Tiểu luận Học thuyết Nho giáo trong văn hóa gia đình Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 2

I. NÊN HIỂU NHO GIÁO NHƯ THẾ NÀO?

II. NGUỒN GỐC CỦA NHO GIÁO 2

III. SƠ LƯỢC VỀ HỌC THUYẾT CỦA NHO GIÁO

CHƯƠNG 2: HỌC THUYẾT NHO GIÁO TRONG VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2

I. HỌC THUYẾT NHO GIÁO TRONG QUAN HỆ PHỤ - TỬ 2

II. HỌC THUYẾT NHO GIÁO TRONG QUAN HỆ PHU – THÊ 15

1. Vai trò gia đình 17

2. Vai trò xã hội 19

III. HỌC THUYẾT NHO GIÁO TRONG QUAN HỆ HUYNH – ĐỆ 21

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 2

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5541 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Học thuyết Nho giáo trong văn hóa gia đình Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, Vua xem bề tôi như chó ngựa, thì bề tôi xem Vua như dân thường, Vua xem bề tôi như bùn đất rau cỏ, thì bề tôi xem Vua như thù địch.”. Ông xem giữa Vua tôi có một quan hệ qua lại ở một trình độ nhất định, không có sự phục tùng và nghĩa vụ lệ thuộc trời sinh. Điều này có chỗ bất đồng với đạo Vua cho ra vua, tôi cho ra tôi của Khổng Tử. Quan điểm của Khổng Tử và Mạnh Tử có những điểm bất đồng nhưng đều tựu chung vào vấn đề lấy con người làm trọng, mong muốn xây dựng một xã hội lý tưởng, thiên hạ thái bình, ai cũng được giáo dục và học hành. Tư tưởng của Nho đã tạo cho Trung Quốc thời Thượng cổ có nền tảng luân lý vững chắc. Từ đời Tống trở về sau, Khổng Tử được tôn là Chí Thánh Tiên Sư, còn Mạnh Tử là Á Thánh Công. CHƯƠNG 2: HỌC THUYẾT NHO GIÁO TRONG VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM Trong mọi xã hội, gia đình luôn là yếu tố cấu thành quan trọng nhất. Điều này càng tỏ ra đúng đắn đối với các xã hội phương Đông vốn có truyền thống đề cao các mối quan hệ cộng đồng hơn thể hiện cá nhân. Các trường phái tư tưởng phương Đông thường có khuynh hướng thiết lập những chuẩn mực đạo đức dựa trên vai trò và các mối quan hệ xã hội của con người. Chúng thường mang tính chất hướng nội và khô cứng, có nghĩa là tập trung giáo huấn con người ở mức độ tự giác theo những khuôn mẫu được đặt sẵn từ rất lâu đời. Những khuôn mẫu này được áp dụng không đổi trong mọi trường hợp, mọi đối tượng mà quên đi yếu tố linh động của văn hóa ứng xử. Nho giáo, một trường phái tư tưởng lớn của Trung Quốc, cũng không tránh khỏi những nhược điểm cố hữu đó. Nó thiết lập những giới hạn vô hình đối với con người và ngăn cản sự phá cách bằng định kiến xã hội. Con người hành động theo những “tấm gương” mà theo Nho giáo là những người quân tử, những phẩm hạnh đạo đức cần noi theo. Như vậy trong xã hội hình thành nên một lớp người chỉ biết suy nghĩ theo những quy tắc sáo rỗng, khô cứng mà quên đi việc phát triển cái tôi cá nhân của mình. Trì trệ trong tư duy nhận thức của con người mang lại sự kém phát triển của xã hội. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng Nho giáo đóng một vai trò vô cùng to lớn trong việc giáo dục nhân cách con người và bình ổn xã hội. Đạo đức, hành vi luôn được quy định chặt chẽ tùy thuộc vào danh phận, địa vị hay trình độ tri thức của mỗi người. Trong quan điểm của Nho giáo, chúng ta thấy không tồn tại một con người cá nhân, một cái tôi tách khỏi xã hội. Chính việc nhìn nhận con người trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội đã giúp cho Nho giáo đề ra được những giải pháp bình ổn xã hội. Nếu xét trên quan điểm quản lý đất nước, Nho giáo là một công cụ hữu hiệu để giáo dục người dân và khơi dậy trong họ ham muốn hướng thiện để trở thành bậc “thánh nhân” hay người “quân tử” và được “lưu danh thiên cổ”. Lúc này chính những nhược điểm của Nho giáo đã đề cập bên trên lại có tác dụng hạn chế hành động của con người trong một giới hạn mong muốn, mang lại một xã hội ổn định hơn. Nho giáo cho rằng mọi người trong xã hội đều bị trói buộc bởi năm mối quan hệ tự nhiên. Đó là quan hệ PHỤ – TỬ, PHU – THÊ, HUYNH – ĐỆ, QUÂN – THẦN, và BẠN – HỮU. Năm mối quan hệ này phản ánh hai mặt của cuộc sống hiện thực là quan hệ gia đình và quan hệ xã hội. Trong mối quan hệ ấy Nho giáo đã đưa ra những chuẩn mực đạo đức tương ứng: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Hiếu, Trung. Trong đó tương ứng với mỗi quan hệ, Nho giáo đặt ra những yêu cầu mang tính quy phạm đạo đức riêng. Trong phạm vi bài tiểu luận này sẽ đề cập đến học thuyết của Nho giáo Trung Quốc tới ba mối quan hệ trong gia đình người Việt là PHỤ – TỬ, PHU – THÊ, và HUYNH – ĐỆ. HỌC THUYẾT NHO GIÁO TRONG QUAN HỆ PHỤ - TỬ Lịch sử hàng ngàn năm Bắc thuộc đã mang lại cho văn hóa Việt Nam những ảnh hưởng nhất định từ nền văn hóa Trung Quốc. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được lối sống, chuẩn mực đạo đức và hành vi ứng xử khá tương đồng của con người sống ở hai quốc gia này. Rất nhiều phong tục, tập quán như lễ tết, thủ tục cưới xin, ăn uống có nguồn gốc từ Trung Quốc nay đã trở thành một phần văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên dáng dấp của văn hóa Trung Hoa mà điển hình là Nho giáo được thể hiện rõ nhất trong cơ cấu, quan hệ giữa các thành viên và tôn ti trật tự trong gia đình người Việt. Trong quan niệm của người Việt Nam và Trung Quốc, gia đình là tế bào nhỏ nhất hình thành nên xã hội, trong đó các thành viên đều đóng vai trò chung để gia đình là một tổ chức có ích cho xã hội. Hơn thế nữa người Việt Nam và người Trung Quốc cổ còn xem gia đình là một cơ thể thống nhất cùng chung hưởng vinh nhục với từng thành viên trong gia đình. Do đó mới có chuyện “con làm, cha chịu” hay “Chu di cửu tộc” có nghĩa là một người chịu tội, chín họ liên đới phải chịu chém đầu. Có lẽ chính vì vậy mà hệ thống giáo dục tức là tư tưởng Nho giáo lúc bấy giờ quy định nghiêm ngặt những luật lệ điều chỉnh hành vi của từng thành viên trong gia đình. Quan điểm “nam tôn, nữ ti” đã mang lại quyền lực tối cao cho người đàn ông hay người cha trong gia đình. Họ có quyền quyết định mọi việc nhưng đồng thời họ cũng là người chịu trách nhiệm chính trong gia đình. Như vậy, luôn tồn tại hai con người mà mà người chủ gia đình phải đối mặt. Thứ nhất đó là người cha, người chồng thực thụ với lòng yêu thương, bao dung thiên bẩm của người Á Đông. Nhưng song song với con người này là người chủ gia đình mang đậm tư tưởng gia trưởng có trách nhiệm nối bước tổ tiên mang lại vinh quang cho gia đình. Sự xung đột này cũng tồn tại trong các thành viên khác đó là xung đột giữa ý thức tuân thủ luật lệ và mong muốn vươn tới sự công bằng. Và chính điều này đã tạo ra những câu chuyện thật cảm động trong mối quan hệ Phụ - Tử, hay còn gọi là quan hệ cha – con. Quan hệ cha – con là một trong ba mối quan hệ cơ bản của con