Tiểu luận Hoạt động chuyển giao công nghệ thiết bị y tế tại bệnh viện tai mũi họng Trung Ương

Mục lục

Lời nói đầu 4

I. Giới thiệu chung 5

1. Giới thiệu về bệnh viện Tai Mũi Họng 5

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của bệnh viện 5

1.2 Chức năng của bệnh viện 5

1.3 Cơ cấu tổ chức 6

2. Cơ sở vật chất y tế của bệnh viện 7

3. Tình hình chuyển giao công nghệ tại bệnh viện 7

II. Một số trang thiết bị của quá trình chuyển giao công nghệ 9

1. Máy gây mê 9

2. Đèn mổ trần 11

3. Monitor 13

III. Quy trình chuyển giao công nghệ 14

1. Mời thầu 16

2. Ký hợp đồng 18

3. Chuyển giao trang thiết bị và hướng dẫn sử dụng 20

Kết luận 21

Tài liệu tham khảo 22

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2632 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hoạt động chuyển giao công nghệ thiết bị y tế tại bệnh viện tai mũi họng Trung Ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Chúng em đã thực hiện đề tài: “Hoạt động chuyển giao công nghệ thiết bị y tế tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương” với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về quy trình chuyển giao một số thiết bị y tế hiện đại tại bệnh viện này. Được sự giúp đỡ và hướng dẫn của thầy Đinh Hoàng Minh – giảng viên môn Chuyển giao công nghệ, Bộ môn Đầu tư quốc tế, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường đại học Ngoại Thương, nhóm chúng em đã hoàn thành bài tiểu luận này. Xin chân thành cảm ơn thầy. Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2008. Nhóm sinh viên I. Giới thiệu chung về bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương 1. Giới thiệu về bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bệnh viện Viện Tai Mũi Họng Trung ương được thành lập theo Quyết định số 111/CP ngày 14 tháng 7 năm 1969 của Hội đồng Chính phủ. Kể từ khi được thành lập cho đến nay, Viện luôn quy tụ một lực lượng hùng hậu các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ có chuyên môn giỏi và đạo đức nghề nghiệp hiện đang làm việc tại các trường đại học y, các bệnh viện lớn trong cả nước, trực tiếp khám chữa bệnh. Với phương châm “Xã hội hóa y tế” Nhà nước và nhân dân cùng làm, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương luôn ý thức góp phần chăm sóc sức khỏe cho người dân một cách tốt nhất. Địa chỉ: 78 - Đường Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: (04) 8697033 1.2. Chức năng của Bệnh viện Kể từ khi thành lập cho đến nay, Bệnh viện là tuyến chuyên môn cao nhất thuộc chuyên khoa Tai Mũi Họng và là đầu mối hợp tác Quốc tế chính của toàn Ngành, chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế về các hoạt động đối ngoại và hợp tác Quốc tế. Bên cạnh đó, Viện còn thực hiện các chức năng như: Chỉ đạo và tiến hành nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành Tai Mũi Họng và những lĩnh vực liên quan. Trong gần 40 năm hoạt động, Viện đã có hơn 600 công trình nghiên cứu lớn nhỏ, nhiều công trình có giá trị như: Nghiên cứu điều trị phẫu thuật ung thư hạ họng thanh khoản, Nghiên cứu khám và chẩn đoán sớm ung thư vòm mũi họng, Nghiên cứu phục hồi chức năng cho trẻ điếc…; Đào tạo cán bộ chuyên khoa Tai Mũi Họng các trình độ (đại học, sau đại học, trên đại học) để có thể cung cấp cán bộ chuyên khoa Tai Mũi Họng toàn ngành Y tế. Viện là cơ sở đào