Tiểu luận Hoocmon kích thích sinh trưởng gibberellin ở thực vật và những ứng dụng trong sản xuất

MỤC LỤC

TRANG

A. PHẦN MỞ ĐẦU 2

I. LÝ DO CHỌN ĐỀTÀI 2

II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤNGHIÊN CỨU 3

1. Mục đích 3

2. Nhiệm vụnghiên cứu 3

III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3

IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

B. PHẦN NỘI DUNG 4

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀHOOCMON THỰC VẬT 4

1. Khái niệm chung 4

2. Đặc điểm chung của hoocmon 4

3. Phân loại 4

II. GIBBERELLIN VÀ ỨNG DỤNG 4

1. LỊCH SỬPHÁT HIỆN 4

a. Lịch sửphát hiện 4

b. Phân loại 6

2. VAI TRÒ SINH LÍ CỦA GIBBERELLIN 6

3. CƠCHẾTÁC ĐỘNG CỦA GIBBERELLIN 7

4. HƯỚNG ỨNG DỤNG VÀ ỨNG DỤNG THỰC TIỄN

GIBBERELLIN 9

5. THỰC TRẠNG SỬDỤNG GIBBERELLIN ỞVIỆT NAM 13

C. PHẦN KẾT LUẬN 14

Tài liệu tham khảo 15

pdf16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 15009 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hoocmon kích thích sinh trưởng gibberellin ở thực vật và những ứng dụng trong sản xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận khoa học Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Học viên: Nguyễn Xuân Hạnh K12 – Sinh học thực nghiệm 1 MỤC LỤC TRANG A. PHẦN MỞ ĐẦU 2 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3 1. Mục đích 3 2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3 IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 B. PHẦN NỘI DUNG 4 I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOOCMON THỰC VẬT 4 1. Khái niệm chung 4 2. Đặc điểm chung của hoocmon 4 3. Phân loại 4 II. GIBBERELLIN VÀ ỨNG DỤNG 4 1. LỊCH SỬ PHÁT HIỆN 4 a. Lịch sử phát hiện 4 b. Phân loại 6 2. VAI TRÒ SINH LÍ CỦA GIBBERELLIN 6 3. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA GIBBERELLIN 7 4. HƯỚNG ỨNG DỤNG VÀ ỨNG DỤNG THỰC TIỄN GIBBERELLIN 9 5. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG GIBBERELLIN Ở VIỆT NAM 13 C. PHẦN KẾT LUẬN 14 Tài liệu tham khảo 15 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tiểu luận khoa học Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Học viên: Nguyễn Xuân Hạnh K12 – Sinh học thực nghiệm 2 - Thực vật không những cần cho quá trình sinh trưởng, phát triển của mình các chất hữu cơ (prôtêin, gluxit, lipit, axit nucleic…) để cấu trúc nên tế bào, mô và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của chúng, chúng còn rất cần các chất có hoạt tính sinh lý như vitamin, enzyme và các hoocmon mà trong đó các hoocmon có một vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh các quá trình sinh trưởng, phát triển và các hoạt động sinh lí của thực vật. Các chất điều chỉnh sinh trưởng, phát triển của thực vật là những chất có bản chất hoá học rất khác nhau nhưng đều có tác dụng điều tiết các quá trình sinh trưởng phát triển của cây từ lúc tế bào trứng thụ tinh phát triển thành phôi cho đến khi cây ra hoa kết quả, hình thành cơ quan sinh sản, dự trữ và kết thúc chu kỳ sống của mình. Các chất điều chỉnh sinh trưởng của thực vật bao gồm các phytohoocmon và các chất điều chỉnh sinh trưởng tổng hợp nhân tạo. Phytohoocmon là những chất hữu cơ có bản chất hoá học rất khác nhau được tổng hợp với một lượng rất nhỏ ở các cơ quan, các bộ phận khác để điều tiết các hoạt động sinh lý, các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và để đảm bảo mối quan hệ hài hoà giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Song song với các phytohoocmon được tổng hợp trong cơ thể thực vật, ngày nay bằng con đường hoá học con người đã tổng hợp nên hàng loạt các chất khác nhau có hoạt tính sinh lý tương tự với các chất