Tiểu luận Hình ảnh con người Hồ Chí Minh

 Hồ Chí Minh _ hình ảnh của sự nhân từ của đức chúa

 Kế thừa lòng nhân ái, đức hy sinh của Thiên chúa giáo: Nói đến việc kết hợp văn hóa Đông, Tây trong con người Hồ Chí Minh, không thể không đề cập đến sự kế thừa lòng nhân ái, đức hy sinh, những giá trị cơ bản của Thiên chúa giáo. Người đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân lao động khỏi ách áp bức, bóc lột; đã là hiện thân của lòng nhân ái và đức hy sinh cao cả. Sau này, Người luôn luôn giáo dục cán bộ, đảng viên về lòng thương người, thương dân, thương các chiến sỹ ngoài mặt trận - đó là những tư tưởng thấm đậm những giá trị cao cả mang tính nhân loại mà Thiên chúa giáo đã khởi xướng và răn dạy.

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2181 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hình ảnh con người Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bọc trong một dáng dấp rất tự nhiên”. Hồ Chí Minh là người hiểu rõ truyền thống yêu nước của người Việt Nam. Trong hệ thống giá trị truyền thống của dân tộc, yêu nước là giá trị hàng đầu, là cơ sở để tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Nhân ngày lễ Giáng sinh ( 25- 12- 1945 ), trong Thư gửi các vị linh mục và đồng bào Công giáo Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định nguyện vọng chung của cả dân tộc:" Cách đây một nghìn chín trăm bốn mươi nhăm năm trước, cũng ngày hôm nay, một vị thánh nhân là Đức Chúa Giê Su ra đời. Suốt đời Ngài chỉ hy sinh phấn đấu cho tự do, cho dân chủ. Từ ngày Ngài giáng sinh cho đến nay, đã gần 2000 năm, nhưng tinh thần nhân ái của Ngài chẳng những không phai nhạt, mà toả ra đã khắp, ngấm vào đã sâu. Hồ Chí Minh cho rằng, người Việt Nam dù theo tôn giáo nào thì đức tin tôn giáo và lòng yêu nước cũng không có gì mâu thuẫn, ngược lại còn thống nhất với nhau. Đối với tín đồ đạo Thiên Chúa, kính Chúa - yêu nước không chỉ là tình cảm, niềm tin mà còn là hành động noi gương Đức Chúa bởi:" Chúa Cơ đốc hy sinh để cứu loài người khỏi ách nô lệ, và đưa loài người về bình đẳng, bác ái, tự do" và" Phúc Âm dạy chúng ta rằng: Chúa Cơ đốc sinh ra làm gương mọi giống, phúc đức như hy sinh vì nước vì dân, làm gương lao động, công bằng, ruộng đất,…". Tuy nhiên Người không chỉ dừng lại ở đức tin tôn giáo và lòng yêu nước nói chung mà còn phát triển trên một trình độ cao hơn. Đó là: Đức tin tôn giáo có sự trùng hợp với mục tiêu, lý tưởng cộng sản. Người nói:" Nếu Đức Giê Su sinh ra vào thời đại chúng ta và phải đặt mình vào những nỗi khổ đau của người đương thời, chắc Ngài sẽ là một người xã hội chủ nghĩa đi tìm đường cứu khổ loài người". Cũng như vậy, đối với đức Khổng Tử, Hồ Chí Minh nói:" Nếu Khổng Tử sống ở thời đại chúng ta…, cũng có khả năng siêu nhân này chịu thích ứng nhanh chóng với hoàn cảnh trở thành người kế tục trung thành của Lênin". Đối với Hồ Chí Minh, việc xây dựng và củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc là hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới thành công của sự nghiệp cách mạng. Để xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc, Người coi trọng công tác tôn giáo, xem công tác tôn giáo là một bộ phận của công tác vận động quần chúng. Người thường xuyên thăm hỏi, động viên đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo, hướng hoạt động của họ theo phương châm sống " tốt đời, đẹp đạo"," Sống phúc âm trong lòng dân tộc", " dân tộc - đạo pháp và chủ nghĩa xã hội". Để xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam, Hồ Chí Minh trân trọng, chắt lọc, kế thừa những giá trị quý báu của truyền thống văn hoá dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại, trong đó có các giá trị văn hoá - đạo đức tôn giáo. Người tự nhận mình là học trò của những vị sáng lập ra các tôn giáo lớn như : Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử, Giê Su, của các vị cách mạng tiền bối như Tôn Dật Tiên, C. Mác. Có lẽ vì thế mà một nhà văn - nhà báo phương Tây đã có nhận xét tinh tế về Người: "ở con người Hồ Chí Minh mỗi người đều thấy hiển hiện của nhân vật cao quý nhất, bình dị nhất và được yêu quý nhất trong gia đình mình…Hình ảnh Hồ Chí Minh được hoàn chỉnh với sự khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học của C. Mác, thiên tài cách mạng của V. I.Lênin và tình cảm của một người chủ gia tộc, tất cả bao bọc trong dáng dấp rất tự nhiên". Hồ Chí Minh đã gạn đục khơi trong, tiếp thu những giá trị của tôn giáo như: Đạo lý uống nước nhớ nguồn của đạo thờ tổ tiên, quan niệm nhân nghĩa của đạo Nho, từ bi của Phật, bác ái, bình đẳng của Chúa. Người nói:"Chúa Giê Su dạy: Đạo đức là bác ái, Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi, Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa". Người còn chỉ ra sự tương đồng của các tôn giáo là: "Mục tiêu cao cả của Phật Thích Ca và Chúa Giê Su đều giống nhau: Thích Ca và Giê Su đều muốn mọi người có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng chú, tự do và thế giới đại đồng". Người đánh giá cao ưu điểm của Nho giáo là trọng tu dưỡng cá nhân và Người đưa ra lời khuyên: "… chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử, về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của V.I.Lênin". Hồ Chí Minh còn chú trong khi khai thác sự hy sinh cao cả của các vị sáng lập ra các tôn giáo để nêu gương giáo dục đồng bào tôn giáo và đồng bào nói chung:" Đức Giê Su hy sinh vì muốn loài người được tự do hạnh phúc". Hồ Chí Minh với phật giáo Tiếp thu tư tưởng vị tha ở Phật giáo, Hồ Chí Minh là hiện thân của lòng nhân ái, độ lượng, khoan dung - những nét đặc trưng của giáo lý đạo Phật. Thứ nhất là, tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân - một tình yêu bao la không chỉ dành cho con người mà dành cho cả chim muông, cây cỏ. Thứ hai là, nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện. Thứ ba là, tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại mọi phân biệt đẳng cấp. Thứ tư là, Phật giáo Thiền tông đề ra luật “chấp tác”: “nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” (một ngày không làm, một ngày không ăn), đề cao lao động, chống lười biếng. Cuối cùng, Phật giáo vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta, đã hình thành nên Thiền phái Trúc lâm Việt Nam, chủ trương sống không xa rời, lẩn tránh mà gắn bó với đời sống của nhân dân, với đất nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân, chống kẻ thù dân tộc. Như thế, có thể nói, những mặt tích cực của Phật Việt Nam đã đi vào đời sống tinh thần dân tộc và nhân dân lao động. Gia đình Bác Hồ là gia đình nhà nho nghèo, gần gũi với nông dân, cũng thấm nhuần tinh thần đó và để lại dấu ấn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghiên cứu cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều chúng ta dễ dàng bắt gặp là ở chỗ Người có nhiều mối quan hệ gắn bó với Phật giáo, không chỉ ở mặt tư tưởng, tình cảm mà cả chính bằng những việc làm cụ thể. Trên bình diện tư tưởng, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều mặt gần gũi, gặp gỡ với giáo lý Phật giáo. Cốt tủy của Phật giáo là Từ bi hỷ xả, Vô ngã vị tha, Cứu khổ cứu nạn. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Tôn chỉ mục đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm”(1). Mang khát vọng giải phóng nhân quần ra khỏi cảnh khổ đau, Thái tử Tất Đạt Đa đã rời bỏ cảnh sống vương giả, xuất gia tìm đạo: “Ta không muốn sống trong cung vàng điện ngọc, Ta không muốn sống trong cảnh vương giả trị vì thiên hạ, hưởng cuộc đời sung sướng cao sang trên mồ hôi nước mắt của lê dân. Ta không muốn sống trong xã hội bất công mà Ta đã chứng kiến. Ta quyết định ra đi, dù phải xông pha trên gió bụi lao lung, Ta cố tìm ra mối đạo giải thoát cho nhân loại muôn loài” Ảnh tư liệu Bảo tàng HCM - Xuân Loan sưu tầm Cùng với hạnh nguyện trên đây của Thái tử Tất Đạt Đa, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, đã sớm nhận ra cảnh: Trên đời nghìn vạn điều cay đắng Cay đắng chi bằng mất tự do. Cách đây trên 2.500 năm, khát vọng công bằng xã hội đã được Đức Thế Tôn nêu lên như một quy luật xã hội, cô đọng lại trong lời dạy nổi tiếng, mang tính vượt thời gian: “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn. Mỗi người khi mới sanh không phải có sẵn dấu tin-ca (tilca) trên trán, không đeo sẵn dây chuyền trong cổ”. Phật dạy các đệ tử: “Này các Tỳ kheo! Hãy tu hành vì hạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc và an lạc cho chư Thiên và loài người” (Tương Ưng Bộ kinh); “Này các Tỳ kheo! Xưa và nay Ta chỉ nói lên sự khổ và diệt khổ” (Trung Bộ kinh). Với Hồ Chí Minh thì “tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng… Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Vì vậy đối với Người, “bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích là làm sao ích quốc lợi dân. Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn đau khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. Phật giáo chủ trương: “Dĩ chúng tâm kỷ tâm”. Đối với Phật giáo, con người là cao hơn tất cả: “Nhân thị tối thắng”. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân chúng công nông là gốc cách mệnh” và “nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không có gì tốt đẹp vẻ vang bằng phục vụ lợi ích cho nhân dân”. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh thì “suốt đời, tôi chỉ có một ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Nhân bản Hồ Chí Minh nói theo cách nói của Phật giáo là sự “kết tinh bằng Từ bi, Trí tuệ, Dũng mãnh, hướng dẫn chúng sinh đạt tới mục đích Giác ngộ và Giải thoát, chuyển cõi Sa bà này thành cõi Tịnh độ, và cuộc đời cơ cực này thành nếp sống Cực lạc”. Nhận rõ những giá trị cao đẹp của Phật giáo, có sự gần gũi, gặp nhau với tư tưởng Phật giáo trên những nét lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh bao giờ cũng nhìn Phật giáo với một thái độ trân trọng: “Nền tảng và truyền thống của triết học Ấn Độ là lý tưởng hòa bình bác ái. Liên tiếp trong nhiều thế kỷ, tư tưởng của Phật giáo, nghệ thuật khoa học Ấn Độ đã lan khắp thế giới”. Năm 1958, khi sang thăm Ấn Độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Chúng tôi rất sung sướng được thăm quê hương Đức Phật, quê hương của một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới”. Nhà thơ Huy Cận viết: “Khi bình sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn có một tấm long kính mộ sâu sắc và cảm động đối với Đức Phật Thích Ca - người sáng lập ra đạo Phật, cũng như đối với tất cả các vị sáng lập những tôn giáo lớn. Người đã cảm nhận ở các vị giáo chủ này trước hết là lòng thương cảm sâu sắc đối với số phận của những chúng sinh và ý muốn thiết tha làm sao giảm nhẹ hoặc xóa bỏ những nỗi đau khổ của con người trên trái đất”. Những dòng tư liệu trên đây giúp chúng ta hiểu rõ hơn và đầy đủ hơn về mối quan hệ gắn bó sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Phật giáo trong quá trình hoạt động cách mạng của Người, cả trong nhận thức và trong hành động; nó giải thích rõ vì sao Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến đã đi theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn và đã có những đóng góp hết sức to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây và ngày nay đang chung lưng đấu cật cùng với toàn dân bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam thân yêu ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn. Hồ Chí Minh _ hình ảnh của sự nhân từ của đức chúa Kế thừa lòng nhân ái, đức hy sinh của Thiên chúa giáo: Nói đến việc kết hợp văn hóa Đông, Tây trong con người Hồ Chí Minh, không thể không đề cập đến sự kế thừa lòng nhân ái, đức hy sinh, những giá trị cơ bản của Thiên chúa giáo. Người đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân lao động khỏi ách áp bức, bóc lột; đã là hiện thân của lòng nhân ái và đức hy sinh cao cả. Sau này, Người luôn luôn giáo dục cán bộ, đảng viên về lòng thương người, thương dân, thương các chiến sỹ ngoài mặt trận - đó là những tư tưởng thấm đậm những giá trị cao cả mang tính nhân loại mà Thiên chúa giáo đã khởi xướng và răn dạy. Người lên án gay gắt những kẻ “giả danh Chúa” để thực hiện những “hành vi ác quỷ”: dẫn đường cho đội quân viễn chinh; cướp của cải, đánh đập, bắt giết người (đặc biệt là trẻ em); chiếm ruộng đất canh tác, v.v…Người coi những hành động đó là sự đi ngược lại và phản bội lòng nhân ái cao cả của Chúa, làm hoen ố tư tưởng lớn của Ngài là muốn mưu cầu phúc lợi cho xã hội. Người viết: “Nếu Chúa bất hạnh đã chịu đóng đanh trên cây thánh giá trở về cõi thế này, thì chắc Ngài sẽ vô cùng ngao ngán khi thấy “các môn đồ trung thành” của mình thực hiện đức khổ hạnh như thế nào”. Người lên án những giáo sĩ đại diện cho chủ nghĩa tư bản phương Tây, những kẻ nhân danh Chúa để quan hệ mật thiết với thế lực thực dân, tham gia vào guồng máy của chủ nghĩa thực dân, xâm nhập về kinh tế và quân sự, áp đặt nền văn hóa thực dân, làm xuất hiện nguy cơ bá quyền văn hóa, v.v… Tóm lại, Hồ Chí Minh tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại một cách có chọn lọc rồi vận dụng tinh hoa đó một cách sát hợp vào những điều kiện cụ thể của đất nước, của dân tộc vì mục đích không chỉ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mình mà còn góp phần tích cực nhất vào sự nghiệp của các dân tộc khác trên thế giới. Hồ Chí Minh_tinh thần cách mạng của lênin            Hồ Chí Minh là một trong những vĩ nhân của thế kỷ XX, là hình mẫu cao đẹp nhất của sự kết hợp truyền thống văn hiến của dân tộc với tinh hoa văn hoá của nhân loại. Nói đến văn hóa nhân loại có tầm cỡ vĩ đại nhất và ảnh hưởng lớn nhất đối với Hồ Chí Minh là phải nói đến chủ nghĩa Mác-Lênin. Có thể nói, Hồ Chí Minh đã tiếp thu phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và ứng dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đất nước, đưa cách mạng Việt Nam giành nhiều thắng lợi vĩ đại và cống hiến nhiều vào kho tàng lý luận mác-xít cũng như phương pháp hoạt động sáng tạo của cuộc cách mạng vô sản. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là đỉnh cao của tư duy nhân loại; là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, của các đảng cộng sản và công nhân trong đấu tranh xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa Hồ Chí Minh đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Đối với Người, đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin cũng có nghĩa là đến với con đường cách mạng vô sản. Từ đây, Người thực sự tìm thấy con đường cứu nước chân chính, triệt để: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" và "chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới". Đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh có bước nhảy vọt lớn: kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, kết hợp dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; nâng chủ nghĩa yêu nước lên một trình độ mới trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luôn khẳng