tạo chính của Bộ môn Tai Mũi Họng Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, Viện còn tạo điều kiện để các bác sĩ đi học tập ở nước ngoài về triển khai kỹ thuật mới và tranh thủ hợp tác chuyên môn khoa học Quốc tế. Gần đây, Viện đã phối hợp với Hãng Karl Storz, mở lớp đào tạo về phẫu thuật nội soi mũi xoang lần đầu tiên ở Miền Bắc hoàn toàn do các giáo viên Việt Nam giảng dạy; Chịu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo việc xây dựng và phát triển mạng lưới chuyên khoa Tai Mũi Họng trong toàn quốc: hỗ trợ và chịu trách nhiệm về chuyên môn, kỹ thuật, trang thiết bị dụng cụ cho tuyến dưới với tư cách là Viện chuyên khoa đầu Ngành Tai Mũi Họng; Thực hiện công tác kinh tế trong Y tế. 1.3. Cơ cấu tổ chức * Ban giám đốc gồm 1 Giám đốc và 3 phó giám đốc * Các phòng chức năng gồm 7 phòng: 1. Phòng Tổ chức – Cán bộ 5. Phòng Hành chính quản trị 2. Phòng Kế hoạch Tổng hợp 6. Phòng Tài chính kế toán 3. Phòng Y tá Điều dưỡng 7. Phòng Vật tư kỹ thuật 4. Phòng Chỉ đạo chuyên khoa * Các khoa lâm sàng gồm 10 khoa: 1. Khoa Khám bệnh 6. Khoa Cấp cứu 2. Khoa U bướu 7. Khoa Thanh học 3. Khoa Tai Mũi Họng trẻ em 8. Khoa Miễn dịch dị ứng 4. Khoa Tai 9. Khoa Soi nội quản 5. Khoa Tai Mũi Họng tổng hợp 10. Khoa Điều trị tự nguyện * Tổng số lao động tại thời điểm 31/12/2007 có 231 người Trong đó có: 190 Biên chế và 41 Hợp đồng Tổng số giường bệnh: 130 giường 2. Cơ sở vật chất y tế của Bệnh viện Trong những năm gần đây, hệ thống thiết bị y tế trang bị hiện đại ngang tầm bệnh viện các nước tiên tiến, quản lý bệnh viện bằng hệ thống điện tử eHospital, mọi thông tin của khách hàng được lưu trữ và bảo mật bằng thẻ từ vừa an toàn vừa tiện lợi. Khi đến với Viện Tai Mũi Họng Trung ương, bệnh nhân sẽ được khám và chẩn đoán bằng nội soi kỹ thuật cao, giúp phát hiện sớm và chính xác các bệnh lý viêm nhiễm vùng tai, mũi, họng, thanh khoản; điều trị các bệnh polype, viêm xoang tái phát…Phẫu thuật viêm tai xương chũm, vá màng nhĩ, chỉnh hình tai giữa bằng kính hiển vi phẫu thuật thế hệ mới; nội soi mũi xoang với hệ thống máy kỹ thuật số hiện đại. Phòng mổ được trang bị đồng bộ hệ thống ôxy, máy gây mê, máy giúp thở hiện đại. Hệ thống chẩn đoán cận lâm sàng hiện đại chính xác, nhanh chóng; Hệ thống xét nghiệm tự động cho kết quả trong thời gian ngắn. Toàn bộ máy móc thiết bị đều được các giáo sư, bác sĩ kinh nghiệm lâu năm trong ngành tai mũi họng chọn từ những hãng hàng đầu thế giới nên đáp ứng chính xác nhu cầu của chuyên khoa sâu. Bệnh viện có 03 phòng khám nội soi Tai Mũi Họng hiện đại với hệ thống máy của Đức, Nhật; 01 phòng khám tư vấn về thẩm mỹ; 01 phòng khám tổng quát; 03 phòng mổ được trang bị máy móc hiện đại, thực hiện phẫu thuật nội soi và vi phẫu thuật và trong tương lai phấn đấu đạt được 08 phòng như vậy; Tổng số giường bệnh hiện tại là 130 và phương hướng trong tương lai là đạt được 180 giường bệnh. Trong đó có 21 giường bệnh theo tiêu chuẩn khách sạn, được đặt từ nước ngoài về rất thoải mái có 03 chế độ điều chỉnh phù hợp. Phòng bệnh tiện nghi, thoải mái với hệ thống máy lạnh trung tâm êm mát, thiết kế đẹp mắt không thua gì ở khách sạn giúp bệnh nhân quên cảm giác đang ở bệnh viện mà giống như ở nhà. Mỗi phòng từ 2-3 người, trang bị tủ lạnh, tủ đựng quần áo riêng biệt, điện thoại, truyền hình cáp…Ngoài ra, người bệnh được ăn theo