Tiểu luận Hồ Chí Minh là hiện thân sáng chói của tư tưởng Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị đặc sắc của Hồ Chí Minh. Bởi lẽ, Người đã vượt qua giới hạn của những nhà yêu nước đương thời và phát hiện ra con đường cứu dân, cứu nước. Chúng ta tự hào với lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh kiên cường và bền bỉ để giữ vững độc lập dân tộc của dân tộc ta. Khi nước nhà bị bọn xâm lược giầy xéo thì dân tộc không có khát vọng nào cao hơn là giành độc lập dân tộc. Nhưng chúng ta vẫn biết là không phải bất cứ lúc nào những người con yêu nước của dân tộc cũng tìm thấy cho mình con đường cứu dân, cứu nước đúng đắn. Thực tiễn khi thực dân Pháp xâm lược nước ta cho đến những năm đầu của thế kỷ XX cho thấy, nhân dân ta, các thế hệ nối tiếp nhau đứng lên, mong đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại non sông đất nước. Song do chưa có đường lối đúng đắn như con đường “Tây du” và “Đông du” của các cụ Phan khởi xướng, do ngọn cờ tư tưởng phong kiến đã lỗi thời, nên các phong trào, các cuộc khởi nghĩa yêu nước lần lượt thất bại, quần chúng cách mạng bị dìm trong biển máu. Sự thể đau lòng đến nỗi nhà yêu nước Phan Bội Châu buông lời: “Trăm lần thất bại chưa có một lần thành công”. Sinh ra trong cảnh nước mất, nhà tan, người thanh niên Nguyễn Tất Thành sau nhiều trăn trở đã ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Sau hơn 10 năm lăn lộn, qua nhiều nước để tìm tòi và thử nghiệm, Người đã đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với tư tưởng Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại.

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1782 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hồ Chí Minh là hiện thân sáng chói của tư tưởng Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấp nhận bất cứ sự can thiệp thô bạo của bất cứ thế lực nào, đành rằng mọi sự giúp đỡ, ủng hộ từ bên ngoài để đấu tranh cho độc lập tự do đều được hoan nghênh, ghi nhớ. Thứ ba là sự độc lập dân tộc chỉ có ý nghĩa và giá trị thực sự khi sự độc lập dân tộc được thể hiện bằng quyền tự do và hạnh phúc của nhân dân. Theo Hồ Chú tịch thì nhân dân các dân tộc được hưởng độc lập tự do là lẽ tự nhiên như “muôn vật được hưởng ánh sáng mặt trời”. Thứ tư, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đây là điểm khác biệt căn bản giữa con đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh với con đường của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học… ở Việt Nam, M.Gandi, G.Nêru ở Aán Độ, Xucácnô ở Inđônêxia… Hồ Chí Minh đánh giá rất cao tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh cho độc lập dân tộc của họ, nhưng Người đã cho rằng con đường cứu nước đó là không triệt để, không đem lại độc lập hoàn toàn, thực sự cho dân tộc. Theo Người, trong hoạt động thực tiễn lãnh đạo cách mạng phải luôn gắn mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ xã hội xã hội chủ nghĩa. Tháng 11/1967, kỷ niệm 50 năm Cách mạng Tháng 10 Nga, Hồ Chủ tịch đã viết “Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới, cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn, thắng lợi của cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của các dân tộc gắn liền với sự ủng hộ và giúp đỡ tích cực của phe xã hội chủ nghĩa và của phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa” b. Chủ nghĩa xã hội là gì? Phần lớn thời gian của cuộc đời mình, Hồ Chí Minh cùng với Đảng dồn tâm trí lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta. Tuy vậy những quan điểm của Người về chủ nghĩa xã hội vẫn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Hầu hết các cách tiếp cận, định nghĩa của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội được diễn đạt, trình bày một cách dung dị, mộc mạc, dễ hiểu và mang tính phổ thông, đại chúng. Xét dưới góc độ khái quát nguyên lý thì Hồ Chí Minh về cơ bản không khác với các nhà kinh điển Mác - Lênin. Điểm đặc sắc ở Hồ Chí Minh là phát triển các nguyên lý lý luận phức tạp, khoa học bằng ngôn ngữ của cuộc sống hàng ngày. Một số định nghĩa cơ bản mà Hồ Chí Minh đã đề cập về chủ nghĩa xã hội: Định nghĩa tổng quát, xem xét chủ nghĩa xã hội như là một chế độ xã hội hoàn chỉnh, bao gồm nhiều mặt khác nhau của đời sống, là con đường giải phóng nhân loại cần