MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
1.Cơ sở lý luận hình thành quyền nhân thân theo quy định trong BLDS 1
1.1 Cơ sở lý luận 1
1.2 Cơ sở pháp lý 3
1.2.1 Hiến pháp 3
1.2.2 Bộ luật dân sự 3
2. Khái quát về quyền nhân thân 3
2.1 Khái niệm quyền nhân thân 4
2.2 Một số đặc trưng cơ bản của quyền nhân thân 5
2.2.1 Quyền nhân thân gắn liền với chủ thể và nguyên tắc là không thể dịch chuyển cho chủ thể khác 5
2.2.2 Quyền nhân thân có tính chất phi tài sản 5
2.2.3 Hành vi xâm hại quyền nhân thân không nhất thiết phải gây ra thiệt hại 5
2.2.4 Thiệt hại về quyền nhân thân không có tiêu chí để định lượng 6
3. Quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam về các quyền nhân thân 6
4. Nội dung cơ bản của các quyền nhân thân được quy định trong BLDS 2005 8
4.1 Nhóm quyền nhân thân gắn liền với chủ thể trong quan hệ hôn nhân gia đình. 8
4.2 Nhóm các quyền liên quan tới sự cá biệt hóa cá nhân 10
4.3 Nhóm các quyền liên quan tới thân thể của cá nhân 13
4.4 Nhóm các quyền liên quan tới giá trị tinh thần của chủ thể 14
4.5 Nhóm các quyền nhân thân đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ 16
5. Bảo vệ quyền nhân thân 16
6 Tìm hiểu một vụ việc thực tiễn liên quan tới quyền nhân thân 17
7. Một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định trong bộ luật dân sự về quyền nhân thân 19
KẾT THÚC VẤN ĐỀ 20
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3002 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hoàn thiện các quy định trong bộ luật dân sự về quyền nhân thân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có lợi cho họ. Nhưng về nguyên tắc, nếu không có sự đồng ý của cá nhân thì đều coi là vi phạm.
2.2.4 Thiệt hại về quyền nhân thân không có tiêu chí để định lượng
Trong các quyền nhân thân, quyền nhân thân liên quan tới đời sống tinh thần của cá nhân luôn chiếm một số lượng lớn. Đó chính là những quyền liên quan tới đời sống tinh thần của con người, là quyền của cá nhân phát sinh trong sinh hoạt nội tâm của con người.Do vây, đối với mỗi cá nhân thì giá trị đó không có chuẩn mức chung để cụ thể nó thành giá trị. Vì thế, thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền nhân thân không được cân,đo,đong, đếm bằng những đại lượng cụ thể. Đặc trưng này không loại trừ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi hành vi xâm hại tới quyền nhân thân.
3. Quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam về các quyền nhân thân
Việc hình thành và phát triển của quyền nhân thân luôn xuất phát từ cơ sở của nó. Và cơ sở pháp lý là điều cốt lõi. Ở nước ta thì Hiến pháp là cơ sở đầu tiên và quan trọng cho việc hình thành và phát triển của các quyền nhân thân thông qua sự cụ thể hóa trong LDS.Do vậy quyền nhân thân cũng có sự phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của các bản Hiến pháp.
Ở nước ta, quyền nhân thân của cá nhân cũng có những bước phát triển nhất định. Dưới thời Pháp thuộc, các quyền dân sự nói chung và quyền nhân thân nói riêng được thực dân Pháp quy định nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội.
Giai đoạn 1945 – 1959
Quyền nhân thân được thể hiện trong Hiến pháp 1946.