người. Duy trì mối quan hệ này cũng là duy trì tôn ti trật tự trong gia đình cũng như xã hội và ràng buộc trách nhiệm giữa con người với con người. Tư tưởng Nho giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến chuẩn mực đạo đức gia đình người Việt, và được thể hiện dưới nhiều góc độ khác nhau. Chuẩn mực đạo đức trong quan hệ cha – con tập trung biểu hiện trong khuôn khổ của Từ, Hiếu và Lễ. Cha mẹ phải yêu thương, nuôi dưỡng con cái (Từ), còn con cái phải kính trọng cha mẹ (Hiếu, Lễ). Cha mẹ là người thường xuyên giáo dục con trẻ thái độ, cử chỉ, ăn nói lễ phép, tôn kính người trên, tôn sư trọng đạo, nhường nhịn lẫn nhau, như tổ tiên thường dạy: “Dạy con từ thuở còn thơ”. Ca dao Việt Nam có câu: “Cây xanh thì lá cũng xanh, cha mẹ hiền lành để đức cho con”, có nghĩa là cha mẹ phải luôn giữ lời ăn, tiếng nói cũng như tác phong làm việc để con cái noi theo. Cha mẹ là người thầy đầu tiên định hướng cho con cái, rèn luyện cho con cái nền nếp học tập và đức tính tốt. Trong Kinh Lễ có ghi: ngay từ khi con cái đến tuổi biết ăn cơm, cha mẹ “cần thiết phải dạy nó biết sử dụng tay phải, con trai biết thưa dạ, con gái biết nhu hòa…Khi con lên sáu tuổi, hãy dạy chúng về số học và đếm số…Tám tuổi, dạy chúng khi ra vào hay khi ngồi vào bàn ăn, nhất nhất phải theo sau bậc trưởng thượng, bắt đầu dạy chúng biết nhường nhịn…Mười tuổi, cho ra ngoài học thêm sách vở khác…bắt đầu hướng dẫn chúng về Lễ, sớm tối tuân theo nghi thức của trẻ nhỏ…Hai mươi tuổi là làm lễ đội mũ, bắt đầu học Lễ…dạy chúng thuần hậu và hiểu Lễ”. Đạo làm cha mẹ quy định phải nuôi nấng, chăm sóc, và tạo điều kiện cho con cái học hành đến nơi đến chốn dù đó là con trai hay con gái. Tuy nhiên tư tưởng “nam tôn, nữ ti” của Nho giáo xưa chỉ coi phụ nữ là con người của gia đình và chỉ đàn ông mới làm được việc đại sự, mới được xã hội tôn trọng. Do đó, việc chỉ có nam giới mới được đến trường học cũng là điều dễ hiểu. Tư tưởng này cũng không loại trừ con gái của những gia đình giàu có hay quý tộc. Đối với một số cô gái thông minh và ham học hỏi, gia đình chỉ có thể tạo điều kiện bằng cách mời thầy giáo về nhà dạy chữ cho con mình. Thậm chí các công chúa, tiểu thư cũng không được đến trường công mà phải học ở các lớp đặc biệt dành riêng cho phụ nữ. Ở đó, họ học các tín điều Nho giáo dành cho phụ nữ. Điều này tỏ ra khá khác biệt với tư tưởng hiện đại đến từ phương Tây: “Nam nữ bình quyền”, có nghĩa là phụ nữ cũng có mọi quyền và nghĩa vụ như nam giới và họ cũng có thể được hưởng chế độ giáo dục đầy đủ để có thể trở thành người có ích trong tương lai. Như đã nói ở trên, mỗi thành viên trong gia đình đều tồn tại sự đấu tranh giữa tư tưởng nhân văn tiến bộ hướng tới sự công bằng và tư tưởng nho giáo hà khắc. Tuy nhiên con người Việt trong xã hội xưa luôn ngả về những tư tưởng nho giáo tuy hà khắc nhưng lại được sự hậu thuẫn bởi luật pháp và định kiến xã hội. Bất kỳ hành động phá cách nào cũng có thể mang lại tai họa và sự ô danh cho cả gia đình hay dòng họ. Trong lịch sử Việt Nam có nhiều phụ nữ nổi tiếng về tài năng và học vấn như nữ sĩ Ngô Chi Lan (thế kỷ 16), Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương và bà Huyện Thanh Quan (thế kỷ thứ 18) bởi những đóng góp của họ cho nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Tài năng của họ không thua kém bất