Tiểu luận Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh cho Nhà thuốc 48 - Hai Bà Trưng

Thị trường thuốc của Việt Nam chưa ổn định, giá thuốc còn ở mức cao so với khu vực và trên thế giới do tình trạng cung ứng độc quyền còn phổ biến, thuốc nhập khẩu song song chưa ổn định.

Danh mục thuốc trong nước còn nghèo nàn các thuốc đặc trị còn thiếu do các công ty ít nhập.

Nhà thuốc đã luôn cố gắng thích ứng tốt nhất với những điều kiện của thị trường hiện nay.

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 25826 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh cho Nhà thuốc 48 - Hai Bà Trưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt Vấn Đề Trong hệ thống mạng lưới cung ứng thuốc của Việt Nam hiện nay thì nhà thuốc tư nhân là một trong những mắt xích quan trọng để đưa thuốc đến tay người tiêu dùng. Hoạt động của nhà thuốc tư nhân đã đáp ứng một phần lớn nhu cầu về thuốc của người dân, đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển chung của y tế. Bên cạnh sự đóng góp tích cực ấy thì nhà thuốc tư nhân còn rất phổ biến do hoạt động kinh doanh cũng tương đối đơn giản và lợi nhuận rất lớn. Chính vì thế Nhà thuốc tư nhân hiện nay rất phổ biến đặc biệt là ở thành thị, thành phố…những khu vực đông dân cư. Để đảm bảo sự phát triển của nhà thuốc được tốt trong tình hình cạnh tranh kinh tế thị trường ngày càng gay gắt thì mỗi nhà thuốc phải có bước đi cho riêng mình. Quản trị chiến lược nhà thuốc là một phương tiên hữu hiệu giúp các nhà thuốc hoạch định chiến lược để đạt các mục tiêu, mục đích của mình. Tổng Quan Để việc kinh doanh có hiệu quả thì nhà quản trị phải có kiến thức vững chắc về quản trị và kinh nghiệm thực tế sâu sắc. Có như thế nhà quản trị mới có khả năng hoạch định kinh doanh cho doanh nghiệp của mình. Hoạch định có vai trò hết sức quan trọng, nó hỗ trợ nhà quản trị hữu hiệu trong việc sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả và đối phó với tính không chắc chắn của môi trường bằng việc trù liệu những cách thức, hành động trong tương lai. Do hoạch định giữ vai trò mở đường cho tất cả các chức năng quản trị khác nên nó được coi là chức năng quản trị chính yếu, đặc biệt là trong điều kiện thị trường mới với những cơ hội phát triển ngày càng hạn chế và mức độ cạnh tranh ngày càng cao. Công việc của nhà hoạch định là đánh giá tính chất và mức độ không chắc chắn của thị trường nhằm xác định cách thức có thể được thiết lập cho những lĩnh vực có mức độ không chắc chắn thấp, hoặc có thể linh hoạt cho những lĩnh vực có mức độ không chắc chắn cao. Nhà quản trị phải vận dụng các kiến thức trên để xác định tiến trình hoạch định chiến lược của mình trong những điều kiện biến động của thị trường hiện nay. Nhà thuốc 48 - Hai Bà Trưng là một trong những nhà thuốc được đánh giá là kinh doanh có hiệu quả. Để đạt được điều đó nhà quản lí hiệu thuốc đã vận dụng kiến thức về quản trị và hoạch định chiến lược kinh doanh một cách linh hoạt, phù hợp với hiệu thuốc và đem lại nhiều thành công trong kinh doanh. Nội Dung Tiến trình hoạch định của doanh nghiệp gồm 8 bước: Bước 2: Phân tích các đe dọa và cơ hội thị trường Bước 3: Đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của đơn vị Bước 1: Xác định các mục tiêu của đơn vị Bước 4: Xây dựng các kiểu kế hoạch chiến lược để lựa chọn . Bước 5: Triển khai các kế hoạch chiến lược. Bước 6: Triển khai các kế hoạch tác nghiệp. Bước 7: Kiểm tra và đánh giá kết quả Bước 8: Lập lại quá trình hoạch định. Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh khác, nhà thuốc 48_ Hai Bà Trưng luôn chuẩn bị cho mình những bước đi chắn chắn nhất để đạt được thành công trong kinh doanh. Tiến trình hoạch định của hiệu thuốc cũng gồm 8 bước chính: Bước 1: Xác định sứ mệnh, mục tiêu: Sứ mệnh mục tiêu của đơn vị được xác định thông qua việc trả lời các câu hỏi: “ chúng ta là ai? ”, “chúng ta muốn trở thành đơn vị như thế nào? ”, “các mục tiêu định hướng của chúng ta là gì? ”. Đấy là phương hướng để quyết định hành động, nó không phải tiến hành một cách cô lập mà phát triển trong suốt quá trình phân tích những đe dọa, những cơ hội môi trường cũng như quá trình đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức. Đối với nhà thuốc tư nhân 48 - Hai Bà Trưng là doanh nghiệp kinh doanh không lớn lắm và đặc biệt là kinh doanh về mặt hàng dược phẩm nên mục tiêu có những đặc trưng riêng. Mục tiêu của nhà thuốc là : - Cung ứng thuốc đầy đủ, thường xuyên với giá cả phù hợp. - Góp phần tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người dân. - Thu được nguồn lợi nhuận lớn. - Tiếp tục phát triển mạnh mẽ về thị phần và uy tín… Bước 2: Phân tích những yếu tố đe dọa và cơ hội thị trường: Đó là những áp lực môi trường có thể ảnh hưởng tới nhà thuốc, áp lực này có thể là những cơ may hoặc những đe dọa đối với nhà thuốc. 1. Nhà cung cấp: Cung cấp các mặt hàng thuốc trong nước và ngoài nước cho nhà thuốc: *Cơ hội: Thị trường dược phẩm sôi động, mỗi mặt hàng có thể có rất nhiều nhà cung cấp, và mỗi nhà cung cấp lại có thể có hàng loạt mặt hàng khác nhau. Mức giá và chất lượng của sản phẩm cũng không giống nhau, nên nhà thuốc có quyền lựa chọn mặt hàng và nhà cung cấp cho mình để có lợi nhất trong kinh doanh. Các sản phẩm có thể lấy từ các nguồn như công ty, xí nghiệp sản xuất trong nước, nước ngoài, các công ty trách nhiệm hữu hạn, xuất nhập khẩu… *Thách thức: Nhiều nguồn cung cấp khác nhau nhưng không phải nguồn cung cấp nào cũng đảm bảo chất lượng và giá cả phù hợp. Phải quyết định lựa chọn đúng đắn để tránh những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, không có số đăng kí, qúa hạn…Vì nếu sử dụng những thuốc này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của nhà thuốc. 2. Đối thủ cạnh tranh và hàng hóa dịch vụ thay thế : Lượng khách hàng không tăng đáng kể nhưng số lượng nhà thuốc mở ra thì ngày càng nhiều, ví dụ như : chỉ cách hiệu thuốc 48 - Hai Bà Trưng mấy chục mét đã có hiệu thuốc khác bán cạnh tranh => môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, thị phần giảm. Bên cạnh đó còn có các loại dịch vụ khác thay thế như: cơ sở y học cổ truyền, phòng khám tư, quầy thuốc của bệnh viện, trạm y tế, đại lý thuốc, các hình thức khác,…đều có các cách thức chăm sóc khách hàng tốt. Chính những áp lực đó cũng là động lực để các hiệu thuốc phải phấn đấu để phát triển tốt hơn, vượt lên các đối thủ của mình. 3. Khách hàng: Khách hàng bao gồm những người có nhu cầu về thuốc: bác sĩ, bệnh nhân,…là những nguời có quyền lựa chọn cho mình việc mua thuốc ở đâu? như thế nào? Nhưng ở nước ta phần lớn người dân tin tưởng vào nhà thuốc, tâm lý của họ là khi ốm vẫn đến địa chỉ nhà thuốc đầu tiên, sau đó mới khám bác sĩ hay vào viện. Việc nắm bắt được tâm lí khách hàng sẽ tạo ra cơ hội cho nhà thuốc. Tuy nhiên hiện nay có nhiều nhà thuốc không đảm bảo về chất lượng và giá cả của thuốc, tự cho phép tăng hoặc giảm giá làm ảnh hưởng tới uy tín chung của các nhà thuốc. Mặt trái của nền kinh tế thị trường như việc kê đơn, móc ngoặc với các nhà thuốc của bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế làm giảm sự tin tưởng của khách hàng đối với các nhà thuốc nói chung và nhà thuốc 48 - Hai Bà Trưng nói riêng. Chính vì vậy mà nhà thuốc đã hết sức cố gắng trong