điều chỉnh sinh trưởng tự nhiên (phytohoocmon) để làm phương tiện hoá học điều chỉnh sự sinh trưởng, phát triển của cây nhằm cho năng suất cao và phẩm chất thu hoạch tốt. Các chất điều chỉnh sinh trưởng tổng hợp nhân tạo ngày càng phong phú và đã có những ứng dụng rất rộng rãi trong nông nghiệp. Về đại cương thì các chất điều chỉnh sinh trưởng, phát triển của thực vật được chia thành hai nhóm có tác dụng đối kháng về sinh lí: các chất kích thích sinh trưởng (stimulator) và các chất ức chế sinh trưởng (inhibitor). Các chất điều chỉnh sinh trưởng mà ở nồng độ sinh lí có ảnh hưởng kích thích đến quá trình sinh trưởng của cây được gọi là các chất kích thích sinh trưởng. Còn các chất điều chỉnh sinh trưởng nhìn chung có ảnh hưởng ức chế lên quá trình sinh trưởng của cây được gọi là các chất ức chế sinh trưởng. Thuộc các chất kích thích sinh trưởng có các nhóm chất: auxin, gibberellin, xytokinin. Các chất ức chế sinh trưởng gồm: axit absxixic, etilen, các chất phenol, các chất làm chậm sinh trưởng (retardant), các chất diệt cỏ (herbixit)… Trong phạm vi của tiểu luận này, em chỉ tìm hiểu về chất kích thích sinh trưởng gibberellin với nội dung: “Hoocmon kích thích sinh trưởng gibberellin ở thực vật và những ứng dụng trong sản xuất”. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô tổ bộ môn Sinh lý Thực vật, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 và PGS, TS. Nguyễn Văn Mã – Giảng viên trực tiếp giảng dạy chuyên đề Sinh trưởng và phát triển ở thực vật ở lớp cao học K12, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng em hoàn thiện đề tài này. Tiểu luận khoa học Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Học viên: Nguyễn Xuân Hạnh K12 – Sinh học thực nghiệm 3 II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1. Mục đích - Tìm hiểu về bản chất, cơ chế tác động và ứng dụng của các loại hoocmon ở thực vật. - Tìm hiểu về gibberellin và ứng dụng của gibberellin đối với đời sống của thực vật. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu chất kích thích sinh trưởng gibberellin, từ đó thấy được ưu nhược của chúng, từ đó áp dụng hiệu quả vào thực tiễn trong sản xuất. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Các loại hoocmon ở thực vật. - Ứng dụng của hoocmon kích thích sinh trưởng ở thực vật. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Hoocmon kích thích sinh trưởng gibberellin. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp ứng dụng tiễn. Tiểu luận khoa học Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Học viên: Nguyễn Xuân Hạnh K12 – Sinh học thực nghiệm 4 B. PHẦN NỘI DUNG I. GỚI THIỆU CHUNG VỀ HOOMON THỰC VẬT 1. Khái niệm chung: - Sự sinh trưởng phát triển của cây trồng chịu sự tác động của các chất điều hoà sinh trưởng do cây trồng tổng hợp ra gọi là các phytohoocmon. - Hoocmon thực vật (phytohoocmon) là các chất hữu cơ được tổng hợp ở các cơ quan bộ phận trong cây với hàm lượng rất nhỏ, sau đó được vận chuyển đến các bộ phận của cây để điều tiết và đảm bảo sự hài hoà các hoạt động sinh trưởng. 2. Đặc điểm chung của hoocmon - Là những chất hữu cơ phân tử lượng thấp được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng trong tế bào (TB) hoặc mô ở một nơi khác trong cây. - Với nồng độ thấp nhưng gây ra biến đổi mạnh mẽ trong cây. - Trong cây, hoocmon thực vật được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây. - Tính chuyên hoá thấp hơn rất nhiều so với hoocmon ở động vật bậc cao. 3. Phân loại: Gồm 2 nhóm: - Nhóm chất kích thích sinh trưởng: + Auxin, Gibberellin: tác động đến sự kéo dài, lớn lên của tế bào. + Cytokinin: có vai trò trong phân chia tế bào. - Nhóm các chất ức chế sinh trưởng: + Axit abxixic: tác động đến sự rụng lá. + Etylen: tác động đến sự chín của quả. + Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ. II. GIBBERELLIN VÀ ỨNG DỤNG 1. LỊCH SỬ PHÁT HIỆN a. Lịch sử phát hiện - Gibberellin (GA) là nhóm phytohoocmon thứ hai được phát hiện sau auxin. Từ việc nghiên cứu bệnh lí “bệnh lúa von”, một triệu chứng bệnh rất phổ biến trong trồng lúa của các nước phương Đông thời bấy giờ, dẫn đến nghiên cứu cơ chế gây bệnh và cuối cùng tách được hàng loạt các chất là sản phẩm tự nhiên của nấm bệnh cũng như từ thực vật bậc cao gọi là gibberellin. Từ lâu người ta xác định nấm gây bệnh lúa von là gibberella fujikuroi (thực ra giai đoạn không hoàn chỉnh hay giai đoạn dinh dưỡng gây bệnh của nấm đó gọi là Fusarium heterosporum hay F. moniliforme). -Năm 1926, nhà nghiên cứu bệnh lí thực vật Kurosawa (Nhật Bản) đã thành công trong thí nghiệm gây “bệnh von” nhân tạo cho lúa và ngô. Tiểu luận khoa học Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Học viên: Nguyễn Xuân Hạnh K12 – Sinh học thực nghiệm 5 - Yabuta (1934 – 1938) đã tách được hai chất dưới dạng tinh thể từ lúa nấm von gọi là gibberellin A và B nhưng chưa xác định được bản chất hoá học của chúng. Sau đó chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, làm ngắt quãng việc nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Nhật Bản này. Đến 1950 câu chuyện về GA vẫn chưa được biết ở thế giới phương Tây. Mãi đến năm 1955 hai nhóm nghiên cứu Anh và Mĩ đã phát hiện ra những bài báo cũ của người Nhật về GA và cũng chính năm 1955 họ đã phát hiện ra axit gibberellic ở cây lúa von và xác định công thức hoá học của nó (C19H22O6). Năm 1956 West, Phiney, Radley đã tách được gibberellin từ các thực vật bậc cao và xác định rằng đây là phytohoocmon tồn tại trong các bộ phận của cây. - Tất cả các gibberellin đều có cùng một vòng gibban cơ bản, còn điểm khác nhau nhỏ giữa chúng chủ yếu là vị trí của nhóm – OH trong phân tử. - Gibberellin được tổng hợp ở trong phôi đang sinh trưởng, trong các cơ quan đang sinh trưởng khác như lá non, rễ non, quả non…Gibberellin được vận chuyển không phân cực, có thể hướng ngọn và hướng gốc tuỳ nơi sử dụng. Gibberellin được vận chuyển Tiểu luận khoa học Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Học viên: Nguyễn Xuân Hạnh K12 – Sinh học thực nghiệm 6 trong hệ thống dẫn (xylem và floem) với vận tốc 5 – 25 mm trong 12 giờ. Trong tế bào thì bào quan tổng hợp gibberellin mạnh nhất là lục lạp. - Gibberellin được tổng hợp từ mevalonat qua hàng loạt các phản ứng dẫn đến hợp chất trung gian quan trọng là kauren, cơ sở của tất cả các gibberellin trong cây. Quá trình này được xúc tác bởi hàng loạt các enzyme đặc hiệu, cần có ATP và NADPH. Các hợp chất này đều sẵn có trong lục lạp. - Gibberellin trong cây cũng có thể ở dạng tự do và dạng liên kết như auxin. Chúng có thể liên kết với glucoz và protein. Khác với auxin, gibberellin khá bền vững trong cây và khả năng phân huỷ chúng là ít. b. Phân loại - Vào thời điểm năm 2003, đó cú 126 chất gibberellin được biết đến từ thực vật, nấm và vi khuẩn, trong đó axớt gibberellin hay cũn gọi là gibberellin A3 hay Giberelin X, GA3 là chất cú tỏc dụng sinh học lớn nhất. - Những gibberellin A2, A10 đến A15, A24 và A25 chỉ tách được từ nấm Fusarium moniliforme; các gibberellin A5, A6, A8, A16 đến A23, A26 đến A32 chỉ thấy ở thực vật bậc cao, cũn gibberellin A1, A3, A4, A7 và A9 thấy cú cả ở nấm Fusarium moniliforme và thực vật bậc cao. GA1 GA3 ent-gebberellan ent-kauren 2. VAI TRÒ SINH LÝ CỦA GIBBERELLIN - Hiệu quả sinh lí rõ rệt nhất của gibberellin là kích thích mạnh mẽ sự sinh trưởng kéo dài của thân, sự vươn dài của lóng cây họ lúa. Hiệu quả này có được là do ảnh hưởng Tiểu luận khoa học Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Học viên: Nguyễn Xuân Hạnh K12 – Sinh học thực nghiệm 7 kích thích đặc trưng của gibberellin lên pha dãn của tế bào theo chiều dọc. Vì vậy khi xử lí gibberellin cho cây đã làm tăng nhanh sự sinh trưởng dinh dưỡng tăng sinh khối của chúng. - Gibberellin ảnh hưởng rất rõ rệt lên sự sinh trưởng của các đột biến lùn. Các nghiên cứu về trao đổi chất di truyền của gibberellin đã khẳng định rằng các đột biến lùn của một số thực vật như Ngô, đậu Hà lan (chiều cao cây cũng chỉ bằng khoảng 20% chiều cao cây bình thường) là các đột biến gen đơn giản, dẫn đến sự thiếu những gen nào đấy chịu trách nhiệm tổng hợp các enzyme của những phản ứng nào đấy trên con đường tổng hợp gibberellin mà cây không thể hình thành được gibberellin, dù là một lượng rất nhỏ. Với những đột biến này thì việc bổ sung gibberellin ngoại sinh sẽ làm cho cây sinh trưởng bình thường. Vì phản ứng của các đột biến lùn rất nhạy với gibberellin nên người ta sử dụng các đột biến này để thử xác định hàm lượng gibberellin bằng phương pháp biotest (thử sinh học). - Gibberellin kích thích sự nẩy mầm của hạt và củ, do đó nó có tác dụng đặc trưng trong việc phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của chúng. Trong trường hợp này gibberellin kích thích sự tổng hợp enzyme amilaza và các enzyme thuỷ phân khác như proteaza, photphataza… và làm tăng hoạt tính của các enzyme này; chính vì vậy mà xúc tiến quá trình phân huỷ tinh bột thành đường cũng như các polime thành monome khác, tạo điều kiện về nguyên liệu và năng lượng cho quá trình nẩy mầm. Trên cơ sở đó, nếu sử lý gibberellin ngoại sinh thì có thể phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, củ, căn hành kể cả trạng thái ngủ sâu. - Trong nhiều trường hợp gibberellin kích thích sự ra hoa rõ rệt. Ảnh hưởng đặc trưng của gibberellin lên sự ra hoa là kích thích sự sinh trưởng kéo dài và nhanh chóng của cụm hoa. Vì vậy trong học thuyết hoocmon ra hoa (florigen) của Trailachyan thì gibberellin được xem như là một thành viên của tổ hợp florigen. Xử lý gibberellin cho cây ngày dài thì chúng có thể ra hoa trong điều kiện ngày ngắn và làm tăng hiệu quả của xuân hoá, có thể biến cây hai năm thành cây một năm. - Trong sự phát triển và phân hoá của cơ quan sinh sản thì gibberellin ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính: ức chế sự phát triển hoa cái và kích thích sự phát triển hoa đực. - Trong sự sinh trưởng của quả và tạo quả không hạt thì gibberellin có vai trò gần như auxin vì nó làm tăng kích thước của quả và tạo quả không hạt trong một số trường hợp. Hiệu quả này càng rõ rệt khi phối hợp tác dụng với auxin. - Vì gibberellin ảnh hưởng rõ rệt lên các quá trình trao đổi chất, các hoạt động sinh lí, đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây nên gibberellin là một trong những chất điều tiết sinh trưởng được ứng dụng có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. 3. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA GIBBERELLIN - Một trong những quá trình có liên quan đến cơ chế tác động của gibberellin được nghiên cứu khá kĩ là hoạt động của enzyme thuỷ phân trong các hạt họ lúa nảy mầm. Tiểu luận khoa học Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Học viên: Nguyễn Xuân Hạnh K12 – Sinh học thực nghiệm 8 - Trong hạt lúa mì thì phôi hạt là nơi tổng hợp gibberellin nội sinh. M.Badley (1967) chỉ ra rằng gibberellin được tổng hợp vào ngày thứ hai của sự nẩy mầm ở trong phôi hạt. Gibberellin được giải phóng khỏi