kỳ đấng trượng phu đương thời nào và nhẽ ra cũng có những đóng góp to lớn cho đất nước. Tuy vậy, định kiến nho giáo đã trói buộc tài năng của họ ở những tác phẩm văn thơ mang đậm tư tưởng bất bình về sự bất công giới tính. Có lẽ người phụ nữ thành công nhất trong lịch sử nước Việt Nam là bà Nguyễn Thị Du, người đã dám phá bỏ những quy tắc, luật lệ nho giáo phong kiến để cải trang thành nam nhi đi học và đỗ trạng nguyên vào năm 17 tuổi. Câu chuyện về bà là một minh chứng cho tình cảm cha con đã thắng được những định chế Nho giáo lạc hậu xưa. Theo “Đại nam Nhất thống chí” và báo Nam Phong số 24-6-1919 của Nguyễn Hữu Tiến, bà Nguyễn Thị Du quê ở làng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, Tỉnh Hải Dương. Năm 10 tuổi bà theo cha tị nạn lên Cao Bằng. Bà vốn thông minh, chăm học nên 10 tuổi bà đã biết làm văn, làm thơ và có tài đối đáp rất nhanh. Người cha tiếc tài của con gái, cho con cải trang thành nam và cho đi học. Bà học rất giỏi, thông làu kinh sử. Năm Quý Tỵ (1953), nhà Mạc sau khi thất trận bỏ kinh đô lên Cao Bằng, Mạc Kính Cung đã tự lập làm vua lấy niên hiệu là Càn Thống. Đến năm 1961, triều Mạc mở khoa thi. Bà Nguyễn Thị Du và thầy dạy mình cùng đi thi cùng với nhiều sĩ tử khác. Nguyễn Thị Du với cái tên Nguyễn Ngọc Toàn đã đổ thủ khoa khi vừa tròn 17 tuổi. Trong yến tiệc đãi các tân khoa, Mạc Kính Cung thấy phong cách và hình dáng vị trạng nguyên trẻ có vẻ khác thường, sinh lòng ngờ vực, gạn hỏi và cuối cùng nhà vua khám phá ra vị tân khoa này lại là gái giả trai. Tội khi quân tày đình, nhưng vua Mạc thương cảm lòng hiếu học của cô gái trẻ, phục nể tài sắc của cô, không những không trừng phạt mà còn nạp cung, phong làm Tinh Phi (Sao Sa) ngụ ý khen vừa xinh đẹp, thông minh, vừa sáng láng như một vì sao. Đây chỉ là một trong số rất ít những gia đình dám bỏ qua các quy định của nho giáo để mang lại điều tốt đẹp hơn cho các thành viên, còn phần lớn đều phải tuân thủ những chuẩn mực đạo đức nhất định. Những chuẩn mực này được quy định chặt chẽ đối với từng cá nhân trong gia đình. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái, làm mọi điều tốt nhất cho con cái. Và ngược lại, con cái cũng phải thực hiện những quy phạm đạo đức như Hiếu, Lễ mà Nho giáo đề ra. Đó như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong gia đình Nho giáo Việt Nam. Chữ Hiếu trong gia đình cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Có người quan niệm Hiếu là lúc nhỏ phải lo học hành, lúc trưởng thành phải lo làm ăn, không vi phạm pháp luật, đạo đức, không làm cha mẹ buồn lòng, làm vẻ vang gia đình dòng họ. Trong tác phẩm chính của Nho giáo, Hiếu Kinh đã nói về Hiếu đạo như sau: “Hiếu là gốc của đức, là nguồn gốc của giáo…thân thể tóc da, nhận từ cha mẹ, không dám tổn thương đó là khởi đầu của Hiếu. Lập thân hành đạo, dương danh với hậu thế, để làm rạng rỡ cha mẹ, đó là kết cục của Hiếu. Xét về Hiếu, khởi đầu là lo việc song thân, kế đến là lo việc vua tôi, sau cùng mới đến việc lập thân”. Muốn thành đạt trong công việc thì việc đầu tiên là phải ổn định được gia đình vì gia đình là cội nguồn và là nền tảng để con người sinh tồn và phát triển. Ví như một người không có chân thì có tài giỏi đến đâu đi chăng nữa cũng không thể đứng vững, huống chi hoàn thành tốt công việc xã hội. Vì vậy, gia đình hòa thuận êm