Tiểu luận Hồ Chí Minh về dân chủ

MỤC LỤC

I. PHẦN MỞ ĐẦU 4

1.Lí do chọn đề tài 4

2.Tính cấp thiết của đề tài 4

3. Phạm vi đề tài 5

4. Phương pháp thực hiện 6

5.Kết quả thực hiện đề tài 6

II. PHẦN NỘI DUNG 7

1.Các quan điểm lí luận liên quan đến dân chủ 7

1.1Quan điểm của chủ nghĩa mác-lênin về dân chủ: 7

1.2. Những quan điểm mới về dân chủ 8

1.2.1. Quan điểm của Thế Giới 8

1.2.2. Quan điểm mới của Đảng 11

1.3. Quan niệm Hồ Chí Minh về dân chủ 13

2.Thực trạng của dân chủ: 15

2.1.Khái lược lịch sử của vấn đề Dân chủ 15

2.2. Mặt tích cực 16

2.4.Nguyên nhân: 30

2.4.1.Nguyên nhân tích cực: 32

2.3. Mặt tiêu cực: 32

2.4.2.Nguyên nhân tiêu cực: 32

2.5. Giải pháp 33

3. Kết luận, kiến nghị: 40

3.1Kết luận 40

3.2Kiến Nghị 41

 

 

 

 

 

