Tiểu luận Hợp đồng kinh tế vô hiệu và xử lý Hợp đồng kinh tế vô hiệu

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu

Phần nội dung

Hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn phần

Nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật

Một trong các bên ký hợp đồng kinh tế không có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật

Người ký hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo

Hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần

Xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu

Kết luận

tài liệu tham khảo

 

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5392 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hợp đồng kinh tế vô hiệu và xử lý Hợp đồng kinh tế vô hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, các tranh chấp kinh tế xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô lớn và tính chất phức tạp. Tranh chấp kinh tế phát sinh đòi hỏi phải được giải quyết thoả đáng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo đảm trật tự kinh doanh và kỷ cương xã hội. Ở nước ta hiện nay, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà các tranh chấp kinh tế chủ yếu được giải quyết tại Toà án. Trong quá trình hoạt động, các chủ thể kinh doanh có nhu cầu thường xuyên tham gia quan hệ với nhau và với người liên quan để sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hoá, cung ứng dịch vụ, thuê mướn nhân công... Hình thức pháp lý của các quan hệ đó chính là hợp đồng. Người ta có thể dựa trên nhiều căn cứ khác nhau để phân loại hợp đồng: - Căn cứ vào cơ cấu chủ thể của hợp đồng, mục đích của các chủ thể khi tham gia quan hệ hợp đồng và hình thức thể hiện sự thoả thuận của các chủ thể mà pháp luật phân biệt thành hợp đồng kinh tế hay hợp đồng dân sự. Theo quy định hiện hành, hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch vủa mình (Điều 1 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25-9-1989).Và đặc biệt trong bài này tôi muốn đề cập chính đó là Hợp đồng kinh tế với đề tài: "Hợp đồng kinh tế vô hiệu và xử lý Hợp đồng kinh tế vô hiệu". Thực tế đây là một đề tài mang tính chất rất phức tạp, mặt khác do trình độ còn hạn chế nên trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ nêu lên một số vấn đề cơ bản về Hợp đồng kinh tế vô hiệu và cách xử lý Hợp đồng kinh tế vô hiệu. Bài viết này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo và sự giúp đỡ của một số tài liệu bổ ích. Phần nội dung được chia thành 3 phần: I. Hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn phần. II. Hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần III. Xử lý Hợp đồng kinh tế vô hiệu . PHẦN NỘI DUNG. Trước hết xin đề cập đến Hợp đồng kinh tế vô hiệu là nhưng giao dịch xác lập trái với các quy định của pháp luật nên không làm phát sinh nghĩa vụ ràng buộc các bên với nhau. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế phân biệt hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ và hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần. I - HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÔ HIỆU TOÀN PHẦN Hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn phần là những hợp đồng ký kết trái với quy định của pháp luật và không làm phát sinh bất kỳ nghĩa vụ nào giữa các bên ngay từ khi ký kết . Theo Điều 8 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25-9-1989 thì hợp đồng kinh tế bị vô hiệu toàn bộ trong trường các trường hợp sau đây: Nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật. Nghĩa là, các bên thoả thuận với nhau trong hợp đồng để thực hiện những công việc mà pháp luật không cho phép thực hiện những công việc mà pháp luật không cho phép sản xuất, tiêu thụ hàng giả, mua bán, vận chuyển hàng cấm, cung ứng dịch vụ bị cấm thực hiện, dịch chuyển tài sản trái phép hay những thoả thuận gây thiệt hại cho lợi ích của người thứ ba. Theo cách hiểu thông thường thì nội dung hợp đồng gồm toàn bộ cam kết của các bên được thể hiện dưới dạng các điều khoản. Nhưng khi xem xét nội dung của hợp đồng có vi phạm đIều cấm của pháp luật hay không, chúng ta cần lưu ý đIều khoản đối tượng của hợp đồng. Khi nội dung của điều khoản này vi phạm điều cấm của pháp luật làm hợp đồng kinh tế bị vô hiệu toàn bộ thì các đIều khoản hợp pháp khác của hợp đồng cũng sẽ bị vô hiệu theo. Để xác định nội dung của hợp đồng có vi phạm