Về tính chất nền kinh tế :từ một nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến ,chúng ta đã xây dựng một nền kinh tế dân tộc dân chủ nhân dân .Thoát khỏi sự phụ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc .Nước ta đã có nên tài chính tiền tệ độc lập,Nhà nước nắm quyền kiểm soát ngoại thương.
Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,miền Bắc hoàn toàn giải phóng còn miền Nam vẫ sống dưới ách thống trị của Mĩ-ngụy.
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4600 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ qúa độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất cái gì?, sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai?Sản xuất tự cung tự cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của tiêu dùng của nội bộ từng gia đình, từng công xã hay cá nhân. Do đặc điểm của hình thái kinh tế này có lực lượng sản xuất có trình độ thấp, thủ công, tính chất cá nhân hóa,bó hẹp trong phạm vi nhỏ hẹp của quan hệ sản xuất lạc hậu làm cho nền kinh tế tự nhiên mang tính chất bảo thủ, trì truệ, nhu cầu thấp,kỉ thuật thô sơ.Hiên nay nền kinh tế này vẩn còn tồn tại ở Việt Nam ở vùng sâu, vùng xa, miền núi.Tuy nhiên với sự phát triển của lực lượng sản xuất,và phân công lao động xã hội đã làm cho kinh tế hàng hóa ra đời.
*Sản xuất hàng hóa: Là quá trình sử dụng các tư liệu sản xuất nhằm biến các yếu tố đầu vào thành sản phẩm mang đi trao đổi bán trên thị trường.
Trong kiểu tổ chức kinh tế này toàn bộ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng; sản xuất cái gì? như thế nào? cho ai? Đều thông qua mua bán, thông qua thị trường và do thị trương quyết định.
Cơ sở kinh tế - xã hội của sự ra đời và tồn tại sản xuất hàng hóa là phân công lao động xã hội và sự tách biệt tương đối về kinh tế giửa những người sản xuất hàng hóa với nhau do sự sở hửu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định.
Phân công lao động là sự phân chia lao động xã hội vào các ngành nghề khác nhau hay là sự chuyên môn hóa sản xuất, điều này đã tạo nên sự tách biệt tương đối về kinh tế giửa họ dẩn đến sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa.
1.1.2. Hàng hoá
Hàng hóa là sản phẩm của quá trình lao động có thể thỏa mản một nhu cầu nào đó của con người và được đem bán trên thi trường.
Hàng hóa có hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị.Giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên của hàng hóa, còn giá trị là thuộc tính xã hội. Hai thuộc tính này là hai mặt đối lập cùng tồn tại trong hàng hóa.Cũng chính hai thuộc tính này của hàng hóa mà lao động sản xuất hàng hóa mang tính hai mặt.Lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
Kinh tế hàng hoá
Kinh tế hàng hóa là nền kinh tế có sự phân công lao động và sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người này với người khác. Kinh tế hàng hóa đối lập với nền kinh tế tự nhiên và kinh tế chỉ huy. Khi sản xuất hàng hóa, lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường ngày càng dồi dào, phong phú , thị trường được mở rộng, khái niệm thị trường ngày càng đầy đủ hơn. Đó là lĩnh vực trao đổi hàng hóa thông qua tiền tệ làm môi giới, giờ đây người mua và bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa được lưu thông trên thi trường.
Để phát triển kinh tế hàng hóa ở nước ta cần đẩy mạnh và chú trọng phát triển các loại thị trường.Quá trình chuyển đổi ở nước ta cần phải từng bước hình thành thị trường thông suốt và thống nhất cả nước. Từng bước hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất, thị trường vốn…Cần phải mở rộng giao lưu hàng hóa, đặc biệt với nông thôn, miền núi, xóa bỏ mọi rào cản về mặt địa giới hành chính…Đồng thời gắn thị trường trong nước và quốc tế, giải quyết mối quan giữa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, có chính sách khuyến khích sản xuất nội địa nhằm phát triển mạnh mẽ thị trường trong nước, sẳn sàng hội nhập thị trường khu vực và thế giới.Ở nước ta ngay trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đảng và Bác Hồ đã có chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng chủ nghĩa xã hội,vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.
