Tiểu luận Hợp đồng dân sự vô hiệu và một số kiến nghị

Về khởi điểm của thời hiệu theo Điều 136 BLDS thì thời hiệu bắt đầu tính từ ngày giao kết hợp đồng. Còn về hiệu lực của thời hiệu thì khi thời gian luật định đã trôi qua, quyền xin hủy bỏ sẽ bị chấm dứt. Tuy nhiên về điểm này còn có một vấn đề tế nhị có thể xảy ra trên thực tế, một người chưa thành niên kí kết hợp đồng, sau đó người này trở nên thành niên. Sau hai năm không có chuyện gì xảy ra, đối phương đòi thi hành hợp đồng, người giao kết không có năng lực hành vi không thể thực hiện quyền hủy bỏ nhưng có thể nêu lí lẽ chứng tỏ hợp đồng vô hiệu để không thi hành hợp đồng không? Nếu không thì người trái chủ chỉ cần đợi cho thời gian trôi qua không cần khởi kiện và bị đơn sẽ bị tước mất sự bảo vệ của pháp luật.

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3870 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hợp đồng dân sự vô hiệu và một số kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hể hơn là các bên trong hợp đồng đều có chung một ý kiến, đều nhất trí với nhau để đạt được một kết quả nào đó. Vậy cơ sở của hợp đồng là sự thống nhất của các ý chí tự do. Tuy nhiên không phải bất kì sự thống nhất ý chí nào cũng được coi là hợp đồng mà chỉ được coi là hợp đồng khi sự thống nhất ý chí đó là thực chất và không trái pháp luật. Điều này chứng tỏ rõ ràng rằng hợp đồng thích hợp với lợi ích của các bên, không xâm phạm đến lợi ích riêng của mình trong phạm vi phù hợp với lợi ích chung của xã hội. Khi sự thống nhất của các ý chí tự do là thực chất và không trái pháp luật thì nó sẽ làm phát sinh các nghĩa vụ. Nghĩa vụ này ràng buộc các bên như luật pháp. Nói cách khác, hiệu lực của hợp đồng dân sự là tạo lập, biến đổi hay chấm dứt một nghĩa vụ. Một hợp đồng được thành lập hợp pháp có giá trị ràng buộc đối với các bên. Bản thân hợp đồng không phải là luật pháp nhưng hợp đồng được thành lập theo luật pháp thì nó sẽ phát sinh hiệu lực pháp lí giữa các bên đương sự. Đây là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng được cả thế giới thừa nhận. Một câu hỏi đặt ra là: bản chất của hợp đồng có mối liên hệ như thế nào đối với vấn đề vô hiệu của hợp đồng? Nếu chúng ta hiểu bản chất của hợp đồng là sự thống nhất của các ý chí tự do, thực chất và không trái pháp luật thì sự vô hiệu của hợp đồng chỉ là những ngoại lệ, được áp dụng dưới những điều kiện khắt khe khi ý chí được hình thành trái pháp luật, khi sự thỏa thuận giữa của các bên chứa đựng những khiếm khuyết hoặc là khi các bên không đủ năng lực và thẩm quyền kí kết hợp đồng. Sự vô hiệu của hợp đồng là hệ quả tất yếu khi hợp đồng không chứa đựng đầy đủ các yếu tố cơ bản tạo nên bản chất của hợp đồng. Một hợp đồng muốn tồn tại hợp pháp (được pháp luật công nhận, bảo vệ) và phát sinh hiệu lực cần phải hội tụ ba yếu tố đó là: sự thỏa thuận giữa các bên cam kết, năng lực của các bên cam kết và đối tượng xác thực cho sự cam kết. Hợp đồng dân sự vô hiệu Định nghĩa hợp đồng dân sự vô hiệu Điều 410 BLDS năm 2005 viện dẫn việc áp dụng các quy định từ Điều 127 đến Điều 138 vì hợp đồng là một loại giao dịch dân sự, do đó, cần áp dụng những quy định về giao dịch dân sự vô hiệu đối với hợp đồng dân sự