chế độ bệnh lý; xe cứu thương đưa đón người bệnh sau khi phẫu thuật theo yêu cầu. 3. Tình hình chuyển giao công nghệ tại Bệnh viện Trong suốt thời gian hoạt động, Viện luôn ý thức nâng cao chất lượng các trang thiết bị nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân. Chính vì thế mà Viện đã có các hoạt động hợp tác, chuyển giao công nghệ kỹ thuật thiết bị y tế với các quốc gia như: Pháp, Bỉ, Thụy sỹ, Liên Xô (cũ), Cu Ba, các nước Đông Âu… từ thập kỷ 70. Còn trong những năm gần đây, Viện đã đẩy mạnh quan hệ hợp tác chuyển giao công nghệ với hàng chục quốc gia khác trên thế giới như: Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Đức, Nhật Bản, Bỉ, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Australia… Trong năm 2008, UBND TP Hà Nội vừa chấp thuận về chủ trương cho Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương hợp tác với Công ty MED-EL (Đan Mạch) để chuyển giao kỹ thuật cấy điện ốc tai nhằm điều trị cho người khiếm thính. Các thiết bị được chuyển giao về Viện trong những năm gần đây chủ yếu có thể kể đến như: Kính hiển vi phẫu thuật; Bàn khám chuyên khoa có kết nối nội soi; Bàn khám chuyên khoa Tai Mũi Họng tổng hợp; Bộ phẫu thuật nội soi Tai Mũi Họng; Máy khoan vi phẫu tai; Máy laser CO2 thế hệ mới có lắp phần cải tiến ống dẫn lái tia kéo dài tiêu cự để phẫu thuật nội soi thanh quản, hạ họng, điều trị các bệnh viêm mãn tính, hạt xơ và các loại khối u trong Tai Mũi Họng; Máy đo sức nghe, máy đo nhĩ lượng và buồng cách âm; Máy gây mê, Đèn mổ, Monitor… Kể từ khi có được các thiết bị y tế hiện đại được chuyển giao về, Viện đã có thể tiến hành các kỹ thuật khám chữa bệnh tiên tiến mà trước đây không làm được như: Phát hiện sớm ung thư vòm họng Phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang Phẫu thuật cấy điện cực ốc tai Phẫu thuật chỉnh hình thanh khí quản Vi phẫu thuật vi mổ xương bàn đạp… II. Một số trang thiết bị của quá trình chuyển giao công nghệ Máy gây mê kèm thở S/5 Aespire 7100: Công dụng : Gây mê, hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân trong quá trình mổ. Khi bệnh nhân thở yếu thì trợ thở giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn. Dùng đưa thuốc mê hơi vào cho bệnh nhân Đặc điểm máy: S/5 Aespire 7100 là thiết bị gây mê được thiết kế gọn nhẹ, thuận tiện và đẹp mắt. Cấu trúc máy làm bằng hợp kim nhôm và nhựa laminate nhóm F1. Hệ thống gồm có 4 bánh xe, giá làm việc, giá đặt monitor, ngăn kéo đẻ phụ kiện, giá đỡ bình bốc hơi dạng đôi, thanh để dụng cụ. Aespire 7100 được cung cấp với: + 2 cột lưu lượng khí (O2- N2O) hoặc 3 cột lưu lượng khí (O2 - N2O – Air) và bao gồm các thiết bị an toàn như : bộ phận an toàn MIX LIFE dự phòng cung cấp O2 trong các trường hợp khẩn cấp, luôn đảm bảo độ bão hòa O2 nhỏ nhất là 25% trong khí trộn có N2O. + Tự động cung cấp O2  khi thiếu hoặc áp lực khí nén thấp (trừ cột lưu lượng) (dành cho module chỉ có 3 cột lưu lượng) + Hệ thống van an toàn ở mặt trước ngăn cung cấp khí nén và N2O cùng một lúc (dành cho module chỉ có ba cột lưu lượng). + Bộ phận ngừng cung cấp N2O nếu lỗi nguồn cung cấp O2. + Có van chống vượt áp đầu ra, bảo vệ cho cột lưu lượng thủy tinh + Thiết kế giá đỡ 2 bình bốc hơi. Tính năng kỹ thuật: Bộ trộn : Hộp lưu lượng gồm 3 cột lưu lượng (O2 - N2O – Air) Mức: 0.2 – 12 LPM Độ phân giải : 0.1LPM tới 1 LPM và 