việc chăm sóc khách hàng và đảm bảo uy tín cho mình. 4. Thị trường thuốc : Thị trường thuốc của Việt Nam chưa ổn định, giá thuốc còn ở mức cao so với khu vực và trên thế giới do tình trạng cung ứng độc quyền còn phổ biến, thuốc nhập khẩu song song chưa ổn định. Danh mục thuốc trong nước còn nghèo nàn các thuốc đặc trị còn thiếu do các công ty ít nhập. Nhà thuốc đã luôn cố gắng thích ứng tốt nhất với những điều kiện của thị trường hiện nay. 5. Yếu tố kinh tế chính trị và pháp luật : Kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, mức sống của nhân dân ngày càng tăng, tốc độ tăng GDP năm 2004 là 7,5% => nhận thức của người dân về vấn đề chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng. Tiền thuốc bình quân đầu người năm 2004 là 8,3 USD. Kinh tế phát triển còn kéo theo vấn đề ô nhiễm môi trường, bệnh tật gia tăng với nhiều bệnh mới và nhiều bệnh xã hội khác. =>Nhu cầu sử dụng thuốc của người dân ngày càng tăng=> thị trường dược phẩm Việt Nam có nhiều tiềm năng. Mặt khác nhà nước rất quan tâm đến dịch vụ nhà thuốc tư nhân, đã có những chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho nhà thuốc tư nhân phát triển. Bước 3: Điểm mạnh - điểm yếu của nhà thuốc : *Điểm mạnh : 1. Cơ sở vật chất trang thiết bị : - Địa điểm bán hàng : + Diện tích >10 m2 + Địa điểm riêng biệt, ổn định đáp ứng đuợc các yêu cầu về mua bán, bảo quản và đảm bảo chất lượng thuốc theo quy chế dược. + Nằm giữa trung tâm thành phố nơi đông dân cư sinh sống + Gần viện mắt Hà Nội nên thu hút được số lượng lớn bệnh nhân đến mua thuốc + Đứng tên đại diện là hiệu thuốc của Viện kiểm nghiệm => khẳng định lòng tin cho người dân. - Trang thiết bị : + Có quầy, tủ chắc chắn để bầy thuốc, có trang thiết bị bảo quản theo đúng yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn của các thuốc được bán. + Có tủ, ngăn thuốc độc riêng được sắp xếp trong quầy, tủ theo chủng loại, theo tên thuốc, hoặc nhà sản xuất, đảm bảo dễ thấy, dễ lấy, tránh nhầm. + Có đầy đủ phương tiện phòng cháy chữa cháy. + Có niêm yết giá thuốc và bán theo giá niêm yết Đạt tiêu chuẩn GPP về trang thiết bị và cơ sở vật chất. 2. Nhân lực : + Số lượng gồm 12 người trong đó có 3 dược sĩ tốt nghiệp Đại Học Dược còn lại đều từ trung cấp trở lên. + Ngoài chuyên môn vững chắc còn có tư cách đạo đức tốt, luôn hết lòng vì người bệnh, luôn tuân thủ nghiêm túc các quy định về kinh doanh dược phẩm. 3. Quản lý: Trình độ quản lý chuyên môn tốt, sử dụng nhân lực hợp lý, phân công lao động rõ ràng: một người chuyên đi nghiên cứu thị trường tìm các nguồn hàng và giao dịch. Một người chuyên kiểm tra, thống kê tài chính hàng ngày. Một người chuyên kiểm tra số lượng thuốc và hạn dùng của thuốc tồn kho. Còn lại được phân công bán hàng theo các ca để phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. => Bộ máy quản lý gọn nhẹ năng động, chiến lược kinh doanh phù hợp . 4. Nguồn thông tin: Đầy đủ hiệu lực, lưu trữ một cách khoa học, ghi chép thường xuyên, chu đáo, tài liệu tham khảo sẵn có, báo cáo kịp thời với cơ quan có thẩm quyền, phổ biến rộng rãi, tỉ mỉ cho người dân có nhu cầu. 5. Tài chính: tương đối ổn định vì đã thành lập từ lâu 6. Văn hóa hiệu thuốc: mọi người đoàn kết, tôn trọng, quan tâm lẫn nhau và đều hết lòng vì hiệu thuốc. 