MỤC LỤC
MỞ BÀI 1
NỘI DUNG 1
I.Hình ảnh và quyền đối với hình ảnh của cá nhân 1
1. Khái niệm hình ảnh 1
2. Khái niệm quyền nhân thân đối với hình ảnh. 2
3. Đặc điểm quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân. 2
4. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân. 5
II. Nội dung quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân. 5
1. Nội dung quyền nhân thân đối với hình ảnh của mình. 5
2. Mối quan hệ giữa quyền nhân thân đối với hình ảnh với nhóm quyền nhân thân liên quan đến giá trị tinh thần của con người. 7
3. Giới hạn quyền nhân thân đối với hình ảnh. 11
4. Bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân. 13
III. Thực trạng bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân. 15
KẾT LUẬN 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
MỤC LỤC 21
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11858 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hình ảnh và quyền đối với hình ảnh của cá nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài sản đối với hình ảnh, vì quyền tài sản đối với hình ảnh nghĩa là hình ảh của cá nhân được sử dụng trong giao dịch thương mại, quảng cáo. Quyền này được phép mang ra kinh doanh nhằm thu lại lợi nhuận cho bản thân cá nhân.Do đó khi sử dụng hình ảnh của cá nhân vào mục đích quảng cáo thì cần phải có sự đồng ý của cá nhân đó. Quyền nhân thân đối với hình ảnh được công nhận đối với mọi cá nhân một cách bình đẳng và suốt đời, không phụ thuộc vào bất cứ hoàn cảnh kinh tế , địa vị hay mức độ tài sản của người đó.
- Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân của cá nhân. Đặc tính quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân của cá nhân. Đặc điểm này nhằm phân biệt giữa quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh và quyền đối với hình ảnh của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
- Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền cá biệt hóa chủ thể. Cùng với quyền của cá nhân đối với họ tên và dân tộc, quyền nhân thân đối với hình ảnh thuộc quyền cá biệt hóa cá nhân. Đây là những quyền nhân thân tuyệt đối, gắn liền với bản thân cá nhân đó. Quyền nhân thân cá biệt hóa cá nhân là những quyền nhân thân ghi nhận những đặc điểm của mỗi cá nhân trong quan hệ xã hội nói chung và trong quan hệ dân sự nói riêng. Quyền cá biệt hóa chủ thể được thể hiện dưới hình thức các công cụ cs biệt hóa khác nhau ở mỗi chủ thể như mỗi người có tên gọi, hình ảnh và các yếu tố lý lịch khác nhau. Tập hợp các công cụ cá biệt hóa đó ở mỗi chủ thể sẽ cho ra sự hình dung bên ngoài về chủ thể đó khác biệt với chủ thể khác.
- Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn. Quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân được pháp luật ghi nhân và bảo hộ vĩnh viễn. Khi chủ thể không còn nữa thì những người có liên quan được qyền yêu cầu bảo vệ khi có hành vi xâm phạm. Cụ thể tại khoản 2 Điều 31 BLDS năm 2005 quy định như sau: “ Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưanđủ 15 tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của nhà nước, của công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.” Như vậy khi còn sống nếu như việc công bố hình ảnh mà không được sự đồng ý của họ vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của bản thân cá nhân đó ( chủ sở hình ảnh ) thì khi cá nhân chết, hình ảnh cá nhân vẫn được pháp luật bảo vệ bởi điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của những người thân thích của họ. Theo đó, thu thập công bố hình ảnh của cá nhân khi cá nhân đã chết thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của họ đồng ý.
- Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền được bảo vệ khi có yêu cầu. Khi quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh bị xâm phạm thì cá nhân có hình ảnh bị xâm phạm phải là người đánh giá xem quyền nhân thân đối với hình ảnh của mình có bị xâm phạm hay không? Nhà nước sẽ chỉ can thiệp và bảo vệ khi có yêu cầu.