0.5 LPM tới 12 LPM. Độ chính xác: +/- 1-% ALPHA DELTA ( Bộ phận thở cho máy gây mê): Mode thở: AUT (IPPV) Nhịp tim : từ 5 đến 70 rpm Tỷ lệ I : E: 1 : 2 ( cố định) Thể tích thông khí: từ 50 đến 1500ml Peep: từ 0 đến 20 cm H2O Thời gian thở vào : 33% of breathing cycle Lưu lượng thở: từ 0 đến 60l/ min Thiết bị an toàn: giới hạn, kiểm soát đường khí thở Báo động : Áp lực đường khí thở thấp – ngừng thở – lỗi nguồn điện. Cấu hình máy: Máy gây mê Máy thở Bình bốc hơi Hệ thống vôi soda và túi thở Hệ thống thở hở Ống dẫn khí O2, N2O, khí nén Các phụ kiện khác So sánh với các loại máy mê hiện nay: Máy mê SL – 210H – I Hãng sản xuất : Shin-Eu Nước sản xuất: Nhật Bản Đặc tính kỹ thuật: Ðồng hồ lưu lượng: O2: 0,1 - 10,0 l/phút N2: 0,5 /10,0 l/phút Phần nối nguồn khí:                                 1 đầu mối cho hệ thống O2 1 đầu nối cho hệ thống N2 Dung tích bình:                                          1100 ± 50 ml Ðồng hồ áp suất:                                      O2 0 - 10 kgf/cm2                                                                    N2O 0 - 10 kgf/cm2 Thiết bị an toàn: Báo động: Có âm thanh báo động tại 2,3 kgf/cm2 Ngắt đường N2O: 2,0 kgf/cm2 Lưu lượng O2: 35 - 75 l/phút Kích thước và trọng lượng:  445 (rộng) x 420 (cao) x 420 (sâu) mm Đèn mổ trần D660 : Nước sản xuất : Mỹ Công dụng : Dùng chiếu vào hố mổ trong khi phẫu thuật. Có thể để thẳng hoặc nghiêng chiếu vào hố mổ ở các tư thế. Đặc điểm của máy: Ðèn có ánh sáng dịu và lan toả đều. Khả năng tán nhiệt và lọc quang rất tốt. Có thể tuỳ ý điều chỉnh thân đèn theo ý muốn. Tính năng không gây bóng của sản phẩm rất cao Nhiệt độ của bề mặt chiếu sáng tăng lên không đáng kể Người sử dụng có thể điều chỉnh cường độ chiếu sáng ở nhiều mức khác nhau phù hợp theo yêu cầu. Tính năng kỹ thuật : Nhiệt độ màu: 4000  ±500 K Ðiện áp nguồn: 220 V 22%, 50 Hz  1Hz Ðiện áp tiêu thụ của bóng: 24 V Công suất tiêu thụ của bóng: 25W So sánh với các loại đèn mổ trần hiện nay: Đèn mổ trần SCL 05: Hãng sản xuất: Sturdy Nước sản xuất : Đài Loan Model : SCL 05 Đạt tiêu chuẩn TUV. Đèn mổ loại Star Ship kiểu dáng thiết kế tiên tiến và tinh tế, tạo sự tiện lợi an toàn cho cả bệnh nhân lẫn phẫu thuật viên. Cấu trúc bộ đèn : Ổ cắm bóng đèn - Gương phản xạ - Chén bóng phản quang - Kính hấp thụ nhiệt - Mặt đèn - Vùng bức xạ nhiệt bị giữ lại - Vùng ánh sáng tự nhiên & lạnh được phát ra ngoài - Vùng nguồn sáng chính phát ra từ bóng đèn - Bóng đèn loại Halogen Bóng đèn loại Halogen : Có cường độ sáng và nhiệt độ màu cao. loại 24V/50W Kiểu dáng đa dạng : Có nhiều Model phù hợp với yêu cầu sử dụng như loại di động, loại dùng trong mổ cấp cứu & loại treo trần. Đèn mổ treo trần 9 bóng: Hãng sản xuất : Bimoed Nước sản xuất : Trung Quốc Model : L – 739 Tính năng kỹ thuật: -  Cường độ chiếu sáng (cự ly 1m):                   20.0000-90.000 -  Phạm vi điều chỉnh bề mặt chiếu sáng:        100-200Fmm  -  Phạm vi điều chỉnh độ cao:                              500mm -  Ðường kính đèn:                                                900mm  -  Chiều cao phòng mổ:                                       3.100mm  -  Nguồn điện và điện áp:                                    220 ±10%  -  Công suất:                                                          225W    Tuy hai loại đèn này có nhiều công dụng và mới hơn loại đèn mổ trần hiện tại đang được sử dụng trong bệnh viện. Tuy nhiên, do có xuất xứ từ Trung Quốc nên độ bền và chất lượng của hai loại đèn trên không bền và kém hơn những loại đèn được sản xuất tại các nước Châu Âu và Mỹ. Monitor UT 4000F: Công dụng : Theo dõi những thông số, chức năng sống của bệnh nhân : về hô hấp, tuần hoàn, áp lực oxi trong máu động mạch, v.v… Đặc điểm của máy: Dễ dàng di chuyển, nhẹ nhàng và chắc chắn. Theo dõi các thông số Theo dõi các thông số ECG, SpO2, Resp, NIBP, 2 Temp, PR, 2-IBP, CO, EtCO2, Multi Gas/O2 Hiển thị đồng thời 11 đạo trình Pin sạc lại được Li-on tuổi thọ cao Lưu đồ thị 96 giờ Xem lại đạo trình trong vòng 120 giây Phân tích chứng loạn nhịp tim, phân đoạn ST Hiển thị 7 đạo trình ECG Kết nối mạng, đầu ra VGA Phù hợp cho người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh. Đặc điểm kỹ thuật: AN TOÀN Phê chuẩn theo IEC 60601-1, tiêu chuẩn châu Âu CE tuân theo MDD93/42/EEC KÍCH THƯỚC VÀ TRỌNG LƯỢNG Kích thước (Dài x rông x cao): 318 x 152 x 264 (mm) Trọng lượng: 5kg MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC Nhiệt độ: 5 đến 40oC Độ ẩm: 25%-95% (Không ngưng tụ hơi nước) Nguồn điện: AC 100/240V, 50/60Hz HIỆU SUẤT LÀM VIỆC Hiển thị: màn hình mầu TFT 10", phân giải 800x600 Số đạo trình: tối đa 11 đạo trình Chỉ thị: báo động, nguồn điện, nạp điện, tiếng bíp bíp QRS và âm báo Cổng kết nối: Cổng kết nối mạng Pin: Pin Li-on nạp lại được, sử dụng tối đa 4.5 giờ Gọi lại đạo trình: 1-96 giờ So sánh với các loại monitor theo dõi bệnh nhân khác: Monitor M9 là loại máy trước đây bệnh viện dùng, tuy nhiên, pin sử dụng ngắn và chi phí bảo dưỡng tốn kém, không hiện đại như máy Monitor UT 4000F. III. Quy trình chuyển giao công nghệ Theo quy định tại Quyết định số 4462/2001/QĐ-BYT ngày 24/10/2001 của Bộ Y tế, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc được phép phê duyệt một số bước của quy trình đấu thầu . Các bước không được phân cấp phải trình Bộ duyệt, cụ thể: - Lập hồ sơ mời thầu của tất cả các gói thầu trình Bộ phê duyệt. - Đối với các gói thầu có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên và những trang thiết bị y tế có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên, các đơn vị lập hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, đề xuất tổ chuyên gia đấu thầu trình Bộ Y tế duyệt trước khi tổ chức đấu thầu. - Hoàn chỉnh hồ sơ và gửi kết quả đấu thầu cùng đề nghị đơn vị trúng thầu của các gói thầu có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên trình Bộ Y tế duyệt. - Các gói thầu thực hiện theo hình thức chỉ định thầu có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên phải hoàn chỉnh hồ sơ chỉ định thầu theo quy định tại điểm 3 phần III của Thông tư số 121/ 2000/TT-BTC ngày 29/12/2001 trình Bộ Y tế phê duyệt (trừ các trường hợp đặc biệt được Bộ Y tế cho phép bằng văn bản để thủ trưởng đơn vị quyết định). Trong hồ sơ phải thuyết minh cụ thể và kèm theo đầy đủ các tài liệu liên quan về giá cả của các loại hàng hoá đề nghị chỉ định thầu và giá trị của gói thầu. Theo thông tư số 121/ 2000/TT-BTC ngày 29/12/2001 trình Bộ Y tế phê duyệt, quy định: - Trường hợp đơn vị tổ chức đấu thầu rộng rãi nhưng không đủ 5 nhà thầu đủ năng lực tham gia theo quy định tại Thông tư số 121/2000/TT-BTC của Bộ Tài chính thì đơn vị phải báo cáo Bộ Y tế xem xét quyết