ấm bao nhiêu thì các thành viên trong gia đình có thể yên tâm lo tròn việc xã hội bấy nhiêu: Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Để thực hiện được Hiếu, Nho giáo đòi hỏi con người trước hết phải biết giữ gìn và tuân theo Lễ. Con cái phải luôn hiếu kính, biết phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ. Nho giáo cho rằng chỉ có Lễ con người mới trở thành con người của xã hội. Theo Kinh Lễ: “Chim anh vũ có thể biết nói nhưng vẫn thuộc loài chim, con tinh tinh có thể biết nói nhưng vẫn thuộc loài cầm thú. Làm người mà không có lễ thì tuy biết nói đấy nhưng khác gì loài cầm thú? Chỉ có loài cầm thú là không có lễ, cho nên cha con ở lẫn lộn với nhau. Vì vậy, việc làm của bậc thánh nhân là lấy lễ để dạy người khiến người ta ai cũng biết lễ để tự phân biệt mình với cầm thú.” Nhờ có lễ, con người mới biết thế nào là có hiếu với cha mẹ, biết lễ phép thì “khi ở trước cha mẹ ruột hoặc cha mẹ chồng, nếu có lệnh phải vâng dạ kính cẩn, tiến thoái phải chu toàn thận trọng, lên xuống ra vào phải cung kính, không dám ho hoe, đằng hắng hay ngáp dài, không được đứng dựa nghiêng ngả liếc ngang liếc dọc, không dám phun nước bọt chùi nước mũi…Nếu như cha mẹ có lỗi lầm gì mình vẫn phải vui vẻ hòa nhã dùng lời nói ôn hòa mà can gián. Nếu can mà (cha mẹ) không nghe lại càng phải giữ thái độ hòa nhã cung kính hơn, đợi cha mẹ nguôi ngoai rồi lại can gián. Nếu cha mẹ không nghe để đến nỗi phạm lỗi lầm có tội với bạn bè hàng xóm, ta vẫn phải ôn hòa khuyên can. Nếu cha mẹ nóng giận đánh ta đến chảy máu, ta vẫn không dám giận oán mà vẫn phải kính trọng hiếu thuận với cha mẹ” (Kinh Lễ, chương 8). Con cái là sản phẩm của cha mẹ và để giữ đạo làm con, người con phải hiếu lễ, tuân thủ các chuẩn mực đạo đức gia đình cũng như nghe lời và phụng dưỡng cha mẹ. Vì cha mẹ luôn mong muốn những điều tốt đẹp đến với con cái nên họ áp đặt tư tưởng để rèn con thành người có ích cho xã hội. Để đáp nghĩa công sinh thành dưỡng dục, con cái phải biết tôn kính và hiếu thuận với cha mẹ. Từ những ngày còn ở trong nôi, người Việt đã được ấp ủ bằng lời ru tràn đầy lòng yêu thương như bài học đầu tiên về hiếu lễ với cha mẹ: Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ, kính cha Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con. Khác với tư tưởng hiếu thuận của người phương Tây, đề cao quyền bình đẳng (của con cái), Nho giáo quy định con cái phải nghe lời, nhường nhịn, không được cãi lời cha mẹ: Cha mẹ mắng cửa trước, con cái luồn cửa sau. Trong gia đình người Việt, con cái không được tự ý quyết định khi chưa được sự đồng ý của cha mẹ. Đối với họ lời nói, quyết định của cha mẹ được xem là kim chỉ nam, thước đo của chuẩn mực đạo đức mà người con luôn phải tuân thủ: Cá không ăn muối cá ươn, Con không nghe cha mẹ trăm đường con hư. Với kinh nghiệm sống và lòng yêu thương con cái của người cha, người mẹ vốn luôn muốn những điều tốt đẹp cho con cái mình thì quan điểm về chữ Hiếu trên là cần thiết và cũng nên coi đó là một nét đẹp của gia đình Á Đông nói chung và gia đình nho giáo Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên không phải mọi quan điểm về Hiếu thuận của Nho giáo cũng đều mang ý nghĩa giáo dục và nhân bản. Dựa trên tư tưởng gia trưởng, bảo thủ, trọng nam khinh nữ nên trên nhiều mặt Nho giáo cũng có cái nhìn cứng nhắc về