Trong bối cảnh đất nước vừa thoát khỏi chế độ xã hội cũ – xã hội mà mọi người đều có thể chịu sự kiểm soát, bắt bớ tù đày với những lý do không thể hiểu nổi – thì quy định của Hiến pháp 1946 về quyền nhân thân đã đánh giá được sự tiến bộ của Nhà nước ta lúc bấy giờ. Đây là sự lỗ lực, cố gắng của Nhà nước ta trong viêc phấn đấu giành quyền tự do dân chủ cho con người như : “… nhà ở và thư tín của công dân Việt Nam, không ai được xâm phạm một cách trái pháp luật” hay các quy định của pháp luật liên quan tới quyền bầu cử và ứng cử( Điều 18)….Trên cơ sở quy định của Hiến pháp 1946, các văn bản pháp luật có hiệu lực sau Hiến pháp giai đoạn này cũng đã cụ thể hóa quyền nhân thân, trong đó có luật báo chí ngày 20/5/1957. Quyền tự do ngôn luận là một nội dung quan trọng được quy định cụ thể trong đó hay khi báo chí đăng tin sai sự thật, vu khống thì phải xin lỗi và tùy mức độ người bị vi phạm có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Giai đoạn 1959 – 1980
Giai đoạn này là giai đoạn đánh dấu sự ra đời và phát triển của nền lập pháp với bản Hiến pháp 1959 ra đời tiếp nối và kế thừa Hiến pháp 1946.Hiến pháp đã giành chương II với tiêu đề” quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, trong đó là các quy định quyền dân sự vói chung và quyền nhân thân nói riêng( từ Điều 22 đến Điều 42 ). Cùng với sự biến động của hoàn cành lịch sử đất nước, quyền nhân thân của cá nhân được quy định trong Hiến pháp có ý nghĩa lịch sử xã hội sâu sắc. Các quy định về quyền nhân thân trong Hiến pháp 1959 một mặt tạo niềm tin cho con người mới xã hội chủ nghĩa, một mặt động viên, khích lệ tinh thần đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ta.
Giai đoạn 1980 – 1992
Trên cơ sở ban hành Hiến pháp 1980, Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều các văn bản pháp luật để cụ thể hóa các quy định liên quan đến việc ghi nhận và thực hiện quyền nhân thân của cá nhân. Bên cạnh các quy định của pháp luật quốc gia liên quan tới các quyền nhân thân, Nhà nước ta đã có những nỗ lực quan trọng trong việc ký kết và tham gia các công ước quốc tế trong lĩnh vực quyền con người.Nói là vậy, nhưng thực sự là một số quyền dân sự cũng như quyền nhân thân của cá nhân được quy định trong Hiến pháp 1980 không có tính khả thi và không thể thực hiện được nó trong thực tiễn lúc bấy giờ như tại Điều 60, Điều 61… Theo đó thì Nhà nước đảm bảo thực hiện chế độ học không phải trả tiền hay chế độ khám bệnh và chữa bệnh không phải trả tiền lúc bấy giờ thì hoàn toàn là không thể và tới bây giờ ở nước ta cũng là chưa thể.
Giai đoạn 1992 – nay
BLDS 1995 ra đời đã đề cập tới các quyền nhân thân một cách đa dạng, bao gồm các quy định từ Điều 26 đến Điều 47. Có thể nói lần đầu tiên một văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất trong lĩnh vực dân sự đã ghi nhận các quyền nhân thân của chủ thể cũng như các phương thức để bảo vệ quyền nhân thân. Đây chính là cơ sở pháp lý và là nền tảng để các cá nhân thực hiện quyền nhân thân của mình.