định đối với các gói thầu có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên, trong báo cáo phải nêu rõ ý kiến đề xuất giải quyết của đơn vị. Đối với các gói thầu có giá trị dưới 500 triệu đồng do Thủ trưởng đơn vị xem xét quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. - Trường hợp đấu thầu hạn chế đơn vị phải báo cáo rõ lý do để áp dụng hình thức này và đề xuất danh sách các nhà thầu đủ năng lực tham dự về Bộ Y tế để xem xét quyết định từng gói thầu cụ thể. - Bộ Y tế yêu cầu việc xét đơn vị trúng thầu của các gói thầu theo từng mặt hàng cụ thể, không xét chung cả gói để đảm bảo hiệu quả kinh tế trong mua sắm vật tư và trang thiết bị. Lưu ý ưu tiên các loại thuốc, hoá chất, vật tư sản xuất trong nước, đặc biệt là của cơ sở đạt tiêu chuẩn GMP. Đối với trang thiết bị y tế cần lưu ý ưu tiên các thiết bị sản xuất trong nước hoặc sản phẩm liên doanh nếu chất lượng đảm bảo. - Các đơn vị phải yêu cầu các nhà thầu chào thầu bằng đồng Việt Nam, xét thầu và phê duyệt kết quả trúng thầu bằng đồng Việt Nam trừ hàng hoá không sản xuất được trong nước phải nhập khẩu và mở LC. - Các đơn vị cần quán triệt tinh thần Chỉ thị số 03/BYT-CT ngày 25/2/1997, Chỉ thị số 04/1998/CT-BYT ngày 4/3/2001 và Quyết định số 2320/2001/QĐ-BYT ngày 19/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc mua và sử dụng thuốc tại đơn vị, chỉ thị số 21/2001/CT-TTg ngày 11/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng ngân sách nhà nước mua tài sản, vật tư, trang thiết bị xây dựng trụ sở cơ quan và phục vụ công tác quản lý hành chính. 1. Mời thầu Sau khi lập và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, bên mời thầu sẽ thông báo mời thầu ra công chúng. Hình thức đấu thầu có thể là đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế. Đấu thầu rộng rãi không hạn chế số lượng các bên dự thầu trong khi đấu thầu hạn chế chỉ có một số nhà thầu nhất định được mời tham gia. Phương thức đấu thầu được chia ra thành hai loại: đấu thầu một túi hồ sơ và đấu thầu hai túi hồ sơ. Trong trường hợp đấu thầu một túi hồ sơ, bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính trong một túi và việc mở thầu được tiến hành một lần. Với đấu thầu hai túi hồ sơ, bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính trong từng túi riêng biệt. Việc xét trúng thầu sẽ được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước. Khi mời thầu, bên mời thầu có thể tổ chức sơ tuyển để lựa chọn các bên dự thầu. - Hồ sơ mời thầu bao gồm: + Thông báo mời thầu + Hướng dẫn người dự thầu + Những yêu cầu kỹ thuật của gói thầu + Phương pháp đánh giá, so sánh và xếp hạng nhà thầu + Những chỉ dẫn khác liên quan đến việc đấu thầu - Thông báo mời thầu có các nội dung sau: + Tên, địa chỉ của bên mời thầu và bên đấu thầu + Tóm tắt nội dung đấu thầu + Thời hạn, địa điểm và thủ tục nhận hồ sơ dự thầu + Những chỉ dẫn để tìm hiểu hồ sơ mời thầu Trên thực tế, tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, các quy trình thực hiện mời thầu cũng tương tự như trên. Trong quá trình mời thầu, bệnh viện sử dụng thêm thư mời thầu cụ thể hóa yêu cầu những gói thầu mua sắm và các điều kiện về tình hình tài chính cũng như năng lực thực hiện gói thầu của các đơn vị dự thầu. Hồ sơ dự thầu của đơn vị dự thầu sẽ bao gồm những thông tin như trong hồ sơ mời thầu quy định. Cụ thể