vô hiệu. Điều 410 BLDS năm 2005 quy định: “1. Các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 127 đến Điều 138 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.” Vậy theo quy định tại Điều 127 BLDS, hợp đồng dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 BLDS thì vô hiệu. Mục đích của các quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu Việc quy định hợp đồng dân sự vô hiệu thường nhằm đảm bảo các mục đích cơ bản sau: - Bảo vệ trật tự công cộng, lợi ích chung và đạo đức của xã hội: Hợp đồng dân sự được xem là vô hiệu khi có các dấu hiệu sau đây: đối tượng của hợp đồng bị cấm sản xuất, lưu thông, buôn bán; việc kí kết hợp đồng làm thiệt hại đến lợi ích chung của xã hội như thỏa thuận nhằm trốn thuế, việc kí kết hợp đồng chỉ để thực hiện mục tiêu khác (hợp đồng giả tạo) và việc kí kết hợp đồng trái với đạo đức xã hội. - Bảo vệ lợi ích của các bên trong giao kết hợp đồng dân sự: Vì mục đích đó nên các trường hợp mà hợp đồng được giao kết do đe dọa, lừa dối; hợp đồng được giao kết do nhầm lẫn hoặc chủ thể tham gia giao kết hợp đồng không có năng lực hành vi dân sự… thì hợp đồng sẽ bị coi là vô hiệu. - Bảo vệ tính ổn định của các hợp đồng dân sự: với một số loại hợp đồng nhất định có tính chất đặc thù, pháp luật thường quy định một số điều kiện khác như hợp đồng phải được lập bằng văn bản, hợp đồng phải được công chứng hoặc chứng thực… Các dạng vô hiệu của hợp đồng dân sự Trước hết, chúng ta sẽ xem xét các nguyên nhân làm cho hợp đồng vô hiệu và sau đó chúng ta sẽ phân loại các dạng vô hiệu của hợp đồng. Nguyên nhân dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng dân sự có thể chia thành hai loại: các nguyên nhân vô hiệu liên quan đến các yếu tố thành lập hợp đồng và các nguyên nhân vô hiệu vì lợi ích chung. Liên quan đến các yếu tố thành lập, hợp đồng dân sự vô hiệu khi: Một trong các bên giao kết không có năng lực hành vi luật định hoặc không nhận thức được hành vi của mình (Điều 130, 133 BLDS). Không có sự thỏa thuận hoặc sự thỏa thuận bị khiếm khuyết (Điều 131, 132 BLDS). Hợp đồng dân sự vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được (Điều 411 BLDS). Vì lợi ích chung, hợp đồng dân sự vô hiệu khi: Vi phạm các điều kiện về hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mà pháp luật bắt buộc phải tuân theo (Điều 134 BLDS). Tuy nhiên, sự vi phạm các điều kiện về hình thức này không đương nhiên làm cho hợp đồng vô hiệu. Thực, Điều 134 quy định trong trường hợp này, theo yêu cầu của một bên hoặc các bên kí hợp đồng, của Tòa án hay cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các bên phải thực hiện quy định vè hình thức của giao dịch trong một thời gian, quá thời hạn đó mà không thực hiện thì hợp đồng dân sự mới vô hiệu. Vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội (Điều 128 BLDS). Nếu hợp đồng được tạo lập có nội dung và mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì sẽ vô hiệu. Các dạng vô hiệu của hợp đồng dân sự: vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối. Theo lí thuyết cổ điển thì hai loại vô hiệu này khác nhau ở những điểm sau: Vô hiệu tuyệt đối có thể do mọi người có lợi ích nêu lên, nó không thể được xác nhận