2. Những ưu điểm của kinh tế hàng hoá
So với nền kinh tế tự nhiên, kinh tế hàng hóa có những ưu điểm sau:
Một là ,thúc đẩy quá trình xã hội hóa sản xuất nhanh chóng, làm cho sự phân công lao động, chuyên môn hóa sản xuất diễn ra sâu sắc, hình thành các mối liên hệ kinh tế và phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất hàng hóa, tạo tiền đề cho hợp tác lao động ngày càng chặt chẽ.
Hai là, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, buộc người sản xuất phải năng động, sáng tạo trong hoạt động sản xuất, chú trọng cải tiến kỉ thuật, tiết kiệm,nâng cao năng suất lao động,thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm, mẩu mã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường .Tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh có lợi cho xã hội.
Ba là, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung tư bản dẩn đến sự tập trung sản xuất, tạo ra nhiều của cải hơn cho xã hội.Mở rộng giao lưu kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Bốn là, giải phóng các mối quan hệ kinh tế ra khỏi sự trói buộc của nên kinh tế khép kín đã từng kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, tao những điều kiện cần thiết để tổ chức và quản lí một nền kinh tế phát triển ở trình độ cao thực hiện dưới hình thức hàng hóa tiền tệ.
Cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế thị trường rất linh hoạt, mềm dẻo.Tạo môi trường kinh doanh và gia tăng động lực sản xuất.Tuy nhiên, kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường củng tồn tại những khuyết tật của nó. Thị trường luôn chứa đựng những rủi ro, bất ổn. Vì chạy theo lợi nhuận, các nhà sản xuất kinh doanh có thể gây ra những hậu quả xấu, môi trường bị hủy hoại,làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, vấn đề cạnh tranh không lành mạnh, thất nghiệp, phá sản, phân hóa giàu nghèo cao dẫn đến mâu thuẩn xã hội thêm gay gắt…
Vì vậy để phát huy những ưu thế và khắc phục những hạn chế do kinh tế hang hóa thị trường mang lại cần có sự can thiệp quản lí của nhà nước.
3.Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Theo Người kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có những ưu điểm vượt trội so với các nền kinh tế khác do nó có thể thúc đẩy quá trình phân công lao đông, sự chuyên môn hóa sản xuất làm tăng năng suất lao động dẩn đến sự gia tăng về sản lượng đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Kinh tế hàng hóa giúp thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, giải phóng sức lao động tạo ra nhiều của cải trong xã hội. Đặc biệt là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần còn phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, có thể giải quyết những vấn đề trước mắt của xã hội về nhu cầu thiết yếu của người dân.
II.Tính tất yếu khách quan phải phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Việt Nam.
1.Xuất phát từ học thuyết kinh tế K. Mac- V.Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luôn khẳng định: "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, song chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác "muốn cách mạng thành công, phải đi theo chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Lê-nin". Đối với Người, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Người không bao giờ xa rời chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Đồng thời kiên quyết chống chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại. Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là một nguồn gốc - nguồn gốc chủ yếu nhất, của tư tưởng Hồ Chí Minh, là một bộ phận hữu cơ - bộ phận cơ sở, nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.1-Cơ sở lí luận
1.1.1-Thời kì quá độ theo quan điểm của Mac
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản nghĩa lên chủ ngĩa xã hội từ các nước tư bản phát triển ở trình độ cao.Loại quá độ này phản ánh kế hoạch tuần tự và thời kì quá độ được bắt nguồn từ khi giai cấp công nhân giành được chính quyền.Tóm lại là thời kì quá độ theo con đường này ngắn và trực tiếp lên xã hội chủ nghĩa
1.1.2-Thời kì quá độ theo quan điểm của Lênin
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là quá độ gián tiếp lên chủ ngĩa xã hội từ các nước chậm phát triển hoặc những nước tiền tư bản triển và nó bỏ qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản.Kiểu quá độ nhảy vọt này theo ông tất nhiên cần phải có điều kiện là: có sự lãnh đạo của đảng đồng thời phải tự lực cánh sinh nhưng phải tranh thủ sự giúp đỡ của các nước,các điều kiện quốc tế thuận lợi tận dụng tối đa sức mạnh của thời đại(như áp dụng thành tựu khoa học của các nước phát triển chẳng hạn). Thời kì quá độ theo con đường này dài và trải qua nhiều bước
1.1.3-Chủ nghĩa duy vật lịch sử
1.1.3.1-Sản xuất vật chất và phương thức sản xuất
Theo quan điểm duy vật lịch sử:
Sản xuất vật chất giữ vai trò là nhân tố quyết định sự sinh tồn, phát triển của con người và xã hội là hoạt động nền tảng làm phát sinh và phát triển những mối quan hệ xã hội của con người .