doc45 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12420 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hồ Chí Minh về dân chủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p ra nhà nước đã dùng pháp luật và nhà nước của nó lạm dụng khái niệm Dân chủ để chiếm mất quyền lực thực sự của nhân dân lao động. Sau hàng ngàn năm nay, các giai cấp tư hữu, áp bức bóc lột thống trị xã hội (như phong kiến, tư sản) vẫn là những giai cấp chiếm mất quyền lực của nhân dân lao động. Trong chế độ Dân chủ tư sản, dù chế độ này có nhiều thành tựu to lớn (chủ yếu là do nhân dân lao động tạo ra...), dù chế độ đó có mang tên chế độ Dân chủ, nhà nước Dân chủ, nhưng về thực chất vẫn không phải là nhà nước thực hiện quyền lực thực sự của nhân dân, mà chỉ là nhà nước của giai cấp tư sản.  Chỉ đến khi Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga (1917) thắng lợi, mới bắt đầu một thời đại mới, khi đó nhân dân lao động đã giành lại chính quyền, tư liệu sản xuất... giành lại quyền lực thực sự của dân - tức là Dân chủ thực sự và lập ra Nhà nước Dân chủ xã hội chủ nghĩa, thiết lập nền Dân chủ xã hội chủ nghĩa để thực hiện quyền lực của nhân dân.  Ä Tóm lại, nhân loại từ lâu đời đã có nhu cầu và bước đầu thực hiện Dân chủ và có quan niệm về Dân chủ, đó là việc thực thi quyền lực của dân. (Đây là một khái niệm lịch sử, dân là những ai, còn do bản chất của chế độ xã hội quy định, nhất là từ khi xã hội phân chia thành giai cấp, thì dân còn do bản chất giai cấp thống trị xã hội quy định cụ thể trong từng xã hội nhất định). 2.2. Mặt tích cực Quan niệm của Hồ Chí Minh về Dân chủ có nhiều nét tương tự với chủ nghĩa Mác-Lênin, tuy nhiên vẫn có những kiến giải riêng về cách vận dụng linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam. Theo ông, đặc điểm Dân chủ tại Việt Nam là: - Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân, trên nền tảng công nông liên minh, nhân dân lao động làm chủ nước nhà, xây dựng nhân dân Dân chủ chuyên chính, nghĩa là Dân chủ với nhân dân, chuyên chính với những người phản động. - Tư tưởng của giai cấp công nhân (tư tưởng Mác-Lênin) là tư tưởng lãnh đạo, ngày càng phát triển và củng cố. - Đảng Cộng sản lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Dưới sự lãnh đạo của Đảng này, nhân dân có đoàn thể cách mạng chắc chắn của nó như: Công đoàn, Nông hội, Hội thanh niên, Hội phụ nữ,... thực hiện Dân chủ và xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.  Về khái niệm "Dân chủ tập trung", ông cho rằng các cơ quan chính quyền phải thống nhất, tập trung. Từ Hội đồng nhân dân và Uỷ ban kháng chiến hành chính xã đến Quốc hội và Chính phủ Trung ương, thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương. Thế là vừa Dân chủ vừa tập trung.  Dân chủ là "của báu" vì đó không phải là thứ tự nhiên có sẵn mà đó là thành quả của cách mạng, nhân dân Việt Nam đã phải đấu tranh, hy sinh gian khổ mới giành được. Có Dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Thực hành Dân chủ có tác dụng giải phóngtiềm năng sáng tạo của người dân và trở thành động lực của sự tiến bộ và phát triển. Trái lại, ông cho rằng, nếu trong cán bộ, nhân dân "ít sáng kiến, ít hăng hái là vì nhiều lẽ. Mà trước hết là vì cách lãnh đạo của ta không được Dân chủ".  Hồ Chí Minh có quan điểm không khoan nhượng với những hành vi lợi dụng chiêu bài Dân chủ, nhân danh Dân chủ để chống phá cách mạng. Theo ông thì Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để phòng kẻ phá hoại.Dân chủ và chuyên chính đi đôi với nhau.Muốn Dân chủ thực sự phải chuyên chính thực sự vì không chuyên chính thực sự, "bọn thù địch sẽ làm hại Dân chủ của nhân dân".Dân chủ và chuyên chính là quan hệ mật thiết với nhau. Hồ Chí Minh cho rằng dưới chế độ tư bản, phong kiến, chuyên chính là số ít người chuyên chính với đại đa số nhân dân.Dưới chế độ Dân chủ, chuyên chính là đại đa số nhân dân chuyên chính với thiểu số phản động chống lại lợi ích của nhân dân, chống lại chế độ Dân chủ của nhân dân. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Dân chủ trong các tác phẩm của Người thường là những tư tưởng khi Người bàn về vấn đề nhà nước và nhất là nhà nước xã hội chủ nghĩa.Đó cũng là những vấn đề được Hồ Chí Minh đặt ra và trả lời một cách ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu nhất quan điểm của Người khái niệm Dân chủ và vấn đề Dân chủ.Đó là những vấn đề, thường được Người nêu ra những câu hỏi và cũng tự mình trả lời dưới các hình thức khác nhau trong quan hệ với vấn đề nhà nước. Ví dụ như: “Dân chủ là như thế nào?” và Người lại tự trả lời: “Là dân làm chủ”. Do đó, Hồ Chí Minh thường nói: “Nước ta là nước Dân chủ, nghĩa là nước nhà do dân làm chủ”, chế độ ta là chế độ Dân chủ. Theo nghĩa chung nhất, tức là nhân dân làm chủ. Người còn nói: “Nước ta là nước Dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân làm chủ”. Quan niệm Dân chủ của Hồ Chí Minh đã phản ánh nội dung căn bản nhất về khái niệm Dân chủ - Demoskratos - quyền lực thuộc về nhân dân và cụ thể hơn là quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Theo đó, trong khi niệm Dân chủ, Hồ Chí Minh nhấn mạnh vấn đề nhà nước, để khẳng định nội dung chính trị của Dân chủ. Về vấn đề này, C.Mác cũng đã nói: “Trong chế độ Dân chủ thì bản thân chế độ nhà nước hiện ra là một trong những quy định, cụ thể là sự tự quy định của nhân dân” và nó “ngày càng hướng tới cơ sở hiện thực của nó, tới con người hiện thực, tới nhân dân hiện thực và được xác định là sự nghiệp của bản thân nhân dân”. Xét theo phương diện chính trị, thì Lênin cũng cho rằng nội dung của khi niệm Dân chủ: “Dân chủ là một phạm trù thuộc lĩnh vực chính trị”. Tuy nhiên, Lênin cũng giải thích thêm: “Nhưng mặt khác, chế độ Dân chủ có nghĩa là chính thức thừa nhận cho mọi người được thừa nhận quyền bình đẳng giữa những người công dân, thừa nhận cho mọi người được quyền ngang nhau trong việc xác định cơ cấu nhà nước và quản lý nhà nước”. Như vậy, Hồ Chí Minh cho thấy rằng sự thể hiện rất cụ thể nội dung chính trị khi xem Dân chủ là một hình thức nhà nước, một thiết chế xã hội và quyền lực thuộc về nhân dân. Trong đó, bản chất của chế độ Dân chủ XHCN là phục vụ con người phục vụ xã hội trên tinh thần của chủ nghĩa Mác – Lênin. Vì, theo Mác và Angghen thì: “Chế độ Dân chủ xuất phát từ con người và biến nhà nước thành con người được khách thể hóa… không phải nhà nước tạo ra nhân dân mà nhân dân tạo ra chế độ nhà nước”, phù hợp với ý chí, hành động và lợi ích của quần chúng nhân, của nhân dân. Đó không có gì khác là nhà nước là nước do dân và vì dân. Tư tưởng Dân chủ của Hồ Chí Minh không chỉ giới hạn về vấn đề nhà nước, mặc dù thông qua nhà nước đã chỉ rõ quyền làm chủ của nhân dân về việc thiết lập hệ thống chính chính trị để “bầu ra đại biểu thay mặt cho mình thi hành chính quyền”, “cử ra” chính quyền các cấp và “tạo ra” các đoàn thể, v,v…mà còn cho chúng ta thấy vấn đề nhà nước mà là cả hệ thống chính trị, nhà nước chỉ là một bộ phận của Dân chủ. Bởi, Hồ Chí Minh xem chế độ nhà nước kể cả nhà nước kiểu mới (Nhà nước vô sản), cũng chỉ là một yếu tố tồn tại của xã hội, hoặc là một hình thức tồn tại đặc biệt của nhân dân, nhưng không bao trùm lên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo ý nghĩa trên đây về vấn đề Dân chủ, Hồ Chí Minh cho rằng quyền lực của nhân dân trong việc “bầu ra”, “cử ra”, “tạo ra”, những hình thức tồn tại của