Tiểu luận Hình thức di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, thực tiễn áp dụng và phương hướng hoàn thiện

Mục lục

Trang

LỜI MỞ ĐẦU .1

NỘI DUNG .1

1. Lí luận chung về di chúc và hình thức của di chúc 1

1.1. di chúc .1

1.1.1. khái niệm .1

1.1.2. Điều kiện của di chúc . .2

1.2. Hình thức của di chúc .4

2. Hình thức di chúc theo quy định của BLDS 2005 . .4

2.1. di chúc bằng văn bản . .4

2.1.1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng( điều 655) .7

2.1.2. di chúc bằng văn bản có người làm chứng ( Điều 656) . 8

2.1.3. Di chúc có công chứng hoặc chứng thực của UBND xã phường thị trấn.9

2.1.4 Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng chứng

thực (điều 660) . 9

2.2. Di chúc miệng ( điều 651, khoản 5 điều 652) 11

3. thực tiễn áp dụng 13

4. Phương hướng hoàn thiện .15

4.1. hoàn thiện các quy định của pháp luật 15

4.2. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về pháp luật .16

KẾT THÚC VẤN ĐỀ .16

Danh mục tài liệu tham khảo 17

 

 

 

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6209 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hình thức di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, thực tiễn áp dụng và phương hướng hoàn thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao dịch dân sự nói chung và điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng. Vì vậy, một người muốn định đoạt tài sản của mình bằng di chúc cần phải tuân theo các quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc. Thừa kế theo di chúc là sự chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người khác còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc. Nội dung cơ bản của thừa kế theo di chúc là chỉ định người thừa kế ( cá nhân, tổ chức ) và phân định tài sản và quyền tài sản cho họ, giao cho họ nghĩa vụ tài sản…. 1.1.2.Điều kiện của di chúc. Về người lập di chúc Theo quy định tại Điều 647 BLDS 2005, người để lại di sản phải đảm bảo các điều kiện sau: Trước hết, người để lại di sản phải là người đã thành niên, không mắc các bệnh tâm thần hoặc bệnh nào khác mà không thể nhận thức được và không thể làm chủ hành vi của mình. Theo như Điều 18 bộ luật này người thì người thành niên là người đủ 18 tuổi trở lên. Người tuy chưa đủ 18 tuổi nhưng đã đủ 15 tuổi cũng có thể được lập di chúc với điều kiện phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ vào việc lập di chúc. Đây là quy định phù hợp, đúng tinh thần như Bộ luật lao động về độ tuổi tối thiểu có thể tham gia lao động là 15 tuổi trở lên. Người từ đủ 15 tuổi trở lên có thể có tài sản riêng, bởi vậy họ có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Tuy nhiên, vì người 15 tuổi trở lên và chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người chưa thành niên, pháp luật quy định việc lạp di chúc phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ về việc lập di chúc. Người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ nhưng đã thành niên cũng có quyền lập di chúc,. Tuy nhiên, việc lập di chúc của đối tượng này phải được người làm chứng lập thành văn bản và có chứng nhận của cơ quan công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban xã, phường, thị trấn. Tiếp theo, ngưòi để lại di sản khi lập di chúc chỉ được phép định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, quyền sử dụng hợp pháp (là quyền sử dụng đất..), một phần trong khối tài sản chung với đồng chủ sở hữu khác. Di chúc hợp pháp. Theo điều 652 BLDS thì di chúc được coi là hợp pháp khi có đủ các điều kiện sau đây: Thứ nhất, người để lại di sản lập di chúc phải ở trong tình trạng minh mẫn, sáng suốt; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép. Lập di chúc là hành vi của chủ sở hữu (chủ sử dụng tài sản) định đoạt tài sản của mình nên họ phải nhận thức được hành vi đó, không một ai có quyền điều khiển hay ép buộc họ làm theo ý chí của người khác. Thứ hai, nội dung của di chúc không trái với pháp luật, không đúng với lợi ích của xã hội. ý chí của người lập di chúc phải phù hợp với ý chi của Nhà nước, đạo đức xã hội, tuân thủ các quy định tại điểm 3 điều 8 BLDS. Vi phạm các điều đó, di chúc sẽ bị vô hiệu. Thứ ba, hình thức của di chúc không được trái với quy định của pháp luật. Như đã nêu thì di chúc của người chưa thành niên thì phải có sự đồng ý cuả cha mẹ hoặc ngời giám hộ. Về di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải có người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực. Di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp nếu người ngời lập di chú miệng thể hiện ý chí của mình trước ít nhất hai người làm chứng, ngưòi làm chứng phải ghi rõ đầy đủ nội dung của di chúc này và cùng ký tên; đồng thời bản di chúc phải được công chứng, chứng thực trong thời hạn năm ngày kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng. Người làm chứng. Điều 654, Bộ luật dân sự 2005 quy định về điều kiện của người làm chứng như sau: “Mọi người đều có thể là chứng cho việc lập di chúc, trừ những trường hợp sau đây: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung của di chúc; Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự. Đây là một quy định nhằm đảm bao sự công bằng, khách quan, tính chính xác và nội dung đầy đủ của di chúc. 1.2.Hình thức của di chúc Hình thức của di chúc là phương thức biểu hiện lí trí của người lập di chúc ( nội dung của di chúc) là căn cứ pháp lí làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc, là căn cứ để bảo vệ quyền lợi cho người được chỉ định trong di chúc. Vì vậy di chúc phải được lập dưới một hình thức nhất định. Pháp luật quy định có 2 loại hình thức Hình thức văn bản: là loại di chúc được thể hiện dưới dạng chữ viết ( viết tay, đánh máy, in ) có chứng nhận hoặc không có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hình thức miệng: toàn bộ ý chí của người lập di chúc thể hiện bằng lời nói 2.Hình thức di chúc theo quy định của BLDS 2005 2.1.di chúc bằng văn bản Theo quy định của pháp luật, tất cả các di chúc được thể hiện bằng hình thức văn bản phải đáp ứng các yêu cầu chung về nội dung, đồng thời mỗi hình thức cụ thể của di chúc viết phải tuân theo một trình tự tương ứng. Để bản di chúc thể hiện dưới hình thức bằng văn bản có hiệu lực pháp luật là cơ sở pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích cho các chủ thể, người lập di chúc cần phải đáp ứng các yêu cầu về nội dung đối với mọi di chúc viết như sau: - di chúc phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập di chúc Đây là một nội dung hết sức quan trọng và có ý nghĩa thiết thực trong việc xác định tính hiệu lực của di chúc, vì thông qua ngày, tháng, năm lập di chúc sẽ xác định được tại thời điểm đó người lập di chúc có năng lực hành vi dân sự, minh mẫn, sáng suốt hay không… Mặt khác, trong trường hợp người quá cố để lại nhiều bản di chúc thì sẽ căn cứ vào ngày tháng năm trong di chúc để chúng ta xác định đâu là biểu hiện ý chí sau cùng của người chết và là di chúc có hiệu lực pháp luật. Vì theo quy định tại khoản 5 điều 667 BLDS thì “khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật” do vậy tất cả những bản di chúc lập trước đều bị hủy bỏ. Bản di chúc sau cùng thể hiện ý chí sau cùng mới có hiệu lực pháp luật. di chúc phải ghi rõ họ tên, nơi cư trú của người lập di chúc Theo quy định của pháp luật thì địa điểm mở thừa kế, thẩm quyền giải quyết của Tòa án khi có tranh chấp đều được xác định thông qua nơi cư trú của người lập di chúc do đó di chúc phải xác định rõ nơi cư trú của người lập di chúc là một yêu cầu quan trọng. Hơn nữa do di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương của một bên chủ thể trong một giao dịch dân sự nên cần phải ghi rõ họ tên đầy đủ của người thể hiện ý chí đó. di chúc phải ghi rõ họ, tên người, tên cơ quan, tổ chức được hưởng di sản Khác với những người hưởng thừa kế theo pháp luật là những người nằm trong diện, hàng thừa kế có quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật trong khi những người được hưởng thừa kế theo di chúc lại không bị giới hạn phạm vi như trên. Những người được hưởng thừa kế theo di chúc cũng có thể là tổ chức, cá nhân bất kì, bằng ý chí của mình lập di chúc có thể định đoạt cho bất kì ai hưởng di sản của mình. di chúc phải ghi rõ di sản và nơi có di sản Di sản thừa kế chỉ là những di sản thuộc sở hữu của người chết, và chỉ với những tài sản thuộc sở hữu của mình thì người lập di chuc mới định đoạt người thừa kế. Do vậy nếu di sản được ghi rõ ràng trong di chú sẽ giúp chúng ta xác định được người lập di chúc họ có những tài sản nào và được phân định ra sao. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 điều 633 BLDS có quy định: “… nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nới có toàn bộ hoặc phần lớn di sản” nên việc ghi rõ nơi có di sản là rất cần thiết, hơn nữa nhờ vào địa điểm ghi trong di sản mà những người được thừa kế dễ dàng xác định được địa điểm tồn tại của di sản sau khi người lập di chúc chết. di chúc phải ghi rõ việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ Theo nguyên tắc chung, tất cả những người hưởng di sản thừa kế đều phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại trên cơ sở tương ứng với kỉ phần tài sản mà họ được hưởng. Ngoài ra việc giao nghĩa vụ cho những người thừa kế là một trong những quyền định đoạt của người lập di chúc. Vì vậy trong di chúc, người lập di chúc có thể giao nghĩa vụ riêng cho từng người được hưởng thừa kế để họ thực hiện, người lập di chúc phải ghi rõ cơ quan cá nhân tổ chức nào thực hiện nghĩa vụ mà người chết để lại. Tuy nhiên nếu trong di chúc mà không có sự định đoạt nghĩa vụ riêng cho từng người thì tất cả những người hưởng thừa kế sẽ cùng nhau thực hiện nghĩa vụ mà người lập di chúc để lại. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng kí hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ kí hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Do di chúc là sự thể hiện ý chí của người chết, vì vậy để di chúc được rõ ràng cụ thể, tránh sự tranh cãi giữa những người thừa kế về sau này thì người lập di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng kí hiệu để biểu đạt ý chí của mình. Ngoài ra pháp luật còn quy định để đảm bảo tính khách quan và chính xác cho bản di chúc và ý chí của người lập trong trường hợp bản di chúc có nhiều trang thì pháp luật yêu cầu người lập di chúc phải đánh số trang theo thứ tự và phải kí hoặc điểm chỉ vào từng trang của di chúc nhằm tránh tình trạng người khác thêm, bớt, giả mạo hoặc thay thế từng trang của di chúc làm sai lệch ý chí của người lập di chúc. Hình thức di chúc bằng văn bản bao gồm các loại sau: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng ,di chúc bằng văn bản có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn, di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc đã được chứng thực. Mỗi loại hình thức di chúc lại được pháp luật quy định cụ thể trong các điều luật như sau: 2.1.1.Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng( điều 655) Đối với loại di chúc này, điều 655 bộ luật dân sự có quy định như sau: “Người lập di chúc phải tự tay viết và kí vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng còn phải tuân theo quy định tại điều 653 của bộ luật này”. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải do người lập di chúc phải tự tay viết hoặc kí vào bản di chúc. Nói cách khác, di chúc đánh máy không có gái trị pháp lý, dù rằng người lập di chúc biết đánh máy chữ và tự tay đánh máy di chúc. Xuất phát từ thực tế là có rất nhiều trường hợp vì một lí do hay trở ngại nào đó mà người lập di chúc muốn giữ kín bí mật nội dung của bản di chúc hoặc do trình độ hiểu biết pháp luật chưa cao nên người lập di chúc không đi công chứng chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhờ bất kì một người nào đó xác nhận làm chứng nên để thực hiện đúng nguyên tắc đảm bảo quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc thì pháp luật vẫn thừa nhận giá trị pháp lí của di chúc lập ra trong trường hợp trên nếu nó đáp ứng được đầy đủ các điều kiện cần thiết. 2.1.2.di chúc bằng văn bản có người làm chứng ( Điều 656) Xuất phát từ điều kiện hoàn cảnh khách quan như người lập di chúc ốm, không biết chữ… mà không thể tự mình viết di chúc được thì họ có thể nhờ người khác viết hộ và bản di chúc này vẫn được chấp nhận và có giá trị pháp lý nên nó đáp ứng được các yêu cầu tại điều 656 BLDS như sau : “ trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là 2 người làm chứng. Người lập di chúc phải kí tên hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ kí, điểm chỉ của người lập di chúc và kí vào bản di chúc”. Nhưng không phải ai cũng có thể là người làm chứng trong việc lập di chúc vi vậy để đảm bảo tính khách quan những người làm chứng trong di chúc cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn quy định tại điều 654 BLDS như sau: “ Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc trừ những người sau đây: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản lien quan đến nội dung di chúc Người chưa đủ 18 tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.” Nếu thiếu một trong những yếu tố trên thì tư cách của người làm chứng sẽ không được thừa nhận, điều này đồng nghĩa là loại di chúc bằng văn bản có người làm chứng sẽ không có hiệu lực pháp luật. 2.1.3. Di chúc có công chứng hoặc chứng thực của UBND xã phường thị trấn Thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc UBND xã phường thị trấn phải tuân theo đúng điều 658 của BLHS. Việc lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tuân theo thủ tục sau đây: “1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc; 2. Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.” Ngoài ra cũng giống như những người làm chứng cho loại di chúc có người làm chứng thì công chứng viên và những người có thẩm quyền chứng thực tại UBND xã phường thị trấn cần phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại điều 659 BLDS về người không được công chứng, chứng thực để đảm bảo tính khách quan cho bản di chúc. “Công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn không được công chứng, chứng thực đối với di chúc, nếu họ là: 1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; 2. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; 3. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.” Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng chứng thực (điều 660) Pháp luật dân sự Việt Nam đã dự liệu các trường hợp người lập di chúc không thể đến các cơ quan công chứng hoặc UBND để chứng thực, chứng nhận di chúc, thì nhứng người có thẩm quyền chứng nhận theo quy định tại Điều 660 của Bộ luật dân sự 2005 như sau: di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng chứng thực Xuất phát từ lí do do người lập di chúc là quân nhân đang làm nhiệm vụ, đóng quân ở xa nơi công chứng, chứng thực hoặc do nhiệm vụ đặc biệt. Mặt khác quyền lập di chúc là quyền luôn được pháp luật ưu tiên và đảm bảo thực hiện vì vậy với những lí do chính đáng mà cá nhân không thể lập di chúc theo thủ tục chứng thực thì di chúc của họ chỉ cần có xác nhận là vẫn có hiệu lực pháp luật. di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó Quy định này mang tính chất dự phòng do đặc thù của 2 loại phương tiện trên khiến cho những hành khách trên phương tiện không có khả năng tiền hành công chứng và chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền được khi mà hai phương tiện này chưa cập cảng hoặc hạ cánh. Do vậy trong trường hợp cá nhân đang đi lại hoặc làm việc trên 2 phương tiện này nếu có nhu cầu làm di chúc thì chỉ cần cơ trưởng hoặc thuyền trưởng có thẩm quyền xác nhận di chúc trong lúc máy bay chưa hạ cánh hoặc tàu biển chưa cập bến là bản di chúc đó cũng được thừa nhận và có hiệu lực pháp luật. di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dướng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó. Khi đã nằm viện hoặc ở trong cơ sở chữa bệnh thì họ có thể bị ốm đau bệnh tật, vì vậy khi có nhú cầu lập di chúc thì dù cơ sở chữa bệnh hoặc bệnh viện có gần cơ sở công chứng, chứng thực nhưng họ cũng không thể đến để yêu cầu công chứng chứng thực di chúc được do vậy nếu di chúc trong hoàn cảnh trên thì chỉ cần có xác nhận của người phụ trách bệnh viện hoặc cơ sở chữa bệnh tại nơi họ đang điều trị. di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị Do yêu cầu công việc mà nhiều người đang phải làm việc ở những nơi mà điều kiện cho việc công chứng, chứng thực gặp nhiều khó khăn. Công việc tại vùng rừng núi hải đảo không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi, thuyền xuyên phải đối mặt với nguy hiểm. Vì thế, pháp luật đã quy định trong điều kiện trên nếu cá nhân muốn lập di chúc thì chỉ cần có xác nhận của Tổ trưởng tổ công tác hoặc Trưởng nhóm nghiên cứu là được. di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước đó Để đảm bảo cho tất cả mọi công dân được bình đẳng thực hiện quyền như nhau thì những công dân Việt Nam đang làm việc, sinh sống, học tập ở nước ngoài cũng có quyền lập di chúc và chỉ cần có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giaio của Việt Nam ở nước đó là có hiệu lực pháp luật. di chúc của người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó. Do tính chất của hoạt động tố tụng nên những người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh không thể tự do đi lại được. Vì thế nếu những người này muốn lập di chúc thì chỉ cần trong di chúc có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó là có giá trị pháp lý. Di chúc miệng ( điều 651, khoản 5 điều 652) Di chúc miệng là sự thể hiện ý chí thông qua lời nói của cá nhân nhằm chuyển dịch tài sản của mình cho người còn sống khác sau khi họ chết. Xuất phát từ thực tế một số trường hợp cá nhân rơi vào tình trạng không thể lập di chúc viết được khi mà họ muốn chuyển dịch tài sản cho người thừa kế theo ý chí của họ. Do vậy để đảm bảo một cách tuyệt đối quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác sau khi chết dù không được thể hiện theo hình thức viết thì nó vẫn được thừa nhận là một di chúc hợp pháp. Tuy nhiên di chúc này phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu mà pháp luật quy định như sau: Theo quy định tại điều 651 BLDS về di chúc miệng: “1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. 2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.” Khoản 5 điều 652 BLDS “ Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực” Với quy định trên ta nhận thấy chỉ khi nào tính mạng của một người lâm vào tình trạng nguy kịch không thể viết di chúc bằng văn bản được buộc phải dùng di chúc miệng thì di chúc này mới được thừa nhận. Tuy nhiên do ý chí được thể hiện thông qua lời nói nên tính xác thực của nó không cao, dễ bị phản bác và xảy ra tranh chấp vì vậy pháp luật đã quy định sự thể hiện ý chí bằng lời nói của người để lại di sản phải là sự thể hiện ý chí cuối cùng và có sự chứng kiến ít nhất của 2 người làm chứng và phải được người làm chứng ghi lại thành văn bản lời di chúc đó. Mặt khác do di chúc đó không có chữ kí hoặc điểm chỉ của người lập di chúc và người lập di chúc đó cũng không thể kiểm tra việc ghi chép của người làm chứng được nên điều này ảnh hưởng đến tính xác thực của văn bản ghi chép lại di chúc miệng. Vì vậy để đảm bảo tính xác thực của di chúc, pháp luật cũng quy định thêm khi những người làm chứng ghi chép lại và kiểm tra xác nhận việc ghi chép đó đúng với sự thể hiện ý chí của người chết thì họ sẽ cùng kí tên hoặc điểm chỉ vào bản di chúc đó. Đồng thời trong thời gian 5 ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. Chúng ta thấy đây là một điểm mới của BLDS 2005 so với BLDS 1995. Mặt khác do di chúc miệng là một hình thức di chúc đặc biệt nên pháp luật quy định di chúc miệng với thủ tục chặt chẽ. Theo khoản 2 điều 651 BLDS có quy định: “ sau 3 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ” Có quy định như trên bởi lẽ khi người di chúc miệng đã thoát khỏi hoàn cảnh đặc biệt về tính mạng họ không còn bị đe dọa, tinh thần minh mẫn sáng suốt thì họ có điều kiện lập bảng di chúc khác có tính xác thực, giá trị pháp lí cao hơn. Minh mẫn được hiểu là làm chủ được hành vi của mình, hiểu được mình muốn gì và cần gì một cách độc lập và không có sự can thiệp của người khác, sáng suốt được thể hiện trong việc độc lập suy nghĩ, nhận xét đánh giá sự việc diễn ra quanh mình và không có sự nhầm lẫn bất thường giữa sự vật này, sự vật kia, người này với người khác… Như vậy vấn đề thời gian sự nhận thức của người di chúc miệng sau khi có di chúc miệng là vấn đề quan trọng quyết định đến hiệu lực của di chúc. 3. Thực tiễn áp dụng Thực tiễn cho thấy không phải lúc nào di chúc lập ra cũng được coi là hợp pháp vì rất nhiều trường hợp người lập di chúc đã vi phạm các nguyên tắc về hình thức hay nội dung của di chúc. Có rất nhiều trường hợp người lập di chúc miệng không thể tưởng tượng ra rằng di chúc mà họ để lại có thể gây nhiều phiền phức cho người liên quan đến vậy, nhiều trường hợp nhất là ở vùng sâu vùng xa vì sự hiểu biết của pháp luật còn hạn chế, hoặc rất sơ sài. Một số trường hợp người hấp hối, nhất là những người già thường gọi con cháu đến dặn dò trước khi chết và vì không có điều kiện lập di chúc bằng văn bản nên những câu dặn dò đấy có thể coi là di chúc miệng. Nhưng vì nhiều lí do khác nhau nên những người có liên quan đến nội dung của di chúc lại là người ghi chép và là người làm chứng, vì vậy đã vi phạm điều kiện có hiệu lực của di chúc, và hình thức di chúc miệng trong trường hợp này bị hủy bỏ. Trong cuộc sống thường ngày đã có không ít sự việc xảy ra như việc ép buộc viết di chúc. Đây là trường hợp không khó để nhận ra sự bất hợp lí của nó, người viết di chúc thì tự tay viết và ký tên nhưng lại bị người khác đe dọa về tinh thần, mà di chúc phải thể hiện ý chí của người để lại di sản và phải hoàn toàn tự nguyện không bị ép buộc. Như vậy vấn đề đặt ra ở đây là nếu như người lập di chúc mà chết thì bản di chúc bị ép viết có hiệu lực pháp luật không, người để lại di chúc đã chết thì căn cứ như thế nào để xác minh đây là di chúc không hợp pháp, vì về hình thức đã có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự. Một vấn đề rất đáng quan tâm, là vấn đề của người làm chứng. Rất nhiều trường hợp người để lại di sản thừa kế lại phải tìm hai người làm chứng mà không thuộc Điều 654 hay số lượng người làm chứng trong trường hợp lập di chúc miệng tại Điều 651. Câu hỏi đặt ra ở đây là, nếu như trong trường hợp một ai đó đang bị đe dọa về tính mạng hay sức khỏe mà xung quanh chỉ có một người, mà người này lại là người có liên quan đến nội dung của di chúc thì có đáp ứng được tiêu chí trên chưa. Thứ nhất, người đó sẽ không người làm chứng của di chúc miệng kia vì vì thuộc quy định tại Điều 654; Thứ hai, pháp luật quy định phải có ít nhất hai người làm chứng trở lên thì hình thức di chúc bằng miệng mới đáp ứng được yêu cầu. Đây là một quy định khá chặt chẽ, đảm bảo tính khách quan của di chúc. 4. Phương hướng hoàn thiện 4.1. hoàn thiện các quy định của pháp luật Qua những phân tích ở trên, ta có thể thấy, BLDS 2005 đã quy định khá chặt chẽ về hình thức của di chúc, tuy nhiên, vẫn có một số bất cập diễn ra trong đời sống về vấn đề này. Xuất phát từ thực tiễn áp dụng trên, em có một số phương hướng hoàn thiện như sau: Có bản di chúc không ghi đầy đủ các nội dung như quy định của Điều 653 (không ghi nơi cư trú, thậm chí có trường hợp không ghi rõ nơi có di sản) nhưng vẫn được các Tòa án chấp nhận di chúc đó là hợp pháp, nếu có căn cứ kết luận đó chính là di chúc do người để lại di sản viết ra khi minh mẫn, sáng suốt, không bị ai ép buộc. Nếu trong bản di chúc có chữ viết tắt mà viết bằng kí hiệu mà toàn bộ người thừa kế đều hiểu theo nghĩa thống nhất thì chữ viết và kí hiệu đó không ảnh hưởng đến hiệu lực của di chúc, di chúc vẫn được thừa nhận và phát sinh hiệu lực pháp luật. Còn nếu di chúc có chữ viết tắt hoặc viết bằng kí hiệu mà những người thừa kế hiểu khác nhau thì có thể giải quyết theo 2 hướng sau: di chúc có nhiều phần mà chữ viết hoặc kí hiệu chỉ ảnh hưởng đến phần đó của di chúc và phần đó không có hiệu lực pháp luật và những phần còn lại vẫn có hiệu lực, còn nếu ảnh hưởng đến toàn bộ nội dung di chúc thì di chúc đó sẽ không có hiệu lực pháp luật. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, có rất nhiều trường hợp không phải tự tay người để lại di sản viết mà họ đánh m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập lớn luật dân sự 1- hình thức của di chúc.doc
Tài liệu liên quan