MỤC LỤC
Trang
I. Tổng quan: . 2
I.1 Công thức: .2
I.2 Nguồn gốc: .2
I.3 Cách đều chế: .3
I.4 T ác dung đối với cơ thể .3
I.5 Vai trò đối với cơ thể: 4
I.6 Tác dụng: 5
I.7 Chỉ tiêu cho phép: .7
II. Phân tích: .7
II.1 Định tính: .7
II.2 Định lượng: .8
III. Đề xuất giải pháp: .15
IV. Kết luận: 15
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5618 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Histamin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TPHCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
MÔN: PHÂN TÍCH THỰC PHẨM
ĐỀ TÀI: HISTAMIN
GVD: Huỳnh Quang Phước
SVTH: Phạm Thị Diệu
Hà Thị Kim Ánh
Nguyễn Hồng Thuý
Bùi Thị Hộp
Nguyễn Anh Tuấn
TPHCM, ngày 6 tháng 3 năm 2009
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
1
MỤC LỤC
Trang
I. Tổng quan:……………………………………………………….... 2
I.1 Công thức:………………………………………………………..2
I.2 Nguồn gốc:……………………………………………………….2
I.3 Cách đều chế:…………………………………………………….3
I.4 T ác dung đối với cơ thể………………………………………….3
I.5 Vai trò đối với cơ thể:…………………………………………… 4
I.6 Tác dụng:…………………………………………………………5
I.7 Chỉ tiêu cho phép:………………………………………………...7
II. Phân tích:………………………………………………………….7
II.1 Định tính:………………………………………………………...7
II.2 Định lượng:……………………………………………………....8
III. Đề xuất giải pháp:……………………………………………….15
IV. Kết luận:…………………………………………………………15
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
2
HISTAMIN
I. Tổng quan:
I.1 Công thức:
Histamine là một amin sinh học có liên quan trong hệ
miễn dịch cục bộ cũng như việc duy trì chức năng sinh lý
của ruột và hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh.
Các nghiên cứu mới đây còn cho thấy histamine có vai trò
như một chất của bạch cầu.
Có công thức phân tử: C5H9N3
Nhiệt độ nóng chảy: 83.5 °C (182 °F)
Nhiệt độ sôi: 209.5 °C (409 °F)
Công thức cấu tạo cấu trúc không gian
I.2 Nguồn gốc:
Histamine có nguồn gốc từ quá trình decarboxy hóa của
axít amin histidine, phản ứng được xúc tác bởi enzyme L-histidine
decarboxylase. Nó là một amin có tính hút nước và tính gây giãn
mạch.
Sự chuyển hóa từ histidine thành histamine bởi histidine decarboxylase
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
3
I.3 Cách đều chế:
Histamine chỉ tồn tại ở một trong hai dạng, hoặc ở dạng
dự trữ, hoặc ở dạng không hoạt động.
Histamine giải phóng vào synapse bị
phân huỷ bởi acetaldehyde
dehydrogenase. Sư thiếu hụt enzyme
này sẽ gây ra phản ứng dị ứng do các
bể histamine trong synapse.
Histamine còn bị phân huỷ bởi
histamine-N-methyltransferase
Tế bào Mast
và diamine oxidase. Một vài dạng bệnh do thức ăn, còn gọi
là ngộ độc thức ăn, có nguyên nhân do sự chuyển hóa từ
histidine thành histamine trong thức ăn chín, chẳng hạn như
cá.
Phần lớn histamine trong cơ thể được tìm thấy ở các hạt
trong tế bào bạch cầu mast hoặc bạch cầu ái kiềm. Tế bào
mast đặc biệt tập trung nhiều ở các vị trí dễ bị tổn thương
như mũi, miệng, chân; bề mặt nội mô cơ thể, và thành mạch
máu. Những tế bào chứa histamine không phải là tế bào
mast cũng được tìm thấy ở một vài tổ chức như não, nơi mà
chức năng của nó như là một chất dẫn truyền thần kinh. Một
vị trí quan trọng nữa của sự tích trữ và giải phóng histamine
là ở các tế bào ái chrom của niêm mạc
I.4 Tác dụng đối với cơ thể
Histamine biểu hiện tác dụng của mình bằng việc kết
hợp với các thụ thể histamine tế bào đặc hiệu. Có 4 loại thụ
thể hsstamine đã được xác định đó là thụ thể thư H1 đến H4.