nhân dân về nhà nước – thiết chế xã hội là một nhu cầu tất yếu. Nhưng vấn đề quan trọng hơn, quyền tự quản của nhân dân trong việc hoàn thiện nhà nước, thì đồng thời phải dẫn đến sự hoàn thiện Dân chủ trong mọi quan hệ xã hội, mặc dù nó là một bộ phận của đời sống xã hội. Tư tưởng Dân chủ của Hồ Chí Minh, một vấn đề mang tính độc đáo, riêng biệt nếu có thể nói như vậy là vấn đề đạo lý làm người, khi Người cho rằng Dân chủ là giá trị của nhân loại khi, là sản phẩm của nền văn minh, là kết quả tất yếu của quá trình đầu tranh tự giải phóng con người và giải phóng xã hội. Và hơn nữa, sự hình thành và phát triển Dân chủ là một quá trình tự thân, từ thấp đến cao trong lịch sử xã hội. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh đã từng nêu lên một khi niệm là lý tưởng Dân chủ như là tiêu chí của sự phát triển xã hội.Trong đó, một nguyên tắc, một công thức, một chìa khoá đảm bảo cho nhân loại thiết lập một nền hòa bình thế giới dựa trên nền tảng Dân chủ và bình đẳng giữa các dân tộc. Đó là: “Hòa bình - một nền hòa bình chân chính xây dựng trên công bằng và lý tưởng Dân chủ phải thay cho chiến tranh, rằng tự do, bình đẳng, bác ái phải thực hiện trên khắp các nước không phân biệt chủng tộc, màu da”. Trên cơ sở đó, Người thường xem xét sự phát triển Dân chủ đặt trong quan hệ so sánh giữa chế độ về Dân chủ cũ.Khái niệm Dân chủ cũ lần đầu tiên xuất hiện trong sách Thường thức chính trị của Hồ Chí Minh viết năm 1953 và xuất bản năm 1954.Người viết: “Thời đại mới khiến cách mạng Việt Nam phải là cách mạng Dân chủ mới (tức cách mạng dân tộc Dân chủ nhân dân hiện nay)… cách mạng Việt Nam phải là cách mạng Dân chủ mới chứ không phải là Dân chủ cũ”].Và khái niệm Dân chủ mới xuất hiện 74 lần trong bộ Hồ Chí Minh Toàn tập (xuất bản lần thứ hai). Lần đầu tiên cụm từ Dân chủ mới xuất hiện trong bài Cách tổ chức các ủy ban nhân dân (11-9-1945). Trong sách Thường thức chính trị, Hồ Chí minh đã đăng trong mục 48 nói về Dân chủ mới.Người đã nêu lên 5 đặc điểm về chính trị, kinh tế, tư tưởng, sự lãnh đạo của Đảng và quyết tâm của nhân dân với nền Dân chủ mới]. Người cho rằng, bước chuyển từ Dân chủ cũ sang Dân chủ mới là kết quả của cuộc đấu tranh liên tục của nhân dân toàn thế giới cho lý tưởng Dân chủ, cho sự tự do, bình đẳng giữa các dân tộc và giữa con người với con người. Như trên đã phân tích, tư tưởng cơ bản về Dân chủ của Hồ Chí Minh là đề cập đến vấn đề nhà nước - thiết chế chính trị, như là phương thức tồn tại của nhân dân và là sản phẩm của tiến bộ xã hội và Dân chủ vừa là mục đích, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Song, một vấn đề hết sức quan trọng là sự tiếp cận vấn đề Dân chủ của Hồ Chí Minh về phương diện lịch sử không chỉ làm rõ quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Dân chủ trong lịch sử xã hội, mà quan trọng hơn là xác định nấc thang giá trị về Dân chủ và đặc biệt là vấn đề Dân chủ mới. Nghiên cứu tư tưởng Dân chủ Hồ Chí Minh và nhất là vấn đề Dân chủ mới của Người trên cơ sở xem xét bản chất của Dân chủ phải coi Dân chủ là một phạm trù chính trị theo ba nguyên tắc phương pháp luận mà Lênin đã chỉ ra trong việc giải quyết mối quan hệ giữa chính trị – kinh tế, với quan hệ giai cấp và sự tham gia của nhân dân vào sự hoạt động của nhà nước. Trong đó, mối quan hệ với kinh tế thì chính trị là sự biểu hiện tập trung nhất của kinh tế. Điều này, không chỉ phản ánh vai trò của cơ sở kinh tế với nhà nước là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, mà còn nói lên tính chất, trình độ về sự hoàn thiện của nhà nước với tính cách là nền Dân chủ sẽ tương ứng với tính chất và trình độ của một nền kinh tế xã hội nhất định. Theo nghĩa đó, trong xã hội