chữ Hiếu. Như theo quan điểm của Mạnh Tử: không lấy vợ, không sinh con trai, để cha mẹ lo buồn…là bất hiếu. Tư tưởng phải có con trai để nối dõi tông đường này đã ăn sâu trong tâm khảm người Việt cho tới tận ngày nay. Tuy trình độ học vấn của người dân trong xã hội hiện đại đã được cải thiện đáng kể nhưng quan niệm này đã tồn tại trong một thời gian rất dài trải qua nhiều thế hệ nên khó có thể được cải biến trong thời gian ngắn. Thực tế gia đình Việt Nam đã và đang chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực bởi tình trạng đẻ cố để có “người thờ cúng mai sau”. Gia đình đông con mà không có khả năng nuôi dạy dẫn tới sự đói nghèo, thất học và nguy hiểm hơn là sự mâu thuẫn giữa các thành viên luôn là hệ quả đi liền với tư tưởng: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Ở nhiều làng quê, vấn đề này còn nặng nề đến mức chuyện có hay không có con trai còn ảnh hưởng tới vinh nhục của người cha. Nếu không có con trai thì người cha luôn bị xếp ngồi mâm dưới khi dự cỗ bàn, vì họ cho rằng như thế là không đủ tư cách để tiếp chuyện các cụ bô lão. Điển hình là có những gia đình vì không sinh được con trai nên tự cảm thấy “bất hiếu” với tổ tiên, xấu hổ với làng xóm nên đã bỏ quê hương đi biệt xứ. Ngay trong tiếng Trung Quốc, chữ Hảo(好)cũng được ghép lại từ bộ Nữ và bộ Tử với hàm ý rằng những người phụ nữ tốt là những người phụ nữ biết sinh con, nhất là con trai. Mang trong mình những nhược điểm cố hữu, nhưng Nho giáo vẫn ảnh hưởng tương đối tích cực đối với truyền thống, gia phong của gia đình người Việt tạo nên nhiều lớp văn hóa gia đình đặc sắc. Tại nhiều vùng miền, tư tưởng Nho giáo đã được áp dụng sáng tạo và thích ứng đối với tập tục, văn hóa riêng của vùng đó. Có thể lấy ví dụ như nhiều dòng họ đã lập gia phả, gia pháp để giáo dục con cháu duy trì truyền thống tốt đẹp tổ tiên để lại. Nhiều bản gia pháp chuyển những quy định thành những câu thơ, bài vè để dễ học hơn. Bài Vè dạy con của Mai Bạch Ngọc: “Nghề nào một nghề Học lấy cho tinh Nghề mình không ràng Việc mình không thành Cực khổ là sách Hoạn nạn là thầy Nếu ai biết học Sẽ nên người hay” Hoặc trong Vè dạy con (sưa tầm ở Tâm Phước, Gò Công Đông) : “…Con đừng ham bạc ham tiền, Đem duyên bán rẻ để phiền cho duyên. Gái khôn chẳng khác chiếc thuyền, Trai khôn cầm bách mối giềng thằng ngay Con đừng vợ một, vợ hai, Ăn chơi lầm lạc, có này lụy thân. Con mà tiết kiệm ân cần, Siêng năng làm lụng để phần ấm no.” Những bài vè hay những câu ca dao từ xa xưa để lại đều mang đậm nét nhân văn, tính giáo dục cao đối với các thành viên trong mối quan hệ gia đình. Qua đây ông cha ta muốn truyền tải tư tưởng Nho giáo về trách nhiệm và nghĩa vụ riêng phù hợp đối với danh phận của mỗi thành viên. Cha mẹ phải nuôi dưỡng, giáo dục con cái và ngược lại con cái phải vâng lời, cung kính với cha mẹ. Tất cả tạo nên văn hóa gia đình lấy nền tảng Nho giáo làm chuẩn mực đạo đức quy định mối quan hệ giữa các thành viên. HỌC THUYẾT NHO GIÁO TRONG QUAN HỆ PHU – THÊ Gia đình là sự kết hợp của những cá thể có mối quan hệ huyết thống trong xã hội. Đây là yếu tố quan trọng nhất để hình thành nên cộng đồng và từ đó hình thành nên xã hội. Do sự ảnh hưởng về văn hóa nên quan niệm và vai trò của gia đình giữa các xã hội khác nhau có nhiều điểm khác biệt, đặc biệt giữa phương Đông và phương