MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Bố cục đề tài 3
PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ HỤI, HỌ, BIÊU, PHƯỜNG 5
1.1 Khái niệm về hụi, họ, biêu, phường theo pháp luật Việt Nam 5
1.1.1 Khái niệm chung về hụi, họ, biêu, phường 5
1.1.2 Chủ thể tham gia quan hệ hụi, họ, biêu, phường 7
1.1.3 Đặc điểm pháp lý của hụi họ 8
1.1.4 Điều kiện để quan hệ hụi, họ, biêu, phường có hiệu lực 10
1.1.5 Phân loại hụi, họ, biêu, phường 12
1.1.5.1 Hụi không có lãi 13
1.1.5.2 Hụi có lãi 13
1.2 Đường lối xử lý hụi, họ, biêu, phường của Nhà nước ta các thời kỳ 16
1.2.1 Hụi, họ, biêu, phường trước năm 1996 16
1.2.2 Hụi, họ, biêu, phường từ năm 1996 đến 2006 17
1.2.3 Hụi, họ, biêu, phường từ 2006 đến nay 20
1.3 Những quy định của pháp luật hiện hành về hụi, họ, biêu, phường 21
1.3.1 Quy định chung của pháp luật về hụi, họ, biêu, phường 21
1.3.1.1 Hình thức và nội dung thoả thuận về hụi 22
1.3.1.2 Sổ hụi 24
1.3.1.3 Lãi suất trong hụi họ 25
1.3.1.4 Thời hiệu giải quyết tranh chấp hụi họ 27
1.3.2 Quyền và nghĩa vụ của những người tham gia hụi 28
1.3.2.1 Đối với hụi không có lãi 28
1.3.2.2 Đối với hụi có lãi 31
1.3.3 Căn cứ pháp lý và giải quyết tranh chấp 34
1.4 Phân biệt hợp đồng vay tài sản thông thường và hụi, họ, biêu, phường 35
CHƯƠNG 2 : THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỤI, HỌ, BIÊU, PHƯỜNG TRONG CẢ NƯỚC NÓI CHUNG, THÀNH PHỐ HUẾ NÓI RIÊNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT 38
2.1 Tình hình chung thực hiện và áp dụng pháp luật về hụi, họ, biêu, phường 38
2.1.1 Tình hình chung về giao dịch hụi, họ, biêu, phường ở nước ta hiện nay 38
2.1.2 Tình hình giải quyết tranh chấp hụi họ tại thành phố Huế. 43
2.2 Một số vướng mắc qua giải quyết các vụ tranh chấp hụi, họ, biêu, phường 47
2.2.1 Vấn đề thời hiệu trong hụi, họ, biêu, phường 47
2.2.2 Vấn đề lãi suất trong hụi, họ, biêu, phường 48
2.2.3 Lạm dụng tín nhiệm trong các vụ án về hụi họ 51
2.2.4 Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong các vụ án hụi họ 56
2.2.5 Khó khăn trong việc giải quyết hậu quả 60
2.3 Nguyên nhân của những vướng mắc khi giải quyết tranh chấp hụi, họ, biêu, phường 62
2.3.1 Nguyên nhân bất cập về mặt xã hội 62
2.3.2 Nguyên nhân về mặt pháp luật 63
2.4 Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hụi, họ, biêu, phường 64
2.4.1 Một số kiến nghị về hoàn thiện pháp luật 64
2.4.2 Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật 67
PHẦN KẾT LUẬN 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10862 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hụi, họ, biêu, phường theo Pháp luật Dân sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn áp dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các quyền của mình mà còn là căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích cho các thành viên khác trong dây hụi. Không ít trường hợp, hụi viên sau khi đã hốt hụi thì rất thờ ơ trong việc góp hụi chết sau đó. Vì vậy nghĩa vụ phải “bồi thường thiệt hại do mình gây ra” làm cho các thành viên có ý thức tự giác hơn trong việc thực hiện các nghĩa vụ của mình.
1.3.2.2 Đối với hụi có lãi
a2. Quyền của chủ hụi đầu thảo
Chủ hụi trong hụi đầu thảo có các quyền theo quy định tại Điều 23 NĐ144, gồm các quyền:
1 - Được lĩnh các phần họ trong một kỳ mở hụi.
2 - Yêu cầu thành viên không góp phần hụi của mình phải hoàn trả phần hụi trong trường hợp chủ hụi đã góp thay cho thành viên đó.
3 - Không phải trả lãi cho các thành viên khác.