Nó chính là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài người .Như vậy sự vận động ,phát triển của toàn bộ đời sống xã hội , suy đến cùng có nguyên nhân từ tình trạng phát triển của nền sản xuất của xã hội và căn bản là từ trình độ phát triển phương thức sản xuất của nó.
Chính vì vậy có thể nói các thời đại kinh tế khác nhau căn bản không phải ở chỗ nó sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ được tiến hành như thế nào, với công cụ gì.Do đó chủ nghĩa Mac –Lênin đã phân tích sự phát triển của lịch sử của nhân loại theo sự phát triển và thay thế của các phương thức sản xuất.Ví dụ như thời phong kiến đặc trưng bởi phương thức sản xuất thô sơ và lạc hậu thì sang đến TBCN phương thức sản xuất hiện đại với trang thiết bị máy móc đầy đủ.
1.1.3.2-Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất
Lực lượng sản xuất như thế nào về tính chất và trình độ thì nó đòi hỏi quan hệ sản xuất phải như thế ấy để đảm bảo cho sự phù hợp
Khi lực lượng sản xuất thay đổi về tính chất và trình độ thì quan hệ sản xuất cũng phải thay đổi theo để đảm bảo cho sự phù hợp
Khi lực lượng sản xuất cũ mất đi , lực lượng sản xuất mới ra đời thì quan hệ sản xuất cũ mất đi quan hệ sản xuất mới ra đời để đảm bao cho sự phù hợp
Lực lượng sản xuất vận động phất triển đến 1 trình độ nào nhất định sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất , mâu thuẫn này ngày càng gay gắt đòi hỏi khách quan phải phá vỡ quan hệ sản xuất cũ , thiết lập quan hệ sản xuất mới để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển
Quan hệ sản xuất tác động trở lại LLSX
Quan hệ sản xuất qui định mục đích của sản xuất tác động đến thái độ của con người trong lao động sản xuất đến tổ chức phân công lao động xã hội , đến phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ…và do đó tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất
Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại quan hệ sản xuất lỗi thời lạc hậu không phù hợp với LLSX thì nó sẽ kìm hãm thậm chí phá vỡ LLSX
Khi QHSX kìm hãm sự phát triển của LLSX , thù theo qui luật chung QHSX cũ sẽ được thay thế bằng QHSX mới phù hợp với trình độ phát triển của LLSX để thúc đây lực lượng sản xuất phát triển.
Do đó trong CNXH thì LLXS là có con người XHCN đóng vai trò quan trọng thì đòi hỏi sự phù hợp của QHSX trong đó có sự mở rộng quan hệ và phát triển của tất cả các thành phần kinh tế
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ,và thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Việt Nam.
Trước hết là tư tưởng của Người về bản chất của chủ nghĩa xã hội
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội (CNXH) bao gồm:
Một là, CNXH là một chế độ do nhân dân làm chủ, Nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực và sáng tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng CNXH.
Hai là, CNXH có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.
Ba là, CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, trong đó người với người là bè bạn, là đồng chí, là anh em, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển hết mọi khả năng sẵn có của mình.
Bốn là, CNXH là một xã hội công bằng và hợp lý, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng, các dân tộc bình đẳng, miền núi tiến kịp miền xuôi.
Năm là, CNXH là một công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xâydựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và từ tình hình thực tiễn của Việt Nam:
Trước hết, Hồ Chí Minh đã lưu ý chúng ta cần nhận thức rõ tính quy luật chung và đặc điểm lịch sử cụ thể của mỗi nước để nhận rõ đặc trưng tính chất của thời kỳ quá độ của Việt Nam đi lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.Bỏ qua nhưng không có ngĩa là phủ nhận tất cả những thành tựu đã đạt được của nó mà phải biết kết hợp để áp dụng vào thực tiễn Việt Nam.
Hồ Chí Minh đã chỉ ra những đặc điểm và mâu thuẫn của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, trong đó đặc điểm bao trùm to nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm này thâu tóm đầy đủ những mâu thuẫn, khó khăn, phức tạp, chi phối toàn bộ tiến trình quá độ lên CNXH ở nước ta, từ đó phải tìm ra con đường với những hình thức, bước đi và cách làm phù hợp với đặc điểm Việt Nam.