Qua gần 10 năm áp dụng vào thực tiễn để bảo vệ và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể khi thực hiện quyền của mình nói chung, quyền nhân thân nói riêng. BLDS 1995 ra đời là một nhu cầu thiết yếu nhưng cũng đã bộc lộ một khiếm khuyết nhất định cần phải sửa đổi bổ sung. BLDS2005 ra đời đã sửa đổi bổ sung một số quy định của BLDS 1995, trong đó có các quy định về quyền nhân thân. So với BLDS 1995, khi quy định về quyền nhân thân, BLDS 2005 quy định quyền được khai sinh, quyền được khai tử là quyền nhân thân của cá nhân. Ngoài ra, BLDS 2005 lần đầu tiên đưa vào một số quyền nhân thân liên quan tới đạo đức sinh học đó là các quyền: quyền hiến bộ phận cơ thể (Điều 33), quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết( Điều 34), Quyền nhận bộ phận cơ thể( Điều 35), quyền xác định lại giới tính( Điều 36)…
Ngoài việc thêm mới một số quyền nhân thân, hầu hết các quyền nhân thân được quy định trong BLDS1995 được kế thừa có chọn lọc và sửa đổi bổ sung cho phù hợp như quyền thay đổi họ tên (Điều 27), quyền xác định dân tộc( Điều 28), Điều 31, Điều 32, Điều 37, Điều 38…
4. Nội dung cơ bản của các quyền nhân thân được quy định trong BLDS 2005
BLDS 2005 quy định về quyền nhân thân từ Điều 24 đến Điều 51.Ngoài quy định chung về quyền nhân thân ( Điều 24), bảo vệ quyền nhân thân ( Điều 25), trong các quyền nhân thân được BLDS quy định cụ thể,dựa vào đối tượng của quyền nhân thân,các quyền nhân thân được quy định trong BLDS 2005 có thể phân chia thành các nhóm quyền nhân thân sau đây:
4.1 Nhóm quyền nhân thân gắn liền với chủ thể trong quan hệ hôn nhân gia đình.
Trong quan hệ hôn nhân gia đình, một trong những mối quan hệ rất đặc biệt của đời sống xã hội, các quyền nhân thân của cá nhân luôn đặt trong mối quan hệ mật thiết giữa cá nhân đó với tư cách là một thành viên trong gia đình với các chủ thể có liên quan trong mối quan hệ gia đình; giữa các thành viên đó với tư cách là một thành viên trong xã hôi với các chủ thể khác với mục đích không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích của họ mà còn của cả các thành viên trong gia đình và toàn xã hội. Các quyền đó do pháp luật quy định bao gồm: quyền kết hôn ( Điều 39 ); quyền bình đẳng của vợ chồng( Điều40); quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình( Điều 41); quyền ly hôn( Điều 42); quyền nhận, không nhận cha, mẹ,con ( Điều 43), quyền được nuôi con nuôi và được nhận làm con nuôi( Điều 44).Quyền kết hôn là quyền nhân thân gắn liền với nhân thân của chủ thể không thể chuyển giao cho người khác. Đảm bảo quyền tự do kết hôn của cá nhân luôn được pháp luật hướng tới; nhưng cá nhân chỉ có thể thực hiện quyền kết hôn khi đáp ứng được một số điều kiện nhất định hay là không được kết hôn trong những trường hợp pháp luật cấm như nam phải từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được quyền kết hôn… vấn đề này đã được luật hôn nhân gia đình quy định cụ thể. Nói vậy không có nghĩa là quyền kết hôn bị hạn chế mà nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, đảm thuần phong mỹ tục và hạn chế bớt hậu quả xảy ra trong việc kết hôn tùy tiện. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng Điều 40 BLDS quy định” vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mội mặt trong gia đình, và trong quan hệ dân sự, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững”. Thực chất đây là quyền cũng đồng thời là nghĩa vụ của chồng. Vợ chồng cùng nhau thực hiện các quyền này cũng đồng thời chung tay cùng với cộng đồng xây dựng một xã hội phồn vinh. Bởi khi thực hiện các quyền này thì sẽ xây dựng một gia đình tốt. Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt được. Điều 42 quy định về ly hôn, quyền này được đặt trong mối quan hệ hôn nhân gia đình là quyền nhân thân gắn với vợ chồng. Sự bình đẳng của quyền ly hôn thể hiện trong việc cả hai vợ chồng, hoặc vợ, hoặc chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn. Xét về hậu quả của ly hôn là không thể lường trước được, do vậy để sự tự do ly hôn thực sự là sự giải thoát cho vợ chồng, sự bần cùng mới cần sử dụng tới, Luật hôn nhân gia đình cũng đã quy định những vấn đề cần thiết liên quan tới việc ly hôn.