- Quyền nhân thân đối với hình ảnh thuộc nhóm các hành vi xâm phạm tác động vào vật phẩm liên quan đến quyền. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân gián tiếp đã xâm phạm tới quyền nhân thân của cá nhân đỗi với hình ảnh. Khi quyền nhân thân của cá nhân đới với hình ảnh bị xâm phạm dẫn tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm. Đồng nghĩa với việc cá nhân đó phải gánh chịu những tổn thất trực tiếp do hành vi xâm phạm đó gây ra. Khắc phục những hậu quả này chủ thể có hành vi xâm phạm tác động tới quyền được yêu cầu buộc chấm dứt hành vi xâm phạm, buộc phải xin lỗi, cải chính công khai và được bồi thường một khoản tiền nhằm bù đáp một phần nào đó thiệt hại về tình thần của mình.
4. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân.
- Đối với chính chủ có hình ảnh, có thể thấy “ hình ảnh” là yếu tô tinh thần gắn liền với bản thân chủ thể, nó có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của họ, mỗi hành vi xâm phạm đến hình ảnh của cá nhân trên thực tế thường ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống tinh thần của cá nhân đó, vì không chỉ xâm phạm hình ảnh thôi mà còn xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, bởi vậy việc bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân có ý nghĩa lớn trong vieecjngawn chặn kịp thời hành vi xâm phạm đến hình ảnh của cá nhân, giúp khắc phục được một phần hậu quả về vật chất cũng như tinh thần cho chủ thể bị xâm hạm, tạo điều kiện cho cá nhân yên tâm lao động và sáng tạo.
- Về phía nhà nước việc bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh góp phần hiện thực hóa nôi dung các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân, từ đó tăng cường lòng tin của nhân dân vào Nhà nước, vào quy định của pháp luật, để mọi người sống và thực hiện theo hiến pháp và pháp luật.
- Việc bảo vệ hình ảnh của cá nhán còn có ý nghĩa to lớn đối với xã hội đó là bảo đảm trật tự xã hội và giáo dục ý thức pháp luật làm cho mọi người tôn trọng quyền đối với hình ảnh của cá nhân.
II. Nội dung quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân.
1. Nội dung quyền nhân thân đối với hình ảnh của mình.
Ngay tại khoản 1 điều 31 BLDS năm 2005 quy định “ Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình”. Đây là sự khẳng định của nhà nước về quyền của cá nhân đối với hình ảnh của bản thân mình. Thông qua quy định tại điều 31 BDS năm 2005 cho thấy nội dung của quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân gồm: (i) Quyền được phép sử dụng hình ảnh của mình; (ii) quyền cho người khác sử dụng hình ảnh của mình; (iii) Quyền được bảo vệ đối với hình ảnh của cá nhân trước hành vi sử dụng hình ảnh trái phép.
Thứ nhất: cá nhân có quyền sử dụng hình ảnh của mình.
Hình ảnh là yếu tố nhân thân gắn liền với cá nhân nên trước tiên chính bản thân cá nhân đó được quyền sử dụng. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân thông qua việc tự khai thác giá trị thương mại hình ảnh của banrr thân bằng việc bán hình ảnh của mình cho người khác sử dụng và nhận tiền. Ví dụ: Nguời mẫu ký hợp đồng với các nhiếp ảnh gia, theo đó các nhiếp ảnh gia phải trả tiền để được chụp ảnh họ.
Như vậy, quyền đối với hình ảnh là quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân nên cá nhân có quyền được phép sử dụng hình ảnh của mình.
Thứ hai: Cá nhân có quyền cho người khác sử dụng hình ảnh của mình.
Tại khoản 2 Điều 3 BLDS năm 2005 quy định: “ Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ 15 tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con dã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.” Như vậy quyền định đoạt cho chủ thể khác sử dụng hình ảnh của cá nhân được thể hiện ở việc chủ sở hữu ảnh “đồng ý” cho sử dụng ảnh. Xét về khía cạnh bản quyền thì bức ảnh tấm hình, pho tượng… đều là tác phẩm nghệ thuật và được bảo hộ quyền tác giả. Người sử dụng tác phẩm trước hết phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả và trả cho họ một khoản lợi ích vật chất. Nhưng dừng lại về mặt quan hệ dân sự, ai muốn sử dụng hình ảnh của cá nhân đều phải được sự đồng ý của người có hình ảnh đó.
Tóm lại đối với hình ảnh của mình cá nhân có quyền tuyệt đối được phép sử dụng và cho người khác sử dụng hình ảnh của mình, mọi hành vi sử dụng hình ảnh nói chung đều phải được sự đồng ý của cá nhân đó.
Thứ ba: Quyền được bảo vệ đối với hình ảnh của cá nhân trước hành vi sử dụng trái phép. Ta thấy quyền nhân thân nói chung trong đó có quyền của cá nhân đối với hình ảnh thuộc thẩm quyền tuyệt đối, thể hiện sự ghi nhận của nhà nước đối với các giá trị tinh thần của cá nhân, bất kỳ hành vi xâm phạm quyền nhân thân nào cũng sẽ phải chịu một trách nhiệm pháp lí : Trách nhiệm đó có thể là trách nhiệm hình sự, hành chính hay dân sự. Hiện nay, pháp luật quy định cá biện pháp bảo vệ và khôi phục các quyền nhân thân của công dân đó. Theo đó, người xâm phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh của người khác thì dù có cố ý hay vô ý đều có nghĩa vụ chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai, nếu gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
Theo quy định tại điều 31 BLDS năm 2005, không nhất thiết phải gây ra thiệt hại mới coi là vi phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh nếu sử dụng hình ảnh của họ mà không đồng ý.
2. Mối quan hệ giữa quyền nhân thân đối với hình ảnh với nhóm quyền nhân thân liên quan đến giá trị tinh thần của con người.
Nhóm các quyền nhân thân liên quan đến giá trị tinh thần của chủ thể bao gồm: Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm uy tín, quyền bí mật đời tư, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền tự do tin ngưỡng, tôn giáo, quyền đi lại, tự do cư trú, quyền lao động, quyền tự do kinh doanh, quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo những quyền đó thì có hai quyền liên quan mật thiết với quyền đối với hình ảnh của cá nhân là : Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín và quyền bí mật đời tư. Việc xác định rõ mối liên hệ giữa các quyền này có ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo thực hiện quyền của cá nhân đối với các quyền nhân thân của mình được pháp luật thừa nhận.
Thứ nhất: trong một số trường hợp quyền nhân đối với hình ảh có quan hệ chặt chẽ với quyền bí mật đời tư.
Giống như quyền nhân thân đới với hình ảnh, hiện nay chưa có quy định như thế nào là quyền bí mật đời tư trong BLDS 2005. Theo tiến sĩ Lê Đình Nghị : “ Quyền bí mật đời tư là những thông tin, tư liệu ( gọi chung là thông tin) về tinh thần, vật chất, quan hệ xã hội và những thông tin khác liên quan đến cá nhân trong quá khứ cũng như trong hiện tại, được pháp luật bảo vệ và những thông tin đó được bảo mật bằng những biện pháp mà pháp luật thừa nhận”. Trong khoản 2 Điều 38 BLDS quy định : “Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ 15 tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập công bố thông tin, tư liệu theo quy định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.” Vì vậy, trong một số trường hợp nhất định quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân có liên quan đến bí mật đời tư như. Trường hợp hình ảnh của cá nhân là hình ảnh riêng tư, cá nhân không muốn tiết lộ thì việc công bố hình ảnh của cá nhân đó là xâm phạm tới bí mật đời tư, hoặc là hình ảnh mà cá nhân giữ kín và việc giữ kín được pháp luật tôn trọng và bảo vệ hoặc cũng có thể là hình ảnh được thể hiện chung với người khác mà cá nhân không muốn tiết lộ, công khai và hơn thế nữa những hình ảnh đó bị tiết lộ có thể gây hậu quả về vật chất, tinh thần cho chủ thể của hình ảnh thì đây cũng được coi là “ bí mật đời tư của cá nhân”.
Như vậy cá nhân có quyền khởi kiện hành vi xâm phạm quyền bí mật đời tư nếu một chủ thể nào đó công bố những hình ảnh của cá nhân mà cá nhân thực hiện việc giữ bí mật hình ảnh đó. Trong trường hợp này thì quyền bí mật đời tư có liên hệ với quyền đối với hình ảnh của cá nhân, hành vi sử dụng trái phép hình ảnh của cá nhân ở một góc độ nào đó được xác định là hành vi xâm phạm quyền bí mật đời tư. Trên thực tiễn hiện nay có nhiều những hành vi sử dụng hình ảnh của cá nhân đã xâm phạm đến quyền bí mật đời tư như: hành vi quay phim, chụp ảnh, công bố những cảnh quay hoặc những hình ảnh về đời sống riêng tư của một người mà mình đã từng quay, đã chụp được mà chưa được sự đồng ý của người được quay được chụp…
Thứ hai : Mối quan hệ giũa quyền đối với hình ảnh của cá nhân với quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Hình ảnh của cá nhân cũng là một yếu tố gắn liền với danh dự, nhân phảm, uy tín, nó là một trong những yếu tố để nhận diện, xác định danh dự, uy tín, vì vậy quyền đối với hình ảh của cá nhân có liên hệ mật thiết đối với quyền được bảo vệ dah dự, nhân phảm, uy tín. Sự liên hệ đó thể hiện ở chỗ hình ảnh của cá nhân có thể làm tăng giá trị của cá nhân hoặc có thể làm giảm sút, ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phảm, uy tín.
-Hình ảnh của cá nhân làm tăng giá trị của cá nhân đó. Ta đã biết với cá nhân “Danh dự là sự đánh giá của xã hội đối với một cá nhân về mặt đạo đức, phẩm chất chính trị và năng lực của người đó,danh dự của một người được hình thành từ những hành động và cách cư xử của người đó, từ công lao và thành tích mà người đó có được; uy tín là giá trị về mặt đạo đức và tài năng được công nhận ở một cá nhân thông qua hoạt độngt hực tiễn của mình bởi mức mà người trong tổ chức, một dân tộc cảm phục, tôn kính và tự nguyện nghe theo.” Do vậy nếu hình ảnh của một cá nhân mỗi khi được xuất hiện trước công chúng thông qua các phương tiện thông tin mà được phản ánh chân thực về những thành công trong cuộc sống , sự nghiệp, công danh…thì các nhân đó ngày càng tạo được tiếng tăm trước mội người và được mội người yêu mến, khâm phục…điều này làm tăng giá trị của bản thân người đó.
-Hình ảnh của cá nhân có thể làm giảm sút, hình ảh xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người rất quan trọng, mặc dù là những giá trị nhân thân không giá trị được thành tiền, tuy nhiên xâm phạm đến những giá trị này có thể có thể ảnh hưởng dến sự tồn tại và phát triển của chủ thể bị xâm hại, thiệt hại mà chủ thể bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín phải gánh chịu bao gồm cả thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần, hậu quả do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín là rất nghiêm trọng. trên thực tiễn hành vi xâm phạm danh dự, nhân phảm, uy tín thường diễn ra dưới nhiều hành vi, một trong số đó có hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân như : Đem ảnh của một người phát tán trên mạng sau khi đã có sự cắt xén hình ảnh hoặc đưa hình ảnh có nội dung khong lành mạnh nhằm bôi nhọ danh dự một người hay như phát tán những hình ảnh “nhạy cảm” của cá nhân… có thể thấy cách thức sử dụng hình ảnh của cá nhân để xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của một người được thực hiện rất dẽ dàng hiện nay với sự trợ giúp của phương tiện thông tin hiện đại, do đó, bảo vệ quyền của cá nhân đối với hìn ảnh của mình cũng góp phần hạn ché không nhỏ hành vi xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của chủ thể.
Như vậy, quyền đối với hình ảnh của cá nhân có quan hệ đới với quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín bởi thông qua hành vi sử dụng hình ảnh của cá nhân có thể xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của một người. Chính vì vậy, BLDS năm 2005 đã bổ sung thêm quy định mới so với BLDS năm 1995 về quyền đối với hình ảnh của cá nhân tại khoản 3 điều 31 như sau : “ Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm uy tín của người có hình ảnh”.
Như vậy hình ảnh của cá nhân dù hợp pháp có sự đồng ý của cá nhân nhưng nếu xâm phạm tới danh dự nhân phẩm, uy tín của người đó thì là vi phạm pháp luật. Với quy định như trên pháp luật đã hạn chế được việc sử dụng tùy tiện hình ảnh của cá nhân hiện nay.
3. Giới hạn quyền nhân thân đối với hình ảnh.
- Giới hạn quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân trong mối quan hệ với quyền được thông tin . Quyền được thông tin có phạm vi rộng, liên quan mật thiết với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền quy định: “ Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tổ ý kiến. Quyền này bao gồm quyền tự do giữ quan điểm và không có sự can thiệp và tự do tìm kiếm, tiếp nhận và chia sẻ các ý tưởng, thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào không có biên giới.” Như vậy, quyền tự do thông tin bao gồm những nội dung sau: tự do tìm kiếm thông tin và tự do tiếp nhận thông tin. Tại điều 69 hiến pháp 1992 quy định “ Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin.” Trong hoạt động báo chí, báo chí cung cấp rất nhiều thông tin, hình ảnh mọi mặt của đời sống. Các bản tin truyền hình tập trung chủ yếu vào hình ảnh. Quyền tự do báo chí vì vậy rất dễ xung đột với quyền của cá nhân đối với hình ảnh, có thể thấy quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình đã bị giới hạn bởi quyền tự do báo chí. Theo khoản 3 điều 5 nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/04/2002 của chính phủ quy định báo chí “ Không được đăng hình ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó ( trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuận, thể dục thể thao, những ngưòi có lệnh truy nã, các cuộc xét xử công khai của tòa án, những người phạm tội trong các vụ án đã bị tuyên án )”. Theo quy định này, báo chí có quyền dăng ảnh cá nhân mà không cần phải xin phép nhưng phải có ghi chú thích hợp và không làm ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó. Việc dăng, phát ảnh không hạn chế trong các sự kiện chính thức và hoạt động tập thể mà cóa thể bao gồm cả sinh hoạt hằng ngày và đời sống riêng tư. Điều 5 khoản 3 nghị định 51/2002/NĐ-CP đã loại bỏ yêu cầu phải có sự đồng ý của chủ nhân hoặc người được giao sử dụng hình ảnh. Như vậy có thể thấy trong hoạt động báo chí, quyền được thông tin của công chúng đã hạn chế quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh của mình, hình ảnh của cá nhân đã được sử dụng mà không cần có sự đồng ý của người đó trong những trường hợp nhất định theo quy định của luật báo chí. Tuy nhiên, mặc dù để đảm bảo quyền được thông tin trong báo chí, quyền đối với hình ảnh của cá nhân bị giới hạn nhưng sự giới hạn đó chỉ là tôn trọng quyền được biết thông tin của người dân trong sự cân đối với quyền bí mật đời tư của cá nhân, và chỉ trong một chừng mực nhất định phục vụ cho lợi ích hợp pháp của toàn thể cộng động, còn nhất thiết là phải bảo vệ chặt chẽ quyền đối với hình ảnh của cá nhân.
- Giới hạn quyền nhân thân đối với hình ảnh trong trường hợp xung đột với quyền lợi ích chung, quyền của bên thứ ba hoặc trong trường hợp cá nhân từ bỏ quyền đối với hình ảnh của mình.
Giới hạn quyền đối với hình ảnh của cá nhân trong trường hợp xung đột với quyền lợi ích chung. Quyền lợi chung ở đây là lợi ích của nhà nước , lợi ích công cộng, theo đó quyền của cá nhân đối với hình ảnh bị giới hạn trong nhưng trường hợp như : Đăng hình tội phạm bị truy nã để phục vụ truy bắt tội phạm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được phép công khai hình ảnh của cá nhân mà không cần sự đồng ý của ngưòi đó vì lý do bảo vệ pháp luật, lợi ích công cộng, hay việc dán ảnh kẻ gian ở những nơi công cộng nhằm cảnh báo mọi người đề phòng trộm cắp, cướp giật.
Giới hạn quyền đối với hình ảnh của cá nhân trong trường hợp xung đột đối với quyền của bên thứ ba hoặc cá nhân từ bỏ quyền đối với với hình ảnh của mình. Quyền đối với hình ảnh cua cá nhân chấm dứt khi đương sự bán hình ảnh cho bên thứ ba. Điển hình là trường hợp các diễn viên, người nổi tiếng ký hợp đồng quảng cáo, hợp đồng quay phim về đời sống hằng ngày của mình, khi đó bên thứ ba được quyền sử dụng hình ảnh của cá nhân mà không phải xin phép.
4. Bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân.
a. Hành vi xâm phạm quyền đối với hình ảnh của cá nhân.
- Sử dụng hình ảnh cá nhân mà chưa được sự đồng ý của ngưòi dó hoặc người có quyền liên quan ( cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thnàh niên hoặc người đại diện của người đó ). Theo quy định tại khoản 2 điều 31 của BLDS năm 2005 “ Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ 15 tuỏi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của ngưòi đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc quy định khác”. Nư vậy, theo điều luật nói trên, về nguyên tắc cá nhân tổ chức bất kỳ sử dụng hình ảnh của người khác cho mục đích bất kỳ ( không phân biệt thương mại hay phi thương mại) mà chưa được phép của người đó thì được xem là hành vi vi phamj pháp luật.
Trên thực tiễn dạng hành vi xam phạm này diễn ra phổ biến, những chủ thể vi phạm thường sử dụng hình ảnh của người khác cho mục đích thương mại để kiếm lợi cho mình nhưng lại không xin phép chủ thể có quyền đối với hình ảnh.
- Sử dụng hình ảnh cá nhân mà xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó. Tại khoản 3 điều 31 BLDS năm 2005 đã quy định “ Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của ngưòi có hình ảnh”. Theo như quy định này thì việc sử dụng hình ảnh của cá nhân, mặc dù hợp pháp là có sự đồng ý của người đó, nhưng việc sử dụng hình ảnh này lại xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. (Điều 37 BLDS năm 2005 )
b. Các biện pháp bảo vệ
-Biện pháp tự bảo vệ: Biện pháp tự bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân được thực hiện bởi chính chủ thể hưởng quyền, đây là điểm riêng biệt khác với các biện pháp pháp lý bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân. Cá nhân được pháp luật ghi nhân cho quyền đối với hình ảnh thì bản thân cá nhân đó sẽ có ý thức thực hiện việc bảo vệ quyền đối với hình ảnh của mình.
Tự mình cải chính, trong đó “ Cải chính được hiểu là chữa cho đúng sự thật và tuyên bố trước đông người”. Như vậy, tự mình cải chính nghĩa là tự chủ thể bị xâm phậm quyền đối với hình ảnh tự đứng ra chữa lại cho đúng sự thật của sự việc và tuyên bố với mọi người.
Tự mình yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai.
Tự yêu cầu người vi phạm bồi thường thiẹt hại khi người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền đối với hình ảnh của cá nhân gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần thì cá nhân bị xâm phạm hình ảnh có quyền yêu cầu người có hành vi trái pháp luật bồi thường thiệt hại.
Như vậy, biện pháp tự bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân được thực hiện bởi chính cá nhân một cách chủ động, kịp thời ngay khi phát hiện ra hành vi xâm phạm để bảo vệ lợi ích của mình.
- Biện pháp kiện dân sự.
Sau khi tiến hành cac sbiện pháp tự bảo vệ mà không có hiệu quả thì cá nhân có quyền đối với hình ảnh bị xâm phạm có quyền áp dụng biện pháp dân sự. Theo quy định tại điều 25 BLDS thì cá nhân có quyền đối với hình ảnh bị xâm phạm được khởi kiện tới tòa án để yêu cầu buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải cính công khai, hoặc yêu cầu bược ngưòi vi phậm bồi thường thiệt hại. Để buộc ngưòi gây thiệt hại bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền đối với hình ảnh phải thỏa mãn các điều kiện sau đây : có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền đối với hình ảnh của cá nhân, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền đối với hình ảnh với thiệt hại xảy ra, có lời của người gây thiệt hại.
- Bảo vệ quyền đối với hình ảnh theo quy định của các nghành luật khác.
Bên cạnh các biện pháp bảo vệ quyền đối với hình ảnh theo quy định của pháp luật dân sự, pháp luật còn quy định nhiều biện pháp khác nhau trong việc bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân. Đó là các biện pháp xử lý kỷ luật người vi phạm, biện pháp hành chính và biện pháp hình sự.
III. Thực trạng bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân.
- Quyền của cá nhân đối với hình ảnh tuy đã được pháp luật bảo hộ và quy định khá cụ thể trong BLDS năm 2005. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khác nhau trong những năm gần đay các hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh vẫn xảy ra nhiều, khá đa dạng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của chủ thẻ bị xâm phạmhình ảnh nói riêng cũng như trật tự xã hội nói chung.
Các dạng hành vi xâm phậm quyền đối với hình ảnh của cá nhân điển hình.
- Sử dụng hình ảnh với mụch đích thương mại không được sự đồng ý của chủ thể có hình ảnh để kinh doanh thương mại, thường dưới hình thức sử dụng hình ảnh của những người nôỉ tiếng để quảng cáo sản phẩm hàng hóa của họ, tuy nhiên việc sử dụng hình ảnh của họ lại không xin phép người có ảnh . Những vụ việc về loại hành vi này trên thực tiễn xảy ra nhiều như: Tháng 11/2008, người mẫu Nguyễn Kim Tiên tiến hành khởi kiện công ty Organon về việc sử dụng hình ảnh của cô mà chưa được phép để quảng cáo thuôc ngừa thai Meralon. Cô yêu cầu công ty Organon phải ngưng ngay việc quảng cáo trên, xin lỗi cô trên ba số báo liên tiếp và bồi thường 20.000.000 đồng.
Hay như vụ về ca sĩ Trần Nguyễn Uyên Linh, ngay sau khiảTần Nguyễn Uyên Linh đạt giải nhất cuộc thi Việt Nam Idol, các phương tiện truyền thông ca ngợi cô như là hiện tượng hiếm có trong làng ca nhạc. Trong lúc cơn xốt Uyên Linh còn chưa hạ nhiệt, công ty cổ phần dịch vụ phần mềm trò chơi Việt ( công ty trò chơi Việt ) lại tung ngay một game online đã được tung ra với cái tên vô cùng câu khách: “ Em muốn làm Uyên Linh”. để thu lợi nhuận. Căn cứ theo điều 31 BLDS năm 2005 thì có thể thấy công ty trò chơi Việt đã xâm phạm quyền đối với hình ảnh của cô để làm game online mà chưa được sự đồng ý của cô.
- Phán tán hình ảnh của cá nhân nhàm xâm hại tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó.
Hành vi này thực hiện bằng cách là khi có được hình ảnh của một người, mà hình ảnh đó thuộc đời sống riêng tư của cá nhân, hình ảnh thuộc loại “ nhạy cảm có thể là do tư thù hoặc bất kỳ lí do nào họ đã tung lên mạng hoặc những phương tiện thông tin khác những hình ảnh bị pháp luật nghiên cấm lan truyền, nhằm mục đích bôi xấu danh dự, nhân phẩm, uy tín của một người những hành vi này cũng thường xảy ra đối với những người nổi tiếng. Một số vụ thực tiễn như:
Tháng 11/2011, hàng loạt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Học kỳ dân sự- Hình ảnh và quyền đối với hình ảnh của cá nhân.doc