Về nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ, Người nói "Chúng ta phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của CNXH, đưa miền Bắc tiến dần lên CNXH, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài".
Qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mac-lenin ,học hỏi kinh nghiệm của các nước -đặc biệt là Liên xô và Trung Quốc (một nước là cái nôi của chủ nghĩa Mac-lenin, một nước là láng giềng và có nền văn hóa khá tương đồng với nước ta) và thực tiễn tình hình kinh tế Việt Nam trong thời kì này nên trong quan điểm về xây dựng CNXH ở nước ta Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong suốt thời kì quá độ lên CNXH.
Là học trò trung thành với chủ nghĩa Mác – Leenin, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo lí luận Mác – Leenin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam khi xem xét đánh giá tình hình, và định hướng đi cho con thuyền cách mạng Việt Nam. Người xác định công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một sự nghiệp cách mạng mang tính toàn diện. Hồ Chí Minh đã xác định rõ nhiệm vụ cụ thể cho từng lĩnh vực, chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội.
+ Về lĩnh vực chính trị: phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của đãng. Đảng phải luôn tự đổi mới,tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, có tổ chức phù hợp để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới. Bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta phải trở thành đảng cầm quyền. Xây dựng đảng trong sạch vững mạnh không quan liêu, thoái hóa, biến chất, xa rời quần chúng, làm mất lòng tin của nhân dân. Làm tốt nhiệm vụ của mình trong việc dẩn dắt con thuyền cách mạng Việt Nam đi tới thắng lợi.
+Về lĩnh vực văn hóa – xã hội:Hồ Chí Minh nhấn mạnh việc xây dựng con người mới, đặc biệt đề cao vai trò của văn hóa, giáo dục, khoa học – kỉ thuật trong xã hội xã hội chủ nghĩa.Người coi trọng việc nâng cao trình độ dân trí,đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài, khẳng định vai trò to lớn của văn hóa trong đời sống.
+Về lĩnh vực kinh tế: Đây là vấn đề rất quan trọng và được Người đặc biệt chú trọng vì đây là căn nguyên của mọi mâu thuẩn trong xã hội, ổn định về kinh tế dẫn đến sự ổn định về chính trị và tạo điều kiện nâng cao đời sống văn hóa xã hội của con người. Vì vậy việc giải quyết các vấn đề kinh tế được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm trong thời kì quá độ, Người định nghĩa chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân có cơm ăn áo mặc. Nội dung kinh tế được người đề cập trên các mặt: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ chế quản lí kinh tế. Người nhấn mạnh đến việc tăng năng suất lao động trên cơ sở công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Đối với cơ cấu kinh tế, Hồ Chí Minh đề cập đếncơ cấu ngành và cơ cấu các thành phần kinh tế, cơ cấu vùng, lãnh thổ. Người quan niệm hết sức độc đáo về cơ cấu kinh tế nông – công nghiệp, lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu,củng cố hệ thống thương nghiệp làm cầu nối nối tốt nhất giữa các ngành sản xuất xã hội, thỏa mãn nhu cầu cần thiết của người dân.Một nội dung quan trọng trong lĩnh vực kinh tế là chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.Người xác định trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam còn tồn tại nhiều loại hình sở hửu khác nhau về tư liệu sản xuất: sở hửu tư nhân, sở hửu nhà nước, sở hửu tập thể, tương ứng với các kiểu quan hệ sản xuất khác nhau. Xuất phát từ đặc điểm thực tế đó người chỉ ra sự tồn tại khách quan 6 thành phần kinh tế.Một là kinh tế địa chủ phoang kiến bóc lột địa tô, hai là kinh tế quốc doanh có tính chất xã hội chủ nghĩa. Ba là các hợp tác xã kinh tiêu mang tính chất nữa xã hội chủ nghĩa, bốn là kinh tế cá nhân của thợ thủ công và nông dân mang tinh tự tiêu tự sản việc tao đổi buôn bán bi hạn chế. Năm là kinh tế tư bản tư nhân, họ bóc lột công nhân nhưng cũng đồng thời đóng góp xây dựng kinh tế.Sáu là kinh tế tư bản quốc doanh do sự hùn vốn tư bản và nhà nước do nhà nước quản lí.