với gói thầu TB 01/2008 thuộc nguồn vốn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp 2008 của bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, hồ sơ dự thầu của đơn vị dự thầu (cụ thể là Công ty trách nhiệm hữu hạn Quang Anh) bao gồm: 1. Đơn dự thầu 2. Biểu giá chào thầu 3. Cấu hình thiết bị kèm theo biểu giá chào thầu 4. Bảng giá linh kiện thay thế, vật tư tiêu hao 5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 6. Giấy chứng nhận đăng ký thuế 7. Bản giới thiệu công ty 8. Giấy chứng nhận độc quyền phân phối sản phẩm 9. Giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 10. Giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế 11. Danh sách cán bộ kỹ thuật (kèm theo các chứng chỉ đào tạo của hãng) 12. Bản kê khai năng lực sản xuất, kinh doanh 13. Bản kê khai năng lực tài chính 14. Bản cân đối kế toán 15. Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh 16. Danh muc các hợp đồng tương tự đã thực hiện (kèm theo các hợp đồng) 17. Danh sách một số nơi sử dụng máy (2007) 18. Bản cam kết về tính đồng bộ, đầy đủ của thiết bị 19. Bản cam kết về xuất xứ hàng hóa 20. Bản tiến độ cung cấp hàng 21. Chương trình lắp đặt tập huấn, hướng dẫn sử dụng 22. Phương án bảo hành bảo trì sản phẩm 23. Catalogue tiếng Anh và tiếng Việt của máy 24. Bản thông số kỹ thuật và chi tiết cảu máy (tiếng Anh và tiếng Việt) 25. Bản so sánh đặc tính kỹ thuật của máy chào thầu so với hồ sơ mời thầu 26. Bảo lãnh dự thầu của ngân hàng Techcombank chi nhánh Đông Đô. 2. Ký hợp đồng Qua quá trình mời thầu và chọn lựa được nhà thầu phù hợp, bệnh viện Tai Mũi Họng sẽ tiến tới việc ký hợp đồng chuyển giao công nghệ với nhà thầu. Các hợp đồng chuyển giao công nghệ này thuộc dạng hợp đồng kinh tế. Hiện nay, nguồn kinh phí cho hoạt động mua máy móc, công nghệ của bệnh viện chủ yếu là nguồn kinh phí do Nhà nước cấp và Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của bệnh viện. Để có thể phục vụ được bệnh nhân một cách kịp thời và chuẩn xác trong điều trị, các năm gần đây, bệnh viện liên tiếp nhập về các máy móc hiện đại, phù hợp với chuyên ngành của bệnh viện. Các hợp đồng nhập máy móc này cũng là hợp đồng kinh tế nên chúng cũng cần phải đầy đủ các điều khoản chủ yếu như: Tên thiết bị Cấu hình thiết bị Mã hiệu Xuất xứ hàng hóa Số lượng Tổng giá trị hợp đồng Quy cách phẩm chất Bao bì đóng gói Trong các hợp đồng này, đại diện ký kết hợp đồng là Giám đốc bệnh viện. Máy móc do bên giao cung cấp cho bệnh viện phải được sản xuất, lắp ráp theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất thiết bị, chủng loại, ký mã hiệu (model) hãng sản xuất, nước sản xuất (xuất xứ) đúng như hồ sơ dự thầu. Nếu có sai lệch với hồ sơ dự thầu, bên giao máy móc phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Vì đặc thù của ngành y tế, yêu cầu sự chính xác trong các thông số nên các máy móc bệnh viện nhập về, phải là hàng mới 100%, sản xuất lắp ráp trong năm gần nhất, đúng nguyên đai nguyên kiện để có thể đảm bảo được sự chính xác khi hoạt động, khám chữa cho bệnh nhân. Máy móc cũng cần phải được đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi đặt máy móc đưa vào sử dụng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Bệnh viện cũng lập ra Hội đồng nghiệm thu và chỉ nghiệm thu khi thiết bị mua về đã được đưa vào sử dụng đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và đầy đủ hồ sơ theo quy định. Hợp đồng chuyển giao công nghệ dựa trên sự thỏa thuận giữa bên giao công nghệ và bên nhận công nghệ. Bên giao công nghệ cho bệnh viện có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc thông tin, bí quyết kỹ thuật có giá trị thương mại và có khả năng áp dụng. Bên bán công nghệ cho bệnh viện đã tiến hành sản xuất và bán máy móc thiết bị trước đó. Bên nhận công nghệ là Bệnh viện Tai Mũi Họng cũng tỏ rõ mong muốn và có khả năng tiếp nhận và áp dụng công nghệ mới trong việc chữa trị cho bệnh nhân. Các bên ký kết tin tưởng vào sự thành công của việc chuyển giao quyền sử dụng các công nghệ, bí quyết, thông tin kỹ thuật, trợ giúp kỹ thuật của bên giao công nghệ cho sự thành công trong cứu chữa bệnh nhân. Hỗ trợ kỹ thuật là sự giúp đỡ cần thiết để đảm bảo rằng các máy móc thiết bị thỏa mãn các chỉ tiêu kỹ thuật và để loại bỏ các khó khăn, thiếu sót trong việc áp dụng công nghệ. Bên giao máy móc công nghệ cho bệnh viện cũng cần phải đồng ý cung cấp mọi tài liệu, đào tạo và trợ giúp kỹ thuật cần thiết để có thể vận hành máy móc một cách hiệu quả. Bên giao công nghệ cần giao đầy đủ tài liệu phục vụ cho việc sử dụng như - Bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật và thiết kế cho lắp đặt máy móc - Các chỉ tiêu kỹ thuật - Danh mục linh kiện, phụ tùng - Bảng tính toán tổng hợp - Quy trình và số liệu cho kiểm tra và thử nghiệm, quy trình kiểm tra chất lượng - Quy trình sản xuất và lắp ráp - Cẩm nang hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng trang thiết bị - Phần mềm máy tính (nếu có) - Công thức biểu đồ - Những tài liệu cần thiết khác. Các tài liệu này phải đầy đủ, chính xác và in rõ ràng. Ngôn ngữ của tài liệu, gồm bản vẽ, bản mô tả, các thiết kế tốt nhất nên được dịch ra tiếng Việt, đảm bảo dễ sử dụng. Bên giao công nghệ cũng cần sửa chữa các sai sót nếu có trong những tài liệu này bằng cách thay đổi, hoàn chỉnh, hay bất cứ phương thức thích hợp nào khác, tránh những thiệt hại không đáng có xảy ra với bên nhận công nghệ. Hai bên cũng cần quy định rõ điều khoản giá cả chuyển giao công nghệ máy móc thiết bị. Thông thường, giá trị hợp đồng là giá trọn gói đã bao gồm giá thiết bị, phụ kiện kèm theo, phí ủy thác nhập khẩu , chi phí vận chuyển đến nơi lắp đặt, chạy thử, các lợi thuế, phí theo luật định, kể cả thuế Giá trị gia tăng, hướng dẫn sử dụng bệnh viện phải chi trả cho máy móc cũng như dịch vụ đi kèm với máy bao gồm hướng dẫn sử dụng và trợ giúp kỹ thuật. Bên giao cam kết giá thỏa thuận sẽ không cao hơn giá tính cho bên thứ ba ( có tính đến những thay đổi chung về giá trong các trường hợp có thể so sánh được) hoặc giá sẽ được chào cho bên thứ ba trong quá trình hợp đồng ký kết với bệnh viện có hiệu lực. Bệnh viện thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng cho bên đối tác sau khi họ đã hoàn tất thủ tục bàn giao nghiệm thu hàng, đưa thiết bị vào sử dụng. Thời gian giao hàng của 2 bên thường là 4 tuần và bên bán sẽ giao máy móc tại bệnh viện. 3. Chuyển giao trang thiết bị và hướng dẫn sử dụng Chính do sự phức tạp của máy móc, bệnh viện cũng luôn yêu cầu bên giao công nghệ ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoạt động chuyển giao công nghệ thiết bị y tế tại bệnh viện tai mũi họng trung ương.doc
Tài liệu liên quan