định: Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là chủ nghĩa chân chính nhất, khoa học nhất, cách mạng nhất, "muốn cách mạng thành công, phải đi theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và chủ nghĩa Lê-nin". Đối với Người, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Người không bao giờ xa rời chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đồng thời kiên quyết chống chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại. Đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh có bước nhảy vọt lớn: kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, kết hợp dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; nâng chủ nghĩa yêu nước lên một trình độ mới trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Đối với Người, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Người không bao giờ xa rời chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đồng thời kiên quyết chống chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại. Từ đó Người đã tìm ra một hệ thống tư tưởng riêng cho công cuộc lãnh đạo cũng như giải phóng dân tộc,hay còn gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh. Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là một nguồn gốc - nguồn gốc chủ yếu nhất, của tư tưởng Hồ Chí Minh, là một bộ phận hữu cơ - bộ phận cơ sở, nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Không thể đặt tư tưởng Hồ Chí Minh ra ngoài hệ tư tưởng Mác - Lê-nin, hay nói cách khác, không thể tách tư tưởng Hồ Chí Minh khỏi nền tảng của nó là chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Cho nên, có thể nói, ở Việt Nam, giương cao tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là giương cao chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Muốn bảo vệ và quán triệt chủ nghĩa Mác - Lê-nin một cách có hiệu quả, phải bảo vệ, quán triệt và giương cao tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là lịch sử mà cũng là lô-gíc của vấn đề. Nó giúp chỉ ra sai lầm của quan niệm đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lê-nin.Tư tưởng Hồ Chí Minh là "kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại". Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta. Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong hệ tư tưởng Mác - Lê-nin, bắt nguồn chủ yếu từ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, nhưng không hoàn toàn đồng nhất với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, mà là sự tổng hòa, sự kết hợp giữa tinh hoa văn hóa truyền thống Việt Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Bên cạnh đó người còn nhận thấy để tiến lên CNXH và xây dựng thành công CNXH là hai việc khác nhau. Cái thứ nhất suy cho cùng nghiêng về tiền đề, cái thứ hai mới là mục đích Hồ Chí Minh cho rằng thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ, thắng bần cùng và lạc hậu còn khó hơn nhiều, rằng cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng vĩ đại, vẻ vang nhất nhưng là cuộc cách mạng gay go nhất, phức tạp, khó khăn nhất, là cuộc chiến khổng lồ chống lại những gì cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Qua thực tiễn xây dựng CNXH ở nước ta trong những năm qua, chúng ta càng thấm thía tư tưởng của Người. Chủ nghĩa Mác – Lênin qua lăng kính của Người trở thành một cái gì đó cực kỳ dễ hiểu, giản dị, dung dị, gần gũi đối với tất cả mọi người. Chẳng hạn, quan hệ giữa cán bộ, Đảng, Nhà nước và nhân dân được người mô tả bằng hình ảnh vô cùng quen thuộc: dân là nước, cán bộ là cá, Nhà nước, cách mạng là thuyền, đường lối là la bàn, Đảng như người cầm lái (hay trí tuệ con người cầm lái). Như vậy, thật vô cùng dễ hiểu, không có dân là không có tất cả, dân là gốc, là cơ sở, nước ấy dân làm gốc. Bởi vậy, chủ nghĩa