3.Ảnh hưởng của chính sách kinh tế mới của Liên Xô(1921)
3.1. Chính sách kinh tế mới của Liên Xô
Cuối năm 1920, nội chiến kết thúc, nước Nga Xô viết chuyển sang giai đoạn kiến thiết trong hòa bình. Chính sách kinh tế “Cộng sản thời chiến đả làm xong nhiệm vụ bất dắc gĩ của nó giờ đây không thể để nó tiếp tục được nữa vi nông dân nhiều nơi đã tỏ ra bất mả với chính sách cộng sản thời chiến. Tổng kết thực tiển Leenin đã chủ trương thực hiện chính chính sách kinh tế mới ( NEP)
Nội dung của chính sách:
+Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa của nông dân thay vào đó là thuế lương thực.
+ Những xí nghiệp nhỏ trước đây bị quốc hữu hóa nay cho tư nhân thuê hay mua lại để sản xuất kinh doanh tự do ( chủ yếu là các xí nghiệp sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng ).
+ Cho phép mở rộng trao đổi hàng hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp, cho thương nhân được tự do hoạt động( chủ yếu trên lĩnh vực bán lẻ) để góp phần khôi phục lại kinh tế, củng cố lại lưu thông tiền tệ trong nước.
+ Thực hiện hạch toán trong các xí nghiệp quốc doanh.
3.2 Thành tựu đạt được:
+Chính sách kinh tế mới đã tạo điều kiện phát triển lực lượng sản xuất ở cả thành thị và nông thôn, vì nó đáp ứng yêu cầu của quy luật kinh tế của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa còn mang tính chất hàng hóa và có nhiều thành phần. Nhờ đó trong thời gian ngắn nhà nước Xô Viết đã hoàn thành việc khôi phục nền kinh tế, đã tiến được một bước dài trong việc cũng cố khối lien minh công- nông dẫn đến sự ra đời của nhà nước Liên Bang Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Xô Viết(30 / 12/ 1922).
+ Chính sách kinh tế mới được quán triết trong các ngành kinh tế lấy việc khôi phục nông nghiệp làm nhiệm vụ hàng đầu, là vấn đề cấp bách trước mắt. Do đó đến cuối năm 1922 Liên Xô đã giải quyết được nạn đói.Tổng sản lương công nghiệp năm 1926 bằng mức trước chiến tranh
+ Trong việc thực hiện chính sách kinh tế mới Lê nin coi thương nghiệp là “mắt xích” trong chuổi dây xích các dự biến lịch sử mà nhà nước phaỉ mang toàn lực nắm lấy. Thương nghiệp đã được tăng cường mạnh mẽ.
Chính sách kinh tế mới của Liên Xô còn có ý nghĩa quốc tế. Các nước tiến lên chủ nghĩa xã hội sau như Việt Nam cần thiết vận dụng tinh thần cỏ bản của chính sách đó. Và thực tế Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chính sách kinh tế mới vào điều kiện cụ thể của Việt Nam đó là phát triển cơ cấu kinh tế hang hóa nhiều thành phần trong thời kì quá đọ lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một sự vận dụng đúng đắn và tất yếu bởi nó bảo đảm bằng lí luận Mác và thực tiển của Liên Xô.
4. Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thanh phần do xuất phát từ thực tế của Việt Nam
4.1-Nền kinh tế Việt Nam thời kì trước quá độ (1954)
Về tính chất nền kinh tế :dưới thời thực dân Pháp thông trị nền kinh tế Việt Nam mất dần tính chất phong kiến thuần túy ,trở thành nền kin tế thuộc địa nửa phong kiến ,kinh tế tự cung tự cấp bị thu hẹp sản xuất hàng hóa phát triển nhưng quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì và và tồn tại một cách phổ biến
Về trình độ phát triển của nền kinh tế:xuất hiện một số nhân tố mới trong nền kinh tế đó là những cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực giao thông vận tải , những xí nghiệp công nghiệp quy mô lớn sư dụng máy móc hiện đaị .Tuy nhiên sự chuyển biến đó chỉ xuất hiện ở những nơi bị chiếm đóng còn ở vùng nông thôn rộng lớn thì gần như nguyên vẹn nền kinh tế phong kiến lạc hậu .Công nghiệp phát triển nhưng còn rât nhỏ bé.Tóm lại là nước ta đã phải chịu một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu và phải phụ thuộc vào đế quốc và luôn bị kìm hãm .