phôi và khuếch tán qua nội nhũ đến lớp tế bào alơron để kích thích sự hình thành và giải phóng các enzyme thuỷ phân trong alơron. Sau đó các enzyme này được khuếch tán vào nội nhũ để thuỷ phân các polime thành các monome phục vụ cho sự nảy mầm của chúng. Các tế bào alơron là những tế bào sống không phân chia có chức năng đặc trưng là hình thành và giải phóng các enzyme tiêu hoá khối nội nhũ của hạt. - Ở đây gibberellin đã cảm ứng với sự tổng hợp α - amilaza mới và các enzyme thuỷ phân khác. Gibberellin gây nên sự giải ức chế gen (depression) chịu trách nhiệm tổng hợp các enzyme này mà trong hạt đang ngủ nghỉ chúng hoàn toàn bị trấn áp bằng các protein histon. Gibberellin đóng vai trò như là chất cảm ứng mở gen để hệ thống tổng hợp protein enzyme thuỷ phân hoạt động. - Ngoài vai trò cảm ứng hình thành enzyme thì gibberellin còn có vai trò kích thích sự giải phóng các enzyme này vào nội nhũ. - Liệu cơ chế tác động của gibberellin trong alơron của hạt họ lúa có thể là cơ chế chung cho tác động của gibberellin trong cây được không? Có thể cho rằng gibberellin ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào, sự giãn tế bào, sự phân hoá hoa… được thực hiện qua cơ chế mở gen nhất định phụ thuộc vào bản chất tế bào, giai đoạn và các quá trình mà nó tác động. Chương trình phát triển cá thể đã được mã hoá trong cấu trúc của phân tử ADN nhưng các gen ở trong trạng thái ức chế, không hoạt động. Gibberellin là một trong các tác nhân cảm ứng cho sự mở gen để cho chương trình đó được thực hiện. - Cơ chế kích thích sự giãn của tế bào bởi gibberellin có lẽ cũng liên quan đến cơ chế hoạt động hoá bơm proton như auxin. Tuy nhiên các tế bào nhạy cảm với auxin và gibberellin có những đặc trưng khác nhau. Điều đó liên quan đến sự có mặt của các nhân tố tiếp nhận hoocmon khác nhau trong các kiểu tế bào khác nhau. Tiểu luận khoa học Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Học viên: Nguyễn Xuân Hạnh K12 – Sinh học thực nghiệm 9 4. HƯỚNG ỨNG DỤNG VÀ ỨNG DỤNG THỰC TIỄN CỦA GIBBERELLIN Chất điều hoà sinh trưởng của thực vật ngày nay đã và đang được sử dụng rất rộng rãi trong trồng trọt như là một phương tiện điều chỉnh hoá học quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây nhằm thu được năng suất cao và phẩm chất tốt. Sau đây là một số lĩnh vực được ứng dụng phổ biến và có hiệu quả đối với gibberellin. - Kích thích nhanh sự sinh trưởng của cây, tăng chiều cao, tăng sinh khối, tăng thu hoạch: Phun gibberellin cho các loại rau, cỏ đều làm tăng năng suất. Với một số cây trồng cần chiều cao như cây lấy sợi, cây Mía… thì sử dụng gibberellin đều có thể đạt được mục đích đó. Ví dụ: + Phun dung dịch gibberellin nồng độ 20 – 50 ppm cho cây Đay có thể làm tăng chiều cao gấp đôi, phun cho Mía có thể làm tăng chiều dài lóng lên nhiều lần… + Sử lí Nho với GA3 (5 – 40ppm tuỳ theo giống) là biện pháp phổ biến và quan trọng làm tăng năng suất Nho lên gấp bội và cải thiện được phẩm chất. Tỏc dụng hoạt húa gen của GA Kớch thớch sự nảy mầm của hạt Tiểu luận khoa học Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Học viên: Nguyễn Xuân Hạnh K12 – Sinh học thực nghiệm 10 Kích thích kéo dài chiều cao của thân Tiểu luận khoa học Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Học viên: Nguyễn Xuân Hạnh K12 – Sinh học thực nghiệm 11 1. Gibberellin kéo dài lóng của họ hoà thảo 2. Thí nghiệm sử lí GA3 cho cà chua 3. Vai trò kích thích sinh trưởng GA 1 3 2 Tiểu luận khoa học Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Học viên: Nguyễn Xuân Hạnh K12 – Sinh học thực nghiệm 12 - Điều khiển sự ngủ nghỉ của hạt, củ, căn hành: Người ta sử dụng chủ yếu