Theo chúng tôi, trong hụi đầu thảo, chủ hụi được ưu tiên lĩnh hụi đầu tiên trong dây hụi mà không phải bỏ lãi, do đó trong khoản 1 của Điều 23 nêu trên nên quy định rõ đúng với thực tế là: Chủ hụi đầu thảo “được lĩnh các phần họ đầu tiên trong một kỳ mở hụi.” Ngoài ra cũng cần quy định thêm khoản: chủ hụi đầu thảo có “các quyền khác theo thỏa thuận”.
b2. Nghĩa vụ của chủ hụi đầu thảo
Điều 22 NĐ144 quy định chủ hụi trong hụi đầu thảo có các nghĩa vụ như chủ hụi không có lãi quy định tại Điều 15 của Nghị định.
Thực tế cho thấy các tranh chấp xẩy ra thường là hụi có lãi, trong đó mâu thuẫn nẩy sinh một phần lớn bắt nguồn từ chủ hụi. Do vậy theo chúng tôi pháp luật cần có quy định chặt chẽ hơn quyền và nghĩa vụ của các chủ hụi. Vấn đề này chúng tôi phân tích kỹ hơn ở phần nghĩa vụ của chủ hụi hưởng hoa hồng dưới đây.
c2. Quyền của thành viên hụi đầu thảo
Thành viên hụi đầu thảo có các quyền sau theo quy định tại Điều 21 NĐ144:
1 - Đưa ra mức lãi trong mỗi kỳ mở hụi, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 NĐ144 (không được tham gia trả lãi nếu đã lĩnh hụi, trừ trường hợp góp nhiều phần hụi).
2 - Hưởng lãi từ thành viên được lĩnh hụi.
3 - Các quyền theo quy định tại Điều 14 NĐ144 (quyền của thành viên hụi không có lãi).
d2. Nghĩa vụ của thành viên hụi đầu thảo
Thành viên hụi đầu thảo có các nghĩa vụ quy định tại Điều 20 NĐ144, gồm:
1 - Góp phần hụi.
2 - Trả lãi cho các thành viên khác khi được lĩnh hụi.
3 - Bồi thường thiệt hại cho những người tham gia hụi nếu vi phạm nghĩa vụ mà gây thiệt hại.
4 - Các nghĩa vụ khác theo thoả thuận.
a3. Quyền của chủ hụi hưởng hoa hồng
Chủ hụi hưởng hoa hồng có các quyền sau đây theo quy định tại Điều 28 NĐ144:
1 - Được hưởng hoa hồng từ các thành viên được lĩnh hụi.
2 - Yêu cầu các thành viên góp phần hụi.
3 - Yêu cầu thành viên không góp phần hụi của mình phải hoàn trả phần hụi trong trường hợp chủ hụi đã góp thay cho thành viên đó.
b3. Nghĩa vụ của chủ hụi hưởng hoa hồng
Điều 27 NĐ144 quy định chủ hụi trong hụi hưởng hoa hồng có các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định (nghĩa vụ của chủ hụi không có lãi).
Chủ hụi hoa hồng không phải là thành viên của dây hụi nên không được lĩnh hụi và cũng không phải đóng hụi. Các chủ hụi lập dây hụi, thu tiền các thành viên đóng hụi và giao cho thành viên được lĩnh hụi, đồng thời được nhận hoa hồng từ các công việc này. Thực tế cho thấy nhiều vụ vỡ hụi xẩy ra do các chủ hụi lập nhiều dây hụi dẫn đến vỡ hụi dây chuyền gây tác động xấu đến xã hội. Theo chúng tôi cần có sự quản lý Nhà nước đối với việc lập dây hụi của các chủ hụi hoa hồng nói riêng và các chủ hụi khác nói chung.