4.2-Nền kinh tế Việt Nam trong thời kì quá độ
Về tính chất nền kinh tế :từ một nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến ,chúng ta đã xây dựng một nền kinh tế dân tộc dân chủ nhân dân .Thoát khỏi sự phụ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc .Nước ta đã có nên tài chính tiền tệ độc lập,Nhà nước nắm quyền kiểm soát ngoại thương.
Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,miền Bắc hoàn toàn giải phóng còn miền Nam vẫ sống dưới ách thống trị của Mĩ-ngụy.
Bước vào thời kì quá độ miền Bắc có đặc điểm:
Là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu ,chủ yếu dựa vào nền sản xuất nhỏ ,cơ sở kinh tế của chủ ngĩa tư bản lại hết sức kém cỏi và non yếu.
Công nghiệp nhỏ bé mới phôi thai.Nông nghiệp và thủ công có tính chất phân tán chiếm bộ phận lớn trong nền kin tế quốc dân.Hơn nữa miền Bắc lại bị tàn phá nặng nề của 15 năm chiến tranh.
Và đây cũng là lúc mà chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống trên thế giới.
Với việc sử dụng công cụ triết họ Mác – Lê nin vào nghiên cứu tình hình thực tế của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã chỉ ra hướng đi cho mình. Do xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu lực lượng sản xuất chủ yếu là thủ công có tính chất tư nhân hóa của nến sản xuất phong kiến mang tính gò bó kiềm hãm sự phát triển sản xuất, nhận thức được điều này nên Hồ Chí Minh chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
5. Phát triển cơ cấu kinh tế hàng hoá nhiều thành phần do đòi hỏi nâng cao đời sống nhân dân.
Việt Nam bước vào thời kì quá độ trong điều kiền nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trên 90% là nông dân ,đời sống nhân dân còn khó khăn yếu kém, do bị kìm hãm trong thời gian dài dưới chế độ thực dân phong kiến với nền kinh tế lạc hậu (kinh tế tự nhiên) lực lượng sản xuất co trình đọ thập thu công , tính chất cá nhân hóa , các quan hê sản xuất lạc hâu đã kiềm hãm sự phát triển cua lực lượng sản xuất hay nói cách khác là của nhân dân . Vì vậy vai trò to lớn của Đãng Nhà nước là phai nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.Mà để thực hiện được nhiệm vụ này Hồ Chí Minh đã chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiêu thành phần nhằm đáp ứng được nhiệm vụ đề ra.Củng cố lòng tin của nhân dân với đảng.
6.Tổng kết tính đúng đắn của chủ trương
6.1-Cơ sở lí luận
6.1.1- Tính tất yếu khách quan và vai trò của nền kinh tế nhiều thành phần: Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập mà có liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất bao gồm nhiều thành phần kinh tế. Chúng cùng tồn tại và phát triển như một tổng thể, giữa chúng có quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhauSự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng trong thời kỳ quá độ lên CNXH là tất yếu khách quan. Bới vì: Một số thành phần kinh tế của phương thức sản xuất cũ như: kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân... để lại chúng đang còn có tác dụng đối với sự phát triển LLSX. Một số thành phần kinh tế mới hình thành trong quá trình cải tạo và xây dựng quan hệ sản xuất mới như: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản Nhà nước. Các thành phần kinh tế cũ và các thành phần kinh tế mới tồn tại khác quan, có quan hệ với nhau cấu thành cơ cấu kinh tế, trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Sự tồn tại nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là một hiện tượng khách quan cho nên chúng đều có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của LLSX. Những thành phần kinh tế đặc trưng cho PTSX cũ chỉ mất đi khi không còn tác dụng đối với sự phát triển LLSX. Nguyên nhân cơ bản của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá lên CNXH, suy cho dến cùng là do quy luật QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX quy định. Thời kỳ quá độ ở nước ta do trình độ LLSX còn thấp, lại phân bố không đều giữa các ngành, vùng, nên tất yếu còn tồn tại nhiều loại hình, hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.
Vai trò của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần:Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần không chỉ là tất yếu khách quan, mà còn là động lực thúc đẩy, kích thích sự phát triển LLSX xã hội. Bởi vì: Một là: Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế, tức là tồn tại nhiều hình thức tổ chức kinh tế, nhiều phương thức quản lý phù hợp với trình độ khác nhau của LLSX. Vì vì vậy nó có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế trong các thành phần kinh tế và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Hai là: Nền kinh tế nhiều thành phần làm phong phú và đa dạng các chủ thể kinh tế, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá, toạ tiền
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BX917.doc