là GA3, gibberellin xâm nhập vào cơ quan đang ngủ nghỉ sẽ làm lệch cân bằng hoocmon thuận lợi cho sự nẩy mầm. Ví dụ: Sử lý gibberellin làm tăng sự nẩy mầm của khoai tây. - Điều chỉnh sự ra hoa của cây. Việc sử dụng các chất tiết sinh trưởng để kích thích sự ra hoa sớm cũng là những ứng dụng phổ biến và có hiệu quả trong trồng trọt: + Sử dụng gibberellin kích thích sự ra hoa của cây Xà lách để lấy hạt, cảm ứng sự ra hoa của cây ngày dài hàng năm trồng trong điều kiện ngày ngắn và có thể làm cây hai năm ra hoa trong năm đầu. + Xử lí gibberellin phối hợp với nhiệt độ thấp làm cho hoa loa kèn ra hoa sớm 1 – 2 tháng, tăng số lượng hoa làm tăng hiệu quả kinh tế lên rất nhiều lần. Gibberellins- Promote Stem Elongation Contribute to flowering Help end dormancy of Grapes stems lengthen, which improved air circulation around grapes and gave them more room Tiểu luận khoa học Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Học viên: Nguyễn Xuân Hạnh K12 – Sinh học thực nghiệm 13 - Điều chỉnh giới tính hoa: Sử dụng gibberellin sẽ kích thích sự hình thành hoa đực, sự phát triển của bao phấn và hạt phấn. Tham gia vào thành phần của hormon ra hoa là GA và antesin Tiểu luận khoa học Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Học viên: Nguyễn Xuân Hạnh K12 – Sinh học thực nghiệm 14 - Tăng sự đậu quả và tạo quả không hạt: + Quả được hình thành sau khi xảy ra quá trình thụ phấn, thụ tinh. Hợp tử phát triển thành phôi. Phôi phát triển sẽ là trung tâm sản sinh ra các chất kích thích sinh trưởng có bản chất auxin và gibberellin . Các chất này khuếch tán vào bầu và kích thích sự lớn lên của bầu thành quả. Vì vậy nếu không có quá trình thụ phấn thụ tinh thì hầu hết hoa sẽ rụng. Như vậy nếu ta dùng auxin và gibberellin ngoại sinh cho hoa trước khi thụ phấn thụ tinh thì chúng sẽ thay thế phytohoocmon nội sinh từ phôi và quả sẽ được hình thành, nhưng không thông qua thụ tinh và sẽ không có hạt. Kích thích ra hoa đực Kích thích sự đậu quả Tiểu luận khoa học Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Học viên: Nguyễn Xuân Hạnh K12 – Sinh học thực nghiệm 15 5. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG GIBBERELLIN Ở VIỆT NAM - Các chất kích thích sinh trưởng ở thực vật được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp để tăng sản xuất. Tuy nhiên do chạy theo lợi nhuận mà dẫn đến tình trạng lạm dụng quá mức các chất kích thích sinh trưởng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. - Tình trạng sử dụng thuốc nhập lậu từ Trung Quốc và thuốc không rõ nguồn gốc, không nằm trong danh mục cho phép của bộ y tế còn phổ biến. - Không sử dụng theo đúng hướng dẫn và theo khuyến cáo. C. PHẦN KẾT LUẬN - Gibberellin có hiệu quả rất rõ rệt đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. - Việc sử dụng gibberellin có nhiều ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp, mặc dù vậy cũng không nên lạm dụng quá mức. - Tuy nhiên tác dụng của gibberellin vẫn chưa được hiểu rõ hết cần có các hướng nghiên cứu mới về tác dụng của chất kích thích sinh trưởng này. Tiểu luận khoa học Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Học viên: Nguyễn Xuân Hạnh K12 – Sinh học thực nghiệm 16 Tài liệu tham khảo 1. Vũ Văn Vụ (chủ biên): Sinh lí học thực vật, NXBGD năm 2001. 2. Vũ Văn Vụ (chủ biên): Sinh lí học thực vật (dành cho cao học), NXB Nông nghiệp. 3. GS.TS. Hoàng Minh Tấn, GS.TS. Nguyễn Quang Thạch, PGS.TS. Vũ Quang Sáng: Giáo trình sinh lí thực vật, NXBNN 2006. 4. hoc/ 5. www.the-scientist.com. 6. cho-phep/2008/225141.vip

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgibberellin_va_ng_d_ng_0324.pdf
Tài liệu liên quan