7. Ngoài ra: còn có nhiều mối quan hệ tốt với khách hàng, đối tác. Có nguồn cung ứng dồi dào đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý. * Điểm yếu: - Quản lí việc xuất nhập của nhà thuốc còn dùng sổ sách giấy tờ chứ không bằng hệ thống máy tính quản lí nên mất nhiều thời gian, phức tạp. - Chưa có các dịch vụ dược để phục vụ chăm sóc cho người bệnh như: phòng tư vấn riêng, y tá đến phục vụ tiêm, truyền cho bệnh nhân … Bước 4,5,6: Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược, kế hoạch tác nghiệp: Dựa trên nền tảng cơ sở vững chắc đã có của nhà thuốc, việc xây dựng triển khai kế hoạch chiến lược, kế hoạch tác nghiệp là điều cần thiết. Trưởng nhà thuốc sẽ dự thảo một số kế hoạch chiến lược sau đó lựa chọn chiến lược cho phù hợp nhất với từng giai đoạn. Đó chính là các bước: + Xác định mục tiêu => đề ra chính sách =>phân phối nguồn lực. 1. Tiếp tục tuyển chọn đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và quản lí đối với nhân viên trong hiệu thuốc. Ví dụ: Về tác phong bán hàng yêu cầu phải : - Bán cho bệnh nhân đúng thuốc - Lúc nào cũng phải sạch sẽ ngăn nắp => tiêu chuẩn vệ sinh phải được chấp hành. - Luôn tươi cười, chào hỏi. - Tiếp nhận lời phàn nàn bằng thái độ ôn hòa lịch sự. 2. Quan hệ tốt với khách hàng và đối tác: Nhằm củng cố các mối quan hệ cũ và thiết lập các mối quan hệ mới Ví dụ: - Tăng cường các dịch vụ tư vấn, sử dụng thuốc. - Tế nhị, tôn trọng, thông cảm khách hàng. - Quan tâm đến khách hàng và quan tâm đến những gì mình nói. - Chú ý lắng nghe khách hàng và đáp lại cho họ hiểu rằng họ sẽ được chăm sóc tận tình. 3. Phát triển danh mục thuốc: Cần nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu, mô hình bệnh tật, để có hướng phát triển cho danh mục thuốc, đảm bảo mặt hàng phong phú, đầy đủ chủng loại, chất lượng tốt. Bao gồm các mặt hàng OTC và các mặt hàng thuốc đặc biệt khác như kháng sinh, tim mạch, đái tháo đường, ung thư…Phải nhạy bén với những biến động của thị trường như thời tiết, dịch bệnh,… để có lượng thuốc dự trữ phù hợp. 4. Tiếp cận với quản lí bằng hệ thống máy tính: Quản lý bằng hệ thống máy tính sẽ giúp việc quản lý đơn giản nhanh chóng và chính xác hơn nhiều. Bước 7: Kiểm tra đánh giá kết qủa : Ngay trong quá trình thực hiện kế hoạch chiến lược nhà quản trị đã phải kiểm tra giám sát thường xuyên xem việc thực hiện đến đâu, có thuận lợi hay khó khăn gì? Có như vậy với tìm được hướng đi đúng và đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nếu kế hoạch đó đạt kết quả tốt thì căn cứ vào tình hình biến động của các yếu tố môi trường để xem xét có thể tiếp tục kế hoạch đó cho năm tới hay không. Nhà thuốc đã thực hiện việc kiểm tra đánh giá kết quả như: + Xác định chuẩn kiểm tra. + Xác định định mức trong từng tháng. + Kiểm tra số lượng thuốc và hạn dùng thuốc tồn trong kho. + Thống kê tài chính hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm. + Kiểm tra chất lượng đầu vào của sản phẩm Bước 8: Lặp lại tiến trình hoạch định Quá trình hoạch định là quá trình liên tục và người tham gia hoạch định luôn sãn sàng để đổi mới hay điều chỉnh các kế hoạch bằng sự lặp lại quá trình hoạch định. Chính vì thế người quản lý hiệu thuốc phải căn cứ vào kết quả đạt được, tình hình thực tiễn kinh tế, chính trị, xã hội… để có những quyết định cho chính xác, phù hợp. Kết Luận Nhà thuốc 48 - Hai Bà Trưng là một trong những nhà thuốc lớn của HN được khách hàng quan tâm, tin cậy.Từ lâu nhà thuốc đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn trong điều kiện mới . Để đạt được điều này là nhờ sự cố gắng của tất cả thành viên trong nhà thuốc đặc biệt là sự quản lý khoa học hiệu quả của trưởng hiệu thuốc. Chính những kiến thức về quản trị và hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh là phương tiện giúp nhà thuốc thành công như ngày hôm nay. Hoạch định chiến lược chính là nền tảng đầu tiên cho hoạt động kinh doanh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc74314.DOC
Tài liệu liên quan