và không bị hạn chế về thời gian. Vô hiệu tương đối vì chỉ nhằm mục đích bảo vệ người giao kết cho nên chỉ người nào được pháp luật bảo vệ mới có quyền nêu lên. Ngoài ra, sự vô hiệu này có thể được xác nhận và chịu một thời hiệu ngắn hơn. Sự phân biệt trên đây khiến cho chúng ta có cảm tưởng có hai sự vô hiệu biệt lập với nhau và khác hẳn nhau. Thực ra, trong mọi trường hợp, sự vô hiệu lúc nào cũng giống nhau. Khi nói rằng một hợp đồng bị vô hiệu tuyệt đối hay tương đối, điều đó không có nghĩa là hợp đồng ấy bất hợp pháp nhiều hay ít, điều đó chỉ có ý nghĩa là xác định các quyền lợi tùy theo bản chất của quy tắc pháp lí mà sự vi phạm đã khiến hợp đồng vô hiệu. Khi là quyền lợi của một nhóm người, khi là quyền lợi của một người. Do đó chúng ta nhận thức được ngay cơ sở của sự phân biệt hai loại vô hiệu như vừa trình bày; sở dĩ có hai loại vô hiệu vì pháp luật bảo vệ hai loại quyền lợi trong việc thành lập hợp đồng, quyền lợi của cộng đồng và quyền lợi của cá nhân. Ví dụ: khi đối tượng của hợp đồng là một vật mà luật cấm thì quyền lợi công cộng buộc hợp đồng phải bị hủy bỏ. Trái lại, khi hợp đồng bị hủy bỏ vì nhầm lẫn thì đó chỉ là để bảo vệ quyền lợi của một cá nhân. BLDS đã phân biệt giữa vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối khi quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu (Điều 136 BLDS). Thời hiệu yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu vì lí do nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, người giao kết không có năng lực hành vi hay không nhận thức được hành vi của mình là hai năm kể từ ngày giao kết hợp đồng. Quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu vì lí do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội, giả tạo hay không tuân thủ các quy định về hình thức, không bị hạn chế về thời gian. Quyền xin hủy bỏ hợp đồng dân sự vô hiệu Mặc dù sự vô hiệu đã được pháp luật quy định rõ ràng và hợp đồng đã hiển nhiên vi phạm một quy tắc pháp lí, muốn xin hủy bỏ một hợp đồng vô hiệu người ta vẫn cần đến sự can thiệp của Tòa án. Thực vậy, hợp đồng đã tạo ra một tình trạng thực tại mà một trong hai bên đương sự không thể tự ý đơn phương hủy bỏ. Lẽ dĩ nhiên họ có thể thỏa thuận để hủy bỏ một hợp đồng mà họ nhận thấy là vô hiệu, nhưng trong trường hợp này cần phải có sự thỏa thuận của cả hai bên giao kết và trên thực tế thì thường chỉ có một bên có lợi để xin hủy bỏ hợp đồng mà thôi. Sự vô hiệu của hợp đồng có thể được Tòa án tuyên bố theo yêu cầu của một bên giao kết hoặc khi một bên đương sự nêu lên chứng cứ về sự vô hiệu để không thi hành hợp đồng. Những người có quyền nêu lên sự vô hiệu của hợp đồng Sự phân biệt giữa vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối rất quan trọng khi cần ấn định xem những ai có quyền nêu lên sự vô hiệu. Sự vô hiệu tuyệt đối có thể do mọi người có quyền lợi liên quan nêu ra, trái lại, sự vô hiệu tương đối chỉ có thể do người được pháp luật bảo vệ nêu lên. Sự khác biệt đó là do bản chất của các quyền lợi bị xâm phạm: sự vô hiệu hóa có tính cách tuyệt đối khi quyền lợi cá nhân của đương sự phụ thuộc vào quyền lợi cao hơn mà hợp đồng đã vi phạm. Sự vô hiệu có tính cách tương đối khi hợp đồng chỉ xâm