có giai cấp, thì khái niệm chính trị phản ánh về quyền lực nhà nước giữa các giai cấp khác nhau, chứ không đồng nhất với quyền lực xã hội.Mặc dầu, tính chất và trình độ Dân chủ được đặt ra trong quan hệ trực tiếp với chính trị, phản ánh mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất thống trị với tư tưởng xã hội, thiết chế xã hội tương ứng. Nhưng vấn đề cốt lõi, khi xem xét thước đo trình độ Dân chủ của một chế độ xã hội, nhất là xã hội hiện đại là sự tham gia của nhân dân vào công việc của nhà nước và xã hội. Đặc biệt, trong nền Dân chủ mới – Dân chủ xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh, coi bản chất của nền Dân chủ mới phải thể hiện được tính nhân dân của nền Dân chủ xã hội chủ nghĩa thông qua phương thức tổ chức hệ thống chính trị - đó là xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Trong đó, nhân dân với vai trị là người chủ, người làm chủ. Theo nghĩa đó, một vấn đề lý luận và thực tiễn cần phải làm rõ về các khái niệm: Nhân dân là ai? Họ là những bộ phận của xã hội và thực chất vai trò của họ trong xã hội được thể hiện trong xã hội như thế nào? Xuất phát từ những quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về đặc trưng của nhà nước, nhất là đặc trưng về việc thiết lập quyền lực công cộng đối với xã hội và đặc trưng về nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định.Trong đó, dấu hiệu về mặt lãnh thổ còn được thể hiện chủ quyền quốc gia về tính hợp pháp của nó trong quan hệ quốc của các nhà nước hiện đại. Khái niệm nhân dân theo nghĩa rộng bao gồm nhiều lực lượng xã hội khác nhau. Trước hết, nhân dân là lực lượng lao động xã hội trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Mặt khác, họ còn là những bộ phận dân cư có khuynh hướng luôn chống lại những giai cấp thống trị áp bức bóc lột mà lợi ích căn bản của những giai cấp ấy đối kháng với lợi ích đông đảo nhân dân lao động. Đồng thời, họ còn bao gồm các giai cấp và các tầng lớp xã hội có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Nhưng theo nghĩa hẹp, thì nhân dân các tầng lớp, các giai cấp trong quan hệ với quyền lực nhà nước. Vì vậy, Hồ Chí Minh giải thích: “Nhân dân là: bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và của Đảng, các giai cấp ấy đoàn kết lại, bầu ra chính phủ của mình.Đối với nội bộ nhân dân thì thực hành Dân chủ.Đối với đế quốc, phong kiến và lũ phản động, thì thực hành chuyên chính, chống lại chúng, đàn áp chúng”[15]. Theo nghĩa đó, Hồ Chí Minh quan niệm bản chất Dân chủ mới của nhà nước xã hội chủ nghĩa có cơ sở giai cấp là: “Trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của chúng ta, tất cả mọi quyền lực đều là của nhân dân, tức là của các giai cấp công, nông, tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Bốn giai cấp ấy do giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy công nông liên minh làm nền tảng, đoàn kết các giai cấp Dân chủ và các dân tộc trong nước để thực hành Dân chủ chuyên chính”. Thật vậy, khi bàn đến nội dung chính trị, bản chất chính trị trong khi niệm dn chủ mới lã một hình thi nhà nước, Hồ Chí Minh đã khái quát thành những đặc điểm cơ bản của nền Dân chủ mới là: “Đảng lãnh đạo,… công nông liên minh, nhân dân lao động làm chủ nước nhà, xây dựng nhân dân Dân chủ chuyên chính, nghĩa là Dân chủ với nhân dân, chuyên chính (trừng tri) bọn phản động”. Với tư tưởng nhất quán trên, Hồ Chí Minh đã chỉ ra cơ chế thể hiện bản chất của nền Dân chủ mới là: Đảng lãnh đạo - Nhân dân lao động làm chủ - Nhà nước Dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ thù. Về vấn đề chuyên chính vô sản, mặc dù theo Hồ Chí Minh đây không phải là nhiệm vụ cơ bản nhất của nền Dân chủ mới, nhưng chỉ có