Tây. Người phương Tây vốn chịu sự ảnh hưởng của nền văn hóa tôn trọng cá thể cho rằng gia đình là sự kết hợp giữa những cá thể bình đẳng (cha mẹ và con cái) với quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Trong gia đình, mỗi người đều có quyền phát triển theo hướng riêng, ít chịu sự tác động của các thành viên còn lại. Điều này có thể thấy được qua cách sinh hoạt và đối xử giữa các cặp vợ chồng phương Tây. Đối với họ, chồng hay vợ đều có sự nghiệp riêng và có những khoảng trời riêng cùng với những bí mật mà không cần chia sẻ. Ngân sách dành cho gia đình cũng được trích ra từ những khoản thu nhập riêng. Gia đình đối với người phương Tây chủ yếu được giữ gìn bởi mối quan hệ tình cảm. Người phương Đông, đặc biệt là Việt Nam và Trung Quốc, chịu sự ảnh hưởng của nền văn hóa gia đình (điển hình là Nho giáo) vốn coi gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình phương Đông được xây dựng và nuôi dưỡng trên mảnh đất Nho giáo. Tư tưởng Nho giáo coi trọng gia đình và sự ổn định của nó, coi đó là tiền đề để tạo ra sự ổn định xã hội nên đã đưa ra nhiều quy định chặt chẽ ràng buộc những mối quan hệ trong gia đình. Ở gia đình phương Đông ta không chỉ thấy sự ràng buộc bởi mối quan hệ tình cảm như vẫn thấy ở gia đình phương Tây mà còn thấy nhiều sự ràng buộc khác như quan hệ huyết thống (gia tộc), gia quy, và quan điểm đạo đức xã hội. Người phương Đông ít sống vì lợi ích cá nhân mà chủ yếu vì lợi ích của gia đình, gia tộc nên các thành viên có ảnh hưởng đến nhau trong nhiều mặt của cuộc sống. Chính điều này đã làm cho kết cấu gia đình phương Đông chặt bền hơn rất nhiều so với phương Tây. Để có được sự ổn định như vậy, Nho giáo đã đề ra những quy định chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ của mỗi thành viên trong gia đình. Với quan điểm: “Nam tôn, nữ ti”, quyền hành trong gia đình đương nhiên thuộc về người chồng, người cha trong gia đình. Nhưng tương ứng với những đặc quyền này là trách nhiệm chèo chống con thuyền gia đình tiếp bước tổ tông làm vinh danh gia tộc. Người vợ Nho giáo được đào tạo phải phục tùng người chồng, và không có quyền bình đẳng như trong xã hội phương Tây. Vai trò của họ chỉ là chăm lo nội bộ công việc trong gia đình và chăm sóc chồng con. Người phụ nữ Nho giáo hoàn hảo phải đạt đủ tứ đức: “Công, dung, ngôn, hạnh”, lần lượt với ý nghĩa là giỏi nữ công gia chánh, dung nhan sắc xảo, nói năng ý nhị, và giữ đức hạnh của người con gái. Ở đây ta không thấy yêu cầu về tài năng và đạo đức như yêu cầu phải có của bậc “tuấn kiệt”, bởi vì Nho giáo cho rằng chỉ nam nhi mới làm được việc lớn, mới cần được tôn trọng. Nữ nhi trong xã hội xưa bị coi là hạng “tóc dài trí ngắn” hay “đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”. Trong tư tưởng Nho giáo, đàn ông được coi là con người của xã hội và đàn bà là con người của gia đình. Sự phân chia rõ ràng về vai trò đi đôi với quyền lợi và nghĩa vụ tuy thể hiện sự bất công về giới tính nhưng cũng mang lại sự ổn định cần thiết trong xã hội mà các nhà quản lý mong muốn. Để có thể hiểu rõ hơn về quan điểm Nho giáo trong mối quan hệ chồng vợ thì vai trò của từng chức phận trong gia đình và xã hội sẽ được xem xét dưới đây: 1. Vai trò gia đình Trong gia đình Nho giáo truyền thống Việt Nam, mối quan hệ chồng vợ được quy định khá rõ ràng. Nho