phạm vào quyền lợi riêng tư của cá nhân, vậy chỉ riêng đương sự có quyền đưa ra sự vô hiệu của hợp đồng. Sau đây chúng ta cần xác định xem những ai được coi là có quyền lợi cần thiết để có thể nêu lên sự vô hiệu tuyệt đối. - Các bên cam kết: trước hết mỗi bên giao kết có quyền nêu lên một sự vô hiệu tuyệt đối. Mỗi bên đương sự đều có thể xin hủy bỏ nghĩa vụ của mình với lí do là hợp đồng không được thiết lập một cách hợp pháp. Như vậy, một cách gián tiếp những người giao kết đã giúp pháp luật xử lí các sự vi phạm. - Những người thứ ba: danh từ người thứ ba cũng phải được hiểu theo sự phân chia mà chúng ta đã trình bày trước khi đề cập đến vấn đề hiệu lực tương đối của hợp đồng. Trước hết, cần phải gạt ra ngoài những người ngoại cuộc không liên can gì đến hợp đồng, hợp đồng không thể đối kháng với họ và họ cũng không có lợi gì để xin hủy bỏ hợp đồng. Vậy những người này không có quyền nêu ra sự vô hiệu chiếu theo nguyên tắc trong tố tụng dân sự: “Nếu không có lợi ích thì không có quyền yêu cầu”. Còn đối với những người thừa kế thì hợp đồng có hiệu lực đối với họ, vậy phải công nhận cho những người này quyền viện dẫn sự vô hiệu của hợp đồng. Ngoài ra những người thụ quyền đặc định và cả các chủ nợ không có đặc quyền đều có thể có lợi ích rõ rệt để xin hủy bỏ một hợp đồng vô hiệu. Do đó trong trường hợp này phải chấp nhận cho họ được quyền đưa ra sự vô hiệu. - Viện kiểm sát nhân dân và các tổ chức xã hội khác: viện kiểm sát nhân dân đại diện cho quyền lợi công cộng, vậy phải thừa nhận cho cơ quan này quyền bảo vệ các lợi ích chung mà hợp đồng đã vi phạm. Ngoài ra, theo Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 7/12/1989 thì các đoàn thể xã hội cũng có quyền khởi tố, khởi kiện, hủy bỏ những hợp đồng vô hiệu tuyệt đối vì lợi ích chung (Điều 19, 29). Thời hiệu của sự hủy bỏ BLDS Việt Nam đã chấp nhận quan điểm theo đó trường hợp vô hiệu tuyệt đối không thể bị thời hiệu loại bỏ bởi lẽ thời gian không thể khiến cho một hợp đồng vi phạm pháp luật trở thành có hiệu lực. Đối với quyền hủy bỏ hợp đồng vì vô hiệu tương đối thì Điều 136 BLDS 2005 ấn định thời hiệu tiêu hủy là hai năm. Về vấn đề thời hiệu, chúng ta cần phải xét về ba điểm: cơ sở, khởi điểm và hiệu lực của thời hiệu. Có nhiều quan điểm đã được đưa ra để giải thích về cơ sở của thời hiệu hai năm trong trường hợp vô hiệu tương đối. Một quan điểm căn cứ vào nguyên tắc thỏa thuận của ý chí cho rằng thời hiệu ngắn là kết quả của sự phỏng đoán đã có một sự xác nhận mặc nhiên: trong một thời gian chủ nợ không khởi kiện, như vậy có thể nói họ đã khước từ quyền xin hủy bỏ. Một quan điểm khác lại căn cứ vào lợi ích chung của xã hội và chủ trương rằng đối với các hợp đồng vô hiệu tương đối thì nếu phải chờ đợi quá lâu về số phận các hợp đồng ấy thì sẽ thiệt hại không những cho bên giao kết mà còn cho cả nền kinh tế - xã hội. Vì vậy, tình trạng bất ổn định này cần phải sớm được chấm dứt. Về khởi điểm của thời hiệu theo Điều 136 BLDS thì thời hiệu bắt đầu tính từ ngày giao kết hợp đồng. Còn về hiệu lực của thời hiệu thì khi thời gian luật định đã trôi qua, quyền xin hủy bỏ sẽ bị chấm dứt. Tuy nhiên về điểm này còn có một vấn đề tế nhị có thể xảy ra trên thực tế, một người chưa thành niên kí kết hợp đồng, sau đó người này trở nên thành niên. Sau hai năm không có chuyện gì xảy ra, đối phương đòi thi hành hợp đồng, người giao kết không có năng lực hành vi không thể thực hiện quyền hủy bỏ nhưng có thể nêu lí lẽ chứng tỏ hợp đồng vô hiệu để không thi hành hợp đồng không? Nếu không thì người trái chủ chỉ cần đợi cho thời gian trôi qua không cần khởi kiện và bị đơn sẽ bị tước mất sự bảo vệ của pháp luật. Xác nhận hợp đồng dân sự vô hiệu Sự xác nhận là một hành vi pháp lí nhằm hữu hiệu hóa một hợp đồng vô hiệu và khiến hợp đồng này trở thành không bị bác bỏ. Sự xác nhận được thực hiện bằng cách thay thế một yếu tố bất hợp pháp hoặc bằng cách khước từ quyền xin hủy bỏ hợp đồng. Những sự vô hiệu có thể được xác nhận Sự xác nhận hợp đồng vô hiệu chỉ có thể được khi nguyên nhân của sự vô hiệu do ý chí của một bên đương sự xóa bỏ đi. Người giao kết đáng lẽ có thể xin hủy bỏ lại bày tỏ ý muốn giữ lại hợp đồng và khước từ mọi quyền hủy bỏ. Trái lại không thể xác nhận được khi hợp đồng thiếu hẳn một yếu tố căn bản như đối tượng hoặc nếu hợp đồng có tính cách bất hợp pháp hay trái đạo đức do đối tượng của nó. Cũng có thể xác nhận được nếu hợp đồng thiếu một điều kiện luật định mà điều kiện này lại nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người thứ ba. Do đó các hợp đồng vô hiệu tuyệt đối thì không thể xác nhận được. Các trường hợp vô hiệu tương đối sau đây có thể được xác nhận: - Vô hiệu vì sự thỏa thuận bị khiếm khuyết: người giao kết mà sự thỏa thuận bị khiếm khuyết, sau khi khám phá ra sự nhầm lẫn, sự lừa dối hay đe dọa, nhận thấy rằng các khiếm khuyết đó cũng không làm hại gì đến quyền lợi của họ, do đó họ có thể muốn duy trì hợp đồng. - Vô hiệu vì vô năng lực hành vi: người giao kết không còn khả năng, lợi ích để duy trì hợp đồng. Trong trường hợp này, đương sự chỉ cần bày tỏ ý chí theo chiều hướng đó. - Vô hiệu vì khiếm khuyết hình thức: một hợp đồng vô hiệu vì bị sai lệch về hình thức trên nguyên tắc có thể được các bên giao kết xác nhận. Tuy nhiên nếu điều kiện về hình thức này nhằm bảo vệ quyền lợi của người thứ ba thì không thể xác nhận được. - Vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được (Điều 411 BLDS). Hình thức của sự xác nhận Sự xác nhận có thể là minh thị hay mặc nhiên. Sự xác nhận minh thị được thực hiện bằng một chứng thư trong đó ghi rõ nội dung của hợp đồng vô hiệu, nguyên nhân của sự vô hiệu đó và ý chí khước từ tố quyền xin hủy bỏ. Nếu hợp đồng bị nhiều khiếm khuyết thì sự xác nhận chỉ có hiệu lực đối với khiếm khuyết nào đã được ghi rõ trong chứng thư xác nhận. Sự xác nhận mặc nhiên được suy đoán khi các đương sự đã tự ý thi hành hợp đồng hoặc khi người giao kết bị buộc phải thi hành mà không phản đối gì. Tòa án có toàn quyền thẩm định xem khi nào thì có sự xác nhận mặc nhiên. Hiệu lực của sự xác nhận Sự xác nhận khiến cho hợp đồng có hoàn toàn hiệu lực đối với các bên giao kết, không những sự xác nhận xóa hết các khuyết điểm của hợp đồng về tương lai mà còn có hiệu lực hồi tố, nghĩa là hợp đồng được coi như có hiệu lực từ ngày kí kết. Đối với người thứ ba, thì trên nguyên tắc sự xác nhận không thể làm thiệt hại đến quyền lợi của họ. Danh