thể xây dựng, phát triển và giữ gìn được nền Dân chủ mới thì phải trấn áp sự phản kháng của kẻ thù, kẻ thù của nhân dân. Vì vậy, “Dân chủ cũng cần phải cùng chuyên chính để giữ gìn lấy Dân chủ”. Người còn giải thích một cách rõ ràng: “Chế độ ta là chế độ Dân chủ nhân dân; chúng ta cần mở rộng Dân chủ với nhân dân, đồng thời cần phải tăng cường chuyên chính với kẻ địch của nhân dân. Có tăng cường chuyên chính với kẻ địch thì mới bảo vệ được tự do và Dân chủ của nhân dân ta”. Theo nghĩa đó, Dân chủ đi liền với kỷ cương và tuân thủ luật pháp. Tóm lại, tư tưởng về nền Dân chủ mới của Hồ Chí Minh là nền Dân chủ xã hội chủ nghĩa, khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, do nhân dân làm chủ thông qua hệ thống chính trị với các tổ chức xã hội rộng rãi của nhân dân. Và đã thực sự cũng là nền Dân chủ xã hội chủ nghĩa.Nhưng, một vấn đề quan trọng là tư tưởng Dân chủ của Hồ Chí Minh về nhà nước xã hội chủ nghĩa và ý nghĩa của vấn đề này trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta? Tư tưởng Hồ Chí Minh về Dân chủ nói chung và về quyền làm chủ của nhân dân nói riêng là kết quả của sự nhận thức sâu sắc về vai trò của nhân dân trong lịch sử, là kết quả của sự kết hợp giữa tư tưởng thân dân truyền thống ở phương đông chính trong gia đình Hồ Chí Minh kết hợp với quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng trong học thuyết Mác-lênin. Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa lý luận và thực tiễn – Hồ Chí Minh đã nâng Dân chủ lên một tầm cao mới vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nhân văn sâu sắc. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân là người giữ vai trò quyết định trên tất cả các lĩnh vực: từ kinh tế đến chính trị văn hóa, xã hội, từ những chuyện nhỏ liên quan đến lợi ích cá nhân đến những chuyên lớn như lựa chon thể chế, lựa chọn người đứng đầu nhà nước. Người dân có quyền làm chủ các đoàn thể, các tổ chức chịnh trị xã hội thông qua bầu cử và bãi miễn. Đúng như Hồ Chí Minh nói: “Mọi quyền hạn đều của dân”. Các bộ từ Trung ương đến cán bộ ở các cấp các ngành đều là “đầy tớ” của dân, do dân cử ra và do dân bãi miễn. Vì sao dân có quyền hạn to lớn như vậy? Người giải thích: Dân là gốc của nước. Dân là người đã không tiếc máu xương để bảo vệ và xây dựng đất nước.Nước không có dân thì không thành nước.nước do dân xây dựng nên, do dân đem xương máu ra để bảo vệ, do vậy dân là chủ đất nước. Nhân dân đã cung cấp cho Đảng những đứa con ưu tú nhất. Lực lượng của Đảng có lớn manh dược hay không là do dân. Nhân dân là người xây dựng, đồng thời cũng là người bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ của Đảng. Dân như nước, cán bộ như cá. Cá không thể sinh tồn và phát triển được nếu nhưkhông có nước.Nhân dân là lực lượng biến chủ trương, đường lối của Đảng thành hiện thực. Do vậy, nếu như không có dân, sự tồn tại của Đảng cũng chẳng có ý nghĩa gì. Đối với chính phủ các tổ chức quần chúng cũng vậy. Tóm lại, nhân dân là lực lượng xây dựng đất nước, là lực lượng hợp thành, nuôi dưỡng, bảo vệ các tổ chức chính trị do vậy nhân dân có quyền làm chủ đất nước, làm chủ chế độ, làm chủ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Làm thế nào để dân thực hiện dược quyền làm chủ của mình?Đây là vấn đề Hồ Chí Minh hết sức quan tâm. Theo Hồ Chí Minh, từ xưa đến nay, nhân dân bao giờ cũng là lực lượng chính trong tất cả các xã hội, trong các công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Như trước Cách Mạng Tháng Mười Nga, trước học thuyết Mác-Lê nin, chưa có cuộc cách mạng nào giải phóng triệt để cho nhân dân, chưa có học thuyết nào đánh giá đúng đắn về nhân dân. Theo Hố Chí Minh, người dân chỉ thực sự trở thành người làm chủ khi họ dược giáo dục, khi họ nhận thức được rõ ràng đâu là quyền lợi họ được hưởng, đâu là nghĩa vụ họ phải thực hiện. Để thực hiện được điều này, một mặt bản thân người dân phải có ý chí vươn lên, mặt khác các tổ chức đoàn thể phải giúp đỡ họ, động viên khuyến khích họ.