NĐ144 cho phép hụi họ hoạt động nhưng lại chưa phân định rõ đây có phải là một loại hình kinh doanh phải đăng ký thành lập doanh nghiệp hay không? Nếu có đăng ký kinh doanh, họ sẽ được áp thuế ra sao, với mức thuế như thế nào? Vấn đề này còn liên quan đến việc quy định bản chất hụi họ mà chúng tôi đã nói ở trên. Hiện nay ai cũng có thể lập hụi, một người có thể lập nhiều dây hụi, tham gia nhiều dây hụi nên những người chơi hụi nhiều khi cũng không biết được ai thật, ai giả. Điều quan trọng là khi chơi phải để ý xem chủ hụi có uy tín không, có đủ khả năng về kinh tế không để chơi, tuy nhiên nhiều trường hợp đến khi vỡ hụi, mất hết tài sản người chơi vẫn ngỡ ngàng không dám tin vào sự thật vì họ quá tin tưởng vào việc “chọn mặt gửi vàng” của mình. Khi tranh luận về vấn đề quy định hụi họ trong BLDS 2005, Đại biểu Dương Thu Hương cho rằng: "Tôi và một nhóm người thỏa thuận lập đường dây hụi mà không hề đăng ký, không nộp thuế, bây giờ bị đổ bể, Nhà nước phải gánh chịu thì quá vô lý". Bà Hương cho rằng Nhà nước quản lý hụi thông qua việc chủ hụi phải đăng ký và nộp thuế. Đại biểu Nguyễn Văn Thuận rất ủng hộ việc Nhà nước quản lý hụi bằng cách buộc chủ hụi đăng ký và nộp phí. Ông Thuận còn đưa ý kiến táo bạo là giống như hụi, cờ bạc, cá độ cũng cần được quản lý chứ không phải cấm như hiện nay. "Đọc báo thấy nay bắt ổ cờ bạc này, mai bắt ổ cá độ khác thú thật rất đau lòng. Tại sao ta không tạo ra khung pháp lý cho những hoạt động đó bởi cờ bạc, cá độ là nhu cầu thực tế?". [24]
Người viết cũng đồng tình với ý kiến hụi họ cần có sự quan lý của Nhà nước. Theo ý kiến của tác giả, không nhất thiết mọi dây hụi đều phải đăng ký và nộp phí mà cần có sự phân loại cho hợp lý. Điều này cần có sự nghiên cứu nghiêm túc và khoa học để các quy định pháp luật có giá trị áp dụng thực tiễn cao và hiệu quả.
c3. Quyền của thành viên hụi hưởng hoa hồng
Điều 26 NĐ144 quy định thành viên trong hụi hưởng hoa hồng có các quyền giống thành viên hụi đầu thảo (Điều 21).
d3. Nghĩa vụ của thành viên hụi hưởng hoa hồng
Nghĩa vụ của thành viên hụi hưởng hoa hồng được quy định tại Điều 25 NĐ144 như sau.
1 - Trả khoản hoa hồng cho chủ hụi.
2 - Các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 20 NĐ144 (nghĩa vụ thành viên hụi đầu thảo).
1.3.3 Căn cứ pháp lý và giải quyết tranh chấp
* Trách nhiệm của chủ hụi do không giao các phần hụi cho thành viên được lĩnh hụi
Trong trường hợp chủ hụi đã thu các phần hụi của các thành viên nhưng không giao cho thành viên được lĩnh hụi thì theo yêu cầu của thành viên có quyền lĩnh hụi, chủ hụi phải giao các phần hụi đã thu được cho thành viên đó và bồi thường thiệt hại nếu có.
Chủ hụi phải trả lãi đối với các phần hụi giao chậm theo mức lãi do các bên thoả thuận, nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thì áp dụng mức lãi suất cơ bản do NHNN công bố tương ứng với thời gian giao chậm tại thời điểm giao các phần hụi.
* Trách nhiệm của thành viên do không góp họ
Trong trường hợp thành viên không góp phần hụi khi đến kỳ mở họ thì thành viên đó phải thanh toán đủ phần hụi còn thiếu tương ứng với thời gian chưa thanh toán cho đến thời điểm kết thúc hụi và bồi thường thiệt hại nếu có.
Trong trường hợp thành viên không góp phần hụi, chủ hụi đã góp các phần hụi thay cho thành viên đó thì thành viên phải trả cho chủ hụi các phần hụi chậm trả và khoản lãi đối với các phần hụi chậm trả. Mức lãi do các bên thoả thuận, nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thì áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm trả các phần hụi.
* Giải quyết tranh chấp
Điều 31 NĐ144 quy định việc giải quyết tranh chấp hụi, họ, biêu, phường phù hợp với tinh thần chung các quy định của BLDS 2005 và BLTTDS 2004 như sau: Trong trường hợp có tranh chấp về hụi hoặc phát sinh từ họ thì tranh chấp đó được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải hoặc theo yêu cầu của một hoặc nhiều người tham gia hụi, tranh chấp đó được giải quyết tại Toà án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
1.4 Phân biệt hợp đồng vay tài sản thông thường và hụi, họ, biêu, phường
Bản chất của hụi họ là một HĐ VTS, vì vậy có nhiều đặc điểm giống HĐ VTS thông thường, ở đây người viết chỉ nêu một số điểm khác nhau để phân biệt 2 hình thức giao dịch này.
