Tiểu luận Hợp đồng bảo hiểm thân tàu và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam

Căn cứ vào các quy định chung của ITC đưa ra, các công ty bảo hiểm đưa ra một số điều kiện bảo hiểm thân tàu để người mua bảo hiểm lựa chọn:

• Điều kiện bảo hiểm thân tàu mọi rủi ro ( ITC Hulls All risks)

• Điều kiện miễn bồi thường tổn thất riêng ( ITC FPA absolutely)

• Điều kiện miễn bồi thường tổn thất bộ phận ( ITC FOD absolutely)

• Điều kiện chỉ bảo hiểm tổn thất toàn bộ ( Total loss only)

• Điều kiện bảo hiểm miễn bồi thường tổn thất riêng về chuyến

• Điều kiện bảo hiểm rủi ro ở cảng ( Port risks)

• Điều kiện bảo hiểm xây dựng và kiến thiết tàu ( Building and construction clause)

 

docx9 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2751 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hợp đồng bảo hiểm thân tàu và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, quan hệ mua bán của nước ta đã được mở rộng với nhiều quốc gia, vùng và lãnh thổ trên thế giới. Đây là kết quả của sự phát triển việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển. Chính vì vậy, việc đóng bảo hiểm cho hàng hóa hay các phương tiện chuyên chở đường biển đang là vấn đề cần được quan tâm. Qua tìm hiểu thực tế thị trường bảo hiểm thân tàu tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu nhận thấy đây là một thị trường chưa thực sự phát triển ở Việt Nam nhưng lại là một thị trường tiềm năng trong tương lai, khi mà Việt Nam khai thác tốt các cảng biển cùng những lợi thế về đường biển quốc gia. Trong đó, hợp đồng bảo hiểm thân tàu là một yếu tố quan trọng cấu thành nên mối quan hệ, quy định quyền và nghĩa vụ giữa các bên, là cơ sở để giải quyết các tranh chấp. Chính vì vậy, nhóm em đã chọn đề tài: “Hợp đồng bảo hiểm thân tàu và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam” Từ việc nghiên cứu, đánh giá hợp đồng bảo hiểm thân tàu nói chung và tại Việt Nam, thông qua một số tài liệu của Công ty bảo hiểm Bảo Minh, bài tiểu luận muốn làm rõ quy trình và nội dung một hợp đồng bảo hiểm thân tàu, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu tại Việt Nam. Để đạt được những mục tiêu trên, bài tiểu luận có kết cấu gồm 3 chương: Chƣơng 1: Khái quát chung về hợp đồng bảo hiểm thân tàu Chƣơng 2: Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu tại Việt Nam Chƣơng 3: Một số kiến nghị nhằm cải thiện việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu tại Việt Nam. Với trình độ hiểu biết và kiến thức còn hạn chế, bài tiểu luận không tránh khỏi những sai sót, nhóm nghiên cứu rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Nhóm nghiên cứu!2 CHƢƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM THÂN TÀU 1. Khái niệm chung về hợp đồng bảo hiểm thân tàu. 1.1. Khái niệm Hợp đồng bảo hiểm thân tàu là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm, theo đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm về những mất mát, hư hỏng, thiệt hại xảy ra đối với vỏ tàu, máy móc và các thiết bị trên tàu, đồng thời bảo hiểm cước phí, các chi phí hoạt động của tàu và một phần trách nhiệm mà chủ tàu phải chịu trong trường hợp hai tàu đâm va, với điều kiện người được bảo hiểm đã nộp cho người bảo hiểm một khoản tiền, gọi là phí bảo hiểm. 1.2. Đặc điểm · Hợp đồng bảo hiểm thân tàu coi như ký kết khi người bảo hiểm cấp Giấy chứng nhận/xác nhận bảo hiểm ( Insurance Confirmation hoặc Loss payable) · Thời hạn bảo hiểm thường từ 3 tháng đến 1 năm, được tính từ 24 giờ của ngày ký kết hợp đồng , theo giờ địa phương hoặc GMT, cho đến 24 giờ của ngày kết thúc hợp đồng. · Khi hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực mà tàu còn đang trên hành trình, đang gặp nguy hiểm hay đang ghé vào một nơi nào đó để lánh nạn thì tàu thuyền có thể được tiếp tục bảo hiểm cho đến khi về neo đậu an toàn