“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và nếu nhân dân không được giáo dục để thoát khỏi nạn dốt thì mãi mãi họ không thực hiện được vai trỏ làm chủ. Người dân chỉ có thể thực hiện được quyền làm chủ khi có một cơ chế đảm bảo cơ chế quyền làm chủ của họ. Đảng phải lãnh đạo xây dựng được một nhà nước của dân, do dân, vì dân: với hệ thống luật pháp, lấy việc bảo vệ quyền lợi của dân làm mục tiêu hàng đầu xây dựng được đội ngũ cán bộ, Đảng viên xứng đáng làm người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. XÂY DỰNG MỘT NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ Xây dựng một nhà nước Dân chủ là xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhà nước của dân, do dân và vì dân theo Hồ Chí Minh là Nhà nước thực hiện quyền lực của nhân dân, dựa vào sức mạnh của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. Nhân dân theo quan niệm của Hồ Chí Minh là toàn dân, là tất cả đàn ông, đàn bà, người già người trẻ , không phân biệt giai cấp, dân tộc, Đảng phái, tôn giáo, Người cho rằng “ trong bầu trời không có gì quí bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta (1946) do đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo, ngay từ Điều 1 đã khẳng định: ª"Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp". Xuất phát từ lòng tin sâu sắc vào truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, cho dù trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn sau khi cách mạng mới thành công - giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm đang hoành hành; ª Người đề nghị Chính phủ lâm thời "tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu...", “Tổng tuyển cử là dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc Nước nhà . Trong cuộc tổng tuyển cử hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử…Do bầu cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội, Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ, Chính phủ đó thật là chính phủ của toàn dân”. Tức là Người đã thực hiện ngay Dân chủ trực tiếp, điều mà nền Dân chủ tư sản phải trải qua mấy trăm năm mới đạt được, mà không đợi đến lúc có đủ những điều kiện về kinh tế - xã hội cho phép. Sự thành lập bộ máy nhà nước do dân cử bằng phổ thông đầu phiếu là sự kiện đầu tiên trong lịch sử nhà nước của Việt Nam. Một Chính phủ như vậy nhất định thể hiện được truyền thống đoàn kết dân tộc, thể hiện ý chí thống nhất cao của toàn dân; Người nói: “Tôi có thể tuyên bố trước Quốc hội rằng, Chính phủ này tỏ rõ tinh thần quốc dân liên hiệp, là một Chính phủ chú trọng thực tế và sẽ nỗ lực làm việc, để tranh thủ quyền độc lập và thống nhất lãnh thổ, cùng xây dựng một nước Việt Nam mới. Chính phủ này là chính phủ toàn quốc có đủ tài Trung, Nam, Bắc tham gia”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ngay từ khi ra đời là Nhà nước Dân chủ kiểu mới – Nhà nước của dân, do dân vì dân. Cơ sở xã hội của Nhà nước đó là toàn thể dân tộc Việt Nam, dựa nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Đó là Nhà nước thực hiện chức năng chuyên chính vô sản nhằm bảo vệ thành quả cách mạng và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Xây dựng một Nhà nước của dân theo Bác Hồ nghĩa là: Ø Tất cả quyền bính đều thuộc về nhân dân, những vấn đề quan hệ đến vận mệnh quốc gia do nhân dân phán quyết; tức là nhân dân phải là người thực hiện quyền lực, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua các đại biểu của mình “Chính quyền từ xã đến chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên” .