Thứ nhất, hoạt động vay mượn ở đây không chỉ đơn thuần diễn ra ở bên vay và bên mượn mà có sự hoán đổi vị trí cho nhau. Ở kì lĩnh hụi này, anh là người đi vay, nhưng ở kì sau anh lại là người cho vay.
Thứ hai, quan hệ vay mượn ở đây là quan hệ nhiều người vay của một người và ngược lại, một người đi vay của nhiều người. Xét bản chất vay mượn trong việc hụi họ ta thấy, nó phức tạp hơn nhiều so với HĐ VTS thông thường.
Thứ ba, quan hệ vay và cho vay nhiều khi chỉ thông qua chủ hụi nên vai trò của chủ hụi là quan trọng nhất. Người vay và người đi vay có thể không biết nhau mà chỉ thông qua vai trò trung gian của chủ hụi. Chủ hụi trực tiếp nhận tiền hụi viên và giao cho các hụi viên khác và được hưởng tiền hoa hồng trên trách nhiệm của mình. Chính vậy, chủ hụi cũng không phải là người bảo lãnh trong hợp đồng cho vay.
Thứ tư, quan hệ vay mượn trong hụi họ còn khác với quan hệ vay mượn theo HĐ VTS thông thường ở chỗ: Trong HĐ VTS thông thường, thường thì bên cho vay sẽ áp đặt lãi suất đối với bên đi vay. Còn trong giao dịch hụi họ thì ngược lại: Bên đi vay tự nguyện đặt ra lãi suất với người cho vay.
® Nhận xét chung
Tìm hiểu và nghiên cứu về hụi, họ, biêu, phường ta thấy, sở dĩ hình thức giao dịch này được ưa chuộng và phát triển rộng rãi trong nhân dân so với các hình thức vay vốn tín dụng khác bởi hụi có nhiều mặt tích cực, dựa vào các ưu điểm sau đây:
Một là, thủ tục đơn giản, sự góp vốn dễ dàng, vừa túi tiền nên hụi có thể chơi ở bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào nhất là ở khu vực chợ, thương mại có thu nhập đều đặn hàng ngày;
Hai là, nhiều người góp vốn cho một người vay mà không cần cầm cố, thế chấp, bảo lãnh;
Ba là, phương thức ưu tiên vay vốn theo thời gian rất minh bạch, công khai bằng cách đấu giá lãi suất (bỏ hụi);
Bốn là, người không cần vốn ngay được đền bù bằng cách hưởng lãi suất theo thời gian giống như gửi tiền tiết kiệm.
Quy định của pháp luật hiện hành về hụi, họ, biêu, phường tại BLDS 2005, NĐ144, Công văn số 04 chứng tỏ việc Nhà nước thừa nhận và bảo hộ giao dịch về hụi họ là cần thiết, đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của cuộc sống. Nhờ đó những người tham gia hụi họ đã có công cụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm. Các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng có cơ sở để giải quyết các tranh chấp về hụi họ phát sinh. Khi tham gia chơi hụi cần chú ý những vấn đề sau:
1 - Nhà nước thừa nhận 2 hình thức hụi là hụi không có lãi và hụi có lãi (bao gồm hụi đầu thảo và hụi hưởng hoa hồng), nghĩa là các hình thức biến trướng khác chưa được điều chỉnh sẽ không được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ.
2 - Mọi trường hợp đều phải lập sổ hụi. Đây là căn cứ để bảo đảm quyền lợi cho các thành viên và là căn cứ quan trọng giải quyết tranh chấp.
3 - Nếu có lãi thì áp dụng theo quy định tại Điều 476 BLDS 2005. Nếu các bên bỏ lãi cao hơn thì khi giải quyết Toà chỉ công nhận mức lãi theo quy định của pháp luật.
4 - Về hình thức, có thể thoả thuận miệng hoặc bằng văn bản nhưng vẫn phải lập sổ hụi. Các bên thoả thuận nên lập thành văn bản để khi có tranh chấp việc giải quyết sẽ thuận tiện hơn.
Từ những điểm nêu trên chúng ta có thể thấy rằng hụi họ là một nhu cầu thực sự của nhân dân nên pháp luật cần có những quy định phù hợp để bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân, mặt khác nó cũng đảm bảo các nguyên tắc chung của BLDS về giao dịch dân sự, HĐ VTS được thực hiện nghiêm túc và đi vào thực tiễn cuộc sống.
