MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I/ KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 2
1. Khái niệm và vai trò của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 2
2. Quy trình và đặc điểm của phương thức thanh toán 3
3. Các loại thư tín dụng trong thanh toán quốc tế ở Việt Nam 5
4. Nội dung thư tín dụng chứng từ trong thương mại 6
II/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN THANH TOÁN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 8
1. Đối với Nhà nước 8
2. Đối với Ngân hàng 9
3. Đối với Ngân hàng thương mại 9
KẾT LUẬN 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
MỤC LỤC 12
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hoàn thiện thanh toán bằng phương pháp tín dụng chứng từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Đứng trước những cơ hội và thách thức trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực, kinh tế thế giới, Việt Nam đã và đang phải có những đổi mới toàn diện, sâu sắc về cơ chế và mô hình quản lý nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế đất nước và hôị nhập kinh tế. Sự phát triển của thương mại quốc tế đồng nghĩa với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, điều này có nghĩa hệ thống ngân hàng phát triển thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển, bởi ngân hàng là người trung gian giúp các bên đối tác thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu có hiệu quả hơn thông qua nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
ở Việt Nam, trong những năm qua phương thức thanh toán bằng thư tín dụng được sử dụng ngày càng nhiều trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Điều đó cho thấy vai trò của phương thức thanh toán này rất quan trọng trong thanh toán quốc tế, nó góp phần đẩy mạnh thúc đẩy phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng và kinh tế nói chung, đặc biệt trong xu thế hội nhập hiện nay. Thực tiễn thanh toán quốc tế bằng phương thức thư tín dụng tại Việt Nam đang thực sự đặt ra cho các ngân hàng thương mại và các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu một vấn đề cần giải quyết là: Làm thế nào để vận dụng phương thức thanh toán thư tín dụng một cách hoàn thiện nhất, vừa đảm bảo hiệu quả cao nhất, vừa bảo vệ quyền lợi chính đáng và giữ uy tín cao nhất cho các bên.
Do trình độ hiểu biết còn hạn chế nên bài tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thày cô giúp đỡ để em có thể rút kinh nghiệm trong những bài tiểu luận sau.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nội dung
I/ Khái quát về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Khái niệm và vai trò của phương thức thanh toán của thư tín dụng(L/C)
1.1- Khái niệm
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là sự thoả thuận, trong đó ngân hàng mở thư tín dụng (ngân hàng bên nước mua) theo yêu cầu của người mua, sẽ trả một số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi, người bán) hoặc chấp nhận hối phiếu người bán ký phát khi người bán xuất trình cho ngân hàng một số chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.
Các bên tham gia trong phương thức tín dụng thư chứng từ:
+ Người mở thư tín dụng là người nhập khẩu (sau khi được thông báo hàng của người xuất khẩu’’ đã sẵn sàng để giao’’).
+ Ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, ngân hàng này cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
+ Người hưởng lợi thư tín dụng là người xuất khẩu hoặc người hưởng lợi chỉ định.
+ Ngân hàng thông báo thư tín dụng là ngân hàng ở nước ngoài hưởng lợi.
1.2- Vai trò của phương thức thanh toán(L/C)
a/ Đối với hoạt động mua bán quốc tế:
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động mua bán quốc tế, nó tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch và mở ra cơ hội cho rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế.
Hoạt động thanh toán có quan hệ mật thiết, chặt chẽ với hoạt động mua bán hàng hoá. Mối quan hệ đó được thể hiện trong bất kỳ một hoạt động mua bán hàng hoá, dịch vụ nào bởi nó liên quan trực tiếp đến của các bên trong hợp đồng. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một tác nhân quan trọng thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế và kinh tế quốc gia.
b/ Đối với người bán (người xuất khẩu):
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đảm bảo cho người bán nhận đúng, đủ tiền bán hàng khi đã hoàn tất các nghĩa vụ của mình theo những yêu cầu quy định trong L/C. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đảm bảo một cách hợp lý quyền lợi chính đáng của người bán.