đIều cấm của pháp luật hay không, chúng ta cần xem xét đến các quy phạm cấm đoán trong các văn bản pháp luật. Ví dụ : Các quy định về hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mạI cấm thực hiện trong Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 3/3/1999; quy định trong Luật Phá sản về cấm doanh nghiệp mắc nợ dịch chuyển tài sản... Một trong các bên ký hợp đồng kinh tế không có đăng ký kinh danh theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc đã thoả thuận trong hợp đồng. Nếu pháp luật quy định để thực hiện công việc đã thoả thuận trong hợp đồng đòi hỏi cả hai bên phải có đăng ký kinh doanh (hợp đồng dại lý; hợp đồng đại diện cho thương nhân) mà một trong các bên không có đăng khý kinh doanh thì hợp đồng kinh tế đó bị coi là vô hiệu toàn bộ. Nếu pháp luật quy định chỉ cần một bên có đăng ký kinh doanh (bên bán trong hợp đồng mua bán; bên cung ứng dịch vụ trong hợp đồng dịch vụ; bên nhận thầu trong hợp đồng xây dựng; bên vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển) mà bên đó không có đăng ký kinh doanh thì hợp đồng đó cũng bị coi là vô hiệu toàn bộ. Để xác định hợp đồng kinh tế có bị vô hiệu do một bên không có đăng ký kinh doanh để thực hiện nôị dung đã thoả thuận hay không, Thẩm phán cần nghiên cứu kỹ nội dung hợp đồng để xem các bên có những nghĩa vụ cụ thể gì? Đối với những ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề hoặc những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phải xem xét nội dung của chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp . Một số trường hợp ngoại lệ, khi một bên ký kết hợp đồng kinh tế để thực hiện công việc không thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh mà mình đã phạm pháp luật đăng ký kinh doanh. Nếu chứng minh được thì hợp đồng kinh tế đó mới không bị vô hiệu toàn bộ. Ví dụ: Công ty xây dựng ký hợp đồng kinh tế bán cho cửa hàng thuốc một số thuốc tân dược. Hợp đồng kinh tế này không bị vô hiệu nếu công ty có được là do một xí nghiệp dược phẩm khác trả cho công ty thay vì phải trả tiền công xây dựng. Người ký hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo. Khi người ký hợp đồng không đúng thẩm quyền thì ý chí mà họ thể hiện trong hợp đồng có thể không phải là ý chí của bên mà họ đại diện và hợp đồng có thể sẽ bị vô hiệu toàn bộ. Thực tiễn áp dụng quy định này hết sức phức tạp. Nhiều trường hợp một bên để người không có thẩm quyền đại diện như Phó giám đốc, Trưởng chi nhánh... ký hợp đồng kinh tế. Nếu hợp đồng còn mang lại lợi ích thì họ sẽ nghiêm túc thực hiện. Trường hợp ngược lại, họ sẽ viện lý do hợp đồng kinh tế bị vô hiệu toàn bộ để không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mà không phải chịu bất ký trách nhiêm tài sản nào. Thực tế hay xảy ra tình huống khi ký kết hợp đồng, người thay mặt một hoặc các bên ký hợp đồng không có văn bản uỷ quyền hợp pháp nhưng sau này người đại diện theo pháp luật đã chấp nhận hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.Trong những trường hợp như vậy thì hợp đồng kinh tế đã được ký kết có bị vô hiệu hay không? Có quan điểm cho rằng hợp đồng này bị vô hiệu toàn bộ. Quan điểm khác lại cho rằng phải công nhận tính hợp pháp của hợp đồng. Chúng tôi tán thành quan điểm thứ hai bởi hợp đồng kinh tế thực chất chỉ là một dạng của giao dịch dân sự mà Điều 154 Bộ luận Dân sự đã quy định: "Giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện chấp thuận". Trọng tài kinh tế Nhà nước trước đây cũng hướng dẫn: " Hợp đồng kinh tế đã ký kết với đại diện của một hoặc các bên không đúng thẩm quyền, nếu khi phát hiện mà không được sự chấp nhận bằng văn bản về nội dung hợp đồng kinh tế đó của người có thẩm quyền thì hợp đồng kinh tế đó bị coi là vô hiệu toàn bộ". Vấn đề là ở chỗ những hành vi nào được coi là hành vi "chấp thuận" của người được đại diện? Chúng tôi cho rằng các hành vi sau đây nên được coi là "sự chấp thuận" của người đại diện theo pháp luật của các bên: Người đại diện theo pháp luật cấp giấy uỷ quyền, gửi công văn chấp nhận hợp đồng, ký phụ lục hợp đồng, gửi công văn thông báo tiến độ thực hiện hợp đồng, các bên đã thực hiện hợp đồng hoặc hưởng lợi ích mà hợp đồng mang lại... Ngoài ra, hợp đồng kinh tế cũng có thể bị vô hiệu toàn bộ nếu người ký hợp đồng có hành vi lừa dối. Hành vi lừa dối là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hiểu sai về chủ thể hợp đồng, đối tượng của hợp đồng nên đã ký kết hợp đồng đó. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25-9-1989 không quy định các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng kinh tế. Điều 8 Pháp lệnh này cũng chỉ liệt kê một số trường hợp hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ. Như vậy các hợp đồng kinh tế ký kết dưới sự tác động của sự đe doạ, cưỡng bức, nhầm lẫn hay những hợp đồng kinh tế được ký kết nhằm che giấu giao dịch trái pháp luật có bị vô hiệu toàn bộ không? Trong điều kiện Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế chưa được sửa đổi, khi giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, để xác định hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa các bên có bị vô hiệu toàn bộ hay không, Thẩm phán có thể tham khảo thêm các quy định trong Bộ luật Dân sự về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (Điều 131) và về giao dịch dân sự vô hiệu (từ Điều 143). II- HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÔ HIỆU TỪNG PHẦN. Hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần là những hợp đồng có nội dung nào đó vi phạm điều cấm của pháp luật và bị vô hiệu nhưng không làm ảnh hưởng đến các nội dung còn lại của hợp đồng. Ví dụ: Trong hợp đồng kinh tế các bên thoả thuận mức phạt cụ thể cao hơn khung phạt do pháp luật quy định. Thoả thuận này của các bên bị vô hiệu, nhưng không làm ảnh hưởng đến các nội dung khác của hợp đồng. Hợp đồng kinh tế này bị coi là vô hiệu từng phần. Trong trường hợp hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu từng phần thì các bên phải sửa đổi các điều khoản trái pháp luật, khôi phục các quyền và lợi ích ban đầu và bị sử lý theo các quy điịnh khác của pháp luật. III. XỬ LÝ HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÔ HIỆU Việc kết luận và xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu thuộc thẩm quyền của Toà án. Khác với hệ thống Trọng tài kinh tế các cấp trước đây, Toà án chỉ xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu khi giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng . Về nguyên tắc, hợp đồng kinh tế vô hiệu không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ ràng buộc các bên từ thời điểm ký kết, bởi vậy hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ được xử lý như sau: Nếu nội dung công việc trong hợp đồng chưa được thực hiện thì các bên không được phép thực hiện: Nếu nội dung công việc trong hợp đồng đã được thực hiện thì các bên phải chấm dứt việc tiếp tục thực hiện và bị xử lý về tài sản; Nếu nội dung công việc trong hợp đồng đã được thực hiên xong, thì các bên bị xử lý về tài sản. Đối với hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu từng phần thì các bên phải sửa đổi hoặc huỷ bỏ nội dung trái pháp luật. Nếu nội dung vô hiệu đã được thực hiện xong phải bị xử lý về tài sản. Việc xử lý về tài sản được thực hiện theo nguyên tắc sau: a) Các bên có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau tất cả tài sản đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền, nếu tài sản đó không bị tịch thu theo quy định của pháp luật; b. Thu nhập bất hợp pháp phải nộp vào ngân sách Nhà nước; Thiệt hại phát sinh các bên phải chịu. Thực tiễn áp dụng quy định về sử lý tài sản khi hợp đồng kinh tế vô hiệu còn nhiều vướng mắc: Thứ nhất : Khi các bên không hoàn trả được bằng hiện vật mà trả bằng tiền thì tính theo giá nào, giá ghi trong hợp đồng hay giá thị trường tại thời điểm thanh toán? Sẽ hợp lý hơn nếu tính giá trị tài sản phải hoàn trả theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, bởi lẽ bên phải hoàn trả tài sản có thể mua được tài sản đó theo giá thị trường để hoàn trả bằng hiện vật. Dự thảo Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế sửa đổi (lần thứ 8) cũng có cách tiếp cận theo hướng này. Thứ hai : Thế nào là "thu nhập bất hợp pháp" cũng chưa được làm rõ. Bởi vậy tuỳ từng trường hợp, xét theo tính chất của hợp đồng kinh tế bị vô hiệu mà tài sản giao dịch và lợi nhuận thu được có thể bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Thứ ba : Quy định thiệt hại phát sinh các bên phải chịu có nghĩa là thiệt hại xảy ra cho bên nào bên đó tự gánh chịu là chưa phù hợp và không công bằng. Bởi lẽ có trường hợp hợp đồng kinh tế bị vô hiệu toàn bộ hoàn toàn do lỗi của một bên gây ra. Nên áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên có lỗi, thì mỗi bên phải tự chịu phần thiệt hại của mình; nếu chỉ có một bên có lỗi, thì bên đó phải bồi thường thiệt hại cho bên kia. Thứ tư: Chưa quy định bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng kinh tế bị vô hiệu. Có thể linh hoạt áp dụng theo quy định của Điều 147 Bộ luật Dân sự: "Trong trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu toàn bộ, những tài sản giao dịch đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình, thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực; nếu tài sản giao dịch bị tịch thu sung quỹ Nhà nước hoặc trả lại cho người có quyền nhận tài sản đó, thì người thứ ba có quyền yêu cầu người xác lập giao dịch với mình bồi thường thiệt hại". Thứ năm: Chưa quy định trách nhiệm tài sản của người ký hợp đồng sai thẩm quyền đối với các bên trong các hơp đồng kinh tế bị vô hiệu toàn bộ. Về vấn đề này, Bộ luật Dân sự quy định rất hợp lý: Người không có thẩm quyền đại điện phải thực hiện nghĩa vụ với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có thẩm quyền đại diện; Trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch vượt quá thẩm quyền đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường (Điều 154 và Điều 155 Bộ Luật Dân sự). KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường mở hiện nay hợp đồng kinh tế được giao kết trên nguyên tắc tự nguyện, binh đẳng, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Bản chất của hợp đồng là sự thoả thuận, do đó về nguyên tắc, khi nào các bên đã thống nhất được với nhau về nội dung của hợp đồng, khi đó hợp đồng hình thành. Nhưng phụ thuộc vào cách thức bày tỏ ý chí và hình thức thể hiện ý chí của các bên mà pháp luật quy định hợp đồng được coi là hình thành ở những thời điểm khác nhau. Hợp đồng kinh tế được ký kết nhằm mục đích kinh doanh nhưng trong trường hợp cá nhân có đăng ký kinh doanh ký hợp đồng kinh tế rất khó xác định mục đích là kinh doanh hay tiêu dùng. Ví dụ: Một cá nhân kinh doanh ký hợp đồng mua hàng hoá, trong đó một nửa số hàng để chi dùng cho gia đình, một nửa bán lại kiếm lời. Hành vi mua của cá nhân này có mục đích kinh doanh hay không? Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế chưa quy định cụ thể về các trường hợp tương tự. Một vấn đề rất phức tạp đặt ra là trong một quan hệ kinh tế, tất cả các bên đều phải có mục đích kinh doanh hay chỉ cần một bên có mục đích kinh doanh là đủ? Vấn đề này cũng không được pháp lệnh Hợp đồng kinh tế quy định rõ. Nhưng trong thực tế, một hợp đồng được thừa nhận là hợp đồng kinh tế khi tất cả các bên tham gia quan hệ đều nhằm mục đích kinh doanh hay ít nhất có một bên nhằm mục đích kinh doanh còn bên kia tuy không nhằm mục đích kinh doanh nhưng cũng không nhằm mục đích sinh hoạt, tiêu dùng hay thuê lao động. Với tất cả những gì tôi đã đề cập ở trên cũng chỉ muốn nói rằng với sự phát triển của kinh tế thị trường, các tranh chấp kinh tế xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô lớn và tính chất phức tạp. Tranh chấp kinh tế phát sinh đòi hỏi phải được giải quyết thoả đáng nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nhưng thực chất các Pháp lệnh về Hợp đồng kinh tế chưa có và nếu có cũng chưa được chặt chẽ. Tôi mong muốn rằng trong xu thế ngày càng phát triển hiện nay Nhà nước cần có chủ trương xây dựng những bộ luật thật chặt chẽ về kinh tế nói riêng và những bộ luật khác nói chung để nền kinh tế của nước ta phát triển mạnh mẽ không còn nhiều tranh chấp, kiện tụng như hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kỹ năng giải quyết các kinh tế của trường đào tạo các chức danh tư pháp . Nhà xuất bản an ninh nhân dân. Tập 1 : Phần chuyên đề Tập 2 : Phần ký năng MỤC LỤC Trang Lời nói đầu Phần nội dung Hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn phần Nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật Một trong các bên ký hợp đồng kinh tế không có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Người ký hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo Hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần Xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu Kết luận tài liệu tham khảo 1 3 3 4 5 6 7 10 12

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHợp đồng kinh tế vô hiệu hóa & xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu hóa.doc
Tài liệu liên quan