tại cảng, nếu người được bảo hiểm kịp thời xin gia hạn hợp đồng và thỏa thuận nộp thêm phí bảo hiểm. · Hiệu lực bảo hiểm của tàu sẽ tự động chấm dứt khi phát sinh một trong những trường hợp sau đây: o Người bảo hiểm không nộp phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn theo quy định; o Thay đổi nơi đăng kiểm của tàu mà không thông báo cho người bảo hiểm biết bằng văn bản; o Tàu bị đình chỉ hoạt động hoặc giấy phép hoạt động của tàu bị thu hồi hay hết hạn; o Tàu được chuyển chủ sở hữu; o Giấy chứng nhận đủ khả năng đi biển và giấy chứng nhận cấp hạng của tàu bị mất hiệu lực hay hết thời hạn. 3 o Riêng đối với những trường hợp giấy phép hoạt động và các giấy tờ đăng kiểm của tàu là hợp lệ nhưng hết thời hiệu mà tàu còn đang ở ngoài khơi thì việc chấm dứt hiệu lực bảo hiểm sẽ được hoãn lại cho đến khi tàu đến cảng kế tiếp an toàn. 1.3. Phân loại Cách phân loại hợp đồng bảo hiểm tương ứng với các hình thức của bảo hiểm thân tàu, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm theo thời hạn là hợp đồng bảo hiểm thân tàu trong một thời gian nhất định, thường từ 3 đến 12 tháng, nếu thời hạn dài hơn 12 tháng thì hợp đồng đó được coi là vô hiệu ngay từ lúc giao kết. Hình thức bảo hiểm theo thời hạn thường được áp dụng cho các loại tàu khác nhau, như tàu buôn (thường từ 100 GRT trở lên), tàu đánh cá, tàu đặc biệt như nạo vét đẩy, kéo, xà lan, tàu gỗ, dàn khoan cố định hay di động hoặc các cấu trúc khác cho khai thác dầu. Hình thức này thường được bảo hiểm theo các điều kiện:ITC-AR, ITC- FPA, ITC-FOD… Hợp đồng bảo hiểm theo chuyến là hợp đồng bảo hiểm cho con tàu trong một chuyến hàng nhất định, bao gồm: Hợp đồng “tại và từ” (at and from) và hợp đồng “từ” (from). Đối với hợp đồng “tại và từ”, khi hợp đồng đã ký kết, con tàu đã có mặt tại cảng quy định thì hợp đồng bắt đầu có hiệu lực với mọi rủi ro và tổn thất được bảo hiểm xảy ra bắt đầu từ cảng đó trở đi. Còn đối với hợp đồng “từ”, một tàu được bảo hiểm từ một địa điểm riêng. Khi tàu khởi hành rời địa điểm riêng đó bảo hiểm mới bắt đầu có hiệu lực và tiếp tục có hiệu lực khi tài đến cảng đích quy định. Hợp đồng bảo hiểm chuyến thường để bảo hiểm cho tàu mới đóng để xuất khẩu hoặc tàu đi sửa chữa theo các điều kiện như: IVC-AR, IVC-FPA… 4 2. Các bên trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu * Người bảo hiểm (the insurer): Người bảo hiểm là các công ty bảo hiểm có tiến hành nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu. VD: Bảo Việt, Bảo Minh… * Người được bảo hiểm ( the insured) : Người được bảo hiểm có thể là chủ tàu (ship owners), người thuê tàu trần (bareboat charterers), người khai thác tàu (operators), người quản lý tàu (ship managers). Có một số trường hợp người được bảo hiểm đề nghị bổ sung thêm Ngân hàng (banks), người cầm cố vào mục Người được bảo hiểm khi khách hàng thế chấp tàu cho những đối tượng này để vay vốn. * Đối tượng bảo hiểm (the subject insured): là bản thân toàn bộ con tàu bao gồm vỏ tàu, máy móc, trang thiết bị thông thường đi biển và phục vụ kinh doanh (không bao gồm vật dụng, tài sản cá nhân); cước phí; phí tổn điều hành; lời lãi thặng dư. Khi kê khai đối tượng bảo hiểm, cần nêu: tên tàu (name of vessel), cảng đăng ký (port registered), quốc tịch tàu (nationality), năm và nơi đóng ( year and origin of building), cấp tàu (classification), trọng tải hoặc sức chứa của tàu (theo GRT, DWT, NRT) 3. Các điều kiện bảo hiểm thân tàu (conditions of insurance) Căn cứ vào các quy định chung của ITC đưa ra, các công ty bảo hiểm đưa ra một số điều kiện bảo hiểm thân tàu để người mua bảo hiểm lựa chọn: · Điều kiện bảo hiểm thân tàu mọi rủi ro ( ITC Hulls All risks) · Điều kiện miễn bồi thường tổn thất riêng ( ITC FPA absolutely) · Điều kiện miễn bồi thường tổn thất bộ phận ( ITC FOD absolutely) · Điều kiện chỉ bảo hiểm tổn thất toàn bộ ( Total loss only) · Điều kiện bảo hiểm miễn bồi thường tổn thất riêng về chuyến · Điều kiện bảo hiểm rủi ro ở cảng ( Port risks) · Điều kiện bảo hiểm xây dựng và kiến thiết tàu ( Building and construction clause)… 5 CHƢƠNG II THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM THÂN TÀU TẠI VIỆT NAM 1. Quy trình ký kết hợp đồng bảo hiểm thân tàu. Căn cứ vào “Hướng dẫn chi tiết thực hiện khai thác, giám định, bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu số 2481/2005- BM/BHH” và “Quy tắc bảo hiểm thân tàu cá’’, “Quy tắc bảo hiểm thân tàu sông, tàu ven biển” của công ty cổ phần Bảo Minh, quy trình ký kết hợp đồng bảo hiểm thân tàu sẽ theo trình tự như sau: (trên quan điểm của Người bảo hiểm) Ký kết hợp đồng và cấp đơn bảo hiểm Chào bảo hiểm và đàm phán Đánh giá rủi ro, đề xuất phương án BH Thu phí và hoàn phí bảo hiểm Khai thác và nhận đề nghị bảo hiểm 1.1 Khai thác và nhận đề nghị bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm thường xuyên chủ động khai thác, tìm các đối tác muốn mua bảo hiểm thân tàu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; các cơ quan chủ quản, hữu quan; chủ tàu, các đơn vị sửa chữa và đóng tàu… Nếu chủ tàu có nhu cầu mua bảo hiểm thân tàu, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiếp xúc với khách hàng qua thư hoặc tiếp xúc trực tiếp với chủ tàu, đồng thời gửi các tài liệu cần thiết và nắm bắt đầy đủ thông tin của chủ tàu. 6 1.2 Đánh giá rủi ro, đề xuất phương án bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm đánh giá rủi ro bằng cách lập Biên bản kiểm tra tình trạng tàu trước khi nhận bảo hiểm (Pre – Entry Survey Report). Nếu tàu trên 20 tuổi, doanh nghiệp sẽ tiến hành lập Biên bản giám định điều kiện (Condition Survey) thông qua cơ quan giám định độc lập. Nếu tàu trên 25 tuổi thì phải có xác nhận là con tàu đã được tái bảo hiểm, mới tiến hành các thủ tục tiếp theo. Sau khi giám định, tùy theo tình trạng con tàu mà doanh nghiệp sẽ đề xuất phương án bảo hiểm. Nếu tàu không đảm bảo an toàn hàng hải dẫn đến khả năng tổn thất cao thì doanh nghiệp sẽ đề nghị nâng mức khấu trừ miễn thường hoặc chỉ nhận tổn thất toàn bộ, hoặc là từ chối nhận bảo hiểm. 1.3 Chào bảo hiểm và đàm phán Sau khi có được các giấy tờ cần thiết, người bảo hiểm tiến hành chào bảo hiểm cho người được bảo hiểm. Bản chào bảo hiểm phải thể hiện rõ ràng để người được bảo hiểm có thể hiểu rõ các điều kiện và điều khoản bảo hiểm. Nếu có các yêu cầu khác từ phía khách hàng, 2 bên sẽ tiến hành đàm phán thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì không hình thành hợp đồng, người bảo hiểm đóng và lưu trữ hồ sơ. 1.4 Ký kết hợp đồng và cấp đơn bảo hiểm Khi hai bên đạt được thỏa thuận thì người bảo hiểm sẽ tiến hành lập Hợp đồng nguyên tắc bảo hiểm thân tàu biển và 2 bên tiến hành ký kết. Sau đó, người bảo hiểm cấp Đơn bảo hiểm thân tàu (Hull Insurance Policy) theo mẫu của công ty. Đơn bảo hiểm phải được trình bày bằng tiếng anh, đánh bằng máy chữ hoặc máy vi tính. Hiệu lực bảo hiểm ghi trên đơn bảo hiểm phải sau ngày người bảo hiểm nhận Giấy yêu cầu bảo hiểm của người được bảo hiểm có dấu xác nhận công văn đến (nếu gửi bằng công văn), hoặc ngày nhận fax (nếu gửi bằng fax). 1.5 Thu phí và hoàn phí bảo hiểm Sau khi hoàn tất việc cấp đơn bảo hiểm, người được bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm theo như thỏa thuận trong hợp đồng. Đối với các đơn bảo hiểm ngắn hạn (3-6 tháng) hoặc bảo hiểm chuyến, việc thu phí tiến hành ngay khi cấp đơn bảo hiểm. Đối với các đơn bảo hiểm trung và dài hạn, có thể chia thành nhiều kỳ thu phí 7 2. Quy trình bồi thƣờng và giải quyết tranh chấp khi có tổn thất Đòi tái bảo hiểm, bán tài sản và đòi người thứ ba Lập hồ sơ bồi thường và thanh toán bồi thường Tiến hành giám định Xử lý tranh chấp Thông báo tổn thất 2.1. Thông báo tổn thất Khi xảy ra tổn thất, người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho người bảo hiểm, bằng điện thoại, trao đổi trực tiếp, fax, email hoặc công văn. Người bảo hiểm sẽ tiến hành thu thập các thông tin ban đầu về tai nạn, đồng thời hướng dẫn người được bảo hiểm tìm cách hạn chế, khắc phục tổn thất; yêu cầu thuyền trưởng lập kháng cáo hàng hải gửi thư khiếu nại người thứ ba (Claim letter to third party), thông báo Cảng vụ và các cơ quan chức năng khác. 2.2. Tiến hành giám định Hai bên có thể thỏa thuận giám định với nhau giám định tổn thất hoặc thông qua các cơ quan giám định độc lập. Phí giám định do người yêu cầu giám định trả và được bồi hoàn khi giải quyết bồi thường nếu tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm. 2.3. Lập hồ sơ khiếu nại bồi thường và thanh toán bồi thường tổn thất. Sau khi tiến hành giám định, trong vòng 1 năm kể từ ngày xảy ra tổn thất (2 năm đối với tổn thất chung), người được bảo hiểm phải lập một bộ Hồ sơ khiếu nại bồi 8 thường. Sau khi gửi hồ sơ khiếu nại trong vòng 7 ngày mà người được bảo hiểm không có yêu cầu gì thêm thì bộ hồ sơ khiếu nại đó được coi là đầy đủ và hợp lệ. Nếu tổn thất không thuộc trách nhiệm, công ty có thể từ chối bồi thường hoặc xét bồi thường cho những khách hàng lớn, tiềm năng, hoặc cho tổn thất nhỏ, lần đầu. Nếu tổn thất thuộc trách nhiệm và số tiền bồi thường phù hợp với yêu cầu của người được bảo hiểm, công ty sẽ bồi thường số tiền sau khi đã trừ mức khấu trừ. Nếu số tiền bồi thường thấp hơn số tiền mà người được bảo hiểm yêu cầu, công ty sẽ tiến hành thương lượng với khách hàng, tránh các tranh chấp có thể xảy ra. Việc bồi thường phải được tiến hành trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu người bảo hiểm từ chối bồi thường phải thông báo trong vòng 30 ngày cho người được bảo hiểm, nếu người được bảo hiểm không có ý kiến gì thì coi như đã chấp nhận. 2.4. Đòi bồi thường tái bảo hiểm, bán cứu vớt tài sản và đòi người thứ ba Sau khi bồi thường xong, công ty sẽ lập bộ hồ sơ để đòi tái bảo hiểm. Đồng thời, công ty xem xét khả năng thu hồi và bán thanh lý tài sản bị tổn thất. Trên cơ sở biên bản giám định, biên nhận và thế nhiệm (Recreipt and Subrogation) của khách hàng và các chứng từ khác có liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba, công ty bảo hiểm sẽ lập hồ sơ đòi người thứ ba bồi thường. 2.5. Xử lý tranh chấp Trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, 2 bên ưu tiên thương lượng với nhau. Nếu không thương lượng được, sẽ đưa ra tòa án nơi Bảo Minh đặt trụ sở hoặc đại diện người được bảo hiểm đặt trụ sở kinh doanh để xét xử. 3. Nội dung hợp đồng bảo hiểm thân tàu. Khi tham gia bảo hiểm nói chung và bảo hiểm thân tàu nói riêng thì nội dung của hợp đồng bảo hiểm đóng một vai trò quan trọng, đây là văn bản thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên, đồng thời cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp khi có tổn thất 9 xảy ra. Vì vậy việc hiểu và vận dụng các nội dung của hợp đồng bảo hiểm là cần thiết trong hoạt động kinh doanh. Để có thể hiểu rõ hơn nội dung của một hợp đồng bảo hiểm thân tàu, ta đi phân tích nội dung của một hợp đồng bảo hiểm thân tàu của Công ty bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh) 1. Người bảo hiểm 2. Người được bảo hiểm 3. Nguyên tắc chung 4. Luật, điều khoản và điều kiện chi phối hợp đồng 5. Thủ tục và hiệu lực bảo hiểm 6. Phí bảo hiểm 7. Bảo quản, kiểm tra tàu và công tác đề phòng tổn thất 8. Thông báo, giải quyết tai nạn 9. Trách nhiệm bảo lưu quyền khiếu nại người thứ ba 10. Chế tài bồi thường 11. Thời hạn khiếu nại 12. Hiệu lực của hợp đồng 13. Xử lý tranh chấp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTiểu luận Hợp đồng bảo hiểm thân tàu và thực tiễn tại Việt Nam.docx
Tài liệu liên quan