c/ Đối với người mua (người nhập khẩu):
Ngoài việc đảm bảo cho người bán nhận được tiền hàng, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ còn đảm bảo cho người mua nhận được hàng thông qua bộ chứng từ quy định trong L/C là bộ chứng từ đầy đủ điều kiện để nhận hàng theo cam kết nêu trong hợp đồng. Ngân hàng cũng sẽ chỉ trả tiền cho người bán khi đã nhận được đầy đủ bộ chứng từ, đủ điều kiện để nhận hàng và người mua có quyền khiếu nại người bán theo quan hệ hợp đồng nếu hàng hoá thực tế không được như chứng từ hoặc có quyền yêu cầu ngân hàng đình chỉ việc trả tiền nếu phát hiện có sự lừa đảo.
Quy trình và đặc điểm của phương thức thanh toán
2.1. Quy trình thanh toán L/C
Người xuất khẩu làm đơn xin mở L/C trả cho người xuất khẩu qua ngân hàng của mình theo thoả thuận trong thời hạn nhất định, trong đó liệt kê các chứng từ phải có.
Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng mở thư tín dụng phát hành một L/C trong đó ngân hàng cam kết thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho người xuất khẩu nếu người đó xuất trình bộ chứng từ trình toán phù hợp với những quy định trong L/C.
Ngân hàng thông báo xác nhận đã nhận được L/C và gửi bản gốc cho người hưởng lợi thư tín dụng.
Người xuất khẩu kiểm tra nội dung L/C, nếu chấp nhận thì giao hàng, nếu không chấp nhận thì yêu cầu người mở L/C sửa đổi bổ xung.
Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng gốc và bản sửa đổi.
Ngân hàng thông báo nhận bộ chứng từ thanh toán và chuyển cho ngân hàng mở L/C.
Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ.
Ngân hàng mở L/C chuyển bộ chứng từ cho người xin , mở L/C với điều kiện người này thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
Người xuất khẩu kiểm tra bộ chứng từ.
2.2. Đặc điểm của phương thức thanh toán L/C:
Thứ nhất: Quy trình thanh toán L/C gồm nhiều bước chặt chẽ khác nhau, mỗi bước đều chứa đựng nhiều vấn đề đòi hỏi những người thực hiện phải thận trọng nếu không sẽ dễ dàng sinh tranh chấp.
Thứ hai: L/C là một bản cam kết trả tiền chắc chắn, có điều kiện và có thời hạn.
Thứ ba: L/C xuất phát và hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương nên phải phù hợp, thống nhất với hợp đồng nhưng lại độc lập với hợp đồng cũng như bất kỳ hợp đồng nào khác, là cơ sở phát sinh ra nó.
Thứ tư: Quy trình thanh toán L/C chỉ dựa trên căn cứ duy nhất là sự phù hợp hay không của chứng từ so với yêu cầu của L/C.
Thứ năm: Khi ngân hàng đã đồng ý mở thư tín dụng thì thư tín dụng đó chính là một hợp đồng tài chính tín dụng, có nghĩa nó giúp cho việc trả tiền diễn ra không phụ thuộc vào yếu tố ngoài thư tín dụng .
Thứ sáu: Tính quốc tế của phương thức thanh toán L/C thể hiện ở chỗ số lượng các bên tham gia không chỉ đơn thuần la ba bên: Người hưởng lợi, người yêu cầu mở thư tín dụng, ngân hàng mở L/C mà phát sinh thêm các bên trung gian khác tham gia với tư cách hỗ trợ, tạo thuận lợi cho việc thanh toán diễn ra nhanh chóng.
3. Các loại thư tín dụng trong thanh toán quốc tế ở Việt Nam :
* Thư tín dụng không thể huỷ bỏ (Irrevocable letter of credit) là loại thư tín dụng sau khi đã được mở và người xuất khẩu chấp nhận thì ngân hàng L/C không được sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó, trừ khi có sự thoả thuận của các bên trong thư tín dụng .
* Thư tín dụng không huỷ bỏ có xác nhận (Confirmed irrevocable L/C) là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ được. Do hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, loại L/C này là đảm bảo nhất cho người xuất khẩu .
* Thư tín dụng không thể huỷ bỏ, miễn truy đòi(Irrevocable without recourse L/C).
