy hoạch và xây dựng các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh ở một số tỉnh, thành phố còn gặp nhiều khó khăn như về quỹ đất, (đặc biệt là các tỉnh vùng đồng bằng đông dân cư), vốn đầu tư xây dựng, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân ở các vùng dự kiến quy hoạch bãi chôn lấp chất thải... Chưa có mức phí hợp lý cho quản lý chất thải, mức thu phí hiện tại cho quản lý chất thải chưa đáp ứng đầy đủ và đúng mức cho yêu cầu của công tác quản lý chất thải. Ngân sách nhà nước chi cho việc thu gom, xử lý chất thải còn ở mức rất thấp.Trên toàn quốc chưa có một cơ sở xử lý tập trung đối với các chất thải công nghiệp nguy hại.Các chất thải không được phân loại, chất thải nguy hại và chất thải sinh hoạt được tập trung chôn lấp đơn giản tại cùng một địa điểm.Một số cơ sở công nghiệp có nhiều chất thải nguy hại đang phải lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại chờ xử lý. Phần lớn các chất thải y tế thu gom được từ các bệnh viện, trạm y tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc chữa bệnh chưa được thiêu đốt tại các lò đốt đạt yêu cầu vệ sinh môi trường mà còn được chôn lấp chung với các chất thải sinh hoạt. Hiện tại, Chính phủ đã thông qua dự án 25 lò đốt chất thải rắn từ nguồn vốn ODA để lắp đặt cho các bệnh viện. Tuy nhiên việc quản lý và xử lý chất thải rắn y tế còn nhiều khó khăn như: Thiếu kinh phí đầu tư xây dựng,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHiện trạng quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan