Tiểu luận Hình thái kinh tế xã hội vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá

MỤC LỤC

 

I. Hình thái kinh tế xã hội của Mác - Lênin 1

1. Định nghĩa 1

2. Quá trình phát triển của lịch sử 1

II. CNH, HĐH nông nghiệp , nông thôn thời kỳ 2001 - 2010 3

1. Đánh giá tình hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nông thôn 3

2. Nội dung tổng quát của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 5

3. Những chủ trương và giải pháp 6

III. Mục tiêu và các Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn

2001 - 2010 ở Việt Nam 7

1. Mục tiêu 7

2. Phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2010 ở Việt Nam 7

Kết luận 11

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2209 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hình thái kinh tế xã hội vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận về phương pháp luận Đề tài: Hình thái kinh tế xã hội vào sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá I. Hình thái kinh tế xã hội của Mác - Lênin: 1. Định nghĩa: Hình thái kinh tế xã hội là một khái niệm chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn nhất định. Quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên kiểu quan hệ sản xuất đó. Dựa trên những kết quả nghiên cứu lý luận và tổng thể các quá trình lịch sử, các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã vận dụng phép biện chứng duy vật để nghiên cứu lịch sử xã hội . Họ đưa ra quan điểm duy vật về lịch sử và đã hình thành nên học thuyết “Hình thái kinh tế - xã hội”. Lý luận hình thái kinh tế - xã hội nghiên cứu lịch sử xã hội trên cơ sở xem xét cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, tức toàn bộ các yếu tố cấu trúc thành bộ mặt của thời đại: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học & kỹ thuật.... 2. Quá trình phát triển của lịch sử : Mác đã cho chúng ta hình dung quá trình phát triển của lịch sử là một quá trình lịch sử “tự nhiên”. Loài người chúng ta đã phải trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội theo trật tự từ thấp đến cao: “hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa & ngày nay đang trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta”. Hình thái kinh tế có tính lịch sử , có sự ra đời phát triển và diệt vong. Chế độ xã hội lạc hậu sẽ mất đi, chế độ xã hội mới cao hơn sẽ thay thế. Đó là khi phương thức sản xuất đã trở nên lỗi thời, hoặc khủng hoảng do mâu thuẫn của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất quá lớn không thể phù hợp thì phương thức sản xuất này sẽ bị diệt vong và xuất hiện một phương thức sản xuất mới hoàn thiện hơn, có quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất. Thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ: con người chỉ biết săn bắn hái lượm, ăn thức ăn tươi sống. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào thiên nhiên, họ chưa biết chăn nuôi, trồng trọt, chưa biết tích luỹ thức ăn. Họ cùng đi săn bắn hái lượm làm theo kiểu cùng ăn cùng hưởng. Đây có thể gọi là thời kỳ sơ khai của loài người. Sau đó là hình thái kinh tế xã hội, con người đã văn minh hơn họ không còn ăn tươi sống, họ đã biết làm ra của cải, xã hội chế độ tư hữu. Xã hội bắt đầu có sự phân chia kẻ giầu người nghèo. Tư bản chủ nghĩa ra đời đưa loài người lên nấc thang cao hơn của nền văn minh, giai cấp thống trị là giai cấp cơ bản. Thủ đoạn bóc lột của chúng tinh vi hơn nhiều so với sự bóc lột trước đó trong các xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến. Một hình thái kinh tế xã hội tồn tại được thì nó phải có những mặt tốt nhất định của nó chúng ta cũng không thể phủ nhận những thành quả mà các hình thái kinh tế xã hội nói trên đã đạt được. Xã hội cộng sản nguyên thuỷ là chế độ xã hội đầu tiên đặt nền móng cho sự phất triển của loài người. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ giai cấp thống trị bắt đầu tích luỹ của cải cho xã hội, quan trọng nhất là nó đưa con người ra khỏi thời kỳ mông muội hoang rã. Xã hội phong kiến là bước trung gian để loài người chuyển sang một nền văn minh mới nó hình thành những tiền đề tốt cho sự ra đời của xã hội tư bản chủ nghĩa. Nền sản xuất TBCN không chỉ còn là sản xuất nông nghiệp, con người đã được tiếp cận với sản xuất công nghiệp, với những thành tựu khoa học kĩ thuật nó đã tạo ra những khả năng phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, nó tạo ra một khối lượng của cải vật chất cho nhân loại bằng tất cả các xã hội trước cộng lại. Hình thái kinh tế xã hội là chế độ xã hội bước đầu vừa phát huy vừa thừa kế những thành quả của CNTB, đồng thời khắc phục những mâu thuẫn những hạn chế của TBCN. Một xã hội mà quyền lực nằm trong tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động - một tầng lớp đông đảo của xã hội. Mọi hoạt động kinh tế - văn hoá - chính trị phục vụ lợi ích trung của toàn xã hội. Không còn tình trạng bóc lột, mọi người đều bình đẳng, sinh hoạt lao động dưới sự quản lý của nhà nước thông qua luật pháp thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ tập trung dân chủ công bằng xã hội. Quan hệ sản xuất được xây dựng trên cơ sở lực lược sản xuất và trình độ phát triển cao cơ sở hạ tầng phù hợp với kiến trúc thượng tầng. Trình độ lực lượng sản xuất ở mức thấp, quá độ lên chủ nghĩa xã hội lại không phải từ chủ nghĩa tư bản mà từ bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản với tư cách là một chế độ xã hội. Vì vậy cần phải nhận thức đầy đủ và sáng tạo các quy luật khách quan, trong đó quy luật sản xuất phù hợp với tính chất trình độ lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất nhằm cải tạo các thành phần kinh tế khai thác mọi tiềm năng sản xuất. Phát huy tính chủ động sáng tạo của chủ thể các thành phần kinh tế trong nền kinh tế nhiều thành phần kinh tế quốc doanh phải phát triển mạnh mẽ và có hiệu quả để thực sự có tác dụng chủ đạo với các thành phần kinh tế khác. Chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và việc sử dụng các hình thức kinh tế “trung gian” quá độ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghãi xã hội ở nước ta mà Đại hội VII vạch ra là đứng đắn. Đại hội VII của Đảng cũng đã chỉ rõ “..... phù hợp với sự phát triển lực lượng sản xuất thiết lập từng bước quan hệ sản xuất từ xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng sản xuất chủ nghĩa tiên hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý Nhà nước". Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của kinh tế quốc doanh. Thực hiện nhiều hình thức phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu. Đó là một trong những phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước ta. II. Công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010. Theo em đứng ở góc độ triết học hình thái công nghiệp hoá - hiện đại hoá không phải là một mặt mà là toàn diện của công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, thị trường, dịch vụ... 1. Đánh giá tình hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nông thôn. Hơn 10 năm qua, nông nghiệp nước ta về cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá (bình quân 4,2%/năm). Công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn bước đầu phục hồi và phát triển, kết cấu hạ tầng kinh kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng. - Môi trường sinh thái và đời sống nông dân ở hầu hết các vùng được cải thiện rõ rệt. - Quan hệ sản xuất từng bước đổi mí phù hợp với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hoá. - Hệ thống chính trị ở cơ sở được tăng cường, dân chủ được phát huy tốt hơn, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn được bảo đảm. - Những thành tựu đó góp phần rất quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Tuy vậy cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn chuyển dịch chậm, chưa theo sát với yêu cầu của thị trường. Sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi còn phân tán, manh mún, mang nhiều yếu tố tự phát, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất chậm. - Trình độ khoa học, công nghệ của sản xuất nhiều mặt còn lạc hậu nên năng xuất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông nghiệp còn thấp, kém hiệu quả và thiếu bền vững. - Công nghiệp ở nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản phát triển chậm, ngành nghề và dịch vụ chưa thu hút được nhiều lao động. - Lao động còn phổ biến là thủ công, tỷ lệ qua đào tạo thấp, thiếu việc làm nghiêm trọng. - Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống ở một số vùng, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. - Quan hệ sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá theo cơ chế mới. - Đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân ở nhiều vùng nông thôn còn thấp kém, chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng đang tăng lên. 2. Nội dung tổng quát của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. a) Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường. b) Đẩy mạnh công nghiệp hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Muốn thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng nói trên nhất thiết phải tiến hành công nghiệp hoá, tức là chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành nền kinh tế công nghiệp. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế tất nhiên phải mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và sự tuỳ thuộc lẫn nhau giữa nền kinh tế của nước ta với nền kinh tế của các nước đối tác sẽ càng ngày càng tăng lên, nhưng vẫn phải bảo đảm nền kinh tế của nước ta là một nền kinh tế tự chủ. c) Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời sử dụng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy trước hết phải phát triển manhhj lực lượng sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng mọi nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tuỳ theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mà quan hệ sản xuất sẽ từng bước được cải tiến theo cho phù hợp. Từ kinh nghiệm thực tiễn, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng ta đã rút ra bài học: "Lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ". Trình độ xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất hiện đại tất yếu đòi hỏi xác lập chế độ sở hữu công cộng về những tư liệu sản xuất chủ yếu. Vì vậy, khi cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng song về căn bản, thì chế độ công hữu chiếm ưu thế trong nền kinh tế. Nhưng để đạt tới trình độ đó phải trải qua cả một quá trình phát triển kinh tế xã hội khá lâu dài, trong đó quan hệ sản xuất được cải biến dần từ thấp đến cao theo trình độ phát triển lực lượng sản xuất. 3. Những chủ chương và giải pháp Phát triển lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Về nông nghiệp: Bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo trên cơ sở hình thành các vùng sản xuất lúa chất lượng cao, giá thành hạ, gắn với chế biến và tiêu thụ. Về nông thôn: Nhà nước hỗ trợ khuyến khích phát triển mạnh các ngành công nghiệp ở nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và các ngành sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ, như vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác mỏ, dệt may, da giầy, cơ khí lắp ráp sửa chữa... Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp: Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế phát triển sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn. Phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở và đô thị hoá nông thôn: phát triển nhanh hệ thống giao thông, nâng cấp các tuyến đường đã có, xây dựng cầu, phát triển các dịch vụ Bưu chính viễn thông và các điểm văn hoá đến tất cả các xã. Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển hệ thống thông tin nông nghiệp hiện đại: từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp và nông thôn. Đầu tư thoả đáng cho các vùng nghèo, nhất là miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để đạt được mục tiêu công bằng xã hội. III. Mục tiêu và các Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 ở Việt Nam. 1. Mục tiêu Mục tiêu của công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta hiện nay như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định là: xây dựng đất nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại. Cơ cấu kinh tế lập hiến, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh, và nước ta đã chuyển sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đây là những nhận định rất quan trọng đối với những bước đi tiếp theo trong sự nghiệp đổi mới. 2. Phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2010 ở Việt Nam. ở Việt Nam hiện nay sự cần thiết "Các yếu tố xã hội, môi trường kinh tế vào quá trình phát triển ngày càng được công nhận rộng rãi. Phát triển bền vững được nêu bật là cách tiếp cận chiến lược tổng thể nhằm đạt các mục tiêu của Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2010. Phát triển bền vững cũng được nhấn mạnh trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia 10 năm (2001 - 2010). * Chương trình nghị sự 21 phải thể hiện được tinh thần, ý trí, trí tuệ khả năng của toàn Đảng, toàn dân. Toàn xã hội phải có trách nhiệm cùng xây dựng và cùng thực hiện các chương trình hành động . * Phát triển bền vững trở thành quan điểm chiến lược chung để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và là căn cứ để các bộ, ngành địa phương xây dựng kế hoạch dài hạn chế, 5 năm và hàng năm của đơn vị mình. * Với tư cách là một chiến lược, định hướng dài hạn cho phát triển bền vững, chương trình Nghị sự 21 Việt Nam phải có những chương trình và dự án cụ thể cho từng lĩnh vực (kinh tế, xã hội và môi trường) và phải được cụ thể hoá thành những mục tiêu rõ ràng cho hoạt động thực thi Chương trình. (Trích trong báo lao động 5/6/2002 số 143/2002 (5752) "Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam 2001 - 2010"). * Theo TTXVN - Ngày 04 tháng 06 thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 68 - 2002 - QĐ - TTg về chương trình hành động của chính phủ thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTW Đảng khoá IX. Các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ, chủ tịnh UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 04/06/2002. Nội dung chương trình hành động của Chính phủ ban hành kèm theo quyết định số 68 nêu rõ yêu cầu của chương trình là trên cơ sở quán triệt đầy đủ quan điểm mục tiêu vào một nội dung của Nghị quyết để cụ thể hoá thành các văn bản pháp quy, các chương trình kinh tế - xã hội, các đề án chuyên ngành và các tổ chức thực hiện có hiệu quả. Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương quán triệt Nghị quyết, xây dựng chương trình hành động của mình và chỉ đạo thực hiện theo Chỉ thị số 11 - CT/TƯ ngày 08/04/2002 của Trung ương. Những nội dung chính của chương trình là tổ chức quán triệt nghị quyết sâu rộng trong các ngành các cấp chính quyền và nhân dân từ Trung ương đến cơ sở để có nhận thức đúng đắn về tính tất yếu và nội dung của công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. - Tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân và các thành phần kinh tế tích cực tham gia thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, chủ động và có hiệu quả. Phát động trong toàn quốc phong trào thi đua lao động vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, các đền án chuyên ngành. Chú trọng làm tốt các quy hoạch: Quy hoạch những vùng sản xuất tập trung các loại nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá chủ yếu: Quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; Quy hoạch phát triển thị trấn, thị tứ và khu dân cư nông thôn. - Xây dựng và triển khai các chương trình, dự án nghiên cứu, chuyển giao khoa học, công nghệ vào nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, tập trung và các chương trình ứng dụng công nghệ sinh học như chương trình phát triển giống cây trồng, vật nuôi, chương trình công nghệ sau thu hoạch, nhất là bảo quản và chế biến nông, lâm thuỷ sản. Quy định còn nêu rõ về vấn đề đất đai, về đầu tư và huy động các nguồn vốn đầu tư thích đáng, về tín dụng, về thuế, về lao động, việc làm, về chính sách cán bộ, về thương mại, hội nhập. Quy định còn có mục tổ chức thực hiện quy định này được Chính phủ tập trung chỉ đạo thường xuyên, phân công Phó thủ tướng chỉ đạo điều hành các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về đẩy nhánh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. (Trích trong báo Hà Nội mới ngày 06/06/2002 số 11970 "Chính phủ ra Nghị quyết về thực hiện đẩy nhanh CNH - HĐH, nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001 - 2010"). * Tháng 5 giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố tăng 4% so với tháng trước, tăng 21,3% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: công nghiệp Trung ương tăng tương ứng 3,5% và 18,3% với 21/22 ngành tăng; công nghiệp Nhà nước địa phương tưng 8,8% và 22,2% với 20/22 ngành tăng; công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 3,8% và 12,4% với 9/12 quận, huyện tăng; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2,9% và tăng 28,5% so cùng kỳ năm trước. Dự kiến giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tháng 5 tăng 26,4%. Trong đó: Công nghiệp trung ương trên địa bàn tăng 16,8% với 20/22 ngành tăng. Một số ngành có tỷ trọng lớn, tăng khá: chế biến thực phẩm tăng 25%, công nghiệp dệt tăng 15,0%, sản xuất tivi tăng 21,3%, sản xuất xe động cơ tăng 53%... sản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương tăng 16,7% với cả 22 ngành đều tăng. (Trích trong báo Thời báo kinh tế Việt Nam ngày 05/06/2002 số 67 (945) "sản xuất CNH trên địa bàn thành phố tăng trên 26% so cùng kỳ năm trước"). Chúng ta thấy rõ môi trường đầu tư vào Hà Nội đã được cải thiện các chính sách và biện pháp của Nhà nước được cởi mở, thông thoáng hơn nên đã thu hút được thêm nhiều đầu tư vào các khu công nghiệp của Hà Nội. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Kết luận Đây là hình thái kinh tế xã hội ưu việt, một đỉnh cao của nền văn minh loài người. Để xây dựng đất nước thành một nền kinh tế xã hội, đảm bảo sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế, ổn định, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Chúng ta phải phát triển bằng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội tất yếu phải tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước theo hình thái kinh tế xã hội Mác - Lênin. Những thành tựu đã và đang phát triển chính là kết quả của những nỗ lực không ngừng của Đảng cộng sản Việt Nam, của Chính phủ và toàn thể nhân dân Việt Nam. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình triết học Mác - Lênin NXB Chính trị Quốc gia 2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. 3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. 4. Sách về thực trạng CNH - HĐH - 1998 5. Báo Hà Nội mới 6/6/2002 số 11970 "Chính phủ ra Nghị quyết về thực hiện đẩy nhanh CNH - HĐH, nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001 - 2010"). 6. (Trích trong báo Thời báo kinh tế Việt Nam ngày 05/06/2002 số 67 (945) "sản xuất CNH trên địa bàn thành phố tăng trên 26% so cùng kỳ năm trước"). 7. (Trích trong báo lao động 5/6/2002 số 143/2002 (5752) "Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam 2001 - 2010"). Mục lục I. Hình thái kinh tế xã hội của Mác - Lênin 1 1. Định nghĩa 1 2. Quá trình phát triển của lịch sử 1 II. CNH, HĐH nông nghiệp , nông thôn thời kỳ 2001 - 2010 3 1. Đánh giá tình hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nông thôn 3 2. Nội dung tổng quát của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 5 3. Những chủ trương và giải pháp 6 III. Mục tiêu và các Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 ở Việt Nam 7 1. Mục tiêu 7 2. Phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2010 ở Việt Nam 7 Kết luận 11 Cam đoan của sinh viên - Tiểu luận này là do chính bản thân em đã tìm kiếm tài liệu và suy nghĩ tự viết ra. - Không sao chép tiểu luận của bạn khác, không nhờ viết hộ, không thuê viết hộ. - Trong bài em tâm nhắc nhất là phần III: Vì nền kinh tế xã hội của nước ta ngày càng phát triển, đói nghèo giảm, công nông nghiệp phát triển mạnh, ngành giáo dục phát triển... thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHình thái kinh tế xã hội vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá.DOC
Tài liệu liên quan