từ người thứ ba ở đây không bao gồm những người ngoại cuộc và các người kế quyền bao quát. Đối với người thứ nhất, họ không có liên quan gì đến hợp đồng, vậy sự xác nhận hợp đồng lẽ dĩ nhiên không ảnh hưởng gì tới họ; đối với người thứ hai, họ là những người kế tiếp nhân thân của người phó quyền, mọi hành vi của người phó quyền coi như được làm cho chính họ, do đó sự xác nhận phải có hiệu lực đối với họ. Danh từ người thứ ba ở đây chỉ những người thụ quyền đặc định. Ví dụ: một người chưa thành niên bán một bất động sản, đến khi đã thành niên người đó lại đem bất động sản này thế chấp cho một người chủ nợ. Sau này nếu người chưa thành niên xác nhận việc bán thì sự xác nhận đó cũng không thể làm hại tới quyền lợi của người chủ nợ thế chấp, người mua bất động sản nói trên bắt buộc phải gánh chịu quyền thế chấp của người chủ nợ mặc dù hợp đồng mua bán đã được xác nhận. Người thứ ba còn bao gồm các chủ nợ không đặc quyền. Đối với những người này sản nghiệp của con nợ là vật thế chấp tổng quát cho các món nợ của họ, do đó mọi hành vi của con nợ liên quan đến tài sản có thể làm tăng hay giảm giá trị của vật thế chấp đó. Dưới khía cạnh này chúng ta thấy rằng sự xác nhận một hợp đồng do con nợ làm có thể gián tiếp có hiệu lực đối với các chủ nợ không đặc quyền. Tuy nhiên các người này có thể tránh hiệu lực ấy, nếu chứng minh được rằng con nợ đã hành động với gian ý để làm hại quyền lợi của họ. Trong Bộ luật dân sự Việt Nam không có điều khoản nào nói về sự xác nhận hợp đồng vô hiệu, song thiết tưởng các giải pháp trình bày trên đây có thể ứng dụng tại Việt Nam vì nó không trái với các nguyên tắc pháp lí mà chúng ta đã công nhận. Sở dĩ nhà làm luật không nói tới vấn đề này bởi vì sự vô hiệu tương đối của hợp đồng là nhằm bảo vệ những người giao kết, khi một người giao kết mà sự thỏa thuận bị khiếm khuyết đã tuyên bố rõ ràng là không muốn hưởng sự bảo vệ này thì tất nhiên hợp đồng có giá trị và phát sinh hiệu lực trong trường hợp thông thường. Hậu quả pháp lí của hợp đồng dân sự vô hiệu Sự vô hiệu của hợp đồng dù tuyệt đối hay tương đối khi đã được tòa án công nhận đều có hậu quả giống nhau. Các hậu quả ấy có thể tóm tắt trong ba điểm: toàn thể hợp đồng bị hủy bỏ, sự hủy bỏ có hiệu lực hồi tố, sự vô hiệu không làm thiệt hại đến quyền lợi của người thứ ban ngay tình (Điều 137, 138 BLDS). Toàn thể hợp đồng bị hủy bỏ, tất cả các nghĩa vụ mà hợp đồng đã tạo ra đều bị hủy bỏ bất luận là nghĩa vụ của trái hộ hay trái chủ, bất luận các nghĩa vụ đó có tính cách chủ yếu hay phụ. Tuy nhiên, trên thực tế, hợp đồng có thể gồm nhiều điều khoản, trong số các điều khoản ấy chỉ có một vài khoản vô hiệu, còn các khoản khác hợp lệ. Trong trường hợp này hợp đồng có thể hoàn toàn bị vô hiệu không? Về điểm này, Điều 135 BLDS quy định: “Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần của giao vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch”. Như vậy, hợp đồng chỉ bị hủy bỏ hoàn toàn, nếu như toàn thể hợp đồng bị vô hiệu hoặc là điều khoản hay là phần hợp đồng bất hợp pháp được tòa án coi là có tính cách thiết yếu và quyết định đối với ý chí của các bên giao kết. Trái lại, trong những trường hợp khác, chỉ riêng điều khoản bất hợp