* Thư tín dụng chuyển nhượng được (Transferable L/C).
* Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C) là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, sau khi đã sử dụng xong hoặc hết thời hạn hiệu lực thì nó lại có giá trị như cũ.
* Thư tín dụng giáp lưng (Back to back).
* Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C) là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thư tín dụng kia đối ứng với nó đã mở ra .
* Thư tín dụng dự phòng(Stand-by L/C).
* Thư tín dụng thanh toán dần dần (Deferred payment L/C) là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong dó ngân hàng mở L/C hay ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán dần dần toàn bộ số tiền của L/C trong những thời hạn quy định rõ trong L/C đó.
4. Nội dung thư tín dụng chứng từ trong thương mại
4.1- Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C
*Số hiệu: Tất cả các thư tín dụng đều phải có số hiệu riêng. Tác dụng của số hiệu là dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện thư tín dụng.
*Địa điểm mở L/C: Là nơi mà ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho người xuất khẩu.
*Ngày mở L/C: Là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C và người xuất khẩu .
4.2- Tên, địa chỉ của những người liên quan đến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Những người có liên quan đến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được chia làm hai loại: Thương nhân và các ngân hàng.
* Các thương nhân bao gồm người nhập khẩu:Là người mở L/C trả tiền; người xuất khẩu: Người hưởng lợi L/C.
* Các ngân hàng tham gia phương thức thanh toán tín dụng gồm các ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo, ngân hàng trả tiền, ngân hàng xác nhận…
+ Ngân hàng mở L/C: Là ngân hàng được hai bên mua bán thoả thuận lựa chọn và quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định trước, người nhập khẩu có quyền lựa chọn.
+ Ngân hàng thông báo: Thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở L/C ở nước người xuất khẩu.
+ Ngân hàng trả tiền: Là ngân hàng mở L/C và có thể là một ngân hàng có thể là một ngân hàng khác do ngân hàng mở L/C uỷ nhiệm.
+ Ngân hàng xác nhận: Là ngân hàng đứng ra xác nhận cho ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của nó
4.3 -Số tiền của thư tín dụng
Số tiền của L/C vừa được ghi bằng số, vừa được ghi bằng chữ và thống nhất với nhau. Không thể chấp nhận một thư tín dụng có số tiền ghi bằng số và ghi bằng chữ mâu thuẫn.
4.4- Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng trong thư tín dụng
+Thời hạn hiệu lực: Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu người xuất khẩu trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những quy định trong L/C.
+Thời hạn trả tiền: Là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền về sau. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quy định của hợp đồng.
+Thời hạn giao hàng: Thời hạn giao hàng cũng được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy định .
4.5 -Những nội dung về hàng hoá như: Tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả…cũng được ghi vào thư tín dụng.
4.6 -Những nội dung về vận tải,giao nhận hàng hoá như: Điều kiện cơ sơ giao hàng, nơi gửi hàng, nơi giao hàng…cũng được ghi rõ trong thư tín dụng.
4.7 -Những chứng từ mà người xuất khẩu xuất trình: là một nội dung then chốt của thư tín dụng, vì bộ chứng từ quy định trong thư tín dụng là một bằng chứng của người xuất khẩu chứng minh rằng đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng quy định được ghi trong L/C.
4.8 -Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C: là nội dung cuối cùng của thư tín dụng và nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C.
4.9 -Những điều khoản đặc biệt khác: ngoài những nội dung trên ngân hàng mở L/C và người nhập khẩu có thể có thêm các yêu cầu khác.
4.10- Chữ ký của ngân hàng mở thư tín dụng: L/C thực chất là một khế ước dân sự, do vậy người ký phát cũng phải là người có đủ năng lực hành vi, năng lực pháp lý để tham gia quan hệ dân luật.
II/ Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế L/C
1.Đối với nhà nước
+ Sớm xây dựng và điều chỉnh các quy định các quy định của pháp luật Việt Vam trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu như ban hành các điều luật nhằm hướng dẫn cụ thể, chi tiết giải quyết tranh chấp quốc tế, thanh toán L/C.