CHƯƠNG 2
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỤI, HỌ, BIÊU, PHƯỜNG
TRONG CẢ NƯỚC NÓI CHUNG, THÀNH PHỐ HUẾ NÓI RIÊNG
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
2.1 Tình hình chung thực hiện và áp dụng pháp luật về hụi, họ, biêu, phường
2.1.1 Tình hình chung về giao dịch hụi, họ, biêu, phường ở nước ta hiện nay
Như đã nói ở trên, việc chơi hụi họ trong nhân dân ta phổ biến từ nam chí bắc. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy rằng, từ thành thị đến nông thôn, từ công nhân, sinh viên đến cán bộ, công chức, rồi từ người chạy xe ôm hay người bán bánh mỳ đến cả những chủ cửa hàng kinh doanh giàu có… hầu như đều tham gia vào việc chơi hụi. Thậm chí, chúng tôi cho rằng, ngoài sức hấp dẫn bởi lãi suất cao, huy động vốn nhanh để làm ăn, hay chỉ nhằm mục đích gom góp tiết kiệm hiệu quả, thì có lẽ việc chơi hụi họ còn có một ma lực hấp dẫn vô hình nào đó khiến nó thu hút được đông đảo người chơi như vậy! Nói như tác giả Mỹ Thiện trong bài “Không quay lưng lại với hụi”, dù luật có quy định hay không thì trong thực tế cuộc sống, người ta không ngừng chơi hụi một ngày nào. [26]
* Hụi họ không có lãi
Tìm hiểu lịch sử của hụi họ chúng tôi thấy, ban đầu mục đích của hụi họ là nhằm tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng. Khi mà đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, túng thiếu, nếu không nhờ vào việc tham gia chơi hụi thì mỗi gia đình đơn lẻ thật khó để dành dụm được một khoản tiền kha khá để trả nợ, làm nhà hay lo việc cưới hỏi cho con cái. Chỉ bằng việc trích ra một khoản tiền nhỏ hàng tháng để đóng hụi, nếu lĩnh hụi, thành viên đó sẽ nhận được khoản tiền khá lớn từ nhiều thành viên khác góp. Những tháng sau thành viên đó lại tiếp tục góp để thành viên khác lĩnh theo chu kì. Trong khi đó thủ tục tham gia, góp và lĩnh hụi lại rất đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện. Có thể nói rằng hụi là một sáng tạo độc đáo được hình thành từ chính điều kiện kính tế còn khó khăn. Không những thể, nhờ vào việc tham gia hụi mà tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái trong nhân dân được hình thành, cũng cố và phát triển. Đây cũng chính là mục đích lành mạnh, tốt đẹp mà QH mong muốn khi quy định trong BLDS về hình thức giao dịch hụi, họ, biêu, phường.
Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả đã tìm hiểu thực tế địa phương ở thôn Hưng Mỹ (Cẩm Thành, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) và được biết, với khoảng 250 hộ dân nhưng có tới 7 dây hụi (người dân ở đây gọi là chơi hội). Nghĩa là trung bình cứ 35 hộ thì có 1 dây hụi. Phần lớn là các dây hụi theo mùa vụ: Có 5 dây hụi trong thôn do những người làm nông nghiệp lập nên nhằm mục đích tiết kiệm và tương trợ lẫn nhau. Mỗi dây khoảng 8 đến 25 thành viên, mỗi năm góp và khui hụi 2 lần theo mùa thu hoạch lúa. Có dây 3 tháng góp và khui hụi 1 lần, mỗi năm khui hụi 4 lần. Tài sản để góp hụi thường là thóc lúa, có khi góp tiền. Nhờ vào chơi hụi mà nhiều gia đình đã xây được nhà và mua sắm được những đồ dùng đắt tiền phục vụ cho cuộc sống như tivi, xe máy, mua sắm máy cày, máy xát để sản xuất, kinh doanh… Các dây hụi này thường không có lãi, thành viên lĩnh hụi thông qua hình thức bốc thăm hoặc ai có việc nhà như cưới hỏi, xây nhà thì có thể thỏa thuận để lĩnh trước. Thành viên được lĩnh thường trích ra một khoản để tổ chức liên hoan cùng các thành viên trong dây hụi, tuy nhiên khoản này không được coi là trả lãi hụi. Ông Nguyễn Đình Hùng và ông Hồ Phúc Tình là cựu chiến binh, tham gia hụi nói rằng: “Nhờ vào việc chơi hội mà ngoài việc giúp nhau phát triển kinh tế, mối quan hệ hàng xóm láng giềng ngày càng được thắt chặt, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng ngày càng được cũng cố”. Chính vì vậy hoạt động chơi hụi ở nông thôn ít khi xây ra mâu thuẫn, tranh chấp.