Đó là những hình thức cơ bản của nền Dân chủ. Ø Dân chủ vừa là thành quả đấu tranh cách mạng của dân tộc, vừa là giá trị văn hóa, do đó theo Người: Nhà nước ta phải phát triển quyền Dân chủ sinh hoạt chính trị toàn dân... làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự tham gia vào công việc của Nhà nước. Như vậy, nền tảng xã hội sâu rộng, ý thức chính trị và khả năng tham gia vào đời sống chính trị của nhân dân là yếu tố đảm bảo cho nền Dân chủ mới. Người coi yếu tố đầu tiên của Dân chủ là: Có việc gì thì ai cũng được bàn, cũng phải bàn. Khi bàn rồi thì bỏ thăm, ý kiến nào nhiều người theo hơn thì được lấy là Dân chủ. Xây dựng một nhà nước do dân theo Bác Ø Nhà nước đó do nhân dân xây dựng nên. Nhân dân bầu ra Nghị viện nhân dân (Quốc hội) - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và Hội đồng nhân dân - cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.Từ cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất quyết định tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Ø Nhà nước do dân bãi miễn nếu không đáp ứng những yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Nhà nước do dân được tổ chức theo phương thức đại diện, đại biểu nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra và có thể bãi miễn nếu người được bầu không còn xứng đáng.  ØNhà nước do dân còn được tổ chức theo phương thức, nhân dân có quyền tham gia ý kiến, tham gia quản lý Nhà nước và quản lý xã hội. Nhà nước do dân bởi vì “ lực lượng bao nhiêu là nhờ dân hết”. Nhà nước muốn điều hành quản lý xã hội có hiệu quả thì phải dựa vào dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “dân như nước mình như cá”; phải “đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân…Chính phủ chỉ giúp kế hoạch cổ động” . Vì vậy Đảng ta luôn chủ trương dựa vào dân, tạo điều kiện để nhân dân phát huy cao nhất quyền làm chủ , tham gia tích cực vào việc quản lý Nhà nước . Nhà nước vì dân, theo Hồ Chí Minh có nghĩa là: ØMọi hoạt động của Nhà nước đều phải xuất phát và vì lợi ích của nhân dân. ØViệc gì có lợi cho dân thì phải làm cho kỳ được. ØViệc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh. Người chỉ rõ: chế độ ta là chế độ Dân chủ, nhân dân là chủ, Chính phủ là đầy tớ của nhân dân. Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ.Chính phủ thì việc to, việc nhỏ đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân “Các công việc của chính phủ làm phải nhằm vào mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người.Cho nên chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy.Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì tránh” . Xây dựng một Nhà nước vì dân là một nhà nước không đặc quyền, đặc lợi, phục vụ nhân dân tận tụy, một nhà nước trong sạch, chí công vô tư. Bác đã dạy rằng: Phải xây dựng một nền chính trị liêm khiết, kiên quyết đấu tranh với ba thứ giặc nội xâm là: tham ô, lãng phí, quan liêu. Một mặt Nhà nước phải thực hành Dân chủ rộng rãi với nhân dân mặt khác phải thực hành chuyên chính với mọi hành động xâm hại đến lợi ích của tổ quốc, quyền làm chủ của nhân dân. Trong hàng loạt vấn đề được đề cập, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh vấn đề bản chất xã hội chủ nghĩa, tính Dân chủ, tính nhân dân, tính nhân đạo của Nhà nước mà nhân dân ta xây dựng. Là đại biểu của nhân dân, nên hiệu lực quản lý nhà nước đều dựa vào sự tín nhiệm và sức mạnh của đông đảo nhân dân. Nhân dân là người theo dõi, giám

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9846.doc
  • pdf9846 .PDF
Tài liệu liên quan