+Giảm thiểu sự phức tạp và chồng chéo trong các quy chế về hải quan, về kiểm dịch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu có thể giao hàng đúng hạn, lập chứng từ và thanh toán đúng quy định nhằm hạn chế các tranh chấp cũng như thiệt hại phát sinh.
+ Tăng cường đầu tư hơn nữa cho việc chuyên sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế.
+ Hỗ trợ, thúc đẩy các cơ quan chức năng như Bộ thương mại, Bộ tư pháp,… nghiên cứu, xem xét khả năng sớm tham gia vào các công ước quốc tế đã được áp dụng phổ biến.
+ Đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao, tiến đến ký kết các hoạt động song phương và đa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thương mại quốc tế.
2. Đối với ngân hàng
+ Gám sát trạng thái ngoại hối cuối ngày của từng ngân hàng thương mại nhất quán bắt buộc các ngân hàng thương mại phải điều tiết trạng thái ngoại hối của mình bằng việc mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng, thúc đẩy hoạt động ở thị trưòng này.
+ Mở rộng đối tác tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, phát triển các nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ mua bán ngoại tệ.
+ Tăng cường hơn nữa vai trò của ngân hàng nhà trên thị trường liên ngân nhằm tác động kịp thời hỗ trợ các ngân hàng thương mại duy trì trạng thái ngoại tệ an toàn của mình.
3. Đối với Ngân hàng công thương Việt Nam.
Thứ nhất: cần có biện pháp phối hợp, nối mạng giữa các phòng ban trung ương với nhau, giữa các phòng ban trung ương với các chi nhánh để công việc chung được tiến hành nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm lao động và thời gian.
Thứ hai: đồng thời đầu tư trang bị thêm máy tính và các phần mềm quản lý để từng bước hiện đại hoá các khâu dịch vụ thanh toán quốc tế, đẩy nhanh tốc độ giao dịch, loại trừ được những rủi ro do nhiều yếu tố mang lại.
Thứ ba: luôn cập nhật, khai thác tài liệu mới chuyên ngành cho các chi nhánh.
Kết luận
Bất kể một doanh nghiệp nào khi tham gia giao dịch mua bán quốc tế đều mong muốn tìm được lợi nhuận kinh tế,còn các ngân hàng tham gia vào các dịch vụ như một bên với vai trò không thể thiếu trong việc hỗ trợ, đảm bảo cho hoạt động thanh toán diễn ra thuận lợi. Từ đó ngân hàng cũng khai thác được một nguồn thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ kinh doanh của mình.
Phương thức tín dụng chứng từ với những ưu điểm nổi bật, đã, đang và sẽ tiếp tục giữ vai trò hết sức quan trọng cho hoạt động thanh toán quốc tế. Thực tế cho thấy phương thức thanh toán này ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong hoạt động mua bán quốc tế là điều dễ hiểu. Hơn nữa, cũng do tính chất phức tạp, chặt chẽ của phương thức thanh toán này mà đòi hỏi người vận dụng nó phải nắm vững được bản chất của nó để tiến hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình một cách nhanh chóng nhất.
Việc hoàn thiện thanh toán L/C là một vấn đề thực tiễn cấp bách xuất phát từ những hạn chế đang còn tồn tại trong nền kinh tế thị trường nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của nước ta phát triển, tạo điều kiện gia nhập ATFA và WTO trong thời gian tới.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Thương mại.
Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội.
Luận văn tốt nghiệp.
Tạp chí Thương mại các số đầu năm 2003
Thời báo kinh tế các số đầu năm 2003.
Tạp chí Nghiên cứu và phát triển.
Mục lục
Lời nói đầu 1
Nội dung 2
I/ khái quát về phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ 2
Khái niệm và vai trò của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 2
Quy trình và đặc điểm của phương thức thanh toán 3
Các loại thư tín dụng trong thanh toán quốc tế ở Việt Nam 5
Nội dung thư tín dụng chứng từ trong thương mại 6
II/ một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thanh toán
bằng phương pháp tín dụng chứng từ 8
Đối với Nhà nước 8
Đối với Ngân hàng 9
Đối với Ngân hàng thương mại 9
kết luận 10
tài liệu tham khảo 11
mục lục 12
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34645.doc