Ngoài ra, các dây hụi còn lại trong thôn Hưng Mỹ do những gia đình buôn bán nhỏ hoặc cán bộ hưu trí lập ra, loại hụi này thường có lãi nhưng mức lãi suất khá thấp, chủ yếu nhằm tiết kiệm hoặc huy động vốn làm ăn trên cở sở uy tín do quen biết.
Tìm hiểu thêm, chúng tôi thấy rằng hầu như làng xã nào ở Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung cũng có tổ chức hụi họ giống như ở Hưng Mỹ vừa nói trên, Điều đó cho thấy rằng hình thức giao dịch theo tập quán này đã ăn sâu vào đời sống nhân dân.
Chúng tôi đã tìm hiểu thực tế việc chơi hụi họ trong tầng lớp sinh viên ở một số trường Đại học, Cao đẳng tại Huế và Đà Nẵng. Qua tìm hiểu được biết, tuy không phải là phổ biến nhưng vẫn có một số bộ phận sinh viên tham gia tổ chức chơi hụi họ. Một sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Thừa Thiên Huế có tham gia chơi hụi cho biết: Thường thì các sinh viên này chơi hụi tuần, mỗi tuần góp hụi một lần nhưng cứ 2 tuần mới khui hụi. Mỗi lần thường góp 15.000đ, mỗi lần lĩnh hụi được khoảng 360.000đ đến 480.000đ tùy theo số người tham gia. Ngoài số tiền tiết kiệm được để mua sắm đồ thì theo sinh viên này, việc tham gia hụi nhằm mục đích vui là chính.
* Hụi họ có lãi
Khi Đất nước có nhiều đổi mới, nền kinh tế thị trường xâm nhập cùng với xu hướng hội nhập trên toàn thế giới, nền kinh tế phát triển nhanh cùng đó đời sống nhân dân cũng được cải thiện hơn trước. Kéo theo đó việc chơi hụi trong một bộ phận nhân dân đã có những thay đổi đáng kể. Trước hết là hình thức hụi có lãi được nhiều người ưa chuộng tham gia. Các dây hụi được mở rộng lên đến hàng chục, hàng trăm thành viên. Quan hệ hụi họ trở nên rất phức tạp do các chủ hụi huy động vốn ở dây hụi này để tham gia dây hụi khác, trong một dây hụi lớn có khi lại có nhiều dây hụi nhỏ tạo nên một mạng lưới chằng chịt. Kéo theo đó là các vụ vỡ hụi gây phản ứng dây chuyền mà hậu quả của nó để lại nhiều khi rất nằng nề, không dễ khắc phục. Hình thức hụi có lãi bao gồm hụi đầu thảo và hụi hưởng hoa hồng thường được các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, cán bộ công chức, công nhân và đặc biệt là tiểu thương ở các chợ lớn nhỏ ưa chuộng tham gia.
Qua tìm hiểu chúng tôi thấy rằng, công nhân các doanh nghiệp ở các tỉnh và thành phố công nghiệp lớn hầu hết đều tham gia chơi hụi. Họ cho rằng “muốn làm lớn thì phải chơi hụi”. Tình trạng “người người chơi hụi, nhà nhà chơi hụi” nở rộ trong giới công nhân làm việc tại các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Công nhân muốn tổ chức kết hôn, mua sắm hoặc muốn có món tiền kha khá thì phải chơi hụi. Chị Phạm Thị Việt, công nhân Công ty Liên Việt (thị xã Thủ Dầu Một) cho biết, chị và hầu hết công nhân trong công ty đều chơi hụi. Bản thân chị cuối năm ngoái cũng tham gia một đầu hụi. Hằng tháng, sau khi lĩnh lương, chị để dành 400.000 đồng đóng hụi, số tiền còn lại, chị tính toán chi tiêu dè sẻn trong tháng. Với chân hụi 400.000 đồng, mỗi tháng chị chỉ phải đóng 350.000 đồng/tháng, nghĩa là lời được 50.000 đồng/tháng (bình quân 10%).
Chị Ma Thị Thanh, công nhân Công ty Hoàng Gia Cát Tường (thị xã Thủ Dầu Một) đã chơi hụi từ hai năm qua. Chị nói đồng lương công nhân thấp mà có tới hàng trăm thứ phải chi nên khó dư dật. Muốn có được số tiền kha khá, chỉ còn cách chơi hụi. Vì vậy, ở công ty chị đang làm, có nhiều công nhân chơi hụi như một phương thức tiết kiệm tiền. Mỗi “dây” hụi tùy theo số lượng người tham gia, có thể kéo dài từ 10-12 tháng. Chủ hụi cũng là công nhân nên đến ngày lĩnh lương mới phải đóng tiền. Tùy theo khả năng tài chính, mỗi công nhân có thể tham gia một hay nhiều "dây" hụi. “Chơi hụi là tự nguyện, cho nên quản lý công ty không biết” - chị Thanh nói. Vừa qua, chị Thanh hốt hai chân hụi, được 7 triệu đồng, mua được chiếc xe gắn máy Tàu làm phương tiện đi làm. “Nếu không hốt hụi, không bao giờ đủ tiền mua được chiếc xe này” - chị phấn khởi nói. Chị cho biết thêm, vừa qua, tại Công ty Hoàng Gia Cát Tường, đã có một số công nhân nam cưới được vợ mà kinh phí tổ chức là từ tiền hụi.