Đối với những quyền nhân thân liên quan tới mối quan hệ giữa cha,mẹ và các thành viên khác trong gia đình như tại Điều 41, Điều43, Điều 44. Cụ thể hóa các điều luật này đã được Luật hôn nhân gia đình Việt Nam thực hiện và bảo đảm thực hiện nó trên thực tế một các chi tiết và đồng bộ. Đối với quyền nhận, không nhận cha mẹ con theo Điều 43 và Điều 41 BLDS. Theo đó,người con có quyền được xác định cha mẹ và được cha mẹ mình chăm sóc và bảo vệ. Đây là một quyền nhân thân đặc biệt và quan trọng trong các quyền cơ bản đối với trẻ em. Một khi trẻ em được sinh ra mà không được cha mẹ, hoặc cha, hoặc mẹ không thừa nhận thì trẻ em đó có thể bảo vệ quyền của mình bằng các phương thức khác nhau theo Điều 43 đã quy định. Trong thực tế, nhóm quyền đặc biệt này của người con luôn bị xâm hại, không đảm bảo được quyền của trẻ em nói chung và quyền của người con nói riêng. Việc này cho dù là có những chế tài hay không thì nhóm quyền nhân thân này đôi lúc là rất khó đảm bảo. Hoặc khi đã thực hiện quyền đó rồi thì xác định vấn đề trách nhiệm của cha mẹ trong một quãng thời gian dài đã chốn tránh trách nhiệm với người con như thế nào. Đây thực sự là vấn đề mà pháp luật dân sự cũng như pháp luật hôn nhân gia đình của nước ta đã và đang bị bỏ ngỏ. Do vậy pháp luật của chúng ta trong thời gian tới cần bổ sung vấn đề về hậu quả pháp lý đối với việc xác định cha, mẹ, cho con để giảm bớt tình trạng thiếu trách nhiệm của một số ông bố, bà mẹ như hiện nay. Ngoài ra, quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi quy định tại Điều 44 BLDS. Theo đó thì những quyền này đã được pháp luật bảo hộ và công nhận. Và để được pháp luật bảo hộ những quyền và lợi ích liên quan của người nhận nuôi con nuôi và người được nhận nuôi con nuôi thì việc nhận nuôi con nuôi phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Quyền được nuôi con nuôi đã tạo ra quyền làm cha, làm mẹ của người nhận nuôi con nuôi nhằm tạo ra sự gắn bó tình cảm giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi trong quan hệ cha mẹ và con. Ngoài các quyền nhân thân được quy định trong BLDS 2005 liên quan đến quan hệ hôn nhân gia đình, Luật hôn nhân gia đình đã chi tiết hóa các quyền này như quyền xác định cha mẹ và con, cha mẹ có quyền đại diện, giám hộ cho con theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó là các quyền nhân thân giữa các thành viên trong gia đình.
Tóm lại, BLDS 2005 đã có nhiều quy định cụ thể về quyền nhân thân trong nhóm quan hệ này. Ngoài ra là luật hôn nhân gia đình 2000, cũng đã quy định chi tiết các quyền nhân thân thuộc nhóm này. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để các cá nhân trong mối quan hệ hôn nhân gia đình được tôn trọng và bảo vệ.
4.2 Nhóm các quyền liên quan tới sự cá biệt hóa cá nhân
Các quyền nhân thân thuộc nhóm này được BLDS ghi nhận bao gồm : quyền đối với họ tên ( Điều 26), quyền thay đổi họ tên ( Điều 27 ),quyền được khai sinh( Điều 29), quyền được khai tử ( Điều 30 ),quyền của cá nhân đối với hình ảnh ( Điều31), Quyền xác định dân tộc( Điều 28), quyền xác định lại giới tính( Điều36), quyền đối với quốc tịch ( Điều45). Trong tất cả các quyền nhân thân mà BLDS đã ghi nhận thì quyền nhân thân thuộc nhóm quyền này thể hiện rõ nhất đặc trưng của LDS. Việc phân biệt cá nhân này với cá nhân khác và phân biệt cá nhân với những chủ thể của quan hệ pháp luật không những có ý nghĩa trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của chủ thể mà còn có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm pháp lý của chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ pháp luật dân sự nói riêng. Những quyền nhân thân liên quan tới sự cá biệt hóa cá nhân là những quyền năng cơ bản và thể hiện rõ sự cá biệt gắn liền với chủ thể và không thể chuyển giao cho người khác.
Mỗi người sinh ra đều có một tên gọi của mình do cha mẹ hoặc ai đó đăt cho để phân biệt cá nhân này với cá nhân khác.Trên thực tế thì quyền này mặc nhiên là có để mỗi chúng ta có thể phân biệt nhau.Điều 26 và Điều 27 quy định quyền đối với họ tên và quyền thay đổi họ tên. Đây là là quyền dân sự cơ bản gắn liền với nhân thân của mỗi cá nhân. Việc xác lập họ tên là rất quan trọng và gắn liền với chủ thể đó tới suốt đời. Mặc dù mỗi cá nhân có thể có nhiều tên gọi khác nhau như :bí danh, tên thường gọi,biệt danh, tên khai sinh…. Họ tên không chỉ đơn thuần là yếu tố về mặt nhân thân, mà nó còn là yếu tố pháp lý quan trọng để cá nhân xác lập thực hiện quyền cũng như nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý nhân danh chính mình. Do vậy họ tên của một người cần phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận bằng việc cấp giấy đăng ký khai sinh cho một người. Và cá nhân khi tham gia vào quan hệ pháp luật chỉ được công nhận mang một tên riêng để phân biệt với các chủ thể khác. Đó chính là tên được ghi trong giấy khai sinh. Quyền đối với họ tên là quyền nhân thân của cá nhân, cá nhân có quyền này kể từ khi sinh ra. Tuy nhiên việc thực hiện quyền này lại không do chính họ thực hiện mà lại hoàn toàn phụ thuộc vào người có quyền và trách nhiệm đi khai sinh. Rõ ràng quyền và lợi ích của cá nhân đã bị phân tán. Trong trường hợp người có quyền và nghĩa vụ đi khai sinh cho trẻ mà không thực hiện vậy ai sẽ chịu trách nhiệm, không những thế nếu trẻ chưa được đăng ký khai sinh đã lớn và đã có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì có thể tự mình đi đăng ký khai sinh được không? Đây là một câu hỏi mà đã gặp khá nhiều ở nhà nước ta hiện nay và vẫn là một vấn đề còn bỏ ngỏ. Do vậy pháp luật dân sự cẩn bổ sung và hoàn thiện quyền nhân thân này để bao trùm hết cả trường hợp trên.
Quyền xác định lại dân tộc là quyền nhân thân của cá nhân được pháp luật bảo vệ. Theo quy định của BLDS,tại Điều 28 quy định thì quyền xác định dân tộc của cá nhân lại khá là ngược so với quyền đối với họ tên. Nước ta hiện nay có 54 dân tộc cùng sinh sống. Việc xác định dân tộc cho cá nhân hoàn toàn phụ thuộc vào dân tộc của cha hoặc của mẹ chứ cá nhân mỗi người lại không có quyền tự xác định dân tộc của mình. Và việc xác định dân tộc của cá nhân cũng được ghi vào trong giấy khai sinh của cá nhân. Mặc dù vậy nhưng theo quy định tại khoản 3 Điều16 nghị định 15 của Chính phủ về hướng dẫn đăng ký hộ tịch thì trong trường hợp khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi thì phần cha, me, dân tộc được bỏ trống. Như vậy thì trong trường hợp mà trẻ không thể xác định được cha, mẹ của mình thì quyền nhân thân này của trẻ mãi không được đảm bảo. Đối với trường hợp này chúng ta nên quy định một dân tộc nào đó hoặc một dân tộc mà chiếm đa số tại nơi trẻ được phát hiện. Ngoài việc quy định xác định dân tộc là một quyền nhân thân thì là quyền được xác định lại dân tộc. Nhưng việc xác định lại dân tộc phải thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định và trong những trường hợp nhất định.