Mác- Lênin trở nên gần gũi với những người dân lao động bình thường. Bác giải thích thế nào là chủ nghĩa Mác -Lênin, thế nào gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được, hay hết lòng, hết sức phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc, đó là chủ nghĩa Mác-Lênin. Bác cho rằng muốn giữ gìn sự trong sáng của chủ nghĩa Mác –Lênin thì trước hết tự mình phải trong sáng Từ phân tích về giai cấp xã hội các nước phương Đông và Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đi gần đến cái mà C.Mác gọi là phương thức sản xuất Châu Á vốn coi trọng là tính tự trị độc lập, biệt lập của công xã. Cái đặc trưng này theo Người dẫn đến sự thiếu tin cậy lẫn nhau, từ đó là nguyên nhân gây ra sự suy yếu của các dân tộc phương Đông. Người viết: “Nguyên nhân đầu tiên đã gây ra sự suy yếu của các dân tộc phương Đông, đó là sự biệt lập. Họ hoàn toàn không biết đến những việc xảy ra ở các nước láng giềng gần gũi nhất của họ, do đó họ thiếu sự tin cậy lẫn nhau, sự phối hợp hành động và sự cổ vũ lẫn nhau. Từ đó Hồ Chí Minh cho rằng tùy hoàn cảnh mà các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau “Ta không giống Liên Xô… ta có thể đi con đường khác để tiến lên CNXH”. Hồ Chí Minh cho rằng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà C.Mác ở thời mình không có được. Người cho rằng “xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông, đó chính là nhiệm vụ của các Xô viết”. Tại sao lại như vậy? Theo người: “C.Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử Châu Âu. Mà Châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại”. Qua đây ta đã thấy Người đã phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện cụ thể của các nước phương Đông và Việt Nam như thế nào. Điều này hoàn toàn xa lạ với cái gọi là khuynh hướng xét lại chủ nghĩa Mác. Như vậy người đã phát triển và đưa những luận điểm,tư tưởng quan điểm của Lenin đến với người dân một cách chân thật và rõ ràng hơn cả,làm cho nhân dân hiểu và tiếp cận được với tư duy của chủ nghĩa xã hội,điều này hoàn toàn xứng đáng khi nói rằng người là tinh thần cách mạng của Lenin. Hồ Chí Minh_sự ung dung của một chủ gia tộc             Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ gần dân, yêu thương nhân dân. Người đã dành trọn tâm huyết, tài năng và sức lực của mình, hiến dâng cho nhân dân. Với Người, không có gì là của riêng, không có dấu hiệu của xa hoa, phú quý, càng không có dấu ấn của quyền lực. Hình ảnh Hồ Chí Minh, hình ảnh một người chiến sĩ cách mạng kiên cường, dũng cảm đã từng trải qua các nhà tù của thực dân, đế quốc, đã từng nắm giữ vận mệnh quốc gia trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, đã đoàn kết xung quanh mình hết thảy những người yêu nước để tiến hành cuộc kháng chiến kỳ diệu chống lại hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, càng làm cho thế giới phải ngỡ ngàng hơn khi quyết định lựa chọn nơi ở và làm việc của mình. Một vị Chủ tịch nước chọn căn phòng người thợ điện trong Phủ Toàn quyền đã từng ở, và dùng ngôi nhà sàn theo kiểu nhà của đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi làm nơi ở và làm việc trong suốt những năm đứng ở vị trí đỉnh cao của quyền lực, đã làm cho tất cả những gì của Người, thuộc về Người, đều là của nhân dân, thuộc về nhân dân mà Người hết lòng thương yêu và đồng cảm. Những gì là lý luận, là khoa học, là uyên bác, là thâm thúy đều có trong Hồ Chí Minh, đó chính là sự hòa quyện, sự kết đọng của sự thông tuệ dân gian. Đó là sự thông minh, tế nhị và mộc mạc của tinh hoa văn hóa Việt Nam thể hiện trong ứng xử hàng ngày của người dân quê trên đồng ruộng, giữa núi rừng, nơi “thôn cùng xóm vắng” [Nguyễn Trãi]. Những uyên bác, những thâm thúy, những tế nhị và mộc