lao, áp bức. Hồ Chí Minh viết: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn sống tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội bao gồm: Một là, chủ nghĩa xã hội là một chế độ do nhân dân làm chủ, Nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực và sáng tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hai là, chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. Ba là, chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, trong đó người với người là bè bạn, là đồng chí, là anh em, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển hết mọi khả năng sẵn có của mình. Bốn là, chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng và hợp lý, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng, các dân tộc bình đẳng, miền núi tiến kịp miền xuôi. Năm là, chủ nghĩa xã hội là một công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng. c. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là gì? Tư tưởng biện chứng của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp là một trong những nhân tố đảm bảo thành công của cách mạng Việt Nam, một trong những đóng góp xuất sắc của Người vào kho tàng lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị đặc sắc của Hồ Chí Minh còn thể hiện ở tư duy sáng tạo độc đáo của Người đối với Chủ nghĩa Mác – Lênin về tiến trình, logic phát triển của cách mạng vô sản ở Việt Nam. Lựa chọn con đường cách mạng vô sản là sự thống nhất giữa điều kiện khách quan với nhận thức và hoạt động chủ quan của Hồ Chí Minh. Đó là sự gặp gỡ của thời đại và Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là đóng góp to lớn nhất của Người với thời đại, đặc biệt là đối với các nước thuộc địa và phụ thuộc. Đi theo con đường cách mạng vô sản, cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân, giải phóng quần chúng lao động khỏi áp bức bóc lột và đi đến mục tiêu cao cả của chủ nghĩa cộng sản là giải phóng con người. Thực hiện thắng lợi mục tiêu ấy thuộc về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. d. Độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo Tư tưởng độc lập dân tộc lúc nào cũng là lý tưởng, khát vọng vủa Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi được tiếp cận bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, bản Luận cương đó đã đáp ứng được nguyện vọng của Người về độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào. Trong bài viết Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin, Người đã kể lại “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên lên như đang nói trước quần chúng đông đảo “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Hồ Chủ tịch kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước quyết tâm kháng chiến với tinh thần “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, “dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn”, dân tộc Việt Nam cũng quyết tâm thực hiện bằng được độc lập, thống nhất trọn vẹn Tổ quốc và quyết tâm kháng chiến đến cùng như Người đã bày tỏ: “Để giữ gìn đất nước, tổ tiên ta đã từng kháng chiến 5 năm, 10 năm. Dù phải kháng chiến 5 năm, 10 năm, hay là lâu hơn nữa để giữ gìn thống nhất và độc lập cho Tổ quốc, để tranh lấy tự do và hạnh phúc cho giống nòi, chúng ta cũng quyết kháng chiến cho đến thắng lợi cuối cùng”. Trong các văn kiện thành lập Đảng, Người đã nhấn mạnh mục tiêu trước hết của cách mạng Việt Nam là làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập đã thể hiện rõ nét tư tưởng độc lập dân tộc của Người. Hồ Chủ tịch cũng là người đi đầu, chủ động tích cực tranh thủ mọi giải pháp hòa bình, hạn chế xung dột, tránh chiến tranh để đạt hòa bình trong độc lập tự do. Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng chủ dộng ký Hiệp định sơ bộ 6/3, ký tạm ước 14/9 với chính phủ Pháp mong muốn giải quyết cuộc tranh chấp bằng con đường hòa bình. Khi Pháp đẩy mạnh khiêu khích, xung đột, Người đã kêu gọi nhân dân Việt Nam kiên trì thi hành đúng Tạm ước đã ký. Khi chiến tranh nổ ra, trên cơ sở kiên quyết kháng chiến đến cùng để bảo vệ chủ quyền quốc gia, Người vẫn luôn bày tỏ mong muốn sẵn sàng đàm phán với chính phủ Pháp để kết thúc chiến tranh. Đến thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Hồ Chủ tịch đã nhiều lần gửi thư cho các tổng thống Mỹ, yêu cầu Mỹ chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. 