Quyền cá nhân đối với hình ảnh được quy định tại Điều 31 BLDS 2005 đã thể hiện sự tiến bộ của pháp luật dân sự Việt Nam, bởi vì không phải quốc gia nào quyền cá nhân đối với hình ảnh cũng được quy định cụ thể trong BLDS. Trước hết chúng ta cần hiểu rằng khái niệm hình ảnh của cá nhân bao gồm mọi hình thức nghệ thuật ghi lại hình dáng của con người như chụp ảnh, ảnh vẽ, ảnh chép và suy rộng ra là có thể bao gồm cả bức tượng của cá nhân và cả hình ảnh có được do ghi hình. Theo quy định của pháp luật thì việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được sự đồng ý của cá nhân đó. Tuy nhiên pháp luật lại không quy định như thế nào là”đồng ý”. Nhưng chúng ta có thể hiểu là việc sử dụng hình ảnh của cá nhân vào bất cứ mục đích gì mà không có sự đồng ý của cá nhân đó đều coi là vi phạm pháp luật. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân là một vấn đề nhậy cảm và khá phức tạp trong cuộc sống. Để tránh việc sử dụng tùy tiện hình ảnh của cá nhân và đảm bảo cho quyền nhân thân đó, pháp luật cần quy định rõ những trường hợp nào thì pháp luật cho phép sử dụng hình ảnh của cá nhân và quy định chặt chẽ về sử dụng hình ảnh của cá nhân trong những trường hợp cụ thể.
Quyền xác định lại giới tính được BLDS 2005 quy định tại Điều 36. Đây là quyền nhân thân của cá nhân và là quy định bổ sung cho quy định về quyền nhân thân của BLDS 1995. Như chúng ta đã biết thì chuyển đổi giới tính là vấn đề mới và rất phức tạp về mặt xã hội, mới chỉ xảy ra một số ít các trường hợp và chưa có tình phổ biến. Do vậy cần có thời gian để tìm hiểu thực tế và nghiên cứu thêm kinh nghiệm của các nước trên thề giới. Như vậy, BLDS 2005 quy định việc xác định lại giới tính của một người chỉ được thực hiện trong trường hợp giưos tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của Y học, nhằm xác định rõ về giới tính. Quyền thay đổi giới tính không thể thực hiện một cách tùy tiện. Quy định này là hoàn toàn phù hợp với tình hình xã hội và truyền thống đạo đức của xã hội ta hiện nay. Nhưng trong các quy định hiện hành thì chưa có quy định cụ thể như thế nào đối với trường hợp những người được chuyển đổi giới tính này ra sao. Đặc biệt là trong trường hợp này liên quan tới quyền lợi của họ trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.
4.3 Nhóm các quyền liên quan tới thân thể của cá nhân
Trong nhóm quyền liên quan tới thân thể của cá nhân bao gồm: quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể ( Điều 32), quyền hiến bộ phận cơ thể( Điều 33), Quyền hiến xác,nhận bộ phận cơ thể sau khi chết( Điều34), Quyền nhận bộ phận cơ thể người( Điều 35). Theo đó thì có những quyền thì cá nhân có thể tự mình thực hiện khi cá nhân đó còn sống, có những quyền lại có mối quan hệ với nhau như tại Điều 33 và Điều 35 và có những quyền thì chỉ thực hiện được khi cá nhân đó không còn sống.
Quyền hiến bộ phận cơ thể và quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết là quyền nhân thân của cá nhân, thể hiện sự tự định đoạt của họ đối với các bộ phận cơ thể, xác của mình sau khi chết do vậy cần thiết phải có hành lang pháp lý để điều chỉnh vấn đề này. Và BLDS 2005 ra đời, với quy định mới này đã bổ sung kịp thời cho sự hạn chế và thiếu sót của BLDS 1995. Với tư cách là quyền nhân thân, quyền hiến bộ phận cơ thể mang những đặc điểm chung của quyền nhân thân đó chính là tính cá nhân tuyệt đối, tính không xác định được bằng tiền và không vì mục đích thương mại.Tuy nhiên việc quy định quyền nhân thân mới này trong BLDS 2005 cũng mang những đặc điểm riêng biệt của chúng. Khi cá nhân thực hiện quyền này lại không mang lại mục đích cho họ mà lại mang lại lợi ích cho người khác, lợi ích cho toàn xã hội mà mục đích căn bản của quyền này là chữa bệnh nhân đạo cứu người hoặc phục vụ giảng dạy trong các trường hoặc là dùng cho nghiên cứu khoa học. Nhưng nó vần được ghi nhận là một quyền nhân thân của cá nhân.Ghi nhận quyền này chính là một bảo đảm cho sự tự lựa chọn hành động của mình trong lĩnh vực đặc thù và hết sức nhạy cảm này. Vì đây là một vấn đề còn rất mới mẻ ở nước ta, trong thực tế thì phát sinh chưa phổ biến rộng rãi nên BLDS chỉ quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc, với tính chất là một quyền dân sự về nhân thân, còn các vấn đề cụ thể về trình tự, thủ tục hiến bộ phận của cơ thể, sử dụng xác của người chết sẽ được quy định tại các văn bản riêng. Pháp luật đa số các nước không cho phép mua bán bộ phận cơ thể như một tài sản. Nếu cân nhắc giữa việc bảo vệ trật tự công cộng và lợi ích của xã hội với việc bảo đảm sự tự do ý trí của cá nhân thì rõ ràng là bảo đảm trật tự xã hội phải đặt nên hàng đầu.
Quyền hiến bộ phận cơ thể và nhận bộ phận cơ thể thực chất là hai mặt của một vấn đề, một bên có quyền nhân, một bên có quyền hiến. Quyền hiến là tiền đề cho quyền nhận. Trên thực tế thì quyền nhận sẽ thực hiện phức tạp, nhạy cảm hơn quyền hiến, nếu không thực hiện tốt thì vấn đề này thực sự trở thành bức bối cho xã hội.Cùng với Điều 34, quyền hiến xác,bộ phận cơ thể sau khi chết. Đây được xem là những quy định rất mới mẻ ở VIệt Nam, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp của chúng ta quy định cho cá nhân có quyền hiến, nhận bộ phận cơ thể khi còn sống và quyền hiến xác, bộ phận cơ thể khi chết bên cạnh quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể.Quy định này là bước đột phá và được coi là cuộc cách mạng trong quan niệm về sự sống, cái chết của con người trong một xã hội đang phát triển mà trong lòng xã hội đó còn chứa nhiều quan điểm khác nhau về sự sống và sự chết của cá nhân.
Hiện nay, xuất phát từ sự thay đổi trong nhận thức của mỗi người, số có người mong muốn hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác đang ngày càng gia tăng. Chúng ta đã có rất nhiều tấm gương cao cả tự nguyện hiến cho người khác. Bên cạnh đó, còn rất nhiều người muốn hiến mô, hiến bộ phận cơ thể của mình mà không biết hiến ở đâu, hiến bằng cách nào. Ví dụ trường hợp của anh Nguyễn Lê Minh Anh, sinh năm 1986 quê ở Nha Trang và hiện đang làm nghề bốc vác tại một cảng ở TPHCM. Trong thư anh gửi cho báo điện tử Vietnamnet ngày 5/7/2006, anh viết” tôi đã nghe và đọc rất nhiều những thông tin về nỗi khổ của những người đang phải chạy thận nhân đạo, không biết ở Việt Nam chúng ta đã ghép thận được hay chưa? Tôi thiết nghĩ có hiến máu nhân đạo thì cũng có chương trình hiến thận cho những người đã và đang vật nộn tùng ngày từng giờ với căn bệnh đó. Tôi có ước nguyện được hiến quả thận của mình cho những người đang phải chống chọi từng ngày với căn bệnh đau khổ đó. Thế nên tôi không biết làm cách nào làm được với suy nghĩ của tôi”. Đây là một thực tế đã cho thấy sự hoàn thiện quy định của pháp luật chưa tốt và chưa thiết thực để mỗi cá nhân có thể dễ dàng thực hiện được quyền nhân thân của mình, đặc biệt là những quyền khá nhạy cảm này.
4.4 Nhóm các quyền liên quan tới giá trị tinh thần của chủ thể
Trong nhóm này được LDS quy định bao gồm: quyền được bảo vệ danh dự. nhân phẩm, uy tín( Điều37); quyền bí mật đời tư( Điều 38), quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở( Điều 46); quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo( Điều 47);quyền tự do đi lại, tự do cư trú( Điều 48); quyền lao động (Điều 49); quyền tự do kinh doanh( Điều 50); quyền tự do nghiên cứu sáng tạo( Điều 51). Đây là những quyền đã được Hiến định và quy định tại các văn bản pháp luật khác.Đây là những quyền nhân thân của cá nhân gắn với những lợi ích và giá trị tinh thần của mỗi cá nhân. Mặc dù là các quyền này đã được Hiến định và được các văn bản pháp luật khác cụ thể hóa nhưng tất cả vẫn còn những khiếm khuyết cần phải nhìn nhận. Tại Điều 37 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín” danh dự, nhân phẩm, uy tín của được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”.Pháp luật bảo vệ quyền nhân thân này nhưng cũng không có văn bản pháp luật nào nêu khái niệm của nó là gì.Nhưng chúng ta cũng có thể hiểu”danh dự “ là sự đánh giá của xã hội đối với một cá nhân dựa trên phẩm chất chính trị, năng lực…của cá nhân đó hay chính là danh tiếng đi kèm với tài năng.”Nhân phẩm” là phẩm giá của con người, là giá trị tinh thần của một cá nhân với tư cách là một con người.”Uy tín” là việc cá nhân được biết đến theo chiều hướng tích cực thông qua hoạt động thực tiễn của mình.Một khi hành vi xâm phạm tới các quyền liên quan tới lợi ích tinh thần của cá nhân, biện pháp đầu tiên là cá nhân đó tự bảo vệ.Sau đó thì cá nhân có thể yêu cầu cơ quan tổ chức bảo vệ quyền lợi cho mình. Cá nhân có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, có quyền buộc bên xâm hại phải chấm dứt hành vi xâm hại, phải xin lỗi, cải chính công khai, buộc bên xâm hại phải thực hiện thực hiện nghĩa vụ dân sự, buộc bồi thường thiệt hại.Trên thực tế, BLDS chỉ quy định cách thức xác định thiệt hại khi xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín trong phần xác định thiệt hại mà không quy định bồi thường thiệt hại do hành vi xâm hại tới quyền được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm uy tín. Do vậy BLDS cần quy định đây là một trong trường hợp bồi thường thiệt hại cụ thể trong phần” bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể”( từ Điều 613 đến Điều 630). Điều này gây khó khăn trong thực tiễn xác định hành vi xâm phạm.
Những năm gần đây, số lượng những vụ việc xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự,nhân phẩm, uy tín được giải quyết tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tăng lên đáng kể đặc biệt là số vụ được giải quyết theo thủ tục tố tụng tại tòa án. Mặc dù những vụ việc này chủ yếu được giải quyết tại một số thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM liên quan tới cá nhân, tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật. Tuy nhiên điều này chứng tỏ mức độ nhận thức cao hơn của cá nhân, tổ chức về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm,uy tín. Khị quyền này bị xâm hại, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sự tồn tại và phát triển của bên bị xâm hại. Chính vì vậy, cần phải hoàn thiện các quy đinh pháp luật liên quan tới quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Quyền tự do đi lại( Điều48), quyền lao động( Điều 49), quyền tự do kinh doanh( Điều 50), quyền tự do sáng tạo, nghiên cứu( Điều 51). Đây là những
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập học kỳ luật dân sự- hoàn thiện các quy định trong bộ luật dân sự về quyền nhân thân.doc