Chơi hụi trong công nhân thường cả hai hình thức, hụi không lãi và hụi có lãi. Tuy nhiên, khi tham gia hụi có lãi thì khả năng rủi ro thường cao hơn nên đối với nhiều công nhân “chơi hụi cũng rất phập phồng, hồi hội”. Chuyện bể hụi được xem như là chuyện khó tránh khỏi. Nhưng qua tìm hiểu, khoảng 80% nữ công nhân ở các khu công nghiệp - khu chế xuất như Linh Trung, Tân Bình (TP. Hồ Chí Minh) Bình Đường, Sóng Thần (Bình Dương)... đều tham gia chơi hụi, nhất là những công nhân nhập cư. Một vài năm trở lại đây, các công ty tại các khu công nghiệp - khu chế xuất đã bắt đầu thanh toán lương công nhân bằng hình thức trả qua tài khoản. Đó được xem là một tín hiệu vui cho công nhân trong việc quản lý tốt hơn tiền công của mình. Trước đây, chơi hụi để cất giữ tiền thì nay công nhân đã có thể an tâm hơn với "chiếc ví di động" của mình. Tuy nhiên, nhiều công nhân vẫn không thôi góp chân chơi hụi. Bởi theo họ, máy ATM - phương tiện rút tiền tự động - có mặt ở khắp nơi và "chiếc ví di động" ấy khó có thể ngăn cản chủ nhân của nó chi tiêu tiết kiệm hơn được. "Với số tiền lương chỉ vừa đủ chi tiêu thì góp hụi cũng là hình thức để công nhân đề phòng những lúc bản thân ốm đau hay khi có việc cần vì hầu hết họ đều phải chăm lo cho gia đình nữa".[27][28]
Hụi có lãi đặc biệt phát triển mạnh mẽ ở các chợ lớn nhỏ trên phạm vi cả nước. Sở dĩ như vậy là do các tiểu thương có thu nhập thường xuyên nên có điều kiện để đóng hụi, ngoài mục đích để tiết kiệm hoặc huy động vốn làm ăn thì họ cũng có ý thức kinh doanh có lãi trên đồng vốn nhàn rỗi của mình. “Giới buôn bán, có sạp, có cửa hàng ở các chợ lớn hoặc trung tâm thương mại, hụi phát triển rất mạnh với những đường dây hụi giá trị rất lớn, có khi lên đến hàng chục tỷ đồng. Đây chính là khu vực mà tình trạng giật hụi thường xảy ra”. [22]
Theo nhận xét của nhiều ban quản lý chợ, việc chơi hụi hiện vẫn khá phổ biến dù thông tin bể hụi như “điệp khúc thời gian”, cứ vài tháng là xuất hiện. Trung bình mỗi dây hụi có từ 10 đến 20 người, dân ít tiền thì chơi hụi nhỏ, từ vài chục ngàn đến vài trăm nghìn/ngày; người khá hơn thì có thể tham gia các dây hụi vài triệu đồng/tháng, nửa tháng. Có người cho biết, họ nuôi hụi, hốt chót có khi lên đến cả trăm triệu đồng.
Thường thì ít ai chơi một “dây” mà chơi “dây ngày” để nuôi “dây tháng” và chồng chéo rất nhiều dây. Theo họ đó cũng là cách để giảm rủi ro. Ví dụ, cùng một dây hụi thì họ có thể chơi “2 đầu”, “nuôi kha khá” rồi thì hốt trước một “đầu”, “đầu” còn lại thì để dành. Giao dịch hụi giữa các chủ hụi và con hụi thường bằng miệng, không có giấy tờ gì. Vì sao hụi có được “ma lực”? Lý giải điều này, nhiều con hụi cho rằng lãi suất hấp dẫn, có khi lên đến 20% và nhất là khi cần vốn gấp là có ngay. Các Ban quản lý chợ cũng như chính quyền địa phương không kiểm soát được hoạt động ngầm của các đường dây hụi nên không biết được qui mô của nó lớn nhỏ cỡ nào và hụi viên của nó nhiều hay ít [29].
Theo tìm hiểu của chúng tôi, chơi hụi trong công nhân, tiểu thương các chợ phần lớn là phụ nữ tổ chức và tham gia. Có lẽ ngoài lý do số lượng nữ làm việc trong lĩnh vực này nhiều hơn thì việc góp hụi và thu hụi là công việc mà giới nữ ưa chuộng làm hơn nam giới.
Có một thực tế là hiện nay, những người tham gia chơi hụi ít ai biết và cũng không quan tâm pháp luật có quy định về hụi hay không hoặc quy định như thế nào. Chỉ đến khi vỡ hụi thì họ mới tìm đến công an, tòa án để trình báo, do đó thường không bảo vệ được quyền lợi của mình. Hơn nữa, đến lúc tranh chấp xẩy ra thường thiếu căn cứ pháp lý nên gây nhiều khó khăn cho các cơ quan nhà nước khi thụ lý và giải quyết vụ việc.
2.1.2 Tình hình giải quyết tranh chấp hụi họ tại thành phố Huế.
* Vài nét về thành phố Huế:
Thành phố Huế nằm ở vị trí trung tâm của đất nước, trên trục Bắc - Nam của các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển, gần tuyến hành lang Đông - Tây của tuyến đường Xuyên Á. Cách Hà Nội 675 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.060 km, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ với các trung tâm kinh tế đang phát triển nhanh như khu khuyến khích phát triển kinh tế - thương mại Chân Mây, Thành phố Đà Nẵng, khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Dung Quất..., có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối dễ dàng với Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.
Thành phố Huế nằm ở vị trí có điều kiện thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng, phong phú và diện mạo riêng tạo nên một không gian hấp dẫn, được xây dựng trong không gian phong cảnh thiên nhiên kỳ diệu từ núi Ngự Bình, dồi Thiên An - Vọng Cảnh, Thành phố hội đủ các dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng, sông hồ, tạo thành một không gian cảnh quan thiên nhiên đô thị - văn hoá lý tưởng để tổ chức các loại hình Festival và các hoạt động du lịch thể thao khác nhau.
Thành phố Huế là địa bàn lý tưởng gắn kết các tài nguyên văn hoá truyền thống đặc sắc với du lịch mà không một Thành phố, địa danh nào ở nước ta có được và là một trong 5 trung tâm du lịch quốc gia. Huế nằm ở vị trí trung tâm của các di sản văn hoá thế giới của Việt Nam (Hội An, Mỹ Sơn, động Phong Nha-Kẻ Bàng) và gần với các Thành phố cố đô của các nước trong khu vực.
Huế là tỉnh lị của tỉnh Thừa Thiên Huế. Thành phố Huế có 27 đơn vị hành chính, gồm 24 phường và 3 xã. Huế là kinh đô của Việt Nam dưới các triều đại Tây Sơn và triều Nguyễn, Huế nổi tiếng với những đền chùa, thành quách, lăng tẩm, kiến trúc gắn liền với cảnh quan thiên nhiên.
Thành phố Huế tọa lạc hai bên bờ dòng sông Hương. Phía Bắc và Tây giáp huyện Hương Trà, phía Nam giáp huyện Hương Thủy cách đèo Hải Vân và thành phố Đà Nẵng hơn 100km, phía Đông giáp huyện Phú Vang, cách biển Thuận An 12 km, cách sân bay Phú Bài 8 km, cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km. Diện tích tự nhiên 83.3 km2, dân số cuối năm 2007 ước tính là 334.000 người. Sự phát triển công nghiệp ở Huế không bằng những thành phố khác trong cả nước mà Thành phố chủ yếu phát triển về các ngành dịch vụ và du lịch. Từ năm 2000 đến nay, cứ 2 năm Huế lại tổ chức festival một lần, Đây là sự kiện văn hóa có ý nghĩa to lớn trong đời sống nguời dân Huế. Đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân Huế còn khó khăn, bù lại người dân Huế rất cần mẫn và sáng tạo, được thể hiện qua các sản phẩm thủ công truyền thống, các nghề chạm khắc kiến trúc nổi tiếng, các món ăn đặc sản được nhiều người biết đến.
Ngoài ra Huế còn là nơi tập trung các trường đại học, cao đẳng, trung cấp với số lượng học sinh, sinh viên đông đảo.
Chính vì những đặc điểm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NGUYEN DINH GIAP - HUI HO BIEU PHUONG.doc