2. CHỨNG MINH VẤN ĐỀ a. Hồ Chí Minh là hiện thân sáng chói của tư tưởng Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị đặc sắc của Hồ Chí Minh. Bởi lẽ, Người đã vượt qua giới hạn của những nhà yêu nước đương thời và phát hiện ra con đường cứu dân, cứu nước. Chúng ta tự hào với lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh kiên cường và bền bỉ để giữ vững độc lập dân tộc của dân tộc ta. Khi nước nhà bị bọn xâm lược giầy xéo thì dân tộc không có khát vọng nào cao hơn là giành độc lập dân tộc. Nhưng chúng ta vẫn biết là không phải bất cứ lúc nào những người con yêu nước của dân tộc cũng tìm thấy cho mình con đường cứu dân, cứu nước đúng đắn. Thực tiễn khi thực dân Pháp xâm lược nước ta cho đến những năm đầu của thế kỷ XX cho thấy, nhân dân ta, các thế hệ nối tiếp nhau đứng lên, mong đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại non sông đất nước. Song do chưa có đường lối đúng đắn như con đường “Tây du” và “Đông du” của các cụ Phan khởi xướng, do ngọn cờ tư tưởng phong kiến đã lỗi thời, nên các phong trào, các cuộc khởi nghĩa yêu nước lần lượt thất bại, quần chúng cách mạng bị dìm trong biển máu. Sự thể đau lòng đến nỗi nhà yêu nước Phan Bội Châu buông lời: “Trăm lần thất bại chưa có một lần thành công”. Sinh ra trong cảnh nước mất, nhà tan, người thanh niên Nguyễn Tất Thành sau nhiều trăn trở đã ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Sau hơn 10 năm lăn lộn, qua nhiều nước để tìm tòi và thử nghiệm, Người đã đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với tư tưởng Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Người cho rằng phải học tập cách mạng Nga, khi được tiếp xúc: “Bản luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, Người đã sung sướng nói to lên: “Hởi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!” . Vậy là, từ lòng yêu nước, thương dân thúc giục Người ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân thì đến với Cách mạng tháng Mười và chủ nghĩa Lê-nin, Người đã tìm thấy ở đó con đường cứu nước, cứu dân và giải phóng lao động và quả quyết: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị đặc sắc của Hồ Chí Minh còn thể hiện ở tư duy sáng tạo độc đáo của Người đối với Chủ nghĩa Mác – Lênin về tiến trình, logic phát triển của cách mạng vô sản ở Việt Nam. Lựa chọn con đường cách mạng vô sản là sự thống nhất giữa điều kiện khách quan với nhận thức và hoạt động chủ quan của Hồ Chí Minh. Đó là sự gặp gỡ của thời đại và Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là đóng góp to lớn nhất của Người với thời đại, đặc biệt là đối với các nước thuộc địa và phụ thuộc. Đi theo con đường cách mạng vô sản, cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân, giải phóng quần chúng lao động khỏi áp bức bóc lột và đi đến mục tiêu cao cả của chủ nghĩa cộng sản là giải phóng con người. Thực hiện thắng lợi mục tiêu ấy thuộc về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội diễn ra trong suốt quá trình cách mạng, ở mỗi giai đoạn của cách mạng; thống nhất ở mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài. Bởi vì, đối với một dân tộc đã phải trải qua một ngàn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc và gần một trăm năm dưới gót sắt của chủ nghĩa thực dân thì khát vọng cao nhất và trực tiếp nhất là giành độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc. Nhưng để có độc lập thực sự cho dân tộc phải đi lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng, là điều kiện đảm bảo cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, là nhân tố đảm bảo vững chắc của nền độc lập dân tộc. Hồ Chủ Tịch đã từng nói : “Nhưng nếu nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Và “Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”. Như thế nghĩa là cách mạng Việt Nam phải hướng tới mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột và bất công, tiến tới một xã hội “trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” Chính vì vậy, trong “Chính cương vắn tắt”, Người chủ trương tiến hành tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng hay là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và ngay trong cách mạng ấy, Người cũng xác định cần phải giải quyết hai nội dung cơ bản đó là : độc lập dân tộc và dân chủ nhân dân. Trong đó độc lập dân tộc là nhu cầu bức thiết cần phải tập trung sức lực giải quyết. Bởi mâu thuẫn giữa đế quốc xâm lược với nhân dân ta mà đông đảo là công nhân và nông dân là mâu thuẫn bao trùm lên tất cả, còn phong kiến chỉ là tay sai và chịu sự chi phối của thực dân đế quốc. Mâu thuẫn này nổi lên sâu sắc, gay gắt, đòi hỏi phải giải quyết. Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhiệm vụ giải phóng dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai đã là sự nghiệp nổi lên hàng đầu của nhân dân Việt Nam, cách mạng Việt Nam. Đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giải phóng dân tộc không có nghĩa là coi nhẹ vấn đề giai cấp, coi nhẹ chủ nghĩa xã hội. Trái lại, Người luôn quan niệm độc lập dân tộc là mục tiêu trước tiên phải giành được để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tuy trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nhất là ở giai đoạn đấu tranh giành chính quyền, chủ nghĩa xã hội mới chỉ là mục tiêu, nhưng nó chỉ rõ phương hướng đi lên của cách mạng Việt Nam – một cuộc cách mạng do giai cấp công nhân Việt Nam thông qua đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản lãnh đạo. Chính vì vậy, sau mỗi bước thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc, Người luôn quan tâm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng lực lượng cách mạng đi đôi với củng cố chính quyền cách mạng. Đường lối vừa kháng chiến, vừa kiến quốc thực sự đóng vai trò to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và tạo lập chế độ mới trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đường lối đó là cơ sở cho tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng, cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giai đoạn 1954-1975, cũng như thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc trên phạm vi cả nước hiện nay. Tư tưởng của Người còn sâu sắc ở chỗ, độc lập dân tộc không chỉ là khẩu hiệu mà phải độc lập thực sự, phải gắn liền với thống nhất tổ quốc. Độc lập bao giờ cũng gắn liền với tự do dân chủ và ấm no hạnh phúc của nhân dân, nhất là đối với một nước thuộc địa, nửa phong kiến có trên 90% là nông dân. Dân chủ trước hết lúc này là phải giành lại ruộng đất cho dân cày và xác định quyền làm chủ của nông dân trên đồng ruộng của họ. Độc lập dân tộc và dân chủ là hai mục tiêu cơ bản, hai nội dung lớn mà cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân phải thực hiện. Hai nội dung đó quan hệ chặt chẽ và thúc đẩy nhau, song trước hết cần tập trung vào độc lập dân tộc vì nó giải quyết mâu thuẫn chủ yếu giữa toàn thể nhân dân ta với đế quốc xâm lược. Giải quyết mâu thuẫn này cũng là thực hiện được hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Và như thế, rõ ràng, tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam là tư tưởng cách mạng không ngừng, là sự thống nhất giữa độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo, sau khi đã căn bản thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đó là sự lựa chọn của Hồ Chí Minh, của nhân dân Việt Nam và của chính lịch sử cách mạng Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, là xu thế phát triển của xã hội Việt Nam phù hợp với xu thế chung của lịch sử, của thời đại ngày nay. Xuất phát từ đặc điểm của thực tiễn xã hội Việt Nam, một nước nông nghiệp lạc hậu, thuộc địa, nửa phong kiến bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nên trong quan niệm về chủ nghĩa xã hội của Người không phải là đưa ra những ý tưởng cao xa, mà là đề cập đến những lợi ích rất cụ thể thiết thực, gần gũi với những nhu cầu đời thường của nhân dân lao động. Những quan niệm về chủ nghĩa xã hội được diễn đạt rất dễ hiểu, dễ đi vào lòng người và cổ vũ họ đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân chủ cho nhân dân và hướng tới chủ nghĩa xã hội. Để quần chúng dễ hiểu về chủ nghĩa xã hội, Người giải thích rõ : “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ. Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”. Như vậy, có thể khẳng định rằng tư tưởng về chủ nghĩa xã hội của Người thể hiện đậm nét sự công bằng xã hội. Nó không chỉ phản ánh mục tiêu, lý tưởng, bản chất sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam mà còn thể hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc, đó là một chủ nghĩa xã hội tất cả vì con người và do con người. Trung thành với con đường đã chọn, suốt cuộc đời Hồ Chí Minh đã phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người, vì một xã hội xã hội chủ nghĩa hiện thực trên đất nước Việt Nam. Mặc dù hiện nay chủ nghĩa xã hội thế giới sau những biến động khủng hỏang, sụp đổ đã có những dấu hiệu phát triển tích cực, nhiều nước khu vực Mỹ- latin tuyên bố xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI, sự nghiệp đổi mới chủ nghĩa xã hội ở nước ta đạt thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử … Song các thế lực thù địch vẫn đang ráo riết thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo lọan lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Hơn nữa, ngay một bộ phận nhân dân ta, trong đó có cả những cán bộ, đảng viên đã một thời không tiếc máu xương cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhưng đứng trước những khó khăn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường kết hợp với sự chống phá quyết liệt của kẻ thù, đã mất phương hướng chính trị, dao động về lập trường tư tưởng. Thậm chí có người phủ nhận những thành quả cách mạng mà nhân dân ta giành được, cho rằng chúng ta tiến hành kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là sai lầm, gây nên sự mất mát hy sinh không cần thiết… Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, một số người còn cho rằng đã là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì phải tự do hóa, chế độ một đảng lãnh đạo là không tương dung với kinh tế nhiều thành phần, hoặc đã chấp nhận kinh tế thị trường thì đừng nói đến định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, họ khuyên chúng ta không nên tiếp tục con đường xã hội chủ nghĩa mà nên đi theo chủ nghĩa xã hội dân chủ hay dừng lại ở chế độ dân chủ nhân dân, củng cố chế độ dân chủ nhân dân đến khi nào chuẩn bị đầy đủ các yếu tố hãy đi lên chủ nghĩa xã hội cũng chưa muộn, v.v… b. Hồ Chí Minh là mẫu mực của tinh thần Độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo Lời kêu gọi trong dịp 1000 ngày kháng chiến 10/6/1948, Hồ Chủ tịch căn dặn “Mỗi một người dân phải hiểu, có tự lập mới độc lập, có tự cường mới tự do” (7). Như vậy muốn độc lập tự do phải tự lực tự cường. Tư tưởng tự lực tự cường đã được thể hiện trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Người. Từ việc ra đi tìm đường cứu nước, đến việc chọn con đường giải phóng dân tộc, từ trong kháng chiến cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thật vậy, trước tình cảnh đất nước bị ngoại xâm dày xéo, nhiều phong trào yêu nước xuất hiện váo cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Phong trào Cần Vương do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động, và sau đó là cuộc khởi nghĩa Ba Đình của Phan Bành và Đinh Công Tráng; Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật; Hương Khê của Phan Đình Phùng; cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo… Tất cả đều bị thất bại, chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra. Đến Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài để đánh Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập một nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến của Nhật. Với Hội Duy Tân, phong trào Đông Du Phan Bội Châu chủ trương dựa vào Nhật để chống thực dân Pháp. Phan Chu Trinh chủ trương dùng những cải cách văn hóa, mở mang dân trí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ luật pháp, làm cho dân giàu, nước mạnh từ đó buộc thực dân Pháp trao trả độc lập… Do những hạn chế về lịch sử, về giai cấp nên các ông cũng như các sĩ phu cấp tiến khác không thể tìm được phương hướng phù hợp để giải quyết nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc, nên sau một thời kỳ phát triển đã bị kẻ thù dập tắt. Hồ Chí Minh không đi theo con đường mòn của các bậc tiền bối. Người đã chọn con đường sang các nước phương Tây, nơi có khoa học – kỹ thuật phát triển và những tư tưởng dân chủ tự do, xem họ làm như thế nào để trở về nước giúp đồng bào giài phóng dân tộc. Từ thực tiễn gầm 10 năm bôn ba vạn dặm tìm đường cứu nước, Hồ Chủ tịch đã tìm thấy trong Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin (7/1920) lời giải đáp đầy thuyết phục cho những câu hỏi của mình, đó là giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng vô sản, gắn việc giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp vô sản. Như vậy, Hồ Chủ tịch đã tìm được con đường giải phóng dân tộc và phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản. Người nói “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” Theo Lênin, cần phải có sự kết hợp cách mạng vô sản ở chính quốc với phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Tuy nhiên, Lênin cũng như những người lãnh đạo Quốc tế Cộng sản lúc đó cho rằng cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng chính quốc, là “hậu bị quân” của cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa chỉ có thể nổ ra và thắng lợi khi cách mạng vô sản chính quốc thành công. Là người cộng sản hoạt động tích cực trong phong trào giải phóng dân tộc thế giới, Hồ Chí Minh sáng tạo ra luận điểm khả năng cách mạng thuộc địa nổ ra và thắng lợi trước cách mạng chính quốc. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau trong đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, nhưng trong đấu tranh đó, nhân dân các dân tộc thuộc địa có thể tự đứng lên giải phóng. Các dân tộc thuộc địa không nên trông chờ, ỷ lại vào cách mạng chính quốc mà phải chủ động đứng lên tự giải phóng khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, qua đó góp phần tích cực vào cách mạng thế giới nói chung, cách mạng chính quốc nói riêng. Trong Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp thuộc địa, Người viết “Hỡi anh em ở các thuộc địa!...Anh em phải làm thế nào để được giải phóng? Vận dụng công thức của Cácmác, chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng cách nỗ lực của bản thân anh em”. Vào những năm 1920, Hồ Chí Minh đã dự đoán cách mạng thuộc địa có thể thành công trước cách mạng chính quốc, cách mạng Việt Nam có thể thành công trước cách mạng Pháp. Nghĩa là Hổ Chủ tịch thấy rõ được tính chủ động lịch sử của các dân tộc thuộc địa trong việc lật đổ chủ nghĩa thực dân để tự giải phóng, không nhất thiết phải chờ đến khi giai cấp công nhân chính quốc giành chính quyền. Hồ Chủ tịch đã vạch ra con đường giải phóng dân tộc trước hết bằng sự nổ lực và sức mạnh của chính mình, tranh thủ thời cơ và sự giúp đỡ quốc tế, cả dân tộc vùng lên tự giải phóng cho mình chứ không phải là làm cách mạng thế giới rồi nhờ sự giúp đỡ của thế giới để giải phóng Việt Nam. Khi phân tích tình hình trong nước, Hồ Chí Minh cho rằng Việt Nam là nước thuộc địa, nửa phong kiến, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc và tay sai nổi trội hơn mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến, giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản. Vì thế, không phải chỉ giải quyết vấn đề giai cấp rồi mới giải quyết vấn đề dân tộc, mà chỉ có thể giải phóng dân tộc mới giải phóng được giai cấp, vì giải phóng dân tộc đã bao hàm một phần giải phóng giai cấp và tạo tiền đề để giải phóng giai cấp. Quyền lợi dân tộc và quyền lợi giai cấp là thống nhất, quyền lợi dân tộc không còn thì quyền lợi của mỗi giai cấp, mỗi bộ phận trong dân tộc cũng không thực hiện được. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã khẳng định những luận điểm trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đúng đắn. Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Hồ Chí Minh đòi hỏi phải có tinh thần tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính, tự giải phóng cho ta. Chỉ có chúng ta mới giải quyết được số phận của chúng ta. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đòi hỏi “Trước đây, nhân dân ta đã nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, trường kỳ kháng chiến,thì ngày nay chúng ta cần phải nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, cần kiệm xây dựng nước nhà” c. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay Thắng lợi rực rỡ của cách mạng Việt Nam trong những năm qua chứng minh hùng hồn những bài học mang tầm chân lý mà Đảng ta đã nêu ra. Tất cả những thắng lợi đó của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thực tiễn cách mạng từ lúc Đảng ta ra đời đến nay đã khẳng định: Cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25343.doc
Tài liệu liên quan