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
4
Loại Vị trí Chức năng
Thụ
thể
H1
Thấy ở tổ chức cơ
trơn, nội mạc, và hệ
thần kinh trung
ương
Gây giãn mạch, co thắt khí quản, hoạt hóa
cơ trơn, sự phân chia của các tế bào nội
mạc; gây đau và ngứa do côn trùng cắn; các
thụ thể sơ cấp liên quan đến các hội chứng
viêm mũi dị ứng và bệnh tiêu chảy.
Thụ
thể
H2
Có ở các tế bào đỉnh
thành dạ dày Chủ yếu kích thích bài biết axít gastric.
Thụ
thể
H3
-
Giảm giải phóng các chất dẫn truyền thần
kinh như: histamine, acetylcholine,
norepinephrine, serotonin
Thụ
thể
H4
Chủ yếu thấy ở
tuyến giáp, ruột non,
lách, và đại tràng.
Còn thấy ở bach cầu
ái kiềm, và tuỷ
xương.
Vai trò sinh lý chưa được biết.
I.5 Vai trò đối với cơ thể:
Điều khiển giấc ngủ
Histamine được giải phóng như các chất dẫn truyền thần
kinh. Thân các neuron giải phóng histamine được tìm thấy ở
phần sau của vùng dưới đồi ở các nhân tuberomammillary khác
nhau. Từ đây, các neuron tiết histamine này sẽ chiếu ra khắp não
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
5
bộ tới vỏ não thông qua bó vỏ não trước giữa. Tác dụng tiết
histamine được biết đến để điều chỉnh giấc ngủ. Về mặt kinh
điển, các thuốc kháng histamine ở thụ thể H1gây cảm giác buồn
ngủ. Tương tự, các nguyên nhân gây phá huỷ các neuron giải
phóng histamine hay sự ức chế tổng hợp histamine sẽ làm mất
khả năng duy trì sự tập trung cao. Cuối cùng, các chất đối kháng
H3 (kích thích giải phóng histamine) làm tăng sự tỉnh táo.
Sự đáp ứng tình dục:
Nghiên cứu cho thấy sự giải phóng histamine từ các tế bào mast
ở cơ quan sinh dục ngoài là một phần của sự khoái cảm tình dục
ở người. Nếu sự đáp ứng này bị thiếu hụt có thể là do chứng
histapenia (chứng thiếu hụt histamine). Trong các trường hợp
này, bác sĩ thường kê một chế độ ăn nhiều a-xít folic cà niaxin (là
những chất được sử dụng trong kết nối có thể làm tăng nồng độ
histamine trong máu và tăng giải phoáng histamine), hoặc L-
histidine. Ngược lại, đàn ông có mức histamine cao có thể sẽ bị
chứng xuất tinh sớm.
Bệnh tâm thần phân liệt
Người ta thấy rằng, khoảng phần nửa số bệnh nhân tâm thần phân
liệt có nồng độ histamine trong máu thấp. Điều này có thể là do
tác dụng không mong muốn trên histamine của các thuốc chống
loạn thần như Quetiapine. Dù vậy, ở những trường hợp này, khi
nồng độ histamine được tăng lên thì sức khỏe của họ cũng được
cải thiện.
I.6 Tác dụng:
Histamine được xem như một loại thuốc kháng chúng có tác
dụng và chức năng như:
Kháng histamine là một loại thuốc dùng để ngăn chặn tác
dụng của một chất có trong máu có tên là histamin. Histamin
là một chất hóa học tự nhiên được sản xuất bởi hệ thống
miễn dịch của cơ thể.
Khi được tiết ra, nó sẽ làm tăng lượng máu đến khu vực bị
ảnh hưởng. Các dịch len lỏi ra khỏi các mạch máu làm cho
những niêm mạc bao phủ mũi và họng bị sưng lên và kích
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
6
thích các tuyến gần đó tiết nhầy. Nó gây ra những triệu
chứng như ngứa ngáy, sưng hoặc đỏ. Histamin cũng gây ra
hắt xì, chảy nước mũi, ngứa hoặc chảy nước mắt, và ở một
số người nó còn gây thở khó.
Hoạt động chính của histamin liên quan đến miễn dịch. Nó
được chế tiết ra khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên. Các dị
nguyên là những chất mà lúc bình thường không gây hại,
chẳng hạn như phấn hoa, nhưng nó có thể gây ra các phản
ứng quá mẫn của hệ miễn dịch ở một số người. Histamin
cũng có các tác dụng khác ở khắp cơ thể, chẳng hạn như làm
co và dãn các mạch máu và co cơ ở đường thở và hệ tiêu
hóa.
Ngoài ra histamine được xem như là một
chất gây ngộ độc tự nhiên, chúng có sắn
trong các loại động vật thủy sản như: cá ngừ,
cá thu, cá trích, cá heo,... nhất l à khi c á đ ã
b ị ư ơn, chính là nguyên nhân gây ngộc độc.
Đặc tính của Histamine là chịu được nhiệt, thậm chí cá đã
nấu chín, đóng hộp thanh trùng thì Histamine vẫn không bị
tiêu hủy. Cơ thể con người chấp nhận hàm lượng Histamine
nhất định không gây ra phản ứng ngộ độc nào, nhưng nếu
hàm lượng Histamine quá cao sẽ gây độc.
Vì thế, khi cơ thể người bị yếu mà ăn phải cá ngừ có chứa
nhiều độc tố Histamine thì sẽ bị ngộ độc ngay. Người bị ngộ
độc do ăn cá ngừ có nhiều Histamine thường có các triệu
chứng như: mặt đỏ bừng, đường tiêu hóa bị ảnh hưởng nên
gây tiêu chảy, buồn nôn, ảnh hưởng trực tiếp đến thần kinh,
đau đầu, nổi mẩn ngứa toàn thân và nóng ran trong miệng.
Độc tố Histamine có ở khắp cơ thể cá, nhưng thường tích tụ
nhiều ở những nơi dễ bị nhiễm vi sinh vật như ở phần xung
quanh ruột cá (khi cá đã chết) hay trên da cá vốn thường có
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
7
các tuyến dịch, môi trường rất thuận lợi cho vi sinh vật phát
triển. Phần gần mang cá cũng là nơi tích tụ nhiều độc tố bởi
khi cá chết, mang cá thường tụ máu, máu là môi trường rất
tốt cho vi sinh vật phát triển...
Nên chọn cá ngừ tươi
Bản thân một số loại cá biển như cá ngừ, cá thu chết sau 4 -6
giờ là bị phân hủy, cộng với hàm lượng đạm có trong cá cao
càng làm cho cá mau bị hư và như thế hàm lượng Histamine
sẽ tăng lên rất nhiều. Chưa kể tình trạng người đánh bắt đến
người buôn bán ở chợ đã dùng nhiều hóa chất như urê, hàn
the tẩm ướp cho cá cứng như cá tươi nhằm qua mắt người
tiêu dùng, nên chất độc trong cá đã cao lại càng cao hơn.
Vì vậy, người tiêu dùng nên chọn những con cá tươi và nên
chọn cá được trữ lạnh liên tục hoặc được ướp muối thật kỹ.
I.7 Chỉ tiêu cho phép:
Với liều lượng từ 8 mg - 40 mg, người nhạy cảm sẽ bị
chảy nước mắt, nước bọt trong bữa ăn. Với liều lượng
từ 1,5g - 4g, ngoài triệu chứng trên còn gây choáng
váng, nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy, nhiệt độ xuống
thấp, mệt lả, mạch nhanh, thở gấp, nổi ban. Vì vậy chỉ
tiêu cho phép phải nhỏ hơn 8mg.
II. Phân tích:
II.1 Định tính: là phương pháp dựa vào đặc tính cảm quan
của người quan sát, chủ yếu là xem cá ươn hay không, nếu cá
chết lâu thì hàm lượng Histamin càng nhiều, bên cạnh đó còn
có một số loại vi khuẩn khác cũng có thể gây ngộ độc cho
người. Vì so với các loại thịt gia súc, gia cầm, cá có nhược
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
8
điểm là phần nạc kém bền cơ học, dễ bị nhiễm vi sinh vật.
Ngoài các yếu tố hư hỏng các chất đạm, béo, đường, tạo thành
các axit hữu cơ như: amoniac, indol, scatol, phênol... gây ra các
mùi hôi thối, tạo ra các màu xanh lục, nâu, đen, trong điều kiện
yếm khí, histidin là một trong các loại axit amin được tạo ra
trong quá trình thủy phân chất đạm của một số loại cá được
chuyển hóa tạo thành amin độc có tên là histamin. Độc tố
histamin còn được tạo ra khi cá chết là do một số loài vi sinh
vật như: Enterobacteriaceae; vibrio sp; lactobacillus sp;
Morganella morganii... Trong đó, Morganella morganii là loài
vi khuẩn tạo ra histamin nhiều
II.2 Định lương:
Histamin trong sản phẩm thuỷ sản - Phương pháp
định lượng bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao
Histamin in fisher y products - Method for quantitative
analysis by High Performance Liquid Chromatography
1 Ðối tượng và phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định hàm lượng
histamin trong sản phẩm thủy sản bằng sắc ký lỏng hiệu
năng cao (sau đây gọi tắt là HPLC). Giới hạn phát hiện của
phương pháp là 5 mg/kg.
2 Phương pháp tham chiếu
Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa theo Tiêu chuẩn NMKL
số 99 - 1981(Nordic committee on food analysis No 99 -
1981).
3 Nguyên tắc
Histamin có trong mẫu thủy sản được tách chiết bằng
metanol. Dịch chiết được làm sạch trên cột trao đổi anion;
sau đó, được tạo dẫn xuất huỳnh quang với o-Phthal
alđehyt (OPT). Hàm lượng dẫn xuất histamin được định
lượng trên hệ thống HPLC với đầu dò huỳnh quang theo
phương pháp ngoại chuẩn.
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
9
4 Thiết bị, dụng cụ, hoá chất, dung dịch chuẩn và dung
dịch thử
4.1 Thiết bị, dụng cụ
4.1.1 Hệ thống HPLC với đầu dò huỳnh quang.
4.1.2 Cột sắc ký lỏng C18, kích thước cột L x ID: 50 x
4,6 mm, kích thước hạt: 5 mm.
4.1.3 Máy nghiền đồng thể tốc độ 6000 - 30 000
vòng/phút (HEIDOLPH DIAX 900).
4.1.4 Bể điều nhiệt hoạt động ở nhiệt độ 20 -100oC
(GRANT Y14).
4.1.5 Máy lắc tốc độ 50 - 500 vòng/phút (IKA ề KS
260 basic).
4.1.6 Máy đo pH, dải pH từ 2 đến 12 (Knick 766).
4.1.7 Cân phân tích, độ chính xác 0,0001 g.
4.1.8 Cột thủy tinh (khóa teflon, kích thước: 300 x
10,5 mm ID x 13 mm OD). 4.1.9 Bình tam giác, bình
định mức và pipet thủy tinh các loại.
4.1.10 Giấy lọc 0.45 mm (Whatman No.1).
4.2 Hoá chất Hoá chất phải là loại tinh khiết được sử
dụng để phân tích, gồm:
4.2.1 Nước cất dùng cho HPLC.
4.2.2 Metanol dùng cho HPLC.
4.2.3 Axetonitril dùng cho HPLC.
4.2.4 Axit clohyđric (HCl) đậm đặc 37 %.
4.2.5 Natri hyđroxit (NaOH) rắn.
4.2.6 Kali đihyđro phosphat (KH2PO4) rắn.
4.2.7 o-Phthal alđehyt (OPT) 99%, được bảo quản
lạnh.
4.2.8 Trietylamin (TEA).
4.2.9 Histamin đihyđroclorua (C5H11Cl2N3), M = 184,07
g/mol.
4.2.10 Axit phosphoric (H3PO4) đậm đặc 85 %.
4.2.11 Nhựa trao đổi anion, Dowex loại 1 x 8, kích
thước hạt 50 -100 mesh.
4.3 Dung dịch chuẩn và dung dịch thử
4.3.1 Các dung dịch chuẩn histamin
4.3.1.1 Dung dịch chuẩn histamin gốc 1000 mg/l:
hoà tan 0,1656 g histamin đihyđroclorua (4.2.9) trong
axit HCl 0,1 M rồi định mức đến 100 ml. Dung dịch
này bền trong 1 tuần lễ nếu được bảo quản lạnh.
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
10
4.3.1.2 Dung dịch chuẩn histamin 10 mg/l: pha loãng
1 ml dung dịch chuẩn gốc histamin 1000 mg/ l
(4.3.1.1) với dung dịch axít HCl 0,1 M (4.3.2.3) rồi
định mức đến 100 ml. Dung dịch này bền trong 1
tuần lễ nếu được bảo quản lạnh.
4.3.1.3 Các dung dịch chuẩn histamin làm việc:
pha loãng lần lượt 1; 2 và 3 ml dung dịch chuẩn
histamin 10 mg/l (4.3.1.2) trong dung dịch axit HCl
0,1 M (4.3.2.3) rồi định mức đến 100 ml để được các
dung dịch chuẩn 0,1; 0,2 và 0,3 mg/l. Chuẩn bị mới
các dung dịch chuẩn mỗi khi phân tích.
4.3.2 Các dung dịch thử
4.3.2.1 Dung dịch axit HCl 2,5 M: pha loãng 125 ml
axit HCl (4.2.4) trong nước cất (4.2.1) để có 500 ml.
4.3.2.2 Dung dịch axit HCl 1 M: pha loãng 40 ml dung
dịch axit HCl 2,5 M (4.3.2.1) trong nước cất để có 100
ml.
4.3.2.3 Dung dịch axit HCl 0,1 M: pha loãng 10 ml
dung dịch axit HCl 1 M (4.3.2.2) trong nước cất để có
100 ml
4.3.2.4 Dung dịch NaOH 1 M: hòa tan 40 g NaOH
(4.2.5) trong 1000 ml nước cất.
4.3.2.5 Dung dịch OPT: hòa tan 0,100 mg OPT (4.2.7)
trong 100 ml metanol (4.2.2). Dung dịch bền trong 1
tuần lễ nếu được bảo quản lạnh trong chai sẫm màu.
4.3.2.6 Dung dịch H3PO4 1,19 M: pha loãng 121,8 ml
H3PO4 đậm đặc 85% (4.2.10) với nước cất (4.2.1) để có
1000 ml.
4.3.3 Chuẩn bị nhựa trao đổi anion: nhựa trao đổi anion
được đổ vào trong dung dịch NaOH 1 M (4.3.2.4) với tỉ
lệ tương ứng 15 ml NaOH/1 g nhựa. Tiến hành khuấy
đều dung dịch, để yên ít nhất trong 30 phút rồi gạn bỏ
phần dung dịch. Lặp lại thao tác trên. Cuối cùng rửa
nhựa với nước cất. Sau đó, đổ nhựa lên giấy lọc rồi rửa
nhiều lần với nước cất (4.2.1) cho đến khi hết NaOH.
Nhựa bảo quản được 1 tuần trong nước cất.
4.3.4 Chuẩn bị pha động: hòa tan 1.089 g KH2PO4
(4.2.6) trong gần 600 ml nước ((4.2.1). Thêm 100 ml
axetonitril (4.2.3) và 0,10 ml TEA (4.2.8), chỉnh pH đến
7,30 + 0,05 trên máy đo pH (4.1.6). Sau đó, chuyển
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
11
dung dịch vào bình định mức 1000 ml (4.1.9) rồi định
mức tới vạch bằng nước cất (4.2.1). Chú thích: trong
quá trình chuẩn bị pha động, dung dịch phải được lọc
qua giấy lọc 0,45mm (4.1.10) và đuổi khí bằng bể siêu
âm trước khi sử dụng.
5 Phương pháp tiến hành
5.1 Chuẩn bị mẫu thử
5.1.1 Nghiền ít nhất 200 g mẫu bằng máy nghiền đồng
thể (4.1.3). Cân chính xác 10 g mẫu đã được nghiền
đồng thể (kí hiệu W) cho vào bình tam giác 150 ml
(4.1.9).
5.1.2 Thêm 50 ml metanol (4.2.2), lắc đều trong 2 phút.
Ðặt bình chứa dung dịch mẫu trên bể điều nhiệt (4.1.4)
ở nhiệt độ 60oC trong 15 phút . Sau đó, chuyển toàn bộ
sang bình định mức 100 ml; tráng bình tam giác bằng
metanol (4.2.2).
5.1.3 Ðể nguội dung dịch tới nhiệt độ trong phòng rồi
định mức đến vạch bằng metanol (4.2.2) để có 100 ml
(kí hiệu V1). Lắc đều dung dịch rồi lọc qua giấy lọc
(4.1.10). Dịch chiết này bền được vài tuần lễ nếu được
bảo quản lạnh.
5.2 Chuẩn bị mẫu trắng
Mẫu trắng là mẫu thuỷ sản đã được xác định không
chứa histamin. Tiến hành chuẩn bị mẫu trắng như
chuẩn bị với mẫu thử theo qui định taị Ðiều 5.1.
5.3 Chuẩn bị mẫu để xác định độ thu hồi 100 ppm
Thêm chính xác 1 ml dung dịch chuẩn histamin 1000
mg/l (4.3.1.1) vào 10 g mẫu trắng đã được nghiền đồng
thể. Tiến hành chuẩn bị mẫu để xác định độ thu hồi như
chuẩn bị với mẫu thử theo qui định t aị Ðiều 5.1.
5.4 Làm sạch mẫu
5.4.1 Chuẩn bị cột làm sạch Nhồi nhựa trao đổi anion
đã được chuẩn bị (4.3.3) vào cột thủy tinh (4.1.8) đến
chiều cao khoảng 8 cm và giữ không để khô cột. Trước
khi sử dụng phải rửa cột thủy tinh với 10 ml nước cất
(4.2.1).
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
12
5.4.2 Làm sạch mẫu Lần lượt cho 1 ml dịch chiết thu
được tại các Ðiều 5.1, 5.2 và 5.3 (kí hiệu V2) qua cột, rồi
rửa cột bằng 4 - 5 ml nước cất (4.2.1). Thu dịch chảy ra
vào bình 50 ml đã chứa 5 ml dung dịch axit HCl 1 M
(4.3.2.2). Khi lớp dung dịch cách mặt trên lớp nhựa
khoảng 2 mm phải cho tiếp nước cất (4.2.1) vào cột cho
đến khi thu được khoảng 35 ml dịch giải hấp. Khóa cột
rồi định mức phần dịch giải hấp thu được bằng nước cất
(4.2.1) để có 50 ml (kí hiệu V3).
5.5 Tạo dẫn xuất huỳnh quang
5.5.1 Dung dịch xác định đường chuẩn
Hút chính xác 5 ml các dung dịch chuẩn histamin làm
việc (4.3.1.3) vào các bình định mức 50 ml, thêm 3 ml
dung dịch NaOH 1 M (4.3.2.4) vào mỗi bình rồi lắc đều.
Sau khoảng 5 phút, thêm 1 ml dung dịch OPT (4.3.2.5)
vào mỗi bình. Sau đúng 4 phút, tiếp tục thêm 3 ml dung
dịch H3PO4 1,19 M (4.3.2.6) vào mỗi bình, định mức đến
vạch bằng dung dịch HCl 0,1 M (4.3.2.3) rồi lắc đều các
bình.
Chú thích: phải lắc đều dung dịch sau mỗi lần thêm hóa
chất ít nhất 1 lần trong quá trình tạo phản ứng với dung
dịch OPT (4.3.2.5).
5.5.2 Mẫu trắng
Hút chính xác 5 ml dịch chiết mẫu trắng đã được làm
sạch (5.4.2) vào bình tam giác 50 ml. Sau đó, tiến hành
tạo dẫn xuất như đối với dung dịch xác định đường
chuẩn theo qui định tại Ðiều 5.5.1.
5.5.3 Mẫu xác định độ thu hồi
Hút chính xác 5 ml dịch chiết mẫu xác định độ thu hồi đã
được làm sạch (5.4.2) vào bình tam giác 50 ml. Sau đó,
tiến hành tạo dẫn xuất như đối với dung dịch xác định
đường chuẩn theo qui định tại Ðiều 5.5.1.
5.5.4 Mẫu thử
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
13
Hút chính xác 5 ml dịch chiết mẫu thử đã được làm
sạch (5.4.2) vào bình tam giác 50 ml. Sau đó, tiến hành
tạo dẫn xuất như đối với dung dịch xác định đường
chuẩn theo qui định tại Ðiều 5.5.1.
5.6 Tiến hành phân tích trên HPLC
5.6.1 Ðiều kiện phân tích:
a. Cột sắc ký : cột Licrocart C18, kích thước 50 x 4,6
mm, 5 mm (4.1.2).
b. Nhiệt độ cột : 40oC.
c. Pha động : hỗn hợp gồm: KH2PO4 , axetonitril và TEA
(4.3.4).
d. Tốc độ dòng : 1 ml/phút.
đ. Bước sóng kích thích : l = 350 nm.
e. Bước sóng phát xạ : l = 444 nm.
g. Thể tích tiêm : 20 ml.
5.6.2 ổn định cột sắc ký trong 30 phút tại chế độ làm
việc.
5.6.3 Tiêm các dung dịch chuẩn đã được tạo dẫn xuất
huỳnh quang (5.5.1). Dựng mối quan hệ tuyến tính của
diện tích píc sắc ký theo nồng độ.
5.6.4 Tiêm dịch chiết mẫu trắng (5.5.2); dịch chiết mẫu
xác định độ thu hồi (5.5.3) và dịch chiết mẫu thử (5.5.4)
đã được tạo dẫn xuất huỳnh quang vào hệ thống HPLC.
Mỗi dịch thực hiện 2 lần. Tính diện tích trung bình và
xác định nồng độ histamin trong dịch chiết từ đường
chuẩn. Tính hàm lượng histamin trong mẫu theo Ðiều 6.
5.7 Yêu cầu về độ tin cậy của phép phân tích
5.7.1 Ðộ lặp lại của 2 lần tiêm
Ðộ lệch chuẩn (CVS) tính theo diện tích píc sắc ký của 2
lần tiêm cùng một dung dịch chuẩn phải nhỏ hơn 0,5%.
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
14
5.7.2 Ðộ thu hồi (R)
Ðộ thu hồi của mẫu được xác định theo mỗi lần phân
tích mẫu. Ðộ thu hồi tính được phải nằm trong khoảng
từ 90 đến 110%.
5.7.3 Ðường chuẩn phải có độ tuyến tính tốt, hệ số
tương quan quy hồi tuyến tính (R2) phải lớn hơn hoặc
bằng 0,99.
6 Tính kết quả Hàm lượng histamin có trong mẫu thử
được tính
theo công thức sau:
C x V1 x V3
M (mg/kg) = -----------------
W x V2
Trong đó:
- M là hàm lượng histamin có trong mẫu, tính theo
mg/kg.
- C là nồng độ histamin có trong dịch chiết mẫu (5.6.4),
tính theo mg/ml.
- V1 là thể tích dịch mẫu thử (100 ml) đã được định mức
(5.1).
- V2 là thể tích dịch chiết (1 ml) chuẩn bị được làm sạch
(5.4.2).
- V3 là thể tích dịch đã được làm sạch (5.4.2) chứa trong
bình định mức (50 ml).
- W là khối lượng (10 g) của mẫu thử đã được nghiền
đồng thể (5.1).
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
15
Chú thích: Nếu kết quả tính trên mẫu lớn hơn 15
mg/100 g thủy sản thì phải pha loãng dịch chiết mẫu và
thực hiện lại qui trình từ Ðiều 5.4.
III. Đề xuất giải pháp:
Do Histamin là độc tố tự nhiên nên bệnh pháp phòng ngừa chỉ
có thể là hạn chế sử dụng cá ươn và kiểm tra như sau:
Mắt cá có màu đục; mang cá tái nhợt, đứt rã; thịt
mềm nhũn; có mùi hôi (cá ngừ nếu bị hư, thớ thịt
không săn chắc, óng ả và đỏ tươi) thì không nên
dùng.
Giải pháp: Sau khi đánh bắt, cá đã chết, cần làm
sạch mang và ruột cá, cấp đông và bảo quản
dưới -28 độ C. Muối cá ở nồng độ 30% là tốt
nhất, hoặc hấp cá ngay sau khi đánh bắt rồi cho
đông lạnh dưới -18 độ C là đảm bảo an toàn vệ
sinh nhất. Có thể bảo quản cá hấp ở nhiệt độ từ 0
- 4 độ C nhưng chỉ trong thời gian ngắn nhất (1
tuần).
IV. Kết luận:
Ngoài một số tác dụng có lợi đã nêu ở trên, bên cạnh đó
chúng còn một số tác hại và tác dụng phụ như:
Tác dụng phụ chính của những loại kháng histamin cũ
là gây buồn ngủ. Sau khi dùng thuốc khoảng vài ngày,
có thể tác dụng này sẽ giảm đi. Những tác dụng phụ
khác có thể là nhức đầu, khô miệng và nhìn mờ.
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
16
Kem bôi kháng histamin đôi khi có thể gây tăng nhạy
cảm da, có nghĩ là da có phản ứng quá mức đối với
những kích thích nhẹ như sờ chạm. Không nên thoa
những loại kháng histamin có tác dụng cục bộ lên
những vùng da bị chàm và không nên dùng kéo dài hơn
3 ngày trong cùng một đợt điều trị.
Những loại kháng histamin mới ít gây buồn ngủ hơn
nhưng đôi khi cũng có. Tránh lái xe cho đến khi bạn
biết rõ thuốc có thể gây ra những tác dụng gì trên người
mình.
Terfenadine, thường được dùng để điều trị sốt cỏ khô
có những tác dụng phụ đặc biệt, trong đó bao gồm làm
cho tim đập nhanh hơn và theo một cách bất thường.
Tóm lại, histamine được coi là một loại kháng trị được
một số bệnh tuy nhiên chúng cũng là một loại chất độc
có sắn trong tự nhiên. Chúng không thể nào loại ra
trong quá trình bảo quản cúng như chế biến.vì vậy khi
chọn lựa ta nên chọn những con cá tươi được bảo quản
lạnh liên tục. Mặc dù chúng được coi là kháng thuốc,
tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách có thể gây hại
cho cơ thể. Cần lưu ý khi sử dụng chúng, đặc biệt là
nguồn mang lại ngộ độc trực tiếp.
Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Histamin.pdf