mạc hòa quyện vào trong sự thông tuệ dân gian ấy được Hồ Chí Minh tiếp thu một cách hồn nhiên, thoải mái và có chọn lọc, để rồi thể hiện ra một cách dung dị nhưng không kém phần sâu lắng tế nhị, không kém phần minh triết trong cái khôn ngoan dân dã Việt Nam! Chính điều này vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của sự gắn bó máu thịt giữa lãnh tụ và quần chúng, niềm tin yêu của nhân dân dành cho lãnh tụ của mình và là “ham muốn, ham muốn đến tột bậc” của Hồ Chí Minh về cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân mình. Hành động rất thiết thực và sáng tạo Con người ấy không viết nhiều, không nói nhiều, không viết dài nói dài, song là con người làm, làm rất nhiều. Con người ấy nói ít, làm nhiều, thậm chí không cần nói, chỉ cần làm để rồi bằng việc làm cụ thể mà thuyết phục người ta làm theo mình. Nhưng như thế không hề là chủ thuyết của một nhà “triết học vô ngôn”, hoặc một “chính khách vô ngôn”. Hồ Chí Minh không phải không có những tác phẩm, những công trình, những bài viết, những diễn văn, những lời kêu gọi. hưng, tác phẩm lớn hơn cả, bài học sâu sắc nhất chính là cả cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Từ quan điểm, đường lối cho đến cách sống, cách nói, cách viết, Hồ Chí Minh quyết liệt chống sự sáo mòn, hướng tới cái thiết thực, đạt tới hiệu quả cao nhất. Trong con người ấy có sự hòa quyện nhuần nhị lý trí với tình cảm và tâm linh, sự gắn kết rất tự nhiên giữa tâm hồn nhạy cảm của một nhà thơ, với bản lĩnh tinh nhạy của một chính khách, và sự khoan hòa nhân ái của một lãnh tụ nhân dân. Hồ Chủ tịch là người cha già của dân tộc Việt Nam. Ngót ba mươi năm bôn ba bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Lối ăn ở của Hồ Chủ tịch giản dị như thế nào, chúng ta đã từng biết. Lúc ở chiến khu, Người sống chung với anh em trong một cơ quan, làm việc, học tập, ăn ở, sinh hoạt nhất nhất như anh em. Người vẫn thích đi bộ, tắm sông, hút thuốc lá và thỉnh thoảng uống một ly rượu thuốc trong bữa cơm. Ở rừng, Hồ Chủ tịch chủ trương tránh ăn no, không ngủ trưa và hoạt động thân thể, buổi sáng thể dục, buổi chiều làm vườn, lúc cần đi vác củi cho đồng bào. Trong suốt thời gian ở thượng du Bắc Bộ trước cuộc khởi nghĩa, nhiều ngày Người luôn tay nắn một hòn đá tròn bầu dục, cốt để luyện gân tay và hoạt động cơ thể. Hồ Chủ tịch ở chiến khu Việt Bắc trong thời gian kháng chiến chống Pháp, cùng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đồng chí Trường Chinh, sau này là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Người ít ưa dùng thuốc, chỉ lúc nào sức cơ thể chống không nổi bệnh thì mới dùng. Đời sống của Hồ chủ tịch là một đời sống khắc khổ, cần lao và tranh đấu. Người lãnh tụ của một dân tộc mất nước không thể có một đời sống khác. Phải khắc khổ, cần lao và tranh đấu để mưu cầu hạnh phúc ngày mai. Có người e đời sống nghiêm khắc ấy không còn chỗ cho tình cảm. Nhưng chính Hồ Chủ tịch thường nói: người cách mạng là người rất giàu tình cảm, và vì giàu tình cảm nên làm cách mạng. Người mà cả dân tộc tôn làm vị Cha già của mình phải có lòng thương yêu mênh mông xúc động đến tâm can của mọi người. Trong thời kỳ bí mật, phút mặc niệm chiến sĩ cách mạng là lúc Hồ Chủ tịch rơi nước mắt. Tại Quốc hội, Hồ Chủ tịch vừa khóc vừa ôm hôn anh Nguyễn Văn Tạo sau khi anh đọc một bài diễn văn thống thiết về Nam Bộ. Người xưa nói: Có việc phải lo, lo trước thiên hạ, có việc đáng vui, vui sau thiên hạ. Hồ Chủ tịch nói một cách giản dị và thống thiết hơn: “Một ngày đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên” Câu nói đó đã bộc lộ tâm trạng Người, mối tình cảm ruột thịt bao bọc trăm họ của đại gia đình Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25411.doc
Tài liệu liên quan