pháp bị tiêu hủy, còn các phần khác của hợp đồng vẫn có hiệu lực. Sự hủy bỏ có hiệu lực hồi tố: bất luận sự vô hiệu có tính cách tương đối hay tuyệt đối, hợp đồng bị hủy bỏ cũng bị coi như không hề được thiết lập và không có hiệu lực nào trong quá khứ cũng như trong tương lai. Điều 137 BLDS quy định: “Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập”. Đối với các bên giao kết nếu hợp đồng chưa được thi hành thì vấn đề đơn giản, người ta chỉ việc coi hợp đồng như không hề được kí kết và các bên không được thi hành hợp đồng. Nếu hợp đồng đã được thi hành một phần hoặc toàn phần thì vấn đề sẽ nan giải hơn. Theo Điều 137, trong trường hợp này nếu hợp đồng đã được thi hành toàn bộ thì các bên có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền. Ví dụ: người mua sẽ hoàn trả lại đồ vật và người bán sẽ hoàn lại tiền. Tuy nhiên đối với các hợp đồng mà sự thi hành có tính các liên tục, giải pháp này không thể áp dụng được. Ví dụ: đối với hợp đồng thuê nhà bị hủy bỏ, sự vô hiệu không thể nào xóa hết được trong quá khứ việc người thuê nhà đã ở trong căn nhà đó, vì vậy tuy hợ đồng thuê nhà đã bị hủy bỏ và trên nguyên tắc người thuê nhà không bị bắt buộc phải trả tiền nhưng họ phải trả một khoản tiền bồi thường về sự chiếm ngụ tương đương với tiền thuê nhà. Sự vô hiệu không thể làm thiệt hại đến quyền lợi của người thứ ban ngay tình: người thứ ba ở đây bao gồm những người kế quyền đặc định; quyền lợi của những người này bắt nguồn từ quyền của các bên giao kết hợp đồng, do đó, trên nguyên tắc khi quyền lợi của các bên giao kết bị hủy bỏ thì quyền lợi của người kế quyền đặc định cũng không tồn tại. Sự áp dụng nguyên tắc này không khỏi gây trở ngại trên thực tế, nhất là đối với các động sản không phải đăng kí quyền sở hữu mà sự giao dịch phải nhanh chóng, người mua không có thời gian để kiểm điểm lại xem quyền sở hữu của người bán có hợp pháp hay không. Vì vậy, Điều 138 BLDS quy định trong trường hợp này, giao dịch với người thứ ba ngay tình vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 257 BLDS. Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng kí quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa. Một số kiến nghị về các quy định hợp đồng dân sự vô hiệu trong pháp luật Việt Nam Về định nghĩa hợp đồng dân sự vô hiệu, Điều 127 BLDS quy định: “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu”. Theo ngôn từ của Điều 127 BLDS và các điều khoản tiếp sau cũng như Điều 410 BLDS chúng ta có thể hiểu các điiều kiện được quy định tại Điều 122 BLDS chính là những điều kiện cần và đủ để hợp đồng có hiệu lực. Nói cách khác, chỉ khi một hợp đồng dân sự vi phạm một trong các điều kiên trên thì mới có thể bị coi là vô hiệu, ngoài ra không còn bất cứ trường hợp vô hiệu nào khác. Tuy nhiên, Điều 411 BLDS lại quy định trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được. Như vậy cho thấy sự thiếu bao trùm của Điều 127 BLDS hay sự thiếu thống nhất trong quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu. Để tránh nhược điểm này, Điều 127 cần được sửa lại theo hướng mềm dẻo hơn và bao quát hơn, đó là thay cụm từ mang tính dân dã “không có” bằng cụm từ mang tính pháp lí “vi phạm” tại Điều 127 