giáo đã đúc kết mối quan hệ ấy vào những quy luật như đối với người vợ, người đàn bà trong xã hội là “Tam tòng, tứ đức”. Tam tòng – Tại gia tòng phụ; Xuất giá tòng phu; Phu tử tòng tử, có nghĩa là khi chưa lấy chồng thì người con gái phải nghe lời cha mẹ, khi lấy chồng thì phải phục tùng chồng, khi chồng chết thì phải ở vậy mà nuôi con, không nên tái giá. Tứ đức - Công (chăm lo công việc gia đình); Dung (chăm sóc thân thể cho tốt đẹp, sạch sẽ); Ngôn (lời nói dịu dàng, đoan chính); Hạnh (ngay thẳng, nhân ái trong mọi việc). Trong xã hội Nho giáo, nhu mì, dịu dàng là đức tính được đề cao của người phụ nữ. Họ không được đưa ra ý kiến của bản thân mình mà chỉ chấp nhận vô điều kiện những gì xảy ra trong cuộc sống xung quanh. Ngày ngày thu vén gia đình, chăm sóc chồng con, không được tiếp xúc với xã hội chính là cuộc sống và chuẩn mực đạo đức cần có của người phụ nữ. Ngược lại với đức tính nhẹ nhàng, nhẫn nhịn là đức tính mạnh mẽ và rất gia trưởng của người chồng, người chủ gia đình. Mọi trật tự trong gia đình đều phải tuân thủ những quy tắc đã định sẵn. Trong bữa cơm người phụ nữ không được phép ngồi ăn cùng mâm với chồng, bao giờ cũng phải ăn sau mọi người. Điều này không bình thường trong một gia đình hiện đại tôn trọng bình đẳng giới nhưng lại là gia đình Nho giáo chuẩn mực trong xã hội. Ngay cả việc giáo dục cũng được phân biệt theo giới. Trong khi nam giới được học kiến thức, luyện binh đao thì nữ giới lại được học đạo làm vợ với nội dung là nữ công, gia chánh và đức hạnh người phụ nữ cần có. Cuộc sống của người phụ nữ hoàn toàn lệ thuộc vào người đàn ông: “Lấy chồng thì phải theo chồng Chồng vô hang rắn, hang hùm cũng theo”. Sau khi lập gia thất thì người chồng trở thành bầu trời, khống chế toàn bộ cuộc sống của người vợ. Người phụ nữ phải chăm lo cho gia đình chồng, không thể bỏ gia đình chồng quay về nhà bố mẹ đẻ vì bất kỳ lý do gì vì các bậc cha mẹ cho rằng lúc đó con gái không thuộc về họ nữa. Những chuẩn mực đạo đức này đã quy định số phận của người phụ nữ bị bó buộc trong cái khuôn khổ gia đình hạn hẹp và họ không thể vượt qua được quy tắc đó. Còn người chồng là người có nghĩa vụ làm tốt công việc xã hội và là chủ lực trong kinh tế gia đình, vì thế người chồng được coi như cánh lái của con thuyền gia đình. Trong xã hội Việt Nam hiện đại, những quy tắc Nho giáo xưa vẫn tồn tại trong thiết chế mỗi gia đình cũng như trong quan điểm chuẩn mực đạo đức của mỗi con người Việt. Tuy nhiên những quy tắc Nho giáo này đã phát triển cùng với sự tiến bộ của xã hội và nhận thức của con người. Quan điểm Nho giáo tiến bộ đã quan tâm đúng mức hơn tới vai trò của của cá nhân, của phụ nữ hơn bên cạnh việc duy trì những chuẩn mực về đạo đức và về quan hệ gia đình. Những tư tưởng này đã mang sắc thái mới, nhân đạo hơn, công bằng hơn đối với mọi cá nhân bất kể giới tính và vai trò trong xã hội cũng như trong gia đình. Tuy vậy, trong một số gia đình Việt Nam hiện đại, tư tưởng Nho giáo cũ vẫn tồn tại bất kể sự tiến bộ của tư tưởng mới đã trở nên phổ biến. Tại các gia đình này, người chông vẫn giữ thái độ gia trưởng, không tôn trọng quyền của người phụ nữ vốn được pháp luật bảo vệ. Hiện nay, bạo lực trong các gia đình Việt vẫn là điều nhức nhối của cả xã hội. Ở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7441.DOC
Tài liệu liên quan