BLDS, cụ thể là: “Giao dịch dân sự vi phạm một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu”. Bên cạnh đó, chúng ta nhận thấy quy định tại Điều 411 BLDS, khoản 1: “Trong trường hợp ngay từ khi kí kết hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được vì lí do khách quan thì hợp đồng này bị vô hiệu” là quy định chỉ rõ đối tượng của hợp đồng cũng là một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tương tự như pháp luật các nước (mặc dù không được quy định một cách minh thị). Nói cách khác, nếu không có đối tượng của hợp đồng thì sẽ không thể có hợp đồng. Tuy nhiên. Quy định này chỉ được đề cập đến trong từng chế định cụ thể của giao dịch dân sự chứ không được quy định bao quát tại Điều 122 BLDS – điều luật quy định chung về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (hợp đồng dân sự). Do đó nên bổ sung thêm điều kiện về đối tượng vào các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực tại Điều 122 BLDS đồng thời lược bỏ các quy định tại Điều 411 khoản 1 và Điều 667 khoản 3 BLDS. Về hình thức, có một số ý kiến cho rằng các quy định hiện hành trong BLDS khiến cho việc tuyên hợp đồng vô hiệu trở nên rất dễ dàng. Điều này khiến quyền lợi của các bên không được đảm bảo và vô hiệu hóa nguyên tắc thỏa thuận của BLDS. Cụ thể, Điều 401 BLDS quy định hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức nhưng lại có thêm một câu “trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Quy định này khiến cho nhiều luật chuyên ngành mở rộng ra rất nhiều trường hợp bắt buộc hợp đồng phải làm bằng văn bản. Pháp luật nên chăng chỉ quy định hạn chế một số loại hợp đồng dứt khoát phải làm bằng văn bản. Bên cạnh đó, BLDS hiện hành cũng quy định vi phạm bất cứ điều cấm nào của pháp luật cũng bị tuyên vô hiệu, không phân biệt vi phạm đó là nghiêm trọng hay không. Điều này hoàn toàn không cần thiết vì một số vi phạm có thể sử dụng chế tài hành chính hoặc bồi thường thiệt hại. Chỉ có những vi phạm nghiêm trọng dẫn đến phạm tội mới có thể bị vô hiệu. Một số ý kiến lại cho rằng những quy định của BLDS đang... ủng hộ sự bội ước. Ở nước ta, trong trường hợp những hợp đồng không công chứng theo quy định thì tòa án sẽ cho ba tháng để khắc phục. Nếu không khắc phục được thì tòa sẽ tuyên vô hiệu. Ngược lại, ở một số nước, nếu đã quy định bắt buộc mà anh (người bán) không công chứng thì tòa sẽ công nhận luôn vì anh đã thể hiện sự gian dối. Vấn đề đặt ra là: “Tại sao không căn cứ vào ý chí của các bên khi lập hợp đồng mà cứ quan tâm đến hình thức?”. Bên cạnh đó, một số khác còn cho rằng các điều luật về giao kết hợp đồng trong BLDS phải được tinh gọn hơn để hạn chế và đảm bảo hợp đồng không bị vô hiệu. Về thời điểm giao kết hợp đồng, BLDS quy định thời điểm giao kết hợp đồng dựa vào hình thức hợp đồng. Điều này chưa logic và chặt chẽ. Cụ thể, trong thực tiễn không phải lúc nào các bên cũng chỉ sử dụng một hình thức duy nhất để giao kết hợp đồng với nhau. Mặt khác, pháp luật cũng không cấm và cũng không có quy định nào bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng bằng một hình th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